Có lần Đức Thế-Tôn gặp một đàn kiến, chỉ đàn kiến và nói với ngài A-Nan: “Con biết đàn kiến này trải qua bảy đời Phật rồi mà chúng vẫn còn làm con kiến”. Quý vị tưởng tượng đi, chúng ta ở đây là thân người, một cái cơ may vô cùng trong cái thời mạt pháp này mà gặp được câu A-Di-Đà Phật, xin thưa thực đúng là cơ hội cuối cùng cho ta thoát nạn. Đã là cái cơ hội cuối cùng thì không có cơ hội thứ hai. Nếu mà chúng ta sơ ý không chịu bám víu lấy cơ hội này để quyết lòng vãng sanh về Tây Phương, thì thôi không còn có cơ hội nào khác nữa hết.
Ngày hôm qua có một vị tới đây ngỏ ý muốn chúng tôi tới hộ niệm. Tôi mới nói hãy về liên lạc với gia đình đi, và tôi bày cho cái cách tu, là khuyên bà cụ mỗi ngày hãy niệm năm ngàn danh hiệu A-Di-Đà Phật. Nghe nói vậy thì Cụ đó giựt mình nói, “Ôi! Tôi mệt quá! Tôi niệm không nổi!”. Tôi mới nói, nếu cụ niệm không nổi thì con cũng không có cách nào có thể hộ niệm cho cụ vãng sanh được.
Thực ra, cái tiêu chuẩn năm ngàn câu đó chẳng qua là sự thử thách đầu tiên đó thôi. Tiếp theo đó phải tăng lên mười ngàn, tăng lên hai chục ngàn, tăng lên ba chục ngàn… thì may ra chúng ta mới có khả năng vượt qua cái ách nạn sinh tử luân hồi trong một đời này. Còn không thì xin thưa thực, hôm trước chúng ta đã nói rồi, “Hộ Niệm Là Một Pháp Tu”, nó:
– Bắt buộc mình phải cố gắng,
– Bắt buộc mình phải kiên trì,
– Bắt buộc mình phải vượt qua tất cả những ách nạn.
Chúng ta ở đây kiết thất niệm Phật, kiết nhất tịnh khẩu niệm Phật thực ra là để chi? Để tất cả những tập khí gì chúng ta cố gắng bỏ, ráng bỏ, ráng bỏ… Nếu không ráng bỏ thì những tập khí này nhất định sẽ lôi mình lại trong lục đạo luân hồi.
Chúng ta phải nhớ rằng, đới nghiệp vãng sanh là đới những nghiệp cũ, không thể nào đới những nghiệp mới. Đối với những ngày tháng trước chúng ta làm điều gì sai, A-Di-Đà Phật không có màng cái chuyện đó đâu à! Ngài sợ là sợ cái tập khí chúng ta không chịu bỏ. Chư Thượng-Thiện-Nhơn trên cõi Tây Phương, các Ngài mong muốn chúng ta về trên đó hội tụ với các Ngài. Các Ngài nói:
“Chư vị mà làm các điều sai lầm trong quá khứ, tôi không sợ, tôi chỉ sợ cái tập khí của chư vị không bỏ được”.
Trong kinh A-Di-Đà, Phật nói người về bên Tây Phương là để hội tụ với chư Thượng-Thiện-Nhơn. Chư vị biết là “Thiện Nam Tử – Thiện Nữ Nhân”, có cái tiêu chuẩn của nó, chứ không phải là chúng ta cứ đi tới Niệm Phật Đường niệm vài câu A-Di-Đà Phật, niệm vài giờ A-Di-Đà Phật là Thiện-Nam-Tử, là Thiện-Nữ-Nhân. Không phải đâu! Hoàn toàn không phải!
Trong những giờ tới chúng tôi sẽ cố gắng khai thác chỗ này, quý vị sẽ thấy. Trong ý định của chúng tôi là trong năm Tân-Mão này, chúng ta hô hào lần lần, tức là trước khi mở ra một chương trình gì chúng ta đều hô hào, hô hào tinh tấn hơn nữa. Tức là hiện tại bây giờ chúng ta hai tuần có nửa ngày tịnh khẩu niệm Phật. Quá ít! Chúng ta phải tiến lần lên hai tuần chúng ta có hai ngày liên tục tịnh khẩu niệm Phật, đúng 48 tiếng đồng hồ không nói một lời nào hết. Đây là tập sự.
Chúng ta tu hành cần phải có hợp lý, hợp cơ. Căn cơ chúng ta yếu quá mà áp dụng một cách mạnh mẽ thì sợ rằng chúng ta chịu không nổi! Thì bây giờ chúng ta phải tập sự trước, tập lần lần. Hôm nay chúng ta có nửa ngày tịnh khẩu, hãy vui vẻ thoải mái với thời gian này để chúng ta tập cho trong thời gian sau, chúng ta tăng lên, thay vì nửa ngày chúng ta sẽ tăng lên một ngày, rồi chúng ta tăng lên hai ngày, hai ngày, đúng 48 tiếng đồng hồ nhất định không mở miệng ra nói chuyện. Để chi vậy? Xin thưa chư Tổ dạy rằng: “Bớt đi một câu chuyện, niệm thêm câu Phật hiệu, đánh chết tập khí đi, để chân tâm hiển lộ”. Lời Tổ dạy như vậy đó. Ngài dạy cho những người phàm phu tục tử chúng ta chứ không dạy cho ai hết. Chính cái thị phi, chính cái nói chuyện nó phá tiêu hết tất cả các công đức của người niệm Phật. Cho nên Ngài dạy rõ ràng… “Bớt đi một câu chuyện”. Nói chuyện thế gian làm chi? Nói câu chuyện thị phi làm chi? Hãy “Niệm thêm câu Phật hiệu”.
Quý vị hãy phát tâm ra, quyết thề đánh chết cái tập khí đi. Cái tập khí gì? Tập khí không chịu niệm Phật mà niệm chuyện lục đạo luân hồi. Phải đánh chết cái tập khí này thì chơn tâm chúng ta mới hiển lộ, không hiển lộ tại đây thì chư Thượng-Thiện-Nhơn sẽ tiếp đón chúng ta về Tây Phương với các Ngài, rồi các Ngài sẽ giúp cho ta hiển lộ chơn tâm tự tánh. Chúng ta chỉ cần buông đi, bỏ đi. Nhất định:
– Ngày hôm qua ta ghét một người nào, hôm nay quyết định không ghét nữa.
– Ngày hôm qua ta nói một người nào xấu, nhất định hôm nay không nói xấu nữa.
– Ngày hôm qua ta giận dữ, nhất định hôm nay đừng giận dữ nữa.
Tại vì chúng ta phải làm người hiền. Chỉ làm người hiền là được.
– Người hiền thì không có tham.
– Người hiền thì không có giận, tại vì giận nó kèm chữ dữ, chứ không phải nói là lành.
Thiện lành! Cứ vậy mà tu. Sẵn sàng Niệm Phật Đường tại đây sẽ hộ niệm cho chư vị vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc. Chư Thượng-Thiện-Nhơn trên cõi Tây Phương sẵn sàng đón chư vị về đó, dù rằng trong quá khứ mình làm lỗi như thế nào thì các Ngài không sợ chuyện đó. Các Ngài chỉ sợ rằng cái tập khí này không chịu bỏ.
Đã không chịu bỏ thì A-Di-Đà Phật ngày đêm buông tay xuống để tiếp độ chúng sanh, nhưng mà cái hoa sen của chúng ta trên cõi Tây Phương đã tiêu rồi. Chư Thượng-Thiện-Nhơn đã biết được cái tập khí này nó còn hiển hiện ra, hễ tập khí còn hiển hiện ra thì không cách nào có cảm ứng được, không cách nào vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc được.
Chính vì vậy, xin thưa… chư vị ơi! Quyết lòng mà hạ quyết tâm tu hành, một lòng một dạ ăn ở hiền lành là được. Buông xả vạn duyên ra, thành tâm niệm Phật, chỉ vậy thôi, bao nhiêu cái nghiệp trùng trùng trong quá khứ chúng ta được đem nó về Tây Phương để hội ngộ cùng chư Thượng-Thiện-Nhơn, và chúng ta thành Phật.
A-Di-Đà Phật.
Cư sĩ Diệu Âm (Minh Trị)
Nam Mô A Di Đà Phật
Mến chào các liên hữu và quý bạn đồng tu
Quả thật đúng như lời cư sỉ Diệu Âm đã nói ở phần trên, biết buông xả thì mới tự tại giải thoát, tự tại vãng sanh. Như vậy thì chúng ta cần phải buông xả, buông xả những gì? Phải buông xả như thế nào? VT xin kể quý vị nghe một câu chuyện về ” Buông xả để tự tại giải thoát ” ( xin miển chấp về đề tài chính trị nhé, chỉ nói về phương diện Phật Pháp mà thôi vì VT sinh ra sau năm 1975 nên không hề bị dính mắc vào chuyện giữa 2 quốc gia ) :
Vào ngày 30 tháng 4 năm 1975 có một viên đại tướng quân lực Việt Nam Cộng Hòa(VNCH), sau khi nghe tiếng súng bắn bùm bùm của quân Cách Mạng Giải Phóng (CMGP) thì lập tức từ bỏ ngay chức vị Đại Tướng, ông ta gom hết tiền bạc bỏ vào một cái va-li rồi lên xe jeep chạy về nhà định đón vợ con cùng đi tị nạn. Nhưng khi về đến nhà thì thấy vợ con đã bị quân CMGP bắt trói, thế là ông ta quyết định bỏ nhà, bỏ cả vợ con, chỉ còn lại bên mình là một chiếc xe jeep và một va-li tiền, trong lòng ông ta lúc này chỉ còn một ý niệm duy nhất đó chính là chạy đi tìm đường vượt biên để lánh nạn, chỗ này hung hiểm quá, nếu không bị bắn chết thì cũng sẽ bị bắt bỏ tù, tra tấn khổ sai… thế là ông ta bỏ hết tất cả, không kịp từ giả bạn bè gì cả, lo mà tăng tốc chạy hết ga… Ấy thế mà trên đường đi, ông vẫn bị quân CMGP rượt theo đuổi bắt, bắn bùm bùm sau lưng… ông sợ quá nên quyết định mang va-li tiền mở nắp ra rồi tung lên cho gió cuốn bay về phía sau. Quân CMGP ở phía sau, một số lớn lo lượm tiền, còn một số ít vẫn tiếp tục rượt theo, bắn bùm bùm phía sau lưng… thế là ông quyết định bỏ cái xe jeep, chạy bộ bằng đường nhỏ… Quân CMGP thì lúc này có một số leo lên xe jeep của ông rồi loay hoay xem chìa khóa, kiểm tra xe…chỉ còn có một vài quân chạy bộ, đuổi bắt tiếp, bắn bùm bùm phía sau lưng… thế là ông vừa chạy, vừa cởi bộ đồ quần tây, áo sơ mi, áo khoát… vứt ra phía sau, chỉ còn có cái quần tà lỏn không duy nhất trên mình. Lúc này thì các quân CMGP cũng đã mệt rồi, lại lượm thêm bộ đồ Tây của ông và thấy ông cũng không còn gì nên không đuổi bắt nữa… Và cuối cùng, ông đã vượt biên sang đảo rồi qua Mỉ, cuối cùng ông cũng đã có lại nhà cửa, xe cộ, tiền bạc…
Trong câu chuyện trên thì quý vị thấy đó, ông ta có đủ thứ, nào là danh vọng, địa vị chức quyền, nhà cửa, xe cộ, tiền bạc, vợ con… ấy thế mà ông ta đã ” buông xả hết tất cả “, dốc toàn tâm toàn lực lo chạy riết qua ” bờ bên kia “. Và thêm một câu chuyện mà Phật đã có ví dụ, VT có đọc lâu rồi, nhớ mang máng :
Có một anh tử tù vừa vượt ngục ra khỏi nhà giam, liền ba giò bốn cẳng lo chạy, phía sau có hai anh lính rượt đuổi bắt, sau đó anh tử tù bị rơi xuống một cái hang rất sâu, phía dưới có rất nhiều chông gai, lửa đỏ…nhưng may thay, tình cờ anh tử tù nắm được một sợi dây nên đu tòn teng, hai anh lính vẫn chờ đợi trên miệng hang, 4 phía chung quanh anh tử tù có 4 con rắn độc thường hay chồm ra để cắn anh, còn sợi dây mà anh nắm giử thì lại bị hai con chuột một đen một trắng thay phiên nhau gậm cho mòn dần, mòn dần, nếu sợi dây bị đứt thì anh sẽ bị rơi xuống chông gai, lửa đỏ… lúc này bỗng dưng có một con chim bay ngang, thả xuống cho anh 5 giọt mật, anh ta vì nếm được vị ngọt của 5 giọt mật này nên đã quên hết những tình thế nguy ngập đang phủ vây trên mình anh và cứ thế, anh say sưa với 5 giọt mật mà thôi, không còn nghĩ đến việc tìm cách ra khỏi hang nữa.
Trong ví dụ này, VT nhớ mang máng hình như anh tử tù kia không ai xa lạ, chính là chúng ta đây. Cái hang đó là nhà lửa tam giới vậy. Chông gai và lửa đỏ bên dưới hình như là tam ác đạo thì phải. Sợi dây mà anh ta đang nắm giử chính là cái thọ mạng. Hai con chuột một đen một trắng tượng trưng cho ngày và đêm. Hai tên lính canh gát phía trên có lẻ là Thiên Ma Ba Tuần. 4 con rắn độc chính là đất nước gió lửa, vì khi nóng khi lạnh hay trái gió trở trời mình đều bị bệnh mà có phải không? 5 giọt mật kia chính là ngủ dục của thế gian ( tài, sắc, danh, thực, thùy ).
Qua hai câu chuyện trên thì chắc hẳn là quý vị biết tình thế của chúng ta đang rất nguy ngập, cần phải buông xả hết tất cả, dốc toàn tâm toàn lực mà lo chạy riết về Tây Phương Cực Lạc. Về Tây Phương Cực Lạc là chúng ta đã ra khỏi cái hang đó, ra khỏi nhà lửa Tam Giới, không còn nguy hiểm nữa, muốn gì được nấy, Đức Từ Phụ A Di Đà Phật đang ngày đêm trông ngóng chờ đợi chúng ta.
Tại sao những người bị bệnh ung thư, nan y, họ nằm trên giưowngf bệnh, niệm Phật chỉ vài tháng là được Phật thọ ký, được vãng sanh còn chúng ta niệm Phật năm này qua tháng nọ mà chưa được Phật thọ ký để tự tại vãng sanh?
Theo VT nghĩ là vì người bị bệnh nan y, khi nằm trên giưowngf bệnh, họ vì đau khổ của thân xác nên đã sanh tâm chán nản cái thế giới này, họ không còn lưu luyến gì nữa, họ buông xả hết tất cả, họ chỉ quyết lòng niệm Phật cầu vãng sanh mà thôi. Mỗi khi không niệm Phật thì cái cơn đau lại hành hạ, dày vò thân xác cho nên họ không dám buông câu Phật hiệu, vì thế mà niệm niệm nối tiếp nhau. Cũng chính vì bệnh khổ bức bách cho nên họ khởi được nguyện lực thiết tha, niềm tin sâu sắc, quyết lòng niệm Phật cầu sanh Tây Phương, không lưu luyến thế giới Ta Bà này nữa. Thật quả đúng như một vị Tổ Tịnh Độ đã nói :” Thật vì sanh tử, phát lòng bồ đề, dùng tín nguyện sâu, trì danh hiệu Phật “.
Còn chúng ta hiện tại nay, còn khỏe mạnh, có đủ công danh sự nghiệp, nhà cửa, xe cộ, vợ đẹp, con xinh… nên dể sanh tâm tham luyến cõi Ta Bà, tuy miệng nói cầu sanh Tây Phương nhưng trong lòng vẫn bo bo giử lấy, không chịu buông xả, chỉ vui đùa cùng với 5 giọt mật kia.
Hai chữ buông xả, nói thì dể nhưng làm lại khó, khi xưa, đức Bổn Sư đã từ bỏ Ngai vàng, điện ngọc cung son, đầu trần chân đất, một y một bát, Ngài dạy các thầy Tỳ Kheo ngủ dưới gốc cây, gò mả… chúng ta là người hạ căn, không thể mang hết tài vật ra để mà bố thí bất nghịch ý, tuy nhiên điều mà chúng ta có thể làm đó chính là ” thiểu dục, tri túc ” ( ít muốn, biết đủ ), có như vậy thì chúng ta mới bớt đi phiền não và chuyên tâm mà niệm Phật.
Quý vị có muốn được Phật thọ ký để tự tại vãng sanh trong lúc còn trẻ, còn khỏe mạnh hay không? Nếu muốn thì hãy tập buông xả ( trong lòng không nghĩ tới, không màng tới chứ không phải mang ra bố thí hết vì có thực mới vực được đạo ) như ông đại tướng kia và hãy xem như mình là một người đang bị bệnh ung thư, nan y, người sắp chết… có như vậy thì mới khởi được Tin sâu, Nguyện Thiết, Hành chuyên. Tùy theo sự quyết tâm, nổ lực tinh tấn của từng người mà có sự sai biệt, có người đi nhanh, đi chậm, có người đi trước về sau, có người đi sau về trước. Nếu không tranh thủ ngay lúc còn trẻ, khỏe mạnh mà lo tu thì đợi đến lúc già, lúc bệnh sẽ khổ dử lắm. ( Phật diển tả như là con rùa lột bỏ cái mai rồi nhúng vào nước sôi, sự thống khổ không thể tả, khó mà giử chánh niệm để niệm Phật ).
Chính vì thế bây giờ chúng ta hãy tập buông xả, bởi vì
Không Chịu Buông Xả Không Thể Vãng Sanh, nếu bây giờ chưa chịu buông xả thì đến lúc lâm chung cũng phải buông xả, nếu đến lúc lâm chung mà còn chưa chịu buông xả thì rất có thể sẽ bị đọa làm Ngạ Quỷ như Câu Chuyện Không Chịu Buông Xả Chết Thành Ngạ Quỷ.
Thôi,xin chào tất cả
Nam Mô A Di Đà Phật
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT xin cám ơn lời của hai vị cư sỉ, quả thật không sai, nói buông xả thì dể nhưng làm thì lại rất khó, làm thế nào để buông xả đây? có phải là không nghĩ đến nó(năm giọt mật như lời của cư sỉ viên trí) làm thế nào để thiểu dục tri túc đây trong khi tập khí nghiệp lòng tham từ vô lượng kiếp đã tích lũy bấy lâu nay nói bỏ là bỏ được sao? A DI ĐÀ PHẬT
A Di Đà Phật – Xin chào Thiện Tâm
4 chữ thiểu dục tri túc này tùy theo căn cơ của từng người mà lảnh hội không đồng đều. Như người thượng căn thời Phật còn tại thế thì đầu trần chân đất, đi khất thực (xin ăn), ngày chỉ một buổi, ngủ dưới gốc cây, gò mả, ly gia cắt ái, sống đời phạm hạnh, nếu quá ngọ mà xin không được thức ăn thì uống nước lã, qua ngày hôm sau mới xin tiếp…
Còn đối với người thời nay, nhất là người tu tại gia thì vì phước mõng nghiệp dày, chướng sâu, huệ cạn cho nên sẽ đi từ từ, có thể hiểu đại khái như sau:
1: Tài: Nếu như mình làm mỗi tháng 1000 thì mình chỉ xài khoảng 800, 900, còn 100, 200 dùng vào từ thiện, rồi sau đó sẽ cố gắng từ từ tăng số tiền từ thiện lên thành 300,400… Nếu như mình xài 1200, 1500…thì không bao lâu sẽ bị nợ ngập đầu, có phải không?
2: Sắc: Nếu đã có gia đình thì không nên ngoại tình hay chơi bời lả lơi bên ngoài dù rằng vợ/chồng của mình có xấu hơn chút đỉnh. Đó cũng là thiểu dục tri túc vậy.
3: Danh: Nếu như mình chỉ là lính, không được làm tướng thì cứ an phận như vậy, không đua đòi trèo cao. Là nhân viên thì an thân thủ phận, không mong cầu thăng chức giám đốc, vì nếu có mong cầu thì sẽ dể bị lạc vào “cầu bất đắc khổ”. Nếu như được làm giám đốc thì cũng chớ nên vì thế mà sanh lòng ngạo mạn vì chức vụ giám đốc cũng chỉ là vô thường, tạm bợ, hư huyễn mà thôi. Nếu lở mất chức giám đốc thì cũng không sanh tâm buồn tủi, nếu bị người nhục mạ, bôi nhọ, nói xấu, vẫn an nhiên tự tại, không chấp nhất…đó chính là thiểu dục tri túc vậy.
4: Thực: Khi xưa mình thích sơn hào hải vị, nay chỉ còn cơm chay thanh đạm thì cũng qua ngày được, không đòi hỏi cao lương mỷ vị thì đó cũng là thiểu dục tri túc. Nếu có thức ăn ngon thì vẫn tùy duyên mà hưởng dụng nhưng không sanh tâm tham đắm. Khi gặp thức ăn dở, ăn trể hoặc thiếu ăn… thì vẫn tùy duyên hưởng dụng nhưng không sanh tâm giận hờn buồn tủi, đó cũng gọi là thiểu dục tri túc vậy.
5: Thùy: Khi xưa mình ngủ phải có giường nệm, rồi phải có mền nhung, phải ngủ thật nhiều…Nay số phận của mình phải ngủ dưới đất, chỉ còn manh chiếu rách…cứ an thân thủ phận như vậy, vẫn hoan hỉ chấp nhận, không phát sanh phiền não đó chính là thiểu dục tri túc.
Buông xả là nơi tâm mình buông xả chứ chẳng thể nào mang ra bố thí hết một lần rồi nhịn đói vì tu phải đi từng bước (dục tốc bất đạt). Tuy nhiên mình cũng phải cố gắng tập để lở như có một ngày mà 5 giọt mật đó không còn nữa thì mình sẽ vãng sanh hay sẽ sanh tâm giận hờn buồn tủi rồi cố gắng tìm cho bằng được.
Nói tóm lại 5 giọt mật đó thì nếu có thì cứ hưởng dụng nhưng chớ nên tham đắm, tập giảm thiểu từ lần, trong khả năng, càng nhiều càng tốt. Quan trọng là mình biết nó là tạm bợ vô thường, như đổ xăng để cho xe (xác thân) chạy vậy thôi, nếu hết xăng thì xe ngưng chạy. Việc chính yếu của mình là làm sao để đưa người tài xế (linh hồn) về nhà (Tây Phương Cực Lạc). Còn việc tìm xăng cho xe chạy thì tùy duyên. Cho nên một liên hữu nào đó có câu thơ cũng rất hay:
“Còn duyên thì ở Ta Bà,
Hết duyên Phật rướt về nhà sướng hơn“.
Nam Mô A Di Đà Phật
Bậc thánh nhân nhìn mọi việc đều là việc của chung
Chúng ta sống trong thời mạt thế này, đừng lấy ưu điểm của mình mà chèn ép người khác, đừng lấy việc hay của mình đi so sánh với người khác, đừng lấy tài giỏi của mình đi làm khó dễ người khác. Đừng nên khoe lộ tài trí của mình, chỉ sử dụng lúc cần mà thôi. Khi thấy người khác làm lỗi nên bao dung che giấu, để họ vừa có dịp tự sửa chữa vừa e ngại không dám lộng hành. Nếu thấy người ta có chút ưu điểm đáng để noi theo hay làm được chút việc tốt đáng để kể ra, thì ta bèn bỏ cái của ta mà noi gương họ và tán dương cho mọi người biết. Hằng ngày, dù nói một lời nói hay làm một việc làm, đều nên xuất phát từ ý nghĩ lợi tha. Vì việc nên làm mà làm, đó mới là phong độ của thánh nhân, nhìn mọi việc đều là việc của chung vậy. (Liễu Phàm Tứ Huấn)