Pháp sư Khả Cứu đời Tống. Sư thường niệm kinh Pháp Hoa cầu sanh Tịnh Độ. Trong chương Tam Bối Vãng Sanh của kinh Vô Lượng Thọ, đoạn thứ tư có nói: Hễ ai tu học hết thảy pháp Đại Thừa, hồi hướng cầu sanh Tịnh Độ thì A Di Đà Phật cũng đến tiếp dẫn giống hệt [như người chuyên tu Tịnh Độ]. Đủ thấy pháp môn này bao dung hết sức rộng lớn. Pháp sư Khả Cứu ngồi vãng sanh, mất đã ba ngày, sống lại, bảo các đồng tu: “Tôi đã đến Tây Phương Cực Lạc thế giới, trông thấy tình hình hoàn toàn giống như kinh đã dạy”. Ngài lại nói những ai tu Tịnh Độ trong cõi đời, hoa sen trong ao bảy báu ở Tây Phương đều có ghi tên. Người Thượng Phẩm vãng sanh là lão hòa thượng của Quảng Giáo Viện tại Thần Châu. Khi ấy, lão hòa thượng còn chưa vãng sanh. Ngoài ra, còn có Tôn Thập Nhị Lang ở Minh Châu và chính sư Khả Cứu đều là đài vàng. Kém hơn là đài bạc, người chứng được đài bạc là Từ đạo cô. Pháp sư Khả Cứu thuật tình hình đã thấy cho mọi người nghe rồi lại vãng sanh. Sau này, Tôn Thập Nhị Lang lâm chung, nhạc trời vang rền hư không; khi Từ đạo cô lâm chung, có mùi hương lạ ngập thất không tan.
Pháp sư Hoài Ngọc, khi lâm chung, thấy A Di Đà Phật cầm đài bạc đến đón, Sư nghĩ ta bình sinh công phu rất đắc lực, cớ sao chỉ được đài bạc, tợ hồ chẳng cam lòng. Ý niệm vừa khởi, chẳng thấy A Di Đà Phật nữa. Sư lại dốc hết tánh mạng niệm Phật bảy ngày bảy đêm không ngớt, A Di Đà Phật lại hiện, cầm đài vàng tiếp dẫn.
Trong thế gian, người tu pháp môn Tịnh Độ chân tâm niệm Phật cầu vãng sanh, hoa sen của người ấy bèn sáng ngời, rực rỡ chóa mắt. Nếu giải đãi, biếng nhác, hoa liền khô héo. Đổi dạ chuyển sang tu pháp môn khác, hoa liền chết khô. Hết thảy sự vật trong Tây Phương đều chẳng sanh diệt, chỉ có hoa sen trong ao bảy báu là có sanh, có diệt. Sự tươi, khô, sanh, diệt ấy do hành nhân cảm thành, chứ không liên quan gì tới A Di Đà Phật.
Khi niệm Phật, tâm tánh năng niệm chẳng thể nghĩ bàn, nhưng phải dùng chân tâm, đừng dùng vọng tâm. Niệm Phật bằng chân tâm thì xử thế đãi người tiếp vật cũng phải dùng chân tâm. Niệm niệm cầu sanh về Tịnh Độ, khi còn sống trên đời thì hết thảy thuận theo tự nhiên, chớ nên cưỡng cầu. Một câu Phật hiệu đầy đủ viên mãn Tam Học, Tam Huệ, và ba món tư lương, mà cũng đầy đủ viên mãn vô lượng hạnh môn, nhất tâm chấp trì sẽ có thể viên siêu, viên đốn.
Trích Phật Thuyết A Di Đà Kinh Yếu Giải Giảng Ký Phần 9
Pháp sư Tịnh Không giảng thuật
Cư sĩ Lưu Thừa Phù ghi chép
Chuyển ngữ: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa
A di đà phật.
Bạch Thầy hoan hỉ trả lời giúp con. Gần đây con có thường hay niệm phật. Do điều kiện không có tời gian nên con thường niệm trên đường con đi làm vào buổi sáng. Hàng ngày, con tự quy định đoạn đường sẽ niệm và cứ vừa đi vừa nhiệm hết quãng đường đó mới thôi. Nhưng gần đây con ngủ (trong lúc nửa mơ nửa tỉnh) hay bị ma uỷ đến phá hay kéo đi. Con có hỏi nhiều người nhưng chưa ai giải thích cho con cả. Tại sao con lại bị như vậy? Con phải làm gì bây giờ?
A Di Đà Phật -Xin chào bạn Nhất Tâm,
1.Tại sao lại bị như vậy?
Trong Kinh Địa Tạng Bổn Nguyện, Đức Bổn Sư có nói về những cảnh mộng mị này như sau: “Lại nữa, này Phổ Quảng! Như những chúng sanh ở đời vị lai, hoặc trong mộng trong mị, trông thấy các quỷ thần cùng các hình bóng khác, hoặc buồn bã, hoặc khóc lóc, hoặc rầu rĩ, hoặc than thở, hoặc hãi hùng, hoặc sợ sệt; đây đều là cha mẹ, anh chị em, vợ chồng, quyến thuộc từ một đời, mười đời, trăm đời, hay ngàn đời trong quá khứ, còn đang bị đọa lạc trong ác đạo, chưa được ra khỏi, lại không trông mong vào phước lực nơi nào để cứu vớt, nên mới mách bảo với kẻ có tình cốt nhục trong đời trước, khiến làm phương tiện hầu mong được thoát khỏi ác đạo.
Này Phổ Quảng! Ông nên dùng thần lực khiến hàng quyến thuộc đó đối trước tượng của chư Phật, Bồ Tát, chí tâm tự đọc Kinh này, hoặc thỉnh người khác đọc, đủ số ba biến hoặc bảy biến. Như vậy, kẻ quyến thuộc đang ở trong ác đạo kia, khi tiếng tụng kinh đủ số mấy biến đó xong, sẽ được giải thoát, cho đến trong mộng trong mị không thấy hiện về nữa.”
2. Phải làm gì bây giờ?
Bạn nên ăn chay, niệm Phật, tụng 7 biến kinh Địa Tạng (mỗi ngày tụng một biến chia làm 7 ngày cũng được) và làm các việc thiện lành như là phóng sanh, bố thí, cúng dường, in kinh ấn tống… rồi nguyện mang công đức đó mà hồi hướng cho cha mẹ, anh chị em, vợ chồng, quyến thuộc, chư vị oan gia trái chủ trong nhiều đời nhiều kiếp về trước của bạn để họ sớm được siêu thoát.
Ngoài ra bạn cũng nên thọ tam quy ngủ giới, hành thập thiện nghiệp và niệm Phật thường xuyên thì sẽ có long thần hộ pháp bảo vệ, Phật Bồ Tát gia trì thì mọi việc đều sẽ chuyển dử hóa lành mà thôi. Trước khi đi ngủ bạn nên giử tâm thanh tịnh mà niệm Phật thì hy vọng sẽ không gặp ác mộng nữa.
Nói chung thì mọi việc trên đời này đếu được chi phối bởi luật nhân quả nhưng cũng chỉ là huyễn mộng mà thôi, không có việc gì là thật cả, chỉ có việc niệm Phật cầu sanh Tây Phương để thành Phật mới là chân thật nhất vì thoát ra khỏi giấc mộng sanh tử luân hồi từ vô thủy đến nay.
Nam Mô A Di Đà Phật
A Di Đà Phật! Mình cũng đã từng rơi vào trường hợp của bạn rồi. Nhờ nghe pháp nên biết được cách hóa giải ,nay đã bình thường trở lại ,buổi tối ngủ ngon, tâm không còn sợ sệt, mất ngủ nữa. Những trường hợp của tụi mình người trong Phật pháp gọi là do nghiệp báo của những oan gia trái chủ đi theo báo oán ta. Nghĩa là những người mình từng làm ác với họ không những trong đời này mà nhiều kiếp về trước, những con vật ta ăn hằng ngày, những người ta gieo rắc thù hận,… Họ về ám theo ta, làm những việc khiến ta gặp xui xẻo, hay phá giấc ngủ, tâm không được an lạc,… Muốn giải trừ oan gia trái chủ, bạn hãy mua cuốn VĂN PHÁT NGUYỆN SÁM HỐI VÀ QUY TẮC TU HỌC CỦA PHÁP SƯ TỊNH KHÔNG và sau khi đọc xong thì hãy hồi hướng tất cả mọi công đức của bạn cho oan gia trái chủ để họ được siêu thoát. Bạn phải thật kiên trì trì tụng ,siêng năng tu tập ngày qua ngày mới mong oan gia trái chủ tha cho bạn. Còn nếu bạn muốn hiểu rõ hơn thì có thể lên mạng tìm bài về cách giải trừ oan gia trái chủ của thầy Thích Trí Huệ. Phải thật kiên trì nha bạn, đặc biệt là thành tâm sám hối mọi tội lỗi mình đã gây ra cho oan gia trái chủ của mình. Và công dụng sẽ càng đến nhanh hơn nếu bạn ăn chay trường, cố gắng không ăn thịt chúng sanh bởi làm như vậy sẽ sanh lòng thù hận của sinh vật đến bạn, khiến bạn lại có thêm những oan gia trái chủ mới và tội nghiệp sẽ nặng hơn. MONG BẠN SỚM THÀNH CÔNG TRÊN CON ĐƯỜNG HỌC PHẬT PHÁP !
không khéo tu nên ma uy hiếp người đó khi 1 người phát bồ đề tâm là phá nhà của ma tức nhiên chúng sẽ tới phá lại. ai cũng sẽ như vậy trong tu hành khi đi xa rồi bạn sẽ không sợ chúng nữa, mà chúng phải sợ bạn. mình từng như bạn nằm mơ bị hù dọa còn bây giờ mình mơ ngược lại.
mỗi ngày dành ít thời gian trì Chú Đại Bi nha!
Môn tịnh độ là môn cứu cánh
Rán phụng hành kẻo phụ phật xưa
Nam mô a di đà phật
Nam mô A Di Đà Phật.
Bạch Thâỳ hoan hỷ cho con hỏi một việc, con đã ăn chay trường được hơn 3 năm và tu pháp môn niệm Phật. Vì gia đình con và gia đình chồng con không theo Phật nên con bị phản đối quyết liệt, nhưng con nhận thấy việc tu hành mang lại nhiều điều huyền diệu nên con vẫn quyết tâm tu. Mặc dù con cố gắng khuyên nhủ và giải thích nhung chồng con vẫn phản đối việc ăn chay tu hành của con, hơn nữa chồng con là người hay nhậu nhẹt, thích tham gia các cuộc vui bên ngoài, không mấy quan tâm đến gia đình. Thời gian qua con ăn chay nhưng vẫn nấu mặn cho chồng và con con ăn, nhưng thời gian gần đây, con càng nghe kinh nhiều con càng thấy thương những con vật mà con nấu, thậm chí có lúc ngủ mơ thấy những con vật con nấu đó đến rỉa người con, rượt đuổi con nên con không muốn nầu mặn nữa, nhưng gia đình con không chấp nhận. Bây giờ con phải làm sao? Con nên tùy thuận hay phan duyên. A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật – Xin chào bạn Nhuận Thiện,
Về việc “…ngủ mơ thấy những con vật đó đến rỉa, rượt đuổi…” thì có thể là do bạn suy nghĩ về điều đó quá nhiều cho nên tối ngủ nằm mơ mới thấy như vậy. Tuy nhiên, cũng có thể là có thật, do vậy để cho an toàn, bạn nên tìm Cách Giải Trừ Oán Thù Của Oan Gia Trái Chủ. Thành tâm xin lỗi họ, nguyện mang công đức tu hành có được mà hồi hướng cho họ để bù đắp lại những tổn thương của họ, ngỏ hầu xoa dịu nỗi đau của họ thì hy vọng sẽ cảm hóa được họ.
Còn về gia đình bạn thì…nếu người nhà bạn chưa có niềm tin với Tam Bảo thì bạn chớ nên khoa trương để người ta mỉa mai, phỉ báng thì càng tội nghiệp cho họ. Bạn hãy xem Các Bà Nội Trợ Làm Cách Nào Để Tu Bồ Tát Đạo Ngay Trong Đời Sống Hàng Ngày. Qua đó cho thấy trong đời có đạo mà trong đạo cũng có đời cho nên một vị thiền sư đã nói: “lìa đời mà tầm đạo ví như tìm lông rùa, sừng thỏ“. Muốn cảm hóa được gia đình thì trước tiên bạn nên tu tập cho thật tốt. Bởi vì muốn “độ tha” thì trước tiên phải biết “tự độ” như người biết bơi thì mới có thể cứu được người chết chìm. Trong thời gian chưa biết bơi mà vội vả cứu người thì có thể cứu không được người mà chính bản thân mình cũng có thể bị chìm theo luôn.
Trong trường hợp bất đắc dỉ phải nấu mặn thì bạn nên khéo léo dùng “những thứ đã chết rồi” để tránh mang tội sát sanh nhé. Trong mỗi bửa ăn, bạn nên làm thêm một vài món chay để người nhà có thể gieo duyên và hiểu được ăn chay cũng ngon và cũng tốt chứ không có hại gì.
Nói chung thì người tu gặp bất kỳ hoàn cảnh nào cũng vẫn có thể tu được. Bạn hãy xem chị Liên Hương trong bộ phim Nghịch Duyên chính là tấm gương điển hình.
Vài lời chia sẻ, hy vọng giúp ích phần nào cho bạn.
Nam Mô A Di Đà Phật
A Di Đà Phật. Chào bạn Nhuận Thiện,
Đã là Phật tử tại gia cộng nghiệp thiện ác lẫn lộn sống chung với nhau trong 1 gia đình thì làm sao tránh khỏi chuyện phiền phức va chạm. Chỉ nên tuỳ thuận chúng sanh chay mặn tuỳ duyên. Miễn sao mọi người hoan hỷ sống hoà khí vui vẻ với nhau. Nếu vì ăn chay mà khiến gia đình mất hạnh phúc như vậy chứng tỏ chưa đủ duyên lành không nên cưỡng ép. Ăn chay hình thức để tăng trưởng lòng từ bi tức là tập tánh bớt ích kỷ, hẹp hòi mà thôi. Nếu có lòng từ bi bên trong thì bên ngoài chỉ tuỳ duyên tùy thuận lộ ra mới an lạc cho tất cả mọi người. Ăn chay cũng hoan hỷ, ăn mặn cũng vui khi thấy gia đình vui vẻ.
Như ý kiến của Viên Trí, bạn nên khéo léo như nước chảy xuôi theo dòng đời mà vẫn giữ tâm an nhiên tự tại niệm câu A Di Đà Phật là quan trọng nhất. Nên nhớ gia đình, chồng con không thể phản đối bạn trong lòng phát tâm ăn chay trường niệm Phật à nhe. Tuyệt đối không thể nào vì đó là Lý tưởng của bạn. Sự thì bên ngoài tùy thuận mà hành cho cả 2 viên dung mới gọi là huyền diệu.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Mình xin góp 1 ý nhỏ bạn nên niệm Nam mô sở hữu quyến thuộc hòa thuận quan thế âm bồ tát, Nam mô Bảo Bình Thủ Quan thế âm bồ tát, Án yết lệ thảm mãn diệm tát phạ hạ. Mục đích để gia đình hòa thuận.Nếu được thì trì chú đại bi nữa. Khi đó mọi người trong nhà tự nhiên sẽ hòa thuận với nhau, khi đó bạn cũng được thảnh thơi mà tu hành. NAM MÔ A Di ĐÀ PHẬT!
khổ do mình chọn. buông hay giữ cũng do mình. hỏi thầy biết chả lời lam sao? tất cả giới kể cả giới bồ tát đều không cấm ăn thịt chỉ là do từ bi mà không ăn, quan trọng là không bị đóng thịt đó ràng buột. chỉ là Ma không cho bạn tu thôi. đó là nghiệp phải trả trong nghiệp có nhiều sự giác ngộ nếu chỉ nghĩ tới khổ thì chẳng ngộ được gì trong đó.
Bạn Nhuận Thiện ơi, Tôi tuy chưa ăn chay trường được, vì còn đang chung sống với gia đình. Tôi vẫn phục vụ việc ăn uống của gia đình theo nhu cầu của mọi người. Đôi khi tôi cũng phải hi sinh vì họ, ví dụ,ngày tôi muốn ăn chay, nhưng không còn thời gian chế biến món chay cho riêng mình, tôi vẫn đành ăn chung với mọi người, nhưng tôi cố tránh những thứ mặn, vì trong bữa ăn của gia đình nào cũng gồm có thức ăn chế biến từ động vật và thực vật mà. Và mọi người cũng không hề biết là ngày đó tôi muốn ăn chay. Thôi thì mình cố gắng vậy, miễn sao đừng để mọi người trong gia đình không vui.
Chào bạn,
Khi coi xong bộ Phim ngắn “Phim Nghịch Duyên (Phim Truyện Phật Giáo)” bạn sẽ biết cách phải làm gì.
Đây là đường link https://m.youtube.com/watch?v=oe14oPUN0rI
Còn nếu không được có thể gõ tìm “nghịch duyên” trong http://www.youtube.com
Nam mô a di Đà phật
dạ thưa thầy cho con hỏi, không biết có phải con bị nghiệp của nhiều đời đến đòi nợ hay sao mà con cảm thấy quá mệt mỏi, có khi muốn chết cho rồi vì sao con khổ quá thầy ơi, công việc, gia đình, nợ nần, quá sức chịu đựng đối với con. Gia đình con cũng vậy con cảm thấy quá mệt mỏi,… con phải làm sao để hết nghiệp đây thưa thầy, hàng tháng con phải chạy đầu này. mượn đầu kia để trả tiền lãi cho người ta, lãi để lãi, nhà chồng con có của nhưng lại ko cho hai vợ chồng con chỉ cho mấy đứa em chồng con đứa thì làm vốn đứa thì trả nợ,… nhiều lúc con muốn nói lắm nhưng nghĩ lại chắc nghiệp con quá nặng nên có làm như thế nào cũng ko cứu vãn đc, giờ đây nợ nần lại vây con sợ quá, chắc con chết quá thầy ơi,…
A Di Đà Phật – Xin chào bạn Minh Lan,
Có câu:” Ái hà thiên xích lãng, khổ hải vạn trùng ba”. Cho nên đời là bể khổ, ai ai cũng đều khổ cả, ít hay nhiều tùy theo nghiệp mà cảm chiêu. Ta Bà có tám thứ khổ: sanh, già, bệnh, chết, oán thù gặp gở, ân ái chia lìa, mong cầu không toại ý, năm ấm hưng thịnh. Phật nói cái khổ của con lừa chở nặng chưa phải thật sự là khổ vì chỉ khổ nhất thời, chỉ khổ trong một kiếp làm thân lừa đó mà thôi. Cái khổ lớn nhất chính là không được gặp Phật Pháp, vì nếu không gặp Phật Pháp thì sẽ còn tiếp tục trầm luân trong lục đạo sanh tử luân hồi và cái khổ sẽ không bao giờ chấm dứt. Tại sao lại như vậy? Là bởi vì Phật Pháp giúp chúng ta lìa khổ được vui, phá mê khai ngộ, chuyển phàm thành thánh, thoát vòng sanh tử luân hồi. Chính vì thế cho nên cổ nhân nói:
Nhân thân nan đắc, kim dỉ đắc
Phật Pháp nan văn, kim dỉ văn
Thử thân bất hướng kim sinh độ
Cánh hướng hà sanh độ thử thân?
Có nghĩa là:
Thân người khó được nay đã được
Phật Pháp khó gặp nay đã gặp
Thân này chẳng tính đời nay độ
Đợi đến đời nào độ thân này?
Bốn câu trên VT đã chèn link với những bài pháp có ý nghĩa tương ứng, bạn nên bấm vào để tham khảo thêm thì sẽ hiểu được sâu sắc hơn và sẽ không còn dám có ý định làm chuyện dại dột (tự tử) nữa. Bởi vì một khi mất thân người rồi rất khó có cơ hội để có lại thân người, khó hơn cả con rùa mù tìm bộng cây.
Do vậy đối với người đời khi bị khổ thân thì sẽ khổ tâm luôn cho nên khổ càng thêm khổ. Còn đối với người tu khi đã giác ngộ thì chỉ có khổ thân mà không có khổ tâm bởi vì người ta biết sống là để trả nghiệp nên họ vẫn hoan hỉ, không có gì phải lo sợ cả, cùng lắm là chết thôi, nếu chết thì sẽ Vãng Sanh Tây Phương.
Bạn đã có duyên lành đến với nơi đây là đạo tràng tu Tịnh Độ thì thiết nghĩ hãy nên phát tâm niệm Phật cầu sanh Tây Phương, đó mới thật sự là cách lìa khổ được vui vĩnh viển như là hoàn cảnh của đạo hữu Nguyễn thị Toan cũng giống y hệt như bạn không khác.
Nam Mô A Di Đà Phật
Bạn ơi đã biết là khổ sao lại đem nó đặc vào trong tâm, rồi thường xuyên nghĩ tưởng có khác gì người khát lại uống them nước biển, ta khổ vì ta co mong cầu, mong được mong co, mong giàu …thấy kẻ khác hơn thì lại sanh buồn khổ, như vậy thì sao khong khổ cho được, nếu có thể nghĩ do nghiệp sao khong lắng lòng lại niệm Phật đè nó xuống, tất cả là do ở cái tâm mong cầu mà ra bạn ạ, nếu chuyển cái tâm mong cầu được hơn kia thành tâm từ bi hỷ xả thì niệm khổ lại thành niệm vui, dùng sức từ bi mà phá phiền não, mong bạn sớm thoát khổ. Khổ hay vui là do trong tâm mình bạn ah, chuyển hết ý niệm hơn thua mong cầu kia thành từ bi ủy xả thì sẽ hết khổ bạn à.
A Di Đà Phật – Xin chào bạn minh lan
Mình nghĩ bạn nên tìm đọc sách Liễu Phàm Tứ Huấn và phim Du Tịnh Ý Công gặp Táo Thần http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2011/03/phim-du-tinh-y-cong-gap-tao-than/
http://www.dharmasite.net/LieuPhamTuHuan.
Bạn nên bấm vào để tham khảo 2 nhân vật trong câu chuyện đều có thật. Họ đã bế tắc trong cuộc sống như bạn nhưng họ đã có cơ duyên biết đến Phật pháp. Họ đã nổ lực cải tạo vận mạng của chính mình. Cuối cùng họ cũng được sống an vui và tự tại. Đúng như Cư sĩ Viên Trí đã nói: ” Thân người khó được nay đã được, phật pháp khó gặp nay đã gặp nay đã gặp.” Vì thế, bạn nên thấu suốt ta bà là cõi khổ, cực lạc mới là chốn an vui để đi về. Vì thế chúng ta phải lợi dụng thân này nỗ lực tiến tu để một đời này vượt phàm thành thánh, lìa khổ được vui bạn nhé. Trước tiên bạn nên nỗ lực ăn chay (nếu được), phóng sinh, bố thí, làm tất cả các việc lành (nếu bạn có thể) để tạo thêm phước lành. Đừng để tâm buông lung theo những chuyện buồn mà thay vào đó bạn nhớ phật, niệm phật. Bạn nên cố gắng lập hai thời khóa công phu sớm & tối để lễ phật, sám hối, để sớm tiêu trừ nghiệp chướng. Cuộc sống càng khổ chúng ta càng cố gắng tu. Ngoài ra, bạn cũng cần phải tu sửa thân tâm của chính mình để hợp với tánh Phật vậy. Hiếu kính cha mẹ, phụng sự sư trưởng, từ tâm bất sát, tu thập thiện nghiệp. Hãy xem tất cả chúng sanh đều là bồ tát, chỉ ta là kẻ phàm phu.
Mình hy vọng đôi lời này có thể giúp bạn cải tạo được vận mạng của chính mình!!!
Không biết lúc này bạn đã vượt qua được chưa, về giáo lý mình còn nông cạn, mình chỉ góp ý về thực tế thôi. Nếu được bạn tìm cá, chim, ốc mua phóng sinh, mua hoa quả hương vào chùa cầu khẩn Quan thế âm bồ tát cứu giúp, tạm thời không ăn thịt nữa. Đó đều là những phương pháp mình đã áp dụng và đã thành công. Hy vọng bạn cũng thế. NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT.
có nghiệp duyên sâu dày thì mới trở thành người chung sống trong một nhà có lẽ đây là túc nghiệp,mà túc nghiệp đã đến thì phải chịu thôi, đừng buồn than phiền mà làm gì ,trong lúc này thì càng tinh suốt về lý nhân quả mà vui vẽ trả nghiệp, gắng tu,sám hối thì mọ chuyện cũng sẽ qua.hjhj
Nam mô a di đà phật
xin thưa thầy dạo này con nản phật pháp quá.con biết điều nay trong tâm con k muốn vậy nhưng sao có ai điều khiển con vậy.con làm gì giờ xin quý thầy chỉ con
Thưa thầy cháu có 1 câu hỏi nhỏ đó là trong đạo phật làm việc thiện mà cầu phước, cầu an có bị coi là không thành tâm ko ạ?
Có câu :”Thi ân bất cầu báo”_ Làm ơn cho người không cầu đền ơn. Làm thiện mà phát tâm cho người khác hạnh phúc, an lạc thì công đức vô lượng hoặc có hồi hướng công đức của mình đã làm cho người thân (chẳng hạn ông bà cha mẹ …) thì tốt hơn bạn ạ! Đó là điều Phật dạy bạn nên nghiên cứu thêm giáo lý Phật Pháp để hiểu thêm nhiều chân lý lý nhân quả sâu xa của Phật.
làm thiện để cầu phước tức nhiên sẽ có phước rồi hưởng cũng hết. còn người tốt họ làm thiện là do họ tốt chứ họ không cầu thì họ làm thánh.Ma quỷ chúng mượn xác người tu làm phước để tu. chúng đâu thành tâm cũng có phước đó thôi. bởi vậy người ta càng tu càng dữ là xắp thành ma.
Tôi đồng ý hoàn toàn với chú Huệ Tịnh. Phải lý sự viên dung mới gọi là thật tu. Nhiều người vì sợ mất phần vãng sanh của mình mà chẳng quan tâm đến gia đình, lấy lý do là phải thực hiện lý tưởng lớn. Sao không thực hiện khi còn độc thân? Khi có gia đình rồi mà không làm tròn trách nhiệm với gia đình thì liệu có thể làm được việc lớn chăng.
Mong rằng những ai đang vì tiếng muốn thoát sanh tử mà khai tử gia đình mình thì hãy nhìn lại. A Di Đà Phật
Chính xác. Từ bi mà, ai cũng thương, sao gia đình mình lại không. A DI ĐÀ PHẬT. NAM MÔ SỞ HỮU QUYẾN THUỘC HÒA THUẬN QUAN THẾ ÂM BỒ TÁT. Tốt nhất là cầu mong cả gia đình cùng tu hành như mình, đời này cùng nhau vãng sanh, kiếp sau hội ngộ ở Tây Phương, quả đúng là Cực Lạc Vô Lượng!!! A DI ĐÀ PHẬT
Bạn có sự giác ngộ của bạn người ta có sự giác ngộ của người ta đâu ai giống ai. bạn còn ràng buộc nên nói vậy người ta hết ràng buộc nên noi khác. Gia đình là do duyên và nợ hết nợ thì người ta đi bạn chưa hết nợ thì bạn ở lại.
Nam mô a di đà phật
Thưa thầy bạn trai con vừa bị tai nạn mất hơn 2 tuần… Thưa thầy nếu như sau này con chết mà bạn con chưa đi đầu thai thì Con có đươc gập bạn con ở dưới k ạ.. Con rất mong dược thầy hồi âm
1. Phật dạy: Sanh cũng một mình, tử cũng một mình, khổ vui tự chịu, không ai thế cho…cho nên việc sanh ly tử biệt là điều tất yếu, ko ai tránh được. Bạn của Anh Thư sẽ đi 1 con đường khác, sau này Anh Thư chết đi cũng là đi 1 con đường khác. Còn khi nào gặp nhau? Chuyện đó cũng ko nói trước được, nhưng nếu có gặp cũng chẳng thể nhận ra nhau đâu, vì quên sạch đời quá khứ rồi…Nhà Phật gọi là Mê. Thay vì bạn ngồi tiếc nuối và nghĩ tưởng đến kiếp sau 2 đứa có được gặp nhau ko thì ngay bây giờ bạn hãy vì người bạn trai kia mà làm những việc tốt nhất cho họ:
Hãy dành thời gian niệm A Di Đà Phật (ưu tiên 1), ăn chay, phóng sanh, làm thiện, bố thí, giúp đỡ người nghèo, thầm nguyện cậu ấy nếu có linh thiêng thì hãy cùng niệm A Di Đà Phật với bạn, cầu nguyện Đức Phật A Di Đà đón Cậu ấy về Tây phương Cực Lạc, là một thế giới nơi mà không có khổ đau nữa…và sau đó bạn niệm Nam Mô A Di Đà Phật, từng câu nối tiếp từng câu cho đến khi mệt thì nghỉ.
Mỗi ngày làm những việc trên thì cuối ngày bạn đọc bài hồi hướng sau:
“Con xin chân thành hồi hướng hết thảy công đức tu hành, các việc phước thiện của con làm được trong ngày hôm nay đến cho tất cả chúng sanh khổ nạn ở khắp pháp giới trong đó có: Ông Bà Cha Mẹ, thân bằng quyến thuộc, oán thân trái chủ trong ngoài thân con từ vô lượng kiếp đến nay, cũng như tất cả chúng sanh vì sự hưởng thụ của con và mọi người trong ngày hôm nay mà phải tổn hại cho đến hi sinh thân mạng, cho tất cả chúng sanh vì con ngày hôm nay mà phải sanh tâm phiền não, cho bạn trai của con tên là “…” & chư vị oán thân trái chủ của anh ấy. Nguyện tất cả chúng sanh sớm giác ngộ Phật tánh, hồi quy Tịnh Độ, nhất tâm niệm Phật cầu sanh Cực Lạc. Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật tịnh độ, trên đền bốn ân sâu, dưới cứu khổ 3 đường, nếu có ai thấy nghe đều phát tâm Bồ Đề, hết một báo thân này đồng sanh về Cực Lạc.”
Bạn nên phát tâm làm những việc trên trong vòng 30 ngày tới nhé thì cả anh ấy cùng bạn và gia đình ai cũng được lợi ích.
A Di Đà Phật.
Con xin kính lạy nam mô a di đà phật!
Con có một câu hỏi là kiếp trước con làm gì ma kiếp này con khổ tâm về chồng con lắm.con rất đảm đang và sinh được một bé trai ngoan ngoãn Con rất yêu thương chồng con nhưng chồng con không quan tâm con còn lạnh lùng với con.
Nam mô A Di Đà Phật.
Bạch sư!
Con từ nhỏ đến lớn giết hại côn trùng vô số, làm cá, moi gan, thấy cua thì xé hai…số đó ko kể hết. Đến mãi bây giờ con di cư đến HÀN QUỐC cuộc sống tất bật, chồng con, mệt mõi sinh ra vô cùng xa đọa rồi một hôm con ở tại nhà, buổi sáng, ánh nắng vẫn chiếu rọi nhưng vẫn bị ma nhát…Tiếng khóc oa oa trên kệ sách vang khắp- chẳng thể sai lệch. Từ đó con thất kinh hồn vía quyết lòng trì chú tụng kinh. Còn tập ăn chay và trì CHÚ ĐẠI BI. Một lần trì chú xong thì thì con đọc thêm Kinh A Di Đà…đọc hơn đc nữa bài thì mùi hương từ đâu xong đến ngào ngạt khoảng 10giây. Mùi hương thơm ko thể dùng lời để tả được, rất thơm, rất thơm, hương hoa ko sánh bằng, hương trầm lại thua nhiều bậc.
Trước đây khi còn sống vô độ nhưng mỗi tối con vẫn niệm phật- xin ngủ ngon, xin cho mau phát tài, ấy vậy mà cũng đã từng đc ngửi thấy mùi hương- lần trước là hương Sen. Lần sau quả thật ko thể diển tả hay so sánh là mùi hương gì- chỉ biết hương thơm thanh thoát, lòng thanh tịnh lạ thường. Những lần sau con muốn bỏ cuộc trong việc tụng kinh trì chú là quán tưởng lại mùi hương đó.!
Lại nữa: khoảng tháng 6/2015 con tập ăn chay. Hôm đó có việc đi ngang một quán thịt nướng, chiều chưa ăn cơm nghe mùi thịt nướng bụng kêu cồn cào.
Con biết nghĩ thôi niệm phật cho qua cơn, cho quên đi. Nghĩ vậy con niệm.
Nam mô Quán Thế Âm Bồ Tát, Nam mô A Di Đà Phật…con đang tập ăn chay mà cái mùi này nó làm con thèm wá. Làm sao đây giúp con với. Nam mô Quán Thế Âm bồ tát , nam mô Quán Thế Âm Bồ Tát, Nam mô A Di Đà Phật. Niệm 3, 4 lần gì đó…bổng nhiên mùi thơm biến mất. Mùi thúi bốc lên , mùi thúi kiểu như mùi đồ lòng động vật chết, ương sình…thúi muốn ói, thúi ko chịu nổi.
Từ sau lúc đó con gán đọc kinh trì chú…chẳng dám thoái thác, viện cớ…
Tâm tâm niệm niệm gán tu, gán tu về Tây phương Cực Lạc.
Có việc linh ứng, xin chia sẽ đề các vị đồng tu xa gần đừng thoái bồ đề tâm.
Có gan to bằng trời cũng ko dám ba ngoa, nói sạo mấy việc này.!
Tụng Chú Đại Bi/ mỗi đêm 5 biến.Đọc kinh A Di Đà, Đọc kinh 10 hạnh nguyện Phổ Hiền.
Ăn chay ít nhất 21 ngày. Muốn đc linh ứng hãy cầu đề giúp niềm tin thêm vững trãi chắt rằng Bồ tát sẽ linh ứng cho các vị hoan hỷ, xem như là giúp sức vậy.!!
Nam mô A DI ĐÀ PHẬT.
Cảm ơn đạo hữu Cao Chiêu Kha !
Đọc xong,NV đã tin nay lại càng tin hơn vào sự kỳ diệu của Phật Pháp.
Chúc đạo hữu tinh tấn !
Nam mô A DI ĐÀ PHẬT.
Thầy cho con hỏi là co 1 thời gian con mơ thấy đức phật rất nhiều lần mà con không hiểu sao lại mơ thấy phật nữa.
Con kính bạch thầy, thầy cho con hỏi, cách đây ba bốn năm con còn ở ngoài hà nội nhà trọ gần chùa LINH TIÊN TỰ (Bằng A) con thường xuyên lên chùa học đạo, khóa tu phật thất đầu tin chua tổ chức con đã đến tu (mùa Vu Lan Báo Hiếu) ngày thường tối chu nhật con dẫn cùng các con lên chùa học đạo. khoảng thời gian đó con có một giấc mơ mà đến nay con còn nhớ. Con mơ được nhìn thấy một vị không biết là ai, dáng người gầy, đội mũ vuông màu đen. giâu tóc bạc, cầm cây phất mầu trắng, đứng trên góc trời có mây trắbng hai bên, đang giảng bên dưới là một số người, ở đó cũng có người con quen,con đứng dưới đất nhìn lên. giấc mơ đấy nói lên điều gì xin thầy cho con biết với, con chưa đủ duyên gặp người giải thích bạch thầy giúp con Adidaphat
Thưa thầy, năm nay con 12 tuổi. Con được nghe truyền đạo Phật từ năm 11 tuổi, con tin và muốn dược vãng sinh về cõi Tây Phương Cực Lạc. Vì đang đi học nên thời gian không nhiều, con muốn niệm Phật nhưng 1 tuần được có vài lần, khoảng 15, 20 phút. Vả lại gia đình con không ai theo Phật, niệm lúc có người ở nhà thì gia đình không đòng ý, cho rằng mê tín dị đoan, không lo việc học. Con muốn hỏi thầy, liệu niệm ngắt ngứ như con thì bao giờ mới chứng quả? mặc dù con chưa bao giờ làm việc ác nhưng con cảm thấy như tâm ma mình quá mạnh, ở nhà một mình ban ngày cũng sợ ma. Mong thầy giải đáp giùm cho con nhưng thắc mắc ấy. Con xin cảm ơn thầy ạ!
Nam mô a di đà phật!
Chào bạn Diệu Nghiêm
Nếu như gia đình ngăn cấm việc niệm Phật thì bạn niệm kiểu Kim Cang Trì, giống như khi học bài vậy để không ảnh hưởng người khác ta thường đọc nhỏ nhỏ đủ cho mình nghe còn người khác không nghe thấy đấy là Kim Cang Trì. Và buổi tối trước khi đi ngủ ngồi xếp bằng niệm Phật 10 câu trở lên rồi hồi hướng công đức cho cha mẹ, như vậy cũng chuyển biến tư tưởng của cha mẹ ít nhiều. Trong Ấn Quang Đại Sư gia ngôn lục tổ Ấn Quang nói vãng sanh hay không là ở tín nguyện còn hạnh thì quyết định phẩm vị nên chỉ cần bạn có lòng tin và nguyện sanh về cõi đó thì tự nhiên sớm muộn sẽ được vãng sanh. Còn về việc sợ ma thì nên thường nghĩ người niệm Phật thì 10 phương Phật thường phóng hào quang gia hộ còn có 35 vị Bồ Tát thần thông quảng đại hộ vệ nên không có ma cỏ nào dám làm gì hết như vậy sẽ đỡ sợ hơn.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Thưa thầy, khi con niệm phật thì chỉ niệm thầm không phát ra tiếng thì cả bài niệm đã hiện ra hết trong dầu, chỉ việc nhẩm theo. Vậy thì khoảng bao lâu con mới nhất tâm ạ?(Không phải con sốt ruột hay nản chí nên mới mong nhất tâm) Mong thầy giải đáp giùm con. Con xin cám ơn thầy!
Nam mô a di đà phật!
A Di Đà Phật
Công phu niệm Phật xếp theo thứ tự sau.Ban đầu là công phu thành phiến.Tiếp theo là đến cảnh giới nhất tâm.Nhất tâm là cảnh giới rất cao. Nhất tâm có sự nhất tâm và lý nhất tâm.
Công phu thành phiến thì chế phục được phiền não
Sự nhất tâm đoạn được phiền não,phá được ngã chấp
Lý nhất tâm phá được pháp chấp,thấy được thật tướng các pháp
Những người thật sự đạt được công phu thành phiến thì họ có thể ra đi vãng sanh được hoặc ở lại tùy thích,không phải là không đi được.Nếu ngày mai bạn muốn vãng sanh được thì Phật sẽ đến đón bạn ngay,như thế thì bạn chắc chắn đã đạt đến công phu thành phiến.Còn ngay cả việc này chưa làm được thì ngay cả công phu thành phiến cũng chưa có.Cảnh giới nhất tâm bất loạn càng chưa có phần.
Mình xin trích một số đoạn trong chú giải KVLT của ngài Hoàng Niệm Tổ
Sách Di Ðà Yếu Giải giảng:
Trong nhất tâm lại có sự lẫn lý:
a. Sự nhất tâm là như Di Ðà Sớ Sao nói:
‘Nghe danh hiệu Phật thường nhớ, thường niệm, tâm duyên theo từng chữ phân minh. Câu trước, câu sau liên tục chẳng dứt. Ði, đứng, nằm, ngồi chỉ có một niệm này, không còn có niệm thứ hai, chẳng bị tham, sân, si phiền não tạp loạn. Về mặt sự đã đắc, nhưng chưa thấu triệt mặt lý. Chỉ được tín lực nhưng chưa thấy đạo nên gọi là sự nhất tâm’.
b. Lý nhất tâm là như sách Di Ðà Sớ Sao nói:
‘Nghe danh hiệu Phật chẳng những chỉ ức niệm mà ngay nơi niệm đó, quán trở lại soi xét tường tận, truy đến tận căn nguyên, suy xét đến tận cùng cực, đột nhiên khế hợp bổn tâm của chính mình. Do thấy được Chơn Ðế nên gọi là lý nhất tâm’.
Sách Di Ðà Yếu Giải bảo: ‘Chẳng luận là sự trì hay lý trì, trì đến mức tâm khai ngộ thấy được vị Phật nơi bổn tánh thì đều là lý nhất tâm’.
‘Nếu chấp trì danh hiệu chưa đoạn kiến – tư, do hoặc tán, hoặc định nên trong cõi Ðồng Cư, chia làm ba bậc chín phẩm.
Nếu trì đến mức sự nhất tâm bất loạn, kiến hoặc hay tư hoặc tùy ý đoạn trước được một thứ thì sanh về cõi Phương Tiện Hữu Dư.
Nếu đến mức lý nhất tâm bất loạn, phá toang một phẩm vô minh, cho đến bốn mươi mốt phẩm thì sanh trong Thật Báo Trang Nghiêm Tịnh Ðộ, cũng chứng một phần Thường Tịch Quang độ’.
Nghĩa là: tán tâm trì danh liền được vãng sanh Ðồng Cư Tịnh Ðộ. Nếu niệm đến nhất tâm bất loạn liền vãng sanh ba cõi trên. Ðấy thật là cảnh hạnh của hiền thánh, nào phải khả năng của phàm phu!
Nếu cứ phải nhất tâm bất loạn mới được vãng sanh, thử hỏi chúng sanh trong biển khổ mấy kẻ đắc độ? Hóa ra pháp môn Trì Danh tiện dụng này cũng là đạo khó hành ư? Sách Tịnh Ðộ Hợp Tán lại viết:
‘Nương theo kinh này phát Bồ Ðề tâm, nhất hướng chuyên niệm mới được nhất tâm bất loạn. Chẳng thể chuyên niệm thì thật khó nhất tâm’.
A Di Đà Phật
Dạ thưa thầy. Con nghe nói tội bất hiếu với ba mẹ rất lớn. Gia đình con cũng không được hạnh phúc. Ngày trước ba con đi ngoại tình, rồi về bỏ mẹ con. Hai ba mẹ đã ly thân. Mẹ ở vậy nuôi hai chị em con tới giờ. Còn ba con từ đó đi làm xa nhà, rất ít về. Khi về lúc nào ba cũng cưng chiều em con vì em nó là con trai, còn con là con gái nên có vẻ ba không quan tâm. Còn với mẹ và con thì ba không thèm nói chuyện, nếu có chuyện cần thiết lắm ba cũng chỉ nói trống không, không có đại từ nhân xưng. Lúc đầu con cũng nói lễ phép với ba lắm, nhưng ba làm thinh, không trả lời hoặc xưng mày tao. Vậy là từ đó con rất ít nói chuyện với ba, con cũng không lễ phép cho lắm. Dạ thưa thầy, vậy con có mắc tội bất hiếu không ạ? Con nhiều khi muốn ba như ngày xưa, muốn làm lành với ba, nhưng con không hiểu sao mà ba lại giận con đến nỗi không thèm nói chuyện với con như vây? Mà con có nói rằng con muốn làm lành với ba, thì chắc chắn ba sẽ không nghe con nói. Bây giờ con phải làm gì? Xin thầy hãy vui lòng cho con lời khuyên.
Nam mô a di đà phật!
Thưa Thầy!
Con có vài điều muốn hỏi như sau:
Con muốn phát tâm bố thí cúng dường để cải vận mệnh hiện giờ. Nhưng nhiều lúc nhìn thấy những người già ăn xin gần nơi con ở, con bố thí 1 hay 2 lần thôi, mà sau đó ngày nào con cũng thấy họ ăn xin cả. Con thầm nghĩ liệu có nên cho hay không. Xung quanh con còn những người ăn xin khác, như những người phụ nữ bế con ngủ trên tay rồi xin ăn khắp nơi. Con đọc trên báo chí nhiều và cũng biết ăn xin giả nhiều.
Vậy thưa Sư thầy, con có nên bố thí cho họ không? Nếu họ giả làm ăn xin mà con bố thí cho họ có phải là đang tạo điều kiện cho họ tiếp tục làm việc xấu và con sẽ mang tội không?
A Di Đà Phật!
A Di Đà Phật
Chào Bạn Tuyết Trần!
“-Thưa sư phụ, như thế nào là giúp người nghèo khổ một cách chân chính?
-Nhìn thấy người nghèo khổ, khởi lên tâm từ bi, bố thí, hỷ xả cho họ, đồng thời còn nên dạy họ niệm Phật; nếu họ không niệm thì quý vị hãy niệm một tiếng A Di Đà Phật cho họ nghe, đây chính là có tài thí lại có pháp thí. Bố thí cho họ tiền tài, có thể giải trừ cái khổ sắc thân của họ, dạy họ niệm Phật có thể khiến cho pháp thân của họ được giải thoát.”
(Hòa thượng Diệu Liên)
Bạn bố thí cho người nghèo, bạn có phước báo của sự bố thí, còn họ có nghèo thật hay nghèo giả đó là phần họ vậy; chúng ta không nên khởi tâm phân biệt thật giả mà không bố thí nữa, dù là số tiền nhỏ nhặt nhưng nếu bố thí với tâm từ bi, hỷ xả thì công đức ấy rất to lớn.
Nam mô A Di Đà Phật
A Mi Đà Phật.Xin cho con hỏi là con nằm mơ thấy mình đang ngồi học mà nhìn thấy Phật A MI ĐÀ hiện ra trên trời,lúc đó con hoảng quá chỉ vội cúi đầu xuống mà không dám lạy vì đang ở trong phòng học đông,nhưng khi con nhìn lên thì Đức Phật vẫn còn đó và còn nhìu vị bồ tát hiện ra nữa nên con vội bước ra khoi ghế quỳ xuống,cứ như vậy,nhưng con nhìn kỹ thì thấy tay của Đức Phật hơi kỳ không giống trong tượng,và con thấy đức Bồ tát Quan Âm đứng kế bên,sợ quá con liền niệm bồ tát Quan Âm thì tự nhiên chỉ sau vai niệm con tháy tất cả các vị Phật và Bồ tát cug hiệp lại thành bồ tát Quan Âm.xin cho con hỏi điềm cớ đó là vì sao.a mi đà phật.
thế giới cực lạc tồn tại trong bao lâu thì diệt
Có phải sau khi A DI ĐÀ nhập niết bàn thì ngài bồ tát nên thay không
trong phật pháp có nhiều người phát nguyện kiến lập cõi nước vậy thì có người nào kiến lập cõi nước tốt hơn cục lạc không
có khi nào sau khi thích ca mâu ni nhạp niết bàn nguyện đó mới thành hiện thực
cõi cực LẠC là cõi không sanh không diệt mà bạn.chỉ có cõi ta bà là có sanh có diệt thôi mình nghĩ vậy. nếu TÂY PHƯƠNG CỰC LẠC mà cũng có ngày hủy diệt thì về làm gì nữa.
Nam mô A Di Đà Phật. Phật pháp thậm thâm vi diệu. Con thật may mắn gặp đuợc trong đời này. Nam mô bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Nam mô đại từ đại bi cứu khổ cứu nạn quảng đại linh cảm bạch y Quán thế âm bồ tát ma ha tát
Khi nghe đến pháp môn Tịnh Độ thì râu tóc và thân thể đều chấn động râu tóc thì dựng ngược nước mắt thì tuông trào . Cảm nhận như đã quen với Tịnh Độ từ lâu giống như đã mất vật gì mà nay được gặp lại vô cùng vui mừng khôn tả. Phải biết rằng người ấy đã gieo căn lành với Tịnh Độ từ lâu , nay người ấy 1 đời hành trì niệm Phật nhất định vãng sanh như trở về cố hương
Con muốn tụng kinh cho em trai con siêu thoát về nới Cực Lạc thì tụng kinh A di dà Phật hằng đem có được không ? Trước con rất sợ ban đêm hiện nay đêm con ngủ rất ngon ,Có phải nhờ tụng kinh A di đà Phật không ?
Da.cho phép con hỏi 1 điều..
Năm 2015 con có thỉnh phật bà quan âm về thờ cúng. Mặc dù nhà con ko theo đạo phật. Vợ con thì bên công giáo.
Chuyện là như thế này ạ.
Ngày 27/2/2015 tết vừa rồi con có cúng tất niên sớm để đóng cửa đưa vợ con về phía nhà ngoại ăn tết. Nhưng đến ngày 29 thì con nhận được tin báo là bàn thờ phật bà quan âm nhà con bị rơi vỡ hết.. con lo lắm không biết có điềm gi không.. bây giờ con phải làm sao ..mong thầy chỉ dạy giúp con với ạ
A Di Đà Phật
Bạn Xuân Hùng,
Bàn thờ làm không chắc chắn, đồ dâng cúng lại quá tải thì sẽ rơi và đổ vỡ. Chuyện đó bình thường. Bạn chỉ cần thành tâm sám hối vì bất cẩn nên đã khiến bàn thờ Phật và tượng Quán Âm bị tổn hại, và phát nguyện thỉnh lại tượng Quán Âm và làm lại bàn thờ khác sao cho thật vững chắc, trang nghiêm và thanh tịnh hơn, vậy là được.
Chúc bạn tinh tấn tu hành.
TĐ
Nam mô a di đà phật.
Kính bạch thầy! Con năm nay 29 tuổi, con lấy chồng vào tháng 4 Al năm 2015. Đến tháng 11 thì con có thai nhưng không may bị sảy sớm. Con đã lên chùa nhờ thầy đặt tên và gửi con để bé theo thầy tu học. Tháng sau thì con lại cấn thai tiếp nhưng một lần nữa may mắn không mỉm cười, con bị thai ngoài tử cung thoái triển. Con rất buồn và đau khổ, vẫn thường tự hỏi tại sao đường con cái của mình khó khăn đến như vậy. Con cũng ngộ ra được từ duyên nợ, nhưng con vẫn rất buồn. Giờ đây, con muốn thỉnh Mẹ Quan âm về thờ để mẹ che chở cho con, vạy con kính hỏi thầy, tuổi của con còn trẻ như vậy có thờ được Mẹ chua? Và con phải làm những gì? Con cảm ơn Thầy!
Kinh bạch cùng Quý Thầy, Quý Cô,
Con Pháp danh Diệu Nhã, hiện có điều khúc mắc mãi không hoá giải được. Kính mong Quý Sư hoan hỷ giúp con.
Đạo Phật khuyên chúng ta Nhẫn, nhưng con vẫn chưa hiểu. Nhẫn là nhẫn như thế nào? Thấy điều sai trái, mình nhẫn nhịn cho qua, hoặc thấy sai, nhắc nhở mà họ không sửa, vậy mình nên làm thế nào? Nhất là đối với người thân??? Rồi từ cái mà mình giúp, mình giúp riết họ ỷ i vô mình, xem đó là chuyện đương nhiên, là trách nhiệm mình phải làm như vậy… Vậy mình có nên tiếp tục giúp không? Giúp như vậy là thật sự là “ giúp” hay là “ hại” hả Sư? Rồi ví dụ như chuyện chồng con đi nhậu, đang làm nhưng thích là đi nhậu, thường là đi nhậu với các cậu bên nhà chồng, đi đến tối khuya mới về, về còn hành vợ chọc con, mẹ chồng còn bênh vực, bắt con phải phục vụ, nói nhỏ nhẹ hay lớn tiếng chồng cũng không sửa đổi… vậy con nên làm thế nào?
Tính con nóng nảy, dạy con cái có phần nghiêm. Con cái làm gì không phải là con nói, nói không nghe thì la hoặc đánh đòn. Nhưng do sống chung với nhà chồng, mà mẹ chồng quan điểm của bà là nói khuyên lơn, nương theo trẻ chứ không được đánh. Bà nội chiều cháu, cháu hư bà nói không nổi nữa thì bà thảy cho con và bảo, mày không chịu dạy nó, mày để nó hư quá, mày đánh nó đi…. Tại sao với con thì nó không dám hư, còn với bà nội thì nó hư? Con hỏi vậy nhưng bà chỉ bảo: Tao không có chiều… Nhiều điều xảy ra làm con cộc cằn đánh bé, thì bà rao với người này người kia là : con đó nó dữ lắm, nó ác lắm. Sau đó về nói với con là : Mày dữ nổi tiếng cả họ. Con mới hỏi: Ai nói con như vậy mẹ nói đi, mẹ cho con đi gặp con thưa chuyện, thì bà lại im lặng…
Con biết, cuộc sống sẽ có nhiều tai biến, nhưng con thật không biết phải nhẫn như thế nào mới đúng…
Mong Sư hồi âm giúp con
NAM MÔ HOAN HỶ TẠNG BỒ TÁT
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Diệu Nhã,
Đức Phật dạy nhẫn nhục:
Trong Kinh Trung A Hàm đức Phật dạy về hạnh nhẫn nhục như sau: “Khi nghe, có năm cách nói: Nói đúng lúc hay không đúng lúc, nói chân thật hay giả dối, nói dịu dàng hay hung ác, nói hòa hợp hay đâm thọc, nói có nghĩa hay vô nghĩa, với năm cách nói này nếu người tu hành khi nghe mà tâm bị biến đổi, có thể miệng phát ra lời ác, người tu hành bị suy thoái. Khi ấy người tu phải khởi tâm từ mẫn đối với người kia, tâm tương ưng với Từ trải khắp một phương, thành tựu an trú; cũng vậy, hai, ba, bốn phương, phương trên phương dưới, bao trùm tất cả, không tranh cãi, không sân không oán. Đối với tâm Bi, Hỷ, Xả cũng vậy, không tranh, không sân oán, biến mãn tất cả thế gian rộng lớn trùm khắp, thành tựu an trú.
Cũng vậy, nếu người tu bị người khác dùng tay đấm, đá ném, gậy đánh, dao chém, mà tâm biến đổi, hay miệng phát lời ác, hay đánh trả, người tu tất bị suy thoái. Hãy học sao cho tâm không biến đổi, miệng không phát ra lời ác, không đánh trả, mà hướng đến người ấy, duyên nơi người ấy khởi tâm từ mẫn, không tranh, không kết, không oán, rất rộng lớn vô lượng vô biên, biến mãn tất cả thế gian, thành tựu an trụ, khéo tu tập như thế.
Cũng như vậy, nếu có giặc, cướp lấy lưỡi cưa bén cắt xẻ tay chân người tu hành, nếu tâm biến đổi, hay miệng phát ra lời ác, hay đánh giết trả, người tu tất suy thoái; hãy học sao cho tâm không biến đổi, không phát ra lời thô ác, không đánh giết trả, mà hướng đến người ấy khởi tâm từ mẫn. Tâm tương ưng với Từ trải khắp một phương, hai, ba, bốn năm, sáu phương, bao trùm tất cả, không tranh, không kết, không oán, rộng lớn bao trùm khắp thế gian, thành tựu an trú; hãy khéo tu tập như thế, liền được giải thoát”.
Bạn ráng đọc kỹ đoạn kinh văn này rồi thử suy ngẫm và chia sẻ cùng TN và các liên hữu về ý kiến riêng mình nhé.
TN
Chào bạn Diệu Nhã,
Hạnh nhẫn nhục thực sự rất khó hành. Nếu nghĩ chưa thông, tâm chưa đủ rộng lớn thì nếu ráng hành nhẫn nhục, có khi càng thêm mệt mỏi. Nếu bạn thực sự muốn tu, “hạ thủ công phu”, thì xin chia sẻ vài điều cần biết như sau.
-Thấy rõ nhân duyên: Không bàn đến đúng, sai, hãy thấy rõ nhân duyên. Tất cả những điều chồng, con, mẹ chồng,…cư xử với bạn như vậy đều là do bạn đã từng gieo nhân trong một kiếp nào đó. Phải biết rõ là do mình, chứ không phải do người. Bạn có thể thấy họ sai, nhưng họ thấy họ đúng. Bỏ qua đúng, sai, thấy rõ đó là nhân duyên.
-Biết là nhân duyên thì thay vì cứ muốn thay đổi người, bạn phải thay đổi mình trước. Áp dụng lời Phật dạy để thấy tất cả đều là vô thường, không thật, ngay cả sự khó chịu của bạn cũng là không thật. Khi thấy rõ nó là không thật thì tự nhiên không còn khó chịu. Tuy nhiên, bước này rất khó thực hiện, đòi hỏi bạn phải theo dõi tâm mình một cách sát sao. Ngoài ra, để chấp nhận các pháp là huyễn cũng rất khó. Nếu thực sự biết rõ nó là huyễn thì không cần buông tâm khó chịu, tự nó rơi xuống rất nhẹ nhàng, còn không thì sẽ mệt mỏi lắm.
-Hai điều trên cần thời gian lâu dài để rèn tâm. Nên xin đề nghị một cách mà bạn có thể làm được ngay, tuy nhiên đây là cách “trừ ngọn”, chứ không phải là cách rốt ráo, về lâu dài, để có thể bứng tâm sân, bạn cần thực hành 2 gợi ý phía trên. Khi bạn khó chịu, nổi giận với chồng, con, mẹ chồng,…thì hãy nhớ tự hỏi một câu “mình có đang THỰC SỰ yêu thương họ?” Hay là bạn đang nuôi dưỡng cái sân của mình, cái cho mình là đúng, và người khác thì sai? Một người vợ nếu thực yêu thương chồng, sẽ khó chịu khi chồng nhậu nhẹt, nhưng là do thương chồng, nhậu thì không tốt cho sức khoẻ, lại nguy hiểm đến tính mạng khi tham gia giao thông…khi đó dù bạn có cằn nhằn thì sẽ khác với lời cằn nhằn khi bạn nóng giận. Hãy thực sự vì tình thương yêu họ mà cư xử trong mọi lúc thì từ từ sẽ có thay đổi. Ngoài ra, bạn cần tập cho mình thói quen nói lời ôn hoà, dịu dàng, bạn biết rõ là dù bạn nói đúng mà lời nói hùng hổ, nóng giận thì đúng cũng thành sai.
-Có thể thấy rõ bạn đã từng gieo duyên không tốt với những người này, nếu bạn cứ chấp mãi cho là mình đúng thì bạn càng lún sâu vào nghiệp sân. Dạy con, không nuông, cũng không quá rắn, đánh để răn con, chứ không phải để thoả mãn cơn giận của mình, tuy nhiên đánh nhiều thì con sẽ càng không phục và trở nên lì đòn, nên bạn cần biết sử dụng các phương pháp phạt con một cách hiệu quả. Ví dụ, cúp lương, cúp xem ti vi, làm công việc nhà,…không nên cứ phải đánh, phải hiểu con mình thích gì thì cứ nhằm vào đó mà cấm trong một khoảng thời gian ngắn, sẽ có tác dụng. Nếu đang nóng giận, tuyệt đối không la con ngay lúc đó, đợi khi mình hoàn toàn bình tĩnh rồi mới dạy con. Với mẹ chồng, cố gắng đừng đôi co như vậy. Nếu không thể nói lời ôn hoà thì càng không nên nói lời khó nghe. Bạn cần phải giữ tâm ý mình sát sao hơn, tự biết mình cần phải sửa mình, chứ đừng có muốn sửa người.
Chúc bạn được an vui.
Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật.
Xin gửi bạn Diệu Nhã.
Lòng Nhẫn Nhục Hiếm Có Của Một Vị Bồ Tát Sống
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2015/12/long-nhan-nhuc-hiem-co-cua-mot-vi-bo-tat-song/
“Cho dù bạn mặt xanh nanh trắng bao nhiêu.
Cuối cùng cũng không tránh khỏi
Nét từ bi, nụ cười của Đức Phật A Di Đà
Cho dù bạn có ác độc ngập tràn bao nhiêu
Cuối cùng cũng không tránh khỏi
Tấm lòng đại bi cứu độ của Đức Phật A Di Đà.”
Trích Liên Hoa Hóa Sanh
Pháp sư Đạo Chứng
Dịch Giả: Trần Tuấn Mẫn
——————-
Hãy phát tâm gửi tất cả những nỗi đau khổ ở cõi Ta Bà này vào câu “Nam Mô A Di Đà Phật” đi, để hồi hương nguyện cầu vãng sanh Tây Phương Cực Lạc.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Nam mô a di đà phật.
Kính bạch thầy! Con năm nay 29 tuổi, con lấy chồng vào tháng 4 Al năm 2015. Đến tháng 11 thì con có thai nhưng không may bị sảy sớm. Con đã lên chùa nhờ thầy đặt tên và gửi con để bé theo thầy tu học. Tháng sau thì con lại cấn thai tiếp nhưng một lần nữa may mắn không mỉm cười, con bị thai ngoài tử cung thoái triển. Con rất buồn và đau khổ, vẫn thường tự hỏi tại sao đường con cái của mình khó khăn đến như vậy. Con cũng ngộ ra được từ duyên nợ, nhưng con vẫn rất buồn. Giờ đây, con muốn thỉnh Mẹ Quan âm về thờ để mẹ che chở cho con, vạy con kính hỏi thầy, tuổi của con còn trẻ như vậy có thờ được Mẹ chua? Và con phải làm những gì? Con cảm ơn Thầy!
A Di Đà Phật
Bạn Sen Hồng,
Bạn hãy đọc kỹ bài Pháp dưới đây và tất cả các Phúc đáp của các vị Thiện tri thức bên dưới bài Pháp để hiểu vấn đề và biết nên làm gì lúc này nhé
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2014/06/niem-phat-hoa-giai-oan-gia-con-sinh-ra-khong-bi-hoi-chung-down/
Còn về việc thỉnh tượng Quan Âm, bạn nên sớm thỉnh tượng về thờ đi, việc thờ phụng Mẹ trong nhà là rất tốt để Mẹ che chở hộ trì cho gia đạo, không có tuổi tác sớm muộn gì cả.
Chúc bạn mọi điều tốt lành!
Nam Mô A Di Đà Phật
Việc chị sảy thai xin chia buồn cùng chị. Và chị đọc bài đạo hữu Hữu Nghĩa đầy đủ rồi. Còn việc thỉnh
Quan Âm Bồ Tát thì rất tốt, chứ chẳng sao cả. Vì Phật, bồ tát luôn luôn từ bi, thương yêu tất cả mọi loài chúng sanh, các ngài không phân biệt tuổi tác, giai cấp, nghề nghiệp gì cả. BC nhỏ tuổi hơn chị thờ ngài thì thấy ngày càng an vui hơn. Tất cả mọi người chúng ta thành tâm tin sức gia hộ các ngài thì sẽ cảm đến các ngài. (Có cầu tất có ứng).
Khi thỉnh ngài Quán Âm về rồi thì nếu có thời gian thì chị nên lập thời khoá, công phu niệm danh hiệu ngài để giảm nỗi buồn khi chị chưa có duyên về mặt con cái.
Cầu nguyện ngài gia hộ cho chị có con. Kèm theo việc sám hối. Thì theo thời gian với lực gia trì mầu nhiệm nơi ngài. Nếu có duyên thì ắt chị sẽ có tin vui.
Để tăng thêm niềm tin chị xem video Phật pháp nhiệm màu về nghệ sĩ bạch tuyết không có con nhưng nhờ tin tưởng, cầu nguyện quán âm bồ tát nên đã có con. Cũng như kinh nghiệm thai giáo để chuẩn bị cho đứa con tiếp theo tốt nhất có thể. Chị xem từ phút thứ 22 sẽ có vấn đề này chị nhé!
https://www.youtube.com/watch?v=gC0ITdcOo80
A Di Đà Phật!
A Di Đà Phât!
Xin cảm ơn quý vị đã phúc đáp cho Sen Hồng. Sen Hồng một lòng tin vào phật pháp đại từ đại bi cứu khổ cứu nạn. Sen Hồng sẽ sớm lên chùa để thỉnh Mẹ về gia hộ cho mình.
A Di Đà Phật!
Kính bạch thầy! Cho con hỏi con muốn tụng kinh cho hai con của con siêu thoát, sớm đầu thai thì con nên tụng kinh gì? Buổi sáng và buổi tối thì thời gian nào tụng kinh sẽ tốt nhất? Con cảm ơn!
A Di Đà Phật!
A Di Đà Phật
Bạn Sen Hồng,
Trong 49 ngày bạn nên kết hợp làm nhiều công đức rồi hồi hướng cho các hương linh con bạn để chúng sớm siêu sanh về cõi lành. Các công đức có thể là ăn chay, niệm Phật, đọc tụng Kinh Địa Tạng, Kinh Vô Lượng Thọ, Kinh A Di Đà …, rồi phóng sanh, bố thí, cúng dường, ấn tống Kinh sách, các công đức này đều hồi hướng cho các bé. Trong các công đức thì niệm Phật là thù thắng nhất. Thời khóa thì lúc nào cũng được tùy hoàn cảnh sắp xếp thôi, thường là sáng sớm và tối trước khi đi ngủ, mỗi thời khoảng 1h, mỗi ngày ít thất một thời. Sau mỗi thời khóa niệm Phật, đọc Kinh bạn đọc hồi hướng là:
Con xin nguyện đem công đức niệm Phật (đọc Kinh) này hồi hướng cho các hương linh con của con đã mất vào ngày…(hoặc giai đoạn nào), và cho tất cả các oan gia trái chủ nhiều đời nhiều kiếp hữu hình và vô hình từ trước đến nay của con, của chồng con là () và của các con của con. Nguyện đem công đức này hướng về khắp tất cả Pháp giới, đệ tử và chúng sanh đồng sanh về Cực Lạc. Nam Mô A Di Đà Phật (3 lần)
Làm các công đức khác bạn cũng đọc hồi hướng tương tự. Thường ngày ngoài thời khóa bạn cũng nên thường niệm hồng danh A Di Đà Phật, Quán Thế Âm Bồ Tát rồi cuối ngày hồi hướng như trên.
Bạn nên giữ thời khóa này lâu dài, khi có thai mới thì nhớ tăng cường niệm Phật rồi hồi hướng cho cả em bé trong bụng luôn.
Bạn tham khảo thêm bài Pháp này
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2010/08/vi-sao-nguoi-chet-sau-49-ngay-moi-di-dau-thai/
Chúc bạn thực hành tốt!
Nam Mô A Di Đà Phật
Thường kinh nào cũng có tác công năng như nhau cả. Nhưng chị thấy mình tụng kinh gì mà cảm thấy tâm bình an nhất thì cứ tụng.
Nhưng cầu siêu thì mọi người thường tụng kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện nếu có thời gian thì chị tụng kinh này, nếu ít có thời gian hơn chị nên tụng kinh A Di Đà, kèm theo niệm phật hiệu A Di Đà, Quán Thế Âm Bồ Tát. Rồi nguyện đem công đức tụng kinh, niệm phật hồi hướng cho các bé được tái sanh về cõi lành.
Nếu theo thời khoá thì buổi sáng khi mới tỉnh dậy tâm ta tương đối tỉnh táo tốt hơn những thời gian khác trong ngày. Vì mới ngủ dậy cơ thể được nghỉ ngơi sau những giờ làm việc vất vả. Và buổi tối trước khi ngủ thì mọi người thường theo 2 thời khoá này. Nhưng tuỳ theo hoàn cảnh của mỗi người, chị sắp xếp sao cho phù hợp với thời gian và công việc của mình là được. Nhưng cốt yếu quan trọng là lúc tụng kinh, niệm phật chị phải thành tâm, giảm bớt những suy nghĩ lăng tăng nơi tâm. Tập trung vào câu phật hiệu, câu kinh mà tụng thì sẽ có kết quả tốt.
Chúc chị thân tâm thường an lạc!
A DI ĐÀ PHẬT.
Nam mô a di đà phật
Sen Hồng xin cảm ơn quý vị rất nhiều. Xin chúc cho quý vị một năm mới nhiều sức khoẻ, vạn sự bình an!
Nam mô a di đà phật.
Nam mô Quán Thế Âm bồ tát!
Nam mô a di đà phật!
Kính bạch thầy! Kinh a di đà có phải là chú đại bi ko ạ?
Kinh A Di Đà ko phải là Chú Đại Bi.
A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật
Bạn có thể tham khảo kinh A Di Đà tại đây.
https://www.youtube.com/watch?v=qT_OeosIaMo&list=PL7Em2hP9ICFMDZJBl7N-aePtJQJn56xxt&index=1
https://drive.google.com/file/d/0ByfaPxXhnuPoZ2JYczdMU2pZU0U/view?usp=sharing
-Xin trích khai thị của HTTK về kinh A Di Đà
Nếu chúng ta thật sự hiểu được ý nghĩa này thì trong tám vạn bốn ngàn pháp môn, quý vị sẽ biết chọn lựa. Kinh này được hết thảy chư Phật hộ niệm, nếu quý vị nương theo bộ kinh này để tu học thì nói cách khác, hết thảy chư Phật đều phải hộ niệm quý vị. Quý vị chẳng cầu các Ngài hộ niệm, các Ngài cũng phải hộ niệm vì các Ngài phải hộ niệm bộ kinh này. Quý vị hằng ngày đọc tụng kinh này, chiếu theo kinh này tu hành, lẽ nào các Ngài không hộ niệm? Nếu quý vị hy vọng hết thảy chư Phật đều bảo vệ quý vị, hết thảy chư Phật đều hộ niệm quý vị, thì không có gì khác cả: Hãy niệm A Di Đà Kinh, niệm A Di Đà Phật là được rồi! Lợi ích thù thắng này còn kiếm ở nơi nào được nữa? Kiếm không ra! Người thật sự thông đạt Phật pháp, nếu chẳng tu Tịnh Độ, chẳng giữ lấy Tây Phương Cực Lạc thế giới, người ấy là kẻ xuẩn ngốc nhất, chẳng thể nào có hạng người như vậy được! Trừ phi kẻ ấy chưa thông hiểu, chưa từng thấy toàn bộ Phật pháp, chỉ thấy một bộ phận nào đó, thấy được phần này, chưa thấy được phần khác, nên chẳng thể tin tưởng. Nếu đã thấy toàn bộ thì nếu không phải là [do chính mình còn tham đắm nên] chẳng bỏ được nơi này, sẽ chẳng có lý do nào mà chẳng giữ lấy pháp môn Tịnh Độ! Bởi lẽ, pháp này quá thù thắng, hết sức chẳng thể nghĩ bàn!
Chúng ta nhất định phải hiểu đạo lý này! Lại còn có sáu phương Phật, đúng là mầu nhiệm đến tột bậc! Kinh nói số lượng chư Phật trong mỗi một phương của sáu phương là “như Hằng hà sa số”; thật ra, chẳng phải chỉ bằng số lượng cát trong một sông Hằng. Một giải sông Hằng rốt cuộc có bao nhiêu hạt cát? Chư Phật quá nhiều, không có cách nào tính toán, cát sông Hằng thấm vào đâu! Những vị Phật ấy không vị nào chẳng tán thán. Trong mỗi một phương, Thích Ca Mâu Ni Phật nêu vài danh hiệu tượng trưng. Phật nhiều như thế, rốt cuộc, Thích Ca Mâu Ni Phật nêu bao nhiêu vị? Nêu vị này sẽ sót tên vị kia, nêu tên vị kia sẽ sót tên vị khác nữa; nói chung là nêu lên một, sót muôn vàn, rốt cuộc phải nêu như thế nào thì mới nên? Tùy tiện nêu mấy vị ư? Chẳng thể được! Phật chẳng nói tùy tiện! Phật chẳng ăn nói tùy tiện đâu nhé! Ngài nói năng luôn có dụng ý,luôn có ý nghĩa rất sâu! Những danh hiệu của mấy vị Phật được Ngài nêu lên đều hàm nghĩa rất sâu. Nói cách khác, chẳng có bất cứ một vị Phật nào chẳng khen ngợi kinh này, chẳng hộ niệm bộ kinh này, quý vị mới hiểu được giá trị của kinh này cũng như biết được tánh chất quan trọng của pháp môn này. Quý vị có nghe pháp môn nào khác mà được hết thảy chư Phật hộ niệm hay chăng? Chưa từng nghe nói! Kinh này được hết thảy chư Phật hộ niệm. Nếu quý vị thật sự phát tâm tu học pháp môn này, đọc tụng kinh điển này, niệm một câu A Di Đà Phật, quý vị đừng nên hoài nghi, quý vị chính là người được hết thảy chư Phật hộ niệm! Vốn như vậy mà! Hết thảy chư Phật hộ niệm kinh này, quý vị hằng ngày đọc tụng kinh này, hết thảy chư Phật chẳng hộ niệm quý vị thì hộ niệm ai? Quý vị đã được hết thảy chư Phật hộ niệm, mà nếu lại đi xem Phong Thủy, đoán mạng, chư Phật đều bỏ đi hết. Quý vị thấy đó: Chúng ta hộ niệm kẻ đó, hắn cảm thấy không thể trông cậy được, vẫn phải tìm thầy tướng số, tìm thầy Phong Thủy, vẫn nghĩ lũ người kia mới đáng tin cậy, còn hết thảy chư Phật chúng ta chẳng đáng nương tựa, vậy thì đương nhiên chư Phật phải ra đi. Quý vị đại bất kính đối với chư Phật, chẳng có lòng tin đối với hết thảy chư Phật, phải biết điều này!
Tuy người niệm tụng kinh Di Đà rất nhiều, trong giới Phật giáo chẳng coi trọng kinh này cho lắm. Phân lượng kinh này ngắn hơn những bộ kinh lớn như kinh Kim Cang, kinh Pháp Hoa, kinh Lăng Nghiêm quá nhiều. Thật ra, kinh Di Đà trọng yếu hơn tất cả các kinh, nhưng mọi người chẳng biết giá trị. Vì thế, Liên Trì đại sư bất đắc dĩ phải tốn ngần ấy tinh thần để phân tích cặn kẽ cho chúng ta! Trong quá khứ, người ta chép kinh, nay chúng ta in kinh, đấy là cúng dường Phật, khiến cho xá-lợi Pháp Thân của Ngài thường trụ thế gian, vĩnh viễn chẳng bị hủy diệt. Nhất là kinh Di Đà, kinh Di Đà và kinh Vô Lượng Thọ là cùng một bộ, một kinh là Đại Bổn, kinh kia gọi là Tiểu Bổn, nói kinh Vô Lượng Thọ hay nói kinh Di Đà hoàn toàn giống nhau.
Trong Pháp Diệt Tận Kinh, đức Phật đã nói: Trong tương lai, Phật pháp sẽ diệt tận, kinh diệt đầu tiên là kinh Lăng Nghiêm, kinh diệt cuối cùng là kinh Di Đà. Tất cả hết thảy các kinh đều diệt sạch, kinh Di Đà và kinh Vô Lượng Thọ vẫn còn trên thế gian một trăm năm; bởi lẽ, kinh này thật sự là “tam căn phổ bị, lợi độn toàn thâu” (thích hợp khắp ba căn, gồm thâu lợi căn lẫn độn căn). Người chẳng gặp được những kinh ấy là kẻ thiếu phước; người gặp được kinh điển, y giáo tu hành, không ai chẳng thành tựu trong một đời! Do vậy, nói: Phật pháp thành tựu trong một đời, chỉ có pháp môn này; chúng ta đọc tụng, hoằng dương, lưu thông kinh điển này chính là cúng dường đức Phật. Do vậy, danh hiệu thứ hai là Ứng Cúng, Phật là phước điền chân thật của chúng sanh trong chín pháp giới.
Khi quý vị đọc tụng, nếu nói đoạn này có ý nghĩa này, đoạn kia có diệu nghĩa nọ, hỏng bét, hoàn toàn rớt vào ý thức. Công đức đọc tụng của quý vị không có! Đọc tụng nhằm mong hoàn thành Giới – Định – Huệ cùng một lượt. Do vậy, đọc tụng là đọc tụng, quyết chẳng thể nghĩ ngợi những ý nghĩa trong ấy. Ví như niệm kinh Di Đà, từ đầu đến cuối đọc xong một loạt, niệm từng chữ phân minh, rõ ràng, quyết định chẳng dấy lên một ý niệm trong ấy. Đó là tu Giới – Định – Huệ.
Kinh là ngôn ngữ lưu lộ từ chân tánh của Phật, là điều tốt lành nhất trong những điều lành, độ vô lượng vô biên chúng sanh, không có gì tốt lành hơn. Đọc kinh là “chúng thiện phụng hành” (vâng làm các điều lành). “Chư ác mạc tác” là giới Tiểu Thừa, “chúng thiện phụng hành” là giới Đại Thừa; Giới được đầy đủ! Khi đọc tụng bèn chuyên tâm, chuyên tâm là Định thành tựu. Từng chữ phân minh, chẳng đọc sai chữ nào, chẳng đọc lộn câu nào, là Huệ thành tựu. Chẳng khởi vọng tưởng, chẳng cần phải hiểu nghĩa. Đấy là tu Giới, Định, Huệ, tu Căn Bản Trí. Nếu quý vị không hiểu, một mặt niệm, một mặt suy nghĩ, đấy chính là một mặt đọc tụng, một mặt khởi vọng tưởng, hoàn toàn phá hoại công đức đọc tụng. Vì thế, khi đọc tụng chỉ đọc tụng, khi thảo luận sẽ thảo luận
A Di Đà Phật
Đọc tụng kinh A DI ĐÀ được hết thảy chư Phật hộ niệm.
Người gặp đc kinh A DI ĐÀ là ng có phước.
Xin cảm ơn đạo hữu Hãy niệm A DI ĐÀ PHẬT nhiều !
A DI ĐÀ PHẬT Mình xin có chút ý kiến về đường con cái Mình chỉ nhiều người khi đang có thai hảy tìm đọc Chú Đại Bi ngày 7 biến hay 21 biến càng tốt và nguyện Bồ Tát Quan Âm xoay chuyển che chở đứa bé mạnh khỏe bình an Phải thành tâm nếu đủ 2 vợ chồng càng thành tâm càng linh nghiệm đấy bạn ơi
Chúc đạo hữu Hãy niệm A Di Đà Phật tinh tấn & an lạc nhé !
Thân mến !
Con muốn gặp thầy viên trí thì liên hệ như thế nào duợc ạ
Kính bạch thầy.nêu bây giơ con lấy vợ rôi sau nay con di tu co vãng sanh được không ạ va nêu con nuôi sâu bọ đê cho chim ăn thì có phạm giới không ạ .va con tu tại gia thi co đươc vãng sanh không ạ.con mong bạch thầy hồi âm ạ.
Nam Mô A Di Đà Phật
Gửi bạn nhật
+Lấy vợ rồi sau này đi tu có vãng sanh không: Bạn lấy vợ rồi vẫn có thể tu bình thường, nếu đủ duyên thì hãy xuất gia thọ giới làm Tăng, không thì bạn vẫn có thể tu tập tại nhà gọi là Phật tử. Còn về có được vãng sanh Cực Lạc không thì Tịnh Tâm không trả lời được, vì “ai tu nấy chứng”, tự ở nơi tâm của bạn phải có đức tin, phải phát nguyện vãng sanh Cực lạc, tinh tấn niệm câu Nam Mô A Di Đà Phật tới hơi thở cuối cùng cho tới khi thấy Phật A Di Đà hiện thân tiếp dẫn thế mới gọi là vãng sinh. Chỉ cần chí tâm niệm Phật dù tại gia hay xuất gia đều được vãng sinh
+Bạn nuôi sâu bọ cho chim ăn: Giới thứ nhất trong ngũ giới: Cấm sát sinh, sâu bọ cũng là một sinh mạng, dù bạn ko chính tay giết, nhưng bắt cho chim ăn cũng có tội, thay vì bắt sâu bọ, bạn cho chim ăn cám cũng được mà.
+Bạn vào đọc thêm bài này nhé:
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2010/06/tin-nguyen-hanh-va-cach-thuc-niem-phat/
Chúc bạn tu tập tinh tấn
Nam mô a di đà Phật, mấy hôm nay thỉnh thoảng con lại niệm Phật tự dưng cảm thấy chóng mặt, đau đầu, sợ ma . Con phải làm sao ạ ? Nam mô a di đà Phật, Nam mô a di đà Phật
Nam Mô A Di Đà Phật _()_
Gửi bạn Đặng Nguyệt Ánh, con đường tu hành thường lắm chông gai, chướng ngại, trầm luân vô lượng kiếp tự tánh Phật của ta đã bị vô minh che lấp. Đời nay khi bạn phát tâm niệm Phật cầu đạo giải thoát chúng dễ gì để yên cho bạn tu hành chứ(Ví như, ngủ dậy trễ quen rồi, nay thức dậy sớm không quen, ngáp ngủ vậy đó). Hơn nữa những oan gia của ta cũng tạo đủ chướng ngại phá rối ta tu tập. Phật dạy rằng:
+Xây dựng đạo hạnh thì đừng cầu không bị ma chướng, vì không bị ma chướng thì chí nguyện không kiên cường.
+Việc đã làm thì đừng cầu mong dễ thành công, vì việc dễ thành công thì lòng mình thường kiêu ngạo.
Bạn “cảm thấy chóng mặt, đau đầu” trước hết bạn nên kiểm tra lại sức khỏe của mình trước. Khi niệm Phật, bạn nên kết hợp với việc Đi Kinh Hành, như thế tình trạng sẽ đỡ hơn, đứng niệm Phật ko ổn thì ta ngồi, ngồi không được thì ta nằm, quan trọng là câu niệm Phật luôn theo ta như bóng với hình.
Còn về việc bạn “sợ ma” thì bạn nên biết rằng khi ta niệm Phật thì:
1.Ngày đêm thường được các trư thiên ẩn lực thần tướng ngày đêm gia hộ.
2. Thường được đức Quan Thế Âm và 25 vị Bồ Tát và long thần hộ pháp hộ trì mãi mãi.
3. Thường được chư Phật ngày đêm hộ niệm, Phật A Di Đà phóng quang nhiếp thọ.
4. Tất cả ác quỷ dạ xoa la sát đều không thể hại mình được, không bị chúng độc xà, độc dược.
(http://www.phathoc.net/PrintView.aspx?Language=vi&ID=5A501B)
Nhớ nghĩ được như thế bạn sẽ không còn sợ ma nữa. Chúc bạn tu tập tinh tấn.
thầy con mới bước đầu học tu theo pháp môn tịnh độ.Vậy cho con hỏi nếu con tu theo pháp môn này con cần có phương pháp như thế nào ? Con cảm ơn thầy nhiều ạ
Chào bạn ! Bạn vào link dưới để tìm hiểu thêm nhé.chúc bạn thành công vãng sinh tây phương cực lạc ngay trong kiếp này.
http://thuvienhoasen.org/p27a13075/48-phap-niem-phat
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/cac-phuong-phap-niem-phat/
A DI DA PHAT
Con kính bạch thầy cho con hỏi một việc. Có lúc con nằm mơ thấy đoá sen trên trời bay xuống cah6n con, có lúc thì con nằm thấy Phật phóng hào quang lên con và con trở thành Phật bay lên; có lúc thì thấy Phật cười và và xoa đầu con… việc đó là cớ sao? Mong thầy giúp con.
Đường Về Cõi Tịnh: Mong quý đạo hữu hoan hỉ gõ tiếng Việt đủ dấu để các liên hữu tiện theo dõi và trao đổi.
Nam Mô A Di Đà Phật.,con năm nay 13 tuổi và đang hành trì pháp môn Tịnh Độ, vậy cho con hỏi niệm Phật vậy có cần tụng thên Chú Đại Bi không ? Vì con biết niệm Phật mới là pháp môn vãng sanh Cực Lạc con sợ tụng chú sẽ là tạp tu. Xin chư vị liên hữu giải thích cho con nểu con có sai sót.,Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật! Liên hữu Từ Minh Hào đọc bài này xem sao!
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2014/12/nguoi-niem-phat-co-can-phai-niem-them-chu/
Thưa Thầy ! Hiện con có một thắc mắc không hiểu cho lắm nên mong các Thầy chỉ dạy cho con hiểu ạ! Chẳng là, đầu em gái con có chấy nên mỗi ngày con đều phải bắt chấy cho em ,nếu không nó sẽ sinh sôi lây lan rất nhanh.con muốn hỏi không biết làm như vậy có phạm tội sát sanh không ạ?
Thưa thầy ! Con có thắc mắc mong thầy giải đáp.
Con tìm hiểu thì thấy để thành phật rất khó mà để vãng sanh về tây phương cực lạc thì lại chỉ cần thành tâm niệm phật, đến gần chết là cận tử nghiệp vẫn niệm thì sẽ được vãng sanh.
Vậy vãng sanh về tây phương cực lạc có phải là thành phật không ạ ?
Vâng đúng vậy, vãng sanh Cực Lạc là sẽ thành Phật. Xin trích một lời Kinh dưới đây để bạn rõ hơn nhé
“Diệu-Nguyệt cư sĩ, nên biết rằng được vãng sanh Cực-Lạc thì không bao giờ trở lại địa vị phàm phu với thân xác ngũ uẩn nữa. Do đó, mới gọi là Bất-thối-chuyển. Từ đó về sau, dần dần thành tựu mười thứ Trí-lực, mười tám pháp Bất-cộng, năm nhãn, sáu thông, vô lượng Đà-ra-ni, vô số Tam-muội, thần thông du hí, biện tài vô ngại … đầy đủ bao nhiêu công đức vô lậu của Đại Bồ-Tát, cho đến khi đắc quả Phật. Bởi vậy mà Ta, Thích-Ca Mâu-Ni Thế-Tôn hôm nay trân trọng xác quyết rằng : VÃNG SANH ĐỔNG Ý NGHĨA VỚI THÀNH PHẬT, VÌ VÃNG SANH TỨC LÀ THÀNH PHẬT.”
Chúc tinh tấn tu tập nhé!
A Di Đà Phật
Chào bạn Phan Thanh Hải,
Bạn xem trích dẫn từ kinh Niệm Phật Ba La Mật như bên dưới nhé.
“Diệu-Nguyệt cư sĩ, nên biết rằng được vãng sanh Cực-Lạc thì không bao giờ trở lại địa vị phàm phu với thân xác ngũ uẩn nữa. Do đó, mới gọi là Bất-thối-chuyển. Từ đó về sau, dần dần thành tựu mười thứ Trí-lực, mười tám pháp Bất-cộng, năm nhãn, sáu thông, vô lượng Đà-ra-ni, vô số Tam-muội, thần thông du hí, biện tài vô ngại … đầy đủ bao nhiêu công đức vô lậu của Đại Bồ-Tát, cho đến khi đắc quả Phật. Bởi vậy mà Ta, Thích-Ca Mâu-Ni Thế-Tôn hôm nay trân trọng xác quyết rằng : VÃNG SANH ĐỔNG Ý NGHĨA VỚI THÀNH PHẬT, VÌ VÃNG SANH TỨC LÀ THÀNH PHẬT.”
Khi một người vãng sanh về Cực Lạc, thì sẽ tiếp tục tu mãi cho đến khi thành Phật trong sự nhiếp thọ của Đức A Di Đà và chư Phật mười phương, dù du hý khắp mười phương làm Phật sự mà chẳng bao giờ bị đoạ lạc trở lại, đây là một trong những ý thù thắng của việc vãng sanh Cực Lạc.
Tuy nhiên, để lâm chung chí thành niệm được mười niệm không dễ như mọi người thường nghĩ, vì đó là lúc thân xác đau đớn, tâm trí u mê, lại thêm oan gia trái chủ vây quanh kéo mình đi vào ác nghiệp. Cho nên, nếu tin thì mình phải gắng hết sức hành trì trong mọi lúc có thể để tập cho tâm ý mình thuần thục, gắn với câu Phật hiệu.
Chúc bạn tu tập tinh tấn.
Nam Mô A Di Đà Phật.
chào bạn Thanh hải
xin chia sẻ 1 chút với bạn.
thành phật không phải dễ mà vãng sanh về Cực Lạc cũng không hề quá dễ dàng như nhiều người lầm hiểu.
phải có căn lành lớn,phước đức lớn,công đức lớn mới có thể vãng sanh CỰC LẠC THẾ GIỚI.để lúc lâm chung không còn các chướng ngại,an nhiên tự tại thì hiện tại phải gắng công tu tập,thanh lọc thân khẩu ý cho trong sạch quang minh.
vãng sanh về TÂY PHƯƠNG CỰC LẠC rồi thì sẽ có sự tu hành rất tốt,chỉ có tăng trưởng chứ không bao giờ bị lui sụt vì được sự giúp đỡ của các vị BỒ TÁT. và rồi khi đã viên mãn các công hạnh thì sẽ trở thành đấng Lưỡng Túc Tôn,tức là thành Phật.
chúc bạn an lạc.
Thầy cho con hỏi là Tại sao con nghe trong kinh thấy nhiều vị tu hành do kiếp này chưa tới duyên mà phải tái sanh kiếp sau tu tiếp? Tại sao họ ko cầu tịnh độ để có thể về thế giới tịnh độ tu hành ạ ?
Có phải vì họ muốn trả hết nghiệp và phước ở kiếp sau và tu hành. Còn những người tu ở nơi tịnh độ, vì đó vẫn là nơi vô thường nên sau khi tu xong họ vẫn phải về nơi trần gian để trả nghiệp đúng ko ạ ?
Bạch thầy hoan hỷ cho con hỏi 1 câu ạ!
Chuyện là bà con khi còn sống có đầy đủ tín nguyện hạnh, đến khi gần lâm chung có đạo tràng khai thị cho oan gia trái chủ và bà nên khi lâm chung phút hấp hối bà niệm phật theo trưởng ban hộ niệm được. Gia đình con niệm 17 tiếng thì kiểm tra thoại tướng lần cuối thì biết bà đã được vãng sinh. Cả nhà con sau đó phải phát tang và làm theo pháp thế gian là dân làng đến viếng duy chỉ là k sát sinh và con cháu ăn chay thôi ạ. Nhưng khi đưa đi hỏa thiêu và đem đi chôn thì con cháu khóc bà cho đúng thủ tục để đẹp lòng hàng xóm nhưng có người lại nói là:” Không được khóc nếu không bà đang trên Tây phương thấy luyến lại quay về đấy” vì linh hồn trên đó còn yếu. Vậy con muốn hỏi thầy chỉ giùm con là : khi vãng sinh rồi thì có quay lại vì luyến không ạ? Con cảm ơn thầy. A di đà Phật
A Di Đà Phật
Bạn Khánh Thy,
1. Người đã vãng sanh Cực Lạc thì không có chuyện “linh hồn còn yếu” nên sẽ quay trở về. Đó là nói lý ngôn ngữ thế gian, gia đình bạn phải có niềm tin nơi chánh pháp không sẽ bị người thế gian khiến cho lung lạc tinh thần rồi lạc vào tà kiến. Người được sanh về Tịnh Độ là tâm người đó và tâm Phật A Di Đà đã tương thông, do vậy Ngài và thánh chúng mới hiện thân tiếp dẫn về Tịnh Độ. Về đó rồi tâm đã tịnh hoá, chẳng còn phiền não hay lưu luyến thế gian thì lẽ nào lập tức quay lại? Ngoại trừ vì hạnh nguyện độ thế.
2. Gia đình bạn nên lấy bà làm tấm gương mà tu học, cùng khuyến tấn nhau phát tín-nguyện-hạnh, cùng xa lìa tà ác, hướng về thiện lành, hàng ngày cùng tụng kinh Đại Thừa vô Lượng Thọ, hay A Di Đà Kinh, niệm Phật, phóng sanh, giữ giới thanh tịnh, hồi hướng công đức cho bà bạn, chắc chắn bà bạn sẽ vô cùng hoan hỉ khi thấy con cháu nối huệ mạng mình cùng phát tâm tu học để giải thoát.
Những chuyện của thế gian gia đình bạn đừng quan tâm làm gì, bởi hễ quan tâm sẽ khởi nghi và sanh phiền não, vì vậy hãy tập trung vào tu học thì sẽ tốt hơn.
TĐ
Bạch Thầy cho con hỏi, hôm trước con mơ giấc mơ lạ như thế này ạ:
Con đã mơ thấy 1 cái tháp, nơi đó Sư phụ con ko đặt tượng Phật mà Sư phụ đặt 2 bàn tay đá chấp lại (trong Vô ngại Đại bi Tâm Đà ra ni), con đã nhìn thấy 1 chú chó đen lên chỗ Tháp 2 bàn tay nằm đó nói j đó, rồi sau đó 2 bàn tay ấy chuyển động, chú chó đen ban đầu nằm khoanh lại 4 chân, sau đó từ 2 bàn tay phát ra 1 luồng ánh sáng vàng vào người chú chó và chú chó đi đc bằng 2 chân như con người, chú chó bảo đắc Đạo. Sau đó con lại thấy Chùa có thuê người đến đặt tượng, con đã cố để gặp Sư phụ báo cho Người là ko nên đặt tượng, vì trong giấc mơ con thấy đôi bàn tay Thủ ấn, nhưng do người dân đến quá đông con chưa gặp đc Sư phụ. Con lại thấy mình lấy Pháp danh và trong mơ con chưa biết đc Pháp danh mình là gì, con chỉ nhớ rằng các Cô nói con có công danh, 32-33 tuổi nổi tiếng, làm PGĐ!