Phật dạy chúng ta “Khẩu hòa vô tranh”. Phật biết được những hiểu lầm, kết oán của tất cả chúng sanh. Tám, chín phần mười đều do lời nói tạo thành, nên gọi là “Nói nhiều ắt sai”. Lời không nên nói quá nhiều, nói nhiều sẽ có sai lầm, dễ dàng dẫn đến nghi hoặc, hiểu lầm của người khác, thế là liền kết oán với người. Sau khi kết oán thì oan oan tương báo không hề ngừng dứt. Ngay trong hữu ý, vô ý tạo thành rất nhiều chướng nạn trên đạo Bồ đề, cho nên người xưa dạy chúng ta: “Nói ít một câu chuyện, niệm nhiều một câu Phật”. Bạn thấy như vậy tốt chừng nào.
Ngay khi chúng ta muốn nói chuyện, lời nói vừa tới cửa miệng, liền: “A Di Đà Phật”, biến thành “A Di Đà Phật” thì tốt. Cách này rất tuyệt! Khẩu hòa vô tranh chân thật làm đến được khẩu hòa vô tranh, chính là một ngày từ sớm đến tối nhìn thấy người hoan hỷ vui vẻ “A Di Đà Phật” cho dù người ta nói chuyện gì với chúng ta, đều nói “A Di Đà Phật”, vậy thì tốt, tâm bình khí hòa. Một câu A Di Đà Phật này là chân ngôn, ngoài câu A Di Đà Phật ra toàn là vọng tưởng. Đọc kinh cũng không thể được. Niệm Phật mới có thể vãng sanh, mới có thể thành Phật. Đọc kinh vẫn còn có thể khởi vọng tưởng, vọng tưởng xen tạp ngay trong kinh văn thì kinh đó có đọc cũng không có hiệu quả, không có tác dụng. Nên người xưa nói: “Đọc kinh không bằng niệm chú, niệm chú không bằng niệm Phật”. Vì sao vậy? Phật hiệu rất đơn giản, vọng tưởng rất khó mà xen tạp ở trong. Nếu càng dài thì càng dễ xen tạp.
Các vị tưởng tượng xem, bạn đọc chú Lăng Nghiêm, nhất định có vọng tưởng xen tạp ở trong đó. Thời gian quá dài, sức mạnh nhiếp thọ của chúng ta không đủ. Niệm một chú vãng sanh, chú vãng sanh tương đối rất ngắn, tinh thần tập trung từ đầu đến cuối đọc qua một biến đại khái vẫn không đến nỗi xen tạp. Nhưng nếu như bạn đọc một lúc 30-50 biến nhất định có vọng niệm xen tạp ngay trong đó.
Phật hiệu đơn giản, ngày trước tôi truyền dạy cho mọi người, chính là niệm một câu Phật hiệu “Nam Mô A Di Đà Phật” sáu chữ mười lần, một hơi niệm mười lần. Trong mười câu Phật hiệu không xen tạp một vọng niệm. Một phút có thể làm được, một phút lực nhiếp thọ chúng ta có thể làm được, năm phút thì ko thể làm được. Một phút có thể làm được nên mỗi ngày thời khóa này của bạn chính là một phút mười câu Phật hiệu – mười câu Phật hiệu này tương ưng với nguyên tắc niệm Phật của Bồ tát Đại Thế Chí đã nói. Bồ tát nói “tịnh niệm tương tục”, tịnh niệm này không hoài nghi, không xen tạp, tương tục là từng câu từng câu liên tục mười câu. Vậy thì được rồi, một ngày niệm chín lần là ít nhất, đương nhiên càng nhiều càng tốt. Chí ít mỗi ngày phải niệm chín lần, tạo thành một thói quen, làm như vậy chân thật là một lòng chuyên niệm, lại có một nguyện vọng khẩn thiết cầu sanh Tịnh độ, làm đến được một lòng chuyên niệm làm gì mà không vãng sanh chứ. Cho nên đừng xem thường một ngày chín niệm, chân thật có hiệu quả. Đó là thuộc về tịnh niệm liên tục, cho nên nhất định phải làm đến được ‘khẩu hòa vô tranh’.
Tất cả pháp thế gian đều là giả, đều không phải thật, có gì đáng để tranh luận. Người ta tán thán ta là giả đừng ưa thích, không phải là thật. Người ta hủy báng ta, nhục mạ ta cũng là giả, hà tất phải sân hận. Họ mắng người khác vì sao bạn không tức giận? Đó không phải là mắng ta, do mắng người khác nên bạn không hề tiếp nhận. Khi họ mắng bạn, bạn tiếp nhận về thì liền tức giận, bạn đến chính mình cũng xem thành người khác. Họ mắng người khác không liên quan gì tới ta, vậy thì bạn sẽ không tức giận. Ta là giả thôi, danh là giả thôi, tướng cũng là giả thôi. Người ta mắng, người ta làm nhục thực tế mà nói cũng vì cái danh này, cái tướng này gió thổi qua tai không hề có liên quan. Đây là chân tướng sự thật.
Cho nên hiểu rõ chân tướng sự thật lại đi học Phật, hiểu được một chút đạo lý thì khi họ mắng ta thì ta “A Di Đà Phật, cám ơn đã tiêu tai giải nạn”. Họ là đại thiện tri thức của chúng ta, đại ân nhân. Mỗi câu của họ đều tiêu tai giải nạn thay ta, nghiệp chướng của chúng ta sẽ được tiêu hết. Đây là thật, không phải là giả, cho nên bạn có thể hoan hỷ tiếp nhận, “như như bất động” là tiêu nghiệp chướng. Nếu như bạn thảy đều tiếp nhận nó hết, chính mình ở nơi đó sân hận vậy thì bạn tạo nghiệp chướng. Một cái là tiêu nghiệp chướng, một cái là tạo nghiệp chướng thì ở ngay trong một niệm khi chuyển đổi lại, không những không tạo nghiệp chướng trái lại còn tiêu nghiệp chướng.
Phật thật có trí tuệ, dạy chúng ta tuyệt chiêu này, cho nên đối với tất cả oan gia trái chủ, mỗi ngày chúng ta đem công đức tu tích được hồi hướng cho họ, báo đại ân của họ. Những oan gia trái chủ này ngày ngày tiêu nghiệp chướng cho ta. Nghiệp chướng chúng ta tích lũy từ vô thủy kiếp đến ngày nay vô lượng vô biên, may được những oan gia trái chủ này ngày ngày vì chúng ta tiêu nghiệp.
Các vị phải biết, người mỗi ngày tán thán bạn, tâng bốc bạn không thể tiêu được nghiệp. Tán thán nhiều thì cống cao ngã mạn, họ lại sinh ra nghiệp chướng.
Khẩu hòa vô tranh phải biết được nên làm như thế nào. Ý hòa đồng duyệt, chân thật tu học tương ưng như pháp rồi, bạn quyết định được pháp hỷ, pháp hỷ sung mãn, đời sống của bạn an vui, chân thật gọi là ‘lìa khổ được vui’. Bạn chân thật được an vui. Sự an vui này chân thật các vị phải ghi nhớ: không phải nói bạn được tiền của, cũng không phải nói bạn được công danh, được phú quý, không phải vậy. Được an vui, an vui cùng với công danh, phú quý, tiền của không có liên quan. Nếu không tin tưởng, bạn có thể đi hỏi thử những người có địa vị rất cao, người có tiền của nhiều, bạn hỏi họ xem có an vui không? Họ không vui, một mình họ không dám đi trên phố, sợ người ta ám sát họ, ngày ngày đề cao cảnh giác. Đời sống ở trong sự lo sợ có cái gì vui chứ. Ra cửa phải có rất nhiều vệ sĩ, bạn nói xem có đáng thương hay không? Làm gì được như người nghèo không có thứ gì, muốn đi đâu thì đi, rất tự tại, ai cũng không sợ, cùng với ai cũng đều hoan hỷ. Cho nên an vui không có quan hệ gì với những thứ này. Cái an vui chân thật là pháp lạc, thông hiểu đối với chân tướng của vũ trụ nhân sanh, đó mới là thật an vui. Khởi tâm động niệm, lời nói việc làm đều có thể tương ưng với lý, tương ưng với đạo lý này, tương ưng với chân tướng sự thật thì làm sao không an vui.
Ý hòa đồng duyệt – Mỗi người chúng ta đều y theo phương pháp, lý luận, cảnh giới của kinh Vô Lượng Thọ để tu học, đều học tập A Di Đà Phật thì thật an vui. Thế xuất thế gian không có bất cứ thứ an vui nào có thể so sánh được với an vui của người niệm Phật. Tu học bất cứ pháp môn khác cũng không thể sánh được với sự an vui của pháp môn niệm Phật. Nếu như bạn nói tôi niệm Phật, niệm được nhiều năm đến nay, niệm rất khổ sở đến một chút an vui cũng không có, đó là do nguyên nhân gì? Vì bạn vẫn chưa vào được cửa, bạn niệm không được tương ưng. Ngày ngày đọc kinh, đạo lý trong kinh nói bạn không hiểu, không rõ ràng, không tường tận, không thể đem những đạo lý này dùng ở ngay trong cuộc sống của chính mình. Có học mà không thể dùng, cái khổ của bạn không thể lìa khỏi. Nếu như cái bạn đã học, thảy đều có thể áp dụng ngay trong cuộc sống thường ngày từng ly từng tí, đều có thể tương ưng với cảnh giới, phương pháp, lý luận của kinh điển thì làm gì có chuyện không an vui. Tây phương gọi là thế giới Cực lạc. Hiện tại chúng ta tuy là chưa đi đến thế giới Cực lạc, thế nhưng không khí của thế giới Cực lạc có rồi, an vui của thế giới Cực lạc có rồi, hiện tại liền có thể có được. Hiện tại là hoa báo chứng thật quả báo thù thắng.
Khai thị trích đoạn 154
Pháp sư Tịnh Không chủ giảng
Đánh máy: Diệu Âm Lệ Hiếu
Download MP3: http://www.tinhthuquan.com/PhapAmViet/tinhkhongps.htm
A DI Đà PHẬT. Chúng Con Xin Nguyện Nghe lời PHÁP SƯ TỊNH KHÔNG Chỉ Dạy chúng Con .Con Thường nghe Pháp của PHÁP SƯ TỊNH KHÔNG học và Hành theo .A Di Đà PHẬT chứng minh cho Con .Con nay Con PHÁT NGUYỆN thường Niệm PHẬT A DI ĐÀ, Cầu tất cả Chúng sanh Giác Ngộ Phát Tâm lành. xin PHẬT gia hộ cho THÂN TÂM con Không rời 4 chữ A Di ĐÀ PHẬT cho đến lúc PHẬT Thương Con Độ Vãng Sanh,để cứu độ chúng sanh . A Di ĐÀ PHẬT pháp Sư tịnh không chứng minh. Mô phật. Hi hi
A Di Đà Phật.
HT xin mạng phép hỏi chú Thiện Nhân hoặc các đạo hữu khác một câu này nhe.
Đối với hành giả tu hành ai là thiện trí thức chân thật nhất? Vì sao?
Nam Mô Hoan Hỷ Tạng Bồ Tát Ma Ha Tát.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Theo mình nghĩ thì…
Đối với hành giả sơ phát tâm thì thiện tri thức chân thật nhất chính là như trong bài Bậc Thiện Tri Thức Là Gì?. Bởi vì: “ Không thầy đố mày làm nên “.
Còn đối với những hành giả đã tu lâu rồi ( giống như Huệ Tịnh chẳn hạn 🙂 ) thì thiện tri thức chân thật nhất của mình chính là những người thường hay nhìn vào lỗi của mình, chỉ cái lỗi của mình, và đôi khi còn đối xử thậm tệ với mình như là khinh thường, nhục mạ, lừa gạt, mắng chưởi, uy hiếp, hâm dọa…nói chung là làm tổn thương đến cái Mình và cái Của Mình. Chính nhờ như vậy mà mình mới sớm thành tựu được đạo hạnh. Bởi vì:” vô ma khảo bất thành đại đạo “.
Riêng đối với bản thân mình thì không cần phải phân biệt là “Thiện Tri Thức” hay “Ác Tri Thức” để làm gì. Mình chỉ cần biết:
A Di Đà Phật
Gửi Đạo hữu HT,
Câu hỏi của Đạo hữu thật ý nghĩa. Với hành giả tu đạo thì Phật và các hoá thân Phật là những Thiện Tri Thức chân thật nhất.
Để các đạo hữu cùng hiểu rõ hơn về ý nghĩa cụm từ này, TN mạo muội trích dẫn một đoạn kinh văn do Phật thuyết trong Kinh Đại Niết Bàn:
“Nầy Thiện nam tử! Thiện tri thức là nói chư Phật Bồ Tát và hàng Thanh Văn, Bích Chi Phật, cùng những người tin kinh Đại Thừa. Thế nào gọi là thiện tri thức? Hàng thiện tri thức có thể chỉ dạy cho chúng sanh xa lìa mười điều ác, tu hành mười điều lành, do nghĩa nầy nên gọi là thiện tri thức. Lại hàng thiện tri thức lời nói đúng như pháp thật hành đúng như lời nói, chính là tự mình chẳng sát sanh cũng bảo người chẳng sát sanh, nhẫn đến tự mình có chánh kiến, cũng đem chánh kiến dạy cho người.
Nều có thể được như đây thời gọi là chơn thiệt thiện tri thức. Tự mình tu tập Bồ Đề cũng có thể dạy người tu hành Bồ Đề. Tự mình tu hành chánh tín, trì giới, bố thí, đa văn, trí huệ, cũng có thể dạy người như vậy, do đây nên gọi là thiện tri thức.
Nầy Thiện nam tử! Hàng thiện tri thức có thiện pháp. Những gì là thiện pháp? Những việc của mình thật hành chẳng mong cầu tự vui, mà thường vì chúng sanh cầu an vui, thấy người khác có lỗi không rao nói, miệng thường tuyên nói những việc thuần thiện, do đây nên gọi là thiện tri thức.
(…)
Nầy Thiện nam tử! Bực thiện tri thức chơn thật thứ nhứt là Bồ Tát và chư Phật, vì bực nầy thường dùng ba pháp khéo điều ngự: Một là lời nói hoàn toàn dịu hòa, hai là hoàn toàn quở trách, ba là dịu hòa cùng quở trách. Do đây nên Bồ Tát và chư Phật là bực thiện tri thức chơn thật. Phật và Bồ tát là bực đại lương y nên gọi là thiện tri thức, vì biết bịnh, biết thuốc, cho thuốc đúng bịnh.
(…)
Cũng vậy, Chư Phật và Bồ Tát biết phàm phu có ba thứ bịnh: Tham dục, sân khuể, ngu si. Người tham dục dạy quán tướng xương trắng, người sân khuể dạy quán từ bi, người ngu si dạy quán mười hai nhơn duyên. Do đây nên chư Phật và Bồ Tát gọi là thiện tri thức.
Như thuyền chủ vì giỏi đưa người nên gọi là đại thuyền chủ. Cũng vậy, Chư Phật và Bồ Tát đưa chúng sanh khỏi biển sanh tử nên gọi là thiện tri thức.
Nầy Thiện nam tử! Do Phật và Bồ Tát làm cho chúng sanh được tu hành đầy đủ những căn lành. Ví như núi Tuyết là nơi sản xuất những cội gốc thuốc hay vi diệu. Cũng vậy, chư Phật và Bồ Tát là chỗ xuất sanh tất cả căn lành, do đây nên gọi là thiện tri thức.
Trong núi Tuyết có vị hương dược tên là Ta Ha, người nào thấy thuốc nầy thời được sống lâu, không có bịnh khổ, bốn thứ độc không làm hại được. Người nào rờ đụng thuốc nầy thời sống lâu đủ một trăm hai mươi tuổi. Người nào nhớ thuốc nầy thời được trí túc mạng. Đó là do thế lực của vị thuốc nầy. Cũng vậy, chư Phật và Bồ Tát, nếu ai được thấy thời tất cả phiền não đều trừ, bốn ma chẳng nhiễu loạn được. Người nào gần gũi chư Phật và Bồ Tát, vì được nghe pháp, nên được trường thọ chẳng bị sanh tử. Người nào tưởng niệm chư Phật và Bồ Tát thời được vô thượng Bồ Đề. Do đây nên chư Phật và Bồ Tát gọi là thiện tri thức.
Như trong Hương Sơn có ao A Na Bà Đạp Đa, từ ao nầy thành nguồn bốn con sông lớn: Sông Hằng, sông Vân Đầu, sông Tư Đà, sông Bác Xoa. Người đời thường nói rằng: Nếu người có tội tắm nơi bốn con sông nầy thời tội đều tiêu diệt. Nên biết lời nói nầy là hư vọng chẳng thật. Chỉ có chư Phật và Bồ Tát mới là chơn thật. Vì người nào được gần gũi thời tất cả tội chướng đều tiêu trừ. Do đây nên chư Phật và Bồ Tát gọi là thiện tri thức.
Ví như trên mặt đất có bao nhiêu cỏ thuốc, rừng cây, trăm giống lúa, mía nho, các thứ bông trái. Gặp trời nắng hạn sắp khô chết, Nan Đà Long Vương vì xót thương chúng sanh nên ra khỏi biển lớn làm mưa xối xuống, nhờ đó tất cả cỏ cây bông trái đều được tươi tốt. Cũng vậy, tất cả chúng sanh có bao nhiêu căn lành sắp tiêu diệt, chư Phật và Bồ Tát sanh lòng đại bi từ biển trí huệ rưới pháp cam lồ, làm cho chúng sanh được mười hai pháp lành. Do đây nên chư Phật và Bồ Tát gọi là thiện tri thức.
Ví như lương y thông thạo tám môn trị bịnh, thấy những người bịnh thời lo chữa trị, không ngó đến dòng họ, đẹp xấu cũng không nghĩ đến châu báu, do đây nên người đời xưng tặng là đại lương y. Cũng vậy, chư Phật và Bồ Tát thấy chúng sanh có bịnh phiền não, liền sanh lòng từ mẫn mà thuyết pháp, không ngó đến dòng họ đẹp xấu cùng của cải, chúng sanh được nghe pháp, phiền não liền trừ diệt. Do đây nên chư Phật và Bồ Tát gọi là thiện tri thức”.
Chúc an lạc.
TN
A Di Đà Phật.
HT xin cảm ơn hai vị đạo hữu chú TN và HĐ tặng các câu giả đáp rất hay. HT có duyên để học hỏi thêm.
@Hướng Đạo:
Nếu không phân biệt Thiện Tri Thức hay Ác Tri Thức thì lấy cái gì để chỉ biết niệm Nam Mô A Di Đà Phật? Cái máy niệm Phật cũng làm được kia mà. 🙂
@Thiện Nhân:
Như vậy trong thời mạt pháp hiện nay chư Phật và Bồ Tát ít xuất hiện, khi các Ngài xuất hiện thì mắt phàm không thể biết nhận ra thì làm sao để biết ai là thiện tri thức chân thật hay giả để tin theo?
Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật
Gửi Đạo hữu HT,
Chư Phật và Bồ Tát ít xuất hiện là dùng lý tướng của người phàm phu chúng ta để chiếu xét. Thực tế thì Phật và Bồ tát vẫn luôn ở quanh ta và lúc nào cũng ở xung quanh chúng ta, nhưng chúng ta không nhìn thấy.
Nguyên nhân: Bởi chúng ta còn sống và luôn thích sống trong vô minh và phiền não. Hễ khởi tâm động niệm là đều nghĩ tới ngũ dục, lục trần, là sát, đạo, dâm, vọng, tham, sân, si, mạn, phân biệt, chấp trước luôn dấy khởi, lôi kéo, vì thế dẫu Phật, Bồ tát có thị hiện ngay trước mặt, chúng ta cũng chẳng có cơ hội để nhận ra được. Cũng vì thế người tu đạo thời nay chỉ thích hướng tâm ra bên ngoài để tìm đạo, cầu đạo, thay vì xoay cái nhìn vào bên trong để chiếu xét cái tâm ô trược ấy, giúp nó chuyển hoá, trở lại trạng thái tịnh lặng vốn có. Đó cũng là lý do mà chúng ta nhiều khi càng tu càng thấy xa đạo, càng tu càng thấy thêm nhiều phiền não, càng tu càng thấy ma chướng dấy khởi trùng trùng.
TN có quen một vị Cư Sĩ nhân chuyến về thăm nhà, được ngồi trò chuyện đạo pháp cùng ông, ông dạy TN: Nếu ông tu trong vòng 2 năm mà không thấy trí tuệ khai mở thì ông đã tu sai đường và ngay lập tức, ông phải làm lại từ đầu, bằng không ông sẽ đi vào ma đạo.
Một vị Tu sĩ TN rất kính trọng, trong chuyến tu học tại Miến Điện, khi thấy một vài Đại đức người Việt cũng qua đó tu học và thấy họ đồng lòng xin xả giới, vị Tu sĩ nọ bèn hỏi và họ trân thành đáp: Chúng con tuy thọ giới nhưng chẳng giới nào giữ chọn, vì vậy, qua đây chúng con xin xả giới để làm lại từ đầu.
Lời khuyên của một Cư sĩ; hành động của những vị Tu sĩ nói trên chính là biểu pháp của những Thiện tri thức đáng để chúng ta học tập.
Do vậy với những người sơ tâm như chúng ta thì ai có thể chỉ những điều sai quấy cho chúng ta để chúng ta sửa đổi; Ai có thể chỉ cho chúng ta còn đường sáng để ta đi; Ai có thể đồng hành trên những bước thăng trầm tu đạo của chúng ta=Thiện tri thức chân thật.
TN
A Di Đà Phật! Huệ Tịnh đúng là “nhất tiển hạ song điêu”, quả là kỳ tài tư vấn Phật học. Trả lời cũng hay mà hỏi cũng rất hay. Thật đáng khâm phục. 🙂
Tại sao mình không phân biệt là Thiện Tri Thức hay Ác Tri Thức mà chỉ “nhất hướng chuyên niệm A Di Đà Phật? Là bởi vì nếu lở như mình gặp phải Ác Tri Thức thì câu Phật hiệu này sẽ giúp mình qua được sự thử thách và cám dổ ngoài ra còn có thể khéo biết phương tiện để cảm hóa vị ác tri thức đó. Nếu như gặp phải thiện tri thức thì câu Phật hiệu này cũng chính là lời chào, và chư thiện tri thức đó cũng sẽ chào lại mình bằng câu Phật hiệu như vậy.
Nếu như mình có tâm phân biệt Thiện Tri Thức và Ác Tri Thức vậy thì đối với ác tri thức chẳn lẻ mình phải sanh tâm ghét bỏ, xa lánh hay sao, trong khi Phật đã nói là “oán tằng hội khổ” kia mà? Còn đối với Thiện Tri Thức thì muốn được gần gủi nhưng biết đi đâu mà tìm? Người này thì đồn ở chùa nọ có vị thầy đắc đạo, trên núi kia có vị A La Hán chuyển thế rồi Phật, Bồ Tát thị hiện ở đằng kia…mỗi nơi mình đều tìm tới để học hỏi vậy thì khi nghe lời đồn chính là “dỉ âm thanh cầu ngã”, khi đến nơi để tận mắt diện kiến chính là “dỉ sắc kiến ngã”. Như bài kệ trong kinh Kim Cang:
“Nhược dỉ sắc kiến ngã,
Dỉ âm thanh cầu ngã,
Thị nhân hành tà đạo,
Bất năng kiến Như Lai”
Mà cho dù có gặp được Phật Bồ Tát thật sự đi nữa thì đến khi đó Phật, Bồ Tát cũng sẽ vì mình mà khai thị đại khái thế này: “A Di Đà Phật! Khổ hải vô biên, hồi đầu thị ngạn”. Hoặc là:
“Phật tại Linh Sơn mạc viễn cầu,
Linh Sơn chỉ tại nhữ tâm đầu,
Nhân nhân hữu cá Linh Sơn Tháp,
Hão hướng Linh Sơn Tháp hạ tu.”
Đến khi ấy thì mình cũng phải “hồi đầu thị ngạn” hay “Hão hướng Linh Sơn Tháp hạ tu” thôi. Có phải không?
Cái máy thì chỉ có tiếng niệm chứ không có tâm niệm. Tâm niệm thì cổ nhân nói:”như người uống nước tự biết nóng lạnh”. Tuy nhiên thời nay có người đã nói ở đây :
“Khi đứng dưới đường phố, nhìn ngang thấy mọi người khác biệt
Khi lên từng lầu 48, nhìn xuống thấy mọi người không khác biệt
Khi lên cao tận mây trời, nhìn thì chẳng còn thấy ai cả
Người niệm Phật cũng thế, tuỳ mức độ nhìn thấy.”
Như vậy thì LẤY CÁI GÌ để nhìn thấy? Cũng bởi không nghe lời đạo hữu Hương Quang cho nên mình cứ bị rơi vào “hý luận” hoài, thật là hổ thẹn.
A Di Đà Phật _()_
A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật.
@Hướng Đạo:
Nếu là kỳ tài tư vấn học Phật thì HT chốn ở trang DVCT này để hý luận làm gì? Sao không ra ngoài đời kiếm chút danh vọng không hay hơn sao? 🙂 Cho nên HT không đáng để Hướng Đạo khen như vậy vì thấy hổ thẹn không dám nhận lãnh.
Nếu như HĐ đã nói lấy tâm không phân biệt Thiện Tri Thức hay Ác Tri Thức để nhất hướng chuyên niệm A Di Đà Phật, thì chắc con két cũng làm được đúng không? Khi đã khởi tâm không phân biệt như vậy có khác gì đã chấp trước cái tâm không phân biệt?
Thiện Tri Thức cũng chẳng phải xa, cũng chẳng phải không xa. Nếu tâm động phân biệt thì thấy xa gần. Nếu tâm lặng lẻ tự soi chiếu thì lúc nào cũng theo bên cạnh mình như bóng theo hình luôn luôn nhắc nhỡ.
Ác Tri Thức cũng thế.
Nếu chấp câu “Lão thật trì danh phi hý luận” mà sợ hý luận thì có khác gì chấp văn từ cho mình là thật lão niệm Phật? Nếu hý luận để khai tâm ngộ ra (Lý) để đi đến thật đúng cách thực hành lão thật niệm Phật (Sự) thì tuy là hý luận nhưng chẳng phải là húy luận. Vì thật ra cái gốc của lão thật niệm Phật không phải để nói chúng ta phải lão thật niệm Phật mới thật sự làm được đâu. Có thể hôm nay bạn bước chân vào cửa “lão thật niệm Phật”, mà cũng có thể suốt đời bạn không thể bước chân vào được. Bạn HĐ chắc cũng hiểu điều này.
Cho nên khi chưa hiểu biết lão thật niệm Phật làm sao dám nghĩ không nên hý luận? Nếu hý luận để chấp văn từ không khai tâm ngộ ra sanh tâm phiền não thì không nên hý luận là phải rồi.
Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật! Cám ơn Huệ Tịnh rất nhiều nhé, bạn đã trình bày như lý như pháp cả rồi. Lần này thì mình tâm phục khẩu phục đến năm vóc sát đất. Cái chủ đề về thiện tri thức xem như đã thông qua rồi hén, chỉ lăng nhăng dây dưa là do mình mang cái từ “hý luận” vô trong này, đặt không đúng chỗ nên mới phát sanh vấn đề. Sorrry bạn nhé, sở dỉ mình chọn vai diển như vậy là tại vì mình muốn nhân cơ hội này để làm sáng tỏ hai vấn đề mà người tu đạo thời nay thường hay vướng mắc. Hai vấn đề này có chỗ đúng và chỗ sai cho nên đã dẫn đến 4 con đường:
1. LÝ LUẬN: Là những vị làu thông kinh điển, học thức uyên thâm, dùng lý luận để diển giải Phật Pháp nhằm giúp người khác phá mê khai ngộ, lìa khổ được vui, chuyển phàm thành thánh, lợi mình lợi người. Đây là con đường hoàn toàn đúng vì nương văn tự làm phương tiện để khai thị ngộ nhập tri kiến Phật.
2. HÝ LUẬN: Là những vị cũng làu thông kinh điển, học thức uyên thâm nhưng diển giải Phật Pháp thì không được liễu nghĩa cho nên đã không lợi mình mà cũng không lợi người, hoặc diển giải Phật Pháp thật sự liễu nghĩa nhưng người giảng và người nghe đều không “y giáo phụng hành” chỉ như đếm tiền cho người khác mà thôi.
3. LÃO THẬT NIỆM PHẬT: Là những vị ít học, thậm chí không biết chữ nhưng thật thà chất phát, thiện căn sẳn có, phước đức vẹn toàn, nhân duyên hội tụ, không cần phải học nhiều, chỉ y giáo phụng hành mà chấp trì danh hiệu Phật, cuối cùng thì được tự tại vãng sanh. Khi xưa có chàng Vương Đầu Ngốc, ngày nay có HT Hải Hiền là tấm gương tiêu biểu cho hàng hậu học. Những người lão thật niệm Phật sẽ không bao giờ nghĩ rằng mình là “lão thật niệm Phật” cũng giống như các vị chứng quả A La Hán không bao giờ nghĩ là mình có chứng có đắc gì cả, vì tự tánh vốn có sẳn. Cho nên với người mê thì thấy có chứng có đắc còn đối với người ngộ thì thấy không có chứng, không có đắc gì cả.
4. NIỆM PHẬT NHƯ KÉT: Két vẫn có thể niệm Phật và được vãng sanh như trong bài Trâu Và Két Vãng Sanh Lưu Xá Lợi nhưng nếu chúng ta bắt chướt con két thì chưa chắc đã được vãng sanh. Tại sao? Là bởi vì:
“Xét ra niệm Phật dễ mà không
Ý, khẩu buông lung giữ chẳng đồng
Miệng niệm Di-Đà tâm toán loạn
Dầu cho bể cổ vẫn là không”
Những người niệm Phật như két tức là miệng thì niệm Phật nhưng tâm thì tán loạn, lại thêm tham, sân, si, mạn…chưa trừ, cũng chưa biết phát bồ đề tâm, chưa biết Tam Phúc Của Người Tu Tịnh Nghiệp… như vậy thì con đường vãng sanh hãy còn rất nhiều chông gai trắc trở. Những người niệm Phật như két có thể là không học nhiều hoặc học nhiều mà hiểu chẳng bao nhiêu, hoặc có hiểu thì hiểu sai, hoặc hiểu đúng nhưng không chịu y giáo phụng hành.
Như vậy thì qua đó cho thấy đạo hữu Huệ Tịnh đang đi trên con đường thứ nhất tức là lý luận, hoàn toàn đúng chứ không sai. Nếu sai thì Ngài A Nan để lại kinh tạng để làm gì? HT Tịnh Không cũng đã giảng pháp nhiều năm và được đăng tải ở nhiều trang mạng cũng là vì mục đích này. Đạo hữu Hương Quang thì chọn con đường thứ ba tức là “lão thật niệm Phật” như câu “lão thật chấp trì phi hý luận” là hoàn toàn đúng chứ không sai. Chỉ có mình là bị lạc đường từ số 2 xuống số 4 rồi từ số 4 lại lên số 2, rồi lại từ số 2 lên số 4… Do vậy nếu đạo hữu nào có duyên đọc được phần này thì xem lại con đường mình đi có đúng không đấy nhé, kẻo lạc theo mình là tiêu luôn. Một lần nữa xin chân thành cám ơn đạo hữu Huệ Tịnh và Hương Quang rất nhiều vì đã giúp mình tìm đúng hướng đi.
A Di Đà Phật _()_
A Di Đà Phật.
Một lần nữa, HT xin chân thành cảm ơn chú Thiện Nhân & đạo hữu Hướng Đạo cho những lời giải đáp rất ý nghĩa sâu sắc đem lại lợi ích cho các bạn đồng tu nào chưa thông mà được thông. Chưa có lòng tin vững chắc và nguyện chân thật thì nên cố gắng tự soi quán chiếu trong lòng mà tìm cho ra một vị thiện tri thức chân thật mà niệm Phật vãng sanh như sở nguyện hàng ngày.
Cho nên không có người mắng chửi, phỉ báng thì làm sao biết tín nguyện mình vững chắc như kim cương? Không có vợ con gia đình nhà cửa tài sản ngon lành thì làm sao biết mình không còn luyến ái mà vãng sanh? Người tu niệm Phật chưa tháo gỡ hoá giải được các tâm lý đó thì khi cái chữ “Chết” vô thường đến trước mắt thì lấy thiện tri thức ở đâu ra để nhắc nhỡ bên cạnh tự tại mà niệm Phật vãng sanh?
Nam Mô A Di Đà Phật.
Các quý thầy ơi, con có điều này thắc mắc chưa rõ ạ…
Ví dụ như con làm việc phước đức nào đó, rồi sau đó con khấn nguyện rằng con nguyện đem phước đức đó hồi hướng cho tất cả những chúng sanh trong hư không pháp giới, nguyện cho họ được(…)…(…)…(…)…
Vậy thì cái phước con hồi hướng, sẽ chia nhỏ ra sao cho bằng với số lượng chúng sanh rồi mỗi chúng sanh nhận được một ít, hay là mỗi chúng sanh đều sẽ nhận được phước đức mà con làm, không bớt đi chút nào hết ạ?
Con cảm ơn các quý thầy đã dành thời gian đọc câu hỏi của con, con kính chúc các quý thầy thân tâm an lạc, nghiệp chướng sớm ngày được tiêu trừ sạch, phước tăng vô tận, tu hành tinh tấn, sớm ngày thành tựu Phật đạo, không vì bất kì nhân duyên nào mà phải tạo thêm bất kì ác nghiệp nào nữa ạ!
Bạn Hoàng Nam thân mến,
Theo mình hiểu thì hồi hướng công đức cũng giống như mình dùng một ngọn đèn cầy đang cháy sáng để mồi lữa cho cho nhiều cây đèn cầy khác để cùng cháy sáng vậy! Ánh sáng được nhiều hơn nhưng cây đèn của mình không có tắt! Nói một cách khác như trong kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện, nếu mình đã tạo phước mà không hồi hướng cho ai thì cái phước ấy cũng ít thôi, nhưng nếu mình hồi hướng cho một người thì người ấy nhận được một phần, còn bản thân mình nhận được tới sáu phần, hồi hướng cho hai người thì bản thân mình nhận được 12 phần, hồi hướng cho ba người thì bản thân mình nhận được 18 phần,…và cứ thế hồi hướng cho vô lượng chúmg sanh thì phước báu của mình cũng lớn tương ứng.
Chúc bạn thân tâm thường lạc.
Nam Mô A Di Đà Phật!