Hòa Thượng Tịnh-Không đã có trả lời chuyện này, Ngài nói trong ba bộ kinh, gọi là Tịnh-Độ tam kinh, Phật nói: “Tín-Nguyện-Hạnh” vãng sanh, chứ Phật không nói ăn chay trường để vãng sanh. Cho nên quý vị mà còn thèm thịt thì không sao hết, yên chí đi! Ngài dặn là tuyệt đối đừng có sát hại sinh vật. Như vậy bây giờ mình thèm thịt quá thì mình hãy ra ngoài shop, ngoài chợ… mua đem về ăn, để tránh đi cái tình trạng trực tiếp sát sanh. Mình dùng “Tam Tịnh Nhục” để ăn.
Trong pháp gọi là “Trai Chay”, có ba phẩm. Phẩm Hạ gọi là ăn tam tịnh nhục; Phẩm Trung là ăn chay trường; Còn Phẩm Thượng là thêm phần phóng sanh nữa, nó có ba đợt như vậy. Nếu ta ăn chay trường không được thì có thể ăn tam tịnh nhục. Nhưng nếu có nhiều người ăn chay không được thì mình khuyên nên ăn hai ngày một tháng… Hai ngày một tháng được, thì thôi bốn ngày có hơn là bao nhiêu đâu? Thêm hai ngày nữa đi. Tiến lần, tiến lần, tiến lần lên…
Phát một cái tâm ra thì 84 ngàn chướng nạn mất đi. Mình phát một cái tâm “Ăn chay trường” ra thì có thể giảm được cho mình 84 ngàn chướng nạn. Hay vô cùng! Rồi khi ăn chay như vậy, tự nhiên cái tâm từ bi của mình mở ra. Tâm từ bi mở ra, thì khi gắp miếng thịt lên, nhìn miếng thịt hình như mình thấy có một bài pháp. Bài pháp gì? “Ai xẻ thịt mình ăn mà mình lại xẻ thịt con vật ra ăn?”. Tự dưng cái “Tâm bất nhẫn” mình phát lên một lần nữa. Phát một cái tâm từ bi thương chúng sanh, 84 ngàn chướng nạn theo đó lại mất nữa. Cũng như, một cái phiền não khởi ra nó duyên tới 84 ngàn phiền não khác tiếp tục nổi ra làm cho mình tai họa, thì phát một cái tâm thiện lành ra, có 84 ngàn phước đức đến với mình. Cứ vậy mà nó tăng lên. Cho nên khi đến một thời điểm nào đó, chúng ta sẽ thấy, khi cầm miếng thịt của con vật lên ăn, mình sẽ rơi nước mắt liền! Đó là lúc mà tâm từ bi của mình đã mở ra rồi đó. “Tâm bao thái hư, lượng châu sa giới”, là chỗ này.
Trở lại vấn đề ăn chay. Thực tế ăn chay là tu bố thí “Vô Úy”. Vô úy là không có não hại chúng sanh, không làm cho chúng sanh đau khổ. Khi mình cầm miếng thịt lên, mình nghĩ con vật này bị một người nào đó đã đâm cổ nó, rồi rót máu của nó ra, rồi xẻ thịt của nó, cắt từng mảnh từng mảnh cho mình ăn!… Mình không trực tiếp làm điều này. Nhưng mà khi nghĩ tới chuyện đó, tự nhiên lòng mình đau đớn! Lòng từ bi của mình làm cho mình cảm thấy bất nhẫn! Khi mình thấy bất nhẫn như vậy thì tự nhiên cái tâm của mình nó sẽ tự khuyên mình: “Đừng nên ăn thịt chúng sanh nữa”, để cho lòng từ bi của mình càng mở rộng ra, mà tâm càng mở rộng chừng nào thì chúng ta lại tương ưng với tính đại thiện đại lành của cõi Tây Phương chừng đó. Nói rõ hơn, mình ăn chay được thì tự nhiên phước phần của mình lớn để được gần gũi với con đường vãng sanh. Mình ăn chay không được thì mình có thể chịu nhiều ách nạn. Nhiều ách nạn thì nếu mình cố gắng vượt qua ách nạn thì cũng vẫn có thể đi về Tây Phương được. Nhưng thực ra, càng nhiều ách nạn là càng có dấu trừ (-) trong con đường vãng sanh về Tây Phương! Càng nhiều phước đức là thêm dấu cộng (+) trên con đường về Tây Phương vậy.
Ngài Tịnh-Không không khuyên ăn chay, nhưng Ngài dạy cứ khuyên người ta niệm Phật đi. Trong gia đình của Diệu Âm có tất cả là mười một người anh em, chết hai người từ lúc nhỏ còn lại chín người. Chín người, Diệu Âm không bao giờ khuyên họ ăn chay hết, mà chỉ một lòng một dạ khuyên niệm Phật, quyết lòng vãng sanh, và đi hộ niệm cho người ta. Ấy thế mà hầu hết bây giờ chín người hình như ăn chay trường hết. Lạ lùng không? Chỉ có một ông anh không chịu tu… không chịu niệm Phật. Ổng không chịu niệm Phật thì Diệu Âm cũng lặng lờ. Không khuyên nữa! Không thèm nói nữa! Tại vì nếu trong suốt cuộc đời này mà ông anh đó không niệm Phật thì đến lúc chết xuống, Diệu Âm này cũng chỉ về thăm một người bị đọa lạc, chớ không có cách nào cứu được! Có một người em, em gái làm việc… đen thùi à, mà cũng không chịu niệm Phật. Không chịu niệm Phật thì dù thương gì thương cũng đành chờ chết rồi mình về thăm, thăm một người bị đọa lạc, chứ không cứu được! Thật sự là đời này ai tu nấy chứng, ai làm lành được hưởng phước, ai làm ác phải chịu nạn. Không ai cứu ai được cả. Chính Phật cũng chỉ dẫn giải chúng ta con đường đi. Chúng ta theo được, theo càng sát thì chúng ta càng dễ được giải thoát. Thế thôi!…
Cho nên, những người nào thực sự không ăn chay được, thì biết rằng đây là một cái yếu của mình. Vậy thì có thể tăng những cái ưu điểm khác lên. Tăng cái gì? “Tín tâm cho vững, quyết lòng tin tưởng Phật pháp, nguyện vãng sanh tha thiết”. Tại vì một lần ăn một miếng thịt thì mình vướng cái nợ của chúng sanh. Vậy ta phải làm sao về cho được tới Tây Phương để tìm cách cứu họ, chứ còn không thì, như ở trong kinh Phật có nói một câu, dù không liên quan gì đến chuyện ăn mặn nhưng cũng gợi cho chúng ta một suy nghĩ, khi có người cúng dường cho ta… Hòa Thượng thường hay nói:
– Một hạt gạo của thí chủ nặng như núi tu di, đời này không liễu đạo thì đời sau mang lông đội sừng mà trả.
Thì bây giờ đây ta ăn miếng thịt của chúng sanh cũng vậy. Nếu chúng sanh tự nguyện cúng dường cho chúng ta, chúng ta ăn mà còn có thể bị nợ như thế, thì huống chi nó không đành lòng cúng dường? Mà ngược lại, chúng ta còn ép buộc nó, đập nó, giết nó để xẻ miếng thịt của nó ra ăn, thì coi chừng món nợ này nó sẽ tìm cách đòi… Cho nên, ta phải tìm mọi cách để về Tây Phương cho được. Chính vì vậy Hòa Thượng mới nói “NÊN ĂN CHAY” để giảm bớt cái nghiệp của chúng ta…
Còn vấn đề Tam-Tịnh-Nhục là như thế này:
– Con vật đó không vì ta mà chết.
– Ta không nghe tiếng nó kêu.
– Ta không thấy nó chết.
Tức là khi người ta giết ta không thấy, nó đau đớn khi bị người ta giết ta không nghe, và không phải vì mình mà nó chết. Thì những món ăn ở đó có thể là Tam-Tịnh-Nhục. Nhưng cũng coi chừng, khi mình khởi cái tâm thèm miếng thịt, thì mình đã vướng tới cái nạn: “Giống như mình lập lờ để nó bị giết đi, để có miếng thịt cho mình ăn”, thì cũng có thể vướng!… Nhưng so ra cũng nhẹ đi phần nào!
Chính vì vậy, mà quý vị cứ yên chí. Hãy quyết lòng thành tâm niệm Phật cho nhiều. Đừng bao giờ cho rằng đủ. Khi niệm Phật thật là chí tâm, thật là thành kính, đến một lúc tự dưng chúng ta ngộ ra… Lúc đó chúng ta sẽ ĂN CHAY TRƯỜNG thôi.
Thì sẵn đây xin kể một câu chuyện hết sức là thực tế, của chính Diệu Âm. Có một năm đi về Việt Nam. Thường thường thì cô Kim Ngọc mua vé. Bữa đó Diệu Âm đi ra mua vé. Thày lay đi mua vé mà quên dặn người ta làm món chay. Chừng lên máy bay rồi mới trực nhớ. Ôi chao! Bây giờ làm sao đây hén? Đến buổi ăn sáng, mới nói với ông cho ăn:
– Ông giúp tôi miếng ăn chay được không?
Ông nói,
– Để coi thử coi?…
Tức là ông đi tìm cho mình mấy miếng bánh mì, rồi mấy cái gì đó, rau cỏ gì cũng được. Tới bữa trưa, thì hỏi tiếp:
– Ông có thể giúp tôi miếng rau gì đó được không?
– Không! Không được!… Bây giờ, một là thịt gà, hai là thịt bò, ba là cá. Ông muốn cái nào?
Thì ba món, mình phải chọn một món, chứ làm sao bây giờ? Tôi nói:
– Thôi thì cho tôi cá…
Tức là, một đĩa đồ ăn, nửa miếng cá, rồi nửa miếng cơm. Không có rau! Ban đầu tôi vẹt miếng cá ra để ăn cơm. Ăn cơm xong thì thấy miếng cá trắng phau! Đẹp quá… Tôi mới nghĩ:
– Ủa! Hồi trước mình cũng ăn cá, tại sao hôm nay thấy món cá lại ngại? Ồ! Sao miếng cá này nó… nó trắng phau, đẹp quá!… Thôi làm một miếng thử coi?…
Tôi lấy tiêu rắc rắc lên cho nhiều. Mà nên nhớ, lúc đó tôi đã ăn chay trường rồi đó nghe… Tôi lấy cái muỗng múc một miếng cá (rất nhỏ) để ăn thử coi?… Quý vị biết không? Một miếng cá tí tẹo như thế này thôi, một miếng bằng đầu ngón tay út thôi… bỏ vào miệng… Trời ơi! Một chút xíu nữa là tôi làm ra đầy hết cả cái… cái… cái… sàn máy bay của người ta rồi! Ói mửa đó. Muốn ói liền lập tức! Không chịu nổi!… Trời ơi!… Tôi chụp nhanh cái… cái túi, tôi ói vô trong đó liền!…
Thực sự, khi mình biết ăn chay rồi, ngửi tới miếng thịt chịu không nổi! Ngửi tới miếng cá chịu không nổi! Mà nhiều khi, vừa nhìn thấy miếng cá thì mình muốn rơi nước mắt rồi!… Thì làm sao mà ăn được? Lúc đó cái tâm từ bi của mình nó đã phát ra rồi…
Vậy thì, những điều này xin quý vị cứ để tùy tâm, đừng nên ép. Nhắc như vậy cũng có nghĩa là, những người nào mà ăn chay trường rồi, đừng nên tự vỗ ngực xưng tên rằng mình sẽ được vãng sanh. Không phải đâu! Đây chẳng qua là cái phước của mình. Có phước thì phải tận hưởng cái phước đó khi lâm chung. Chứ không thôi, một khi mình vỗ ngực ỷ lại, thì sự ngã mạn này nó tàn phá hết tất cả cái phước mình rồi đó.
Nói như vậy để cho chúng ta biết mà điều chỉnh đường đi. Nhất định, “Cứ một câu A-Di-Đà Phật mà niệm đi, chân thành đi… Tất cả sẽ được ánh sáng của Phật soi rọi cho cái tâm của chúng ta, ta đi sẽ đúng đường thôi”…
Nam Mô A-Di-Đà Phật.
Cư sĩ Diệu Âm (Minh Trị)
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
Bài Pháp này rất hay, nhắc nhỡ chúng ta nên ăn trường chay.
Còn Hòa Thượng Tịnh Không muốn chúng ta niệm Phật ít nhất 10 giờ 1 ngày đó (phải là nhất tâm), may ra vãng sang, tôi nghĩ chúng ta còn nhiều thứ để “quy y” không riêng gì quy y Phật. Chúng ta còn quy y : Phim, Ảnh, TV, Internet, Xe đẹp, Vợ xinh,… nên khó mà cầu vãng sanh, không buông thì lấy gì mà được.
Một đời ăn chay, niệm Phật để được thành Phật vậy mà chúng ta không chịu đánh đổi. Khi phát tâm ăn chay trường ít nhiều chúng ta phải đánh đổi sự mất mát, vì một kiếp này xóa nợ bao nhiêu kiếp mà ta đã tạo ra.
Tôi khuyên ai đó cầu vãng sanh, nên nguyện ăn trường chay.
4. Ăn thịt phạm giới sát sinh
Làm một đệ tử chân chánh của Phật, nhất định cần phải ăn chay trường, vì ăn thịt đồng với việc sát sinh. Mỗi ngày phạm vào giới sát là mỗi ngày chúng ta làm trái ngược với giáo lý nhà Phật đà; giống như học sinh mỗi ngày phạm vào quy định của nhà trường, chắc chắn không chấp nhận chúng ta là đệ tử của chân chánh Phật.
Trích đường dẫn dưới
http://www.quangduc.com/tinhdo/273lientricanhsach.html
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
Nguyện đem công đức này
Hướng về khắp tất cả
Đệ tử và chúng sanh
Đều trọn thành Phật đạo
Tôi biết được pháp môn niệm Phật được hơn 1 năm, 3 tháng sau khi phát tâm niệm Phật cầu sanh tịnh độ thì ăn chay trường,bất sát, phóng sinh tự nhiên như hít thở khí trời chẳng có gì luyến tiếc với ăn mặn cả, người đời thấy người ăn chay là khốn khổ, có người bảo chắc trời đầy …nhưng tôi thấy lợi ích vô cùng: thân tâm an lạc không bao giờ thấy trong lòng sợ hãi,đi đâu làm gì cũng thấy trong sự yên ổn, bình an trước cuộc sống đúng là sống trong sợ hãi, sợ đi đường bị tai nạn, sợ cuộc sống bị thiệt thòi, trăm thứ kỳ quặc đeo đuổi ta, giấc ngủ thì mộng mị khỏ không nói hết.
Người Niệm Phật chúng ta ăn chay như bỏ được ba lô đá trên lưng xuống, người rất nhẹ nhàng thoải mái, trước lạy 300 – 500 lạy là mệt phờ, giờ lạy Phật nhẹ như không có thể lạy Phật 10 phút là 100 lạy.
Qua 1 năm học Phật thật sự tôi chỉ tâm đắc nhất một điều: là người tu đạo chúng ta quý nhất là thực hành, đọc Pháp ngữ Hòa thượng Tịnh Không, Hòa Thượng Tuyên Hóa, Hòa Thượng Thích Thiền Tâm, Hòa thượng Thích Trí Tịnh, cư sỹ Diệu Âm Minh Trí … quý nhất là chúng ta phải nghe và thực hành được theo lời TỔ SƯ DẠY, đừng có đọc cho biết, đọc cả quyển sách không đúc rút thực hiện được điều nào thì quá phí, hổ thẹn với Tổ sư, cha mẹ … chẳng thể cảm nhận được lợi ích vi diệu của Phật Pháp.
NAM MÔ A MI ĐÀ PHẬT!
A DI ĐÀ PHẬT, PHẬT PHÁP TỪ BI…
Cháu có hay gạp ông sư nam tông ,õng kêu an cũng đc ko an cũng đc. Giờ cháu bối rối ghê hix.
Vậy con phải tự tìm hiểu xem Ăn chay có lợi ích gì 🙂 rồi ăn mặn thì có gì hông tốt? Mà giờ sao phương Tây họ cũng ăn chay rất nhiều, người ta cũng không phải đạo Phật nha con, thậm chí ko có theo tôn giáo nào hết mà vẫn quyết định ăn chay, ăn chay khoa học, đầy đủ dưỡng chất thậm chí hơn ăn mặn rất nhiều. Chú chỉ đưa cho con 1 kết quả rõ ràng để con suy nghĩ: Con vào bệnh viện nào cũng được, xem tỉ lệ bệnh nhân trong đó ai ăn chay, ai ăn mặn thì tự nghĩ ra à? Ông bác sĩ nào nói ăn chay ko đủ dinh dưỡng, hay bịnh lắm thì con hỏi thử ông ấy xem bệnh nhân của bác sĩ ăn mặn hay ăn chay? Chắc 100 người bệnh thì hết 90 người ăn mặn rồi.
Người xưa dạy rằng: “Bệnh từ miệng vào, họa từ miệng ra”. Con tự suy nghĩ xem mình nên ăn chay hay ăn mặn thì mình sẽ khỏe hơn? ít bệnh ?
Hi vọng con hết bối rối hén 🙂
Nam Mô A Di Đà Phật.
Nếu anh/chị có dịp sang Thái Lan và viếng thăm các ngôi chùa bên ấy sẽ thấy các thầy dùng đồ mặn. Hoặc nếu anh/chị sang bên Campuchia gặp các sư bên Nam Tông hay bưng bình bát đi khất thực, ngày ăn chỉ một bữa vẫn dùng cá thịt trong khẩu phần ăn của họ. Nhưng khi đến các chùa tu Bắc Tông thì tuyệt đối không ăn đồ ăn có huyết nhục. Tóm lại nếu anh/chị muốn tu theo phái Tiểu Thừa (bậc chứng ngộ chỉ dừng lại ở A La Hán hay Duyên Giác) thì ăn mặn không sao cả. Còn tu theo Đại Thừa (Bồ Tát) thì nên kiêng thịt cá. Ở website này có nhiều đề tài về ăn chay hay ăn mặn cũng rất hay. Anh/chị nên đọc thêm để có quyết định phù hợp với đường lối tu của mình.
Nên Ăn Chay Hay Không Ăn Chay?
Công Đức Ăn Chay
Thoát Chết Nhờ Giả Vờ Ăn Chay
Loài Người Sanh Ra Để Ăn Chay & Các Lợi Ích Khi Ăn Chay
Ăn Chay + Niệm Phật = Hết Bệnh
Ăn Chay Có Nên Dùng Trứng?
Ăn Quá Nhiều Thịt Thọ Báo Bị Té Gãy Chân
Thật ra từ bé mình đã nghe mọi người nói câu “ăn chay niệm phật” nhưng chưa biết đạo , chìm trong vô minh chẳng hiểu là gì, đến khi biết đến đạo Phật, được biết đến pháp môn Tịnh độ suy nghĩ lại 4 từ trên thấy vô cùng đơn giản, rất đơn giản, cả đời chúng ta cần mỗi 4 từ trên là thọ dụng được vô lượng công đức rồi chẳng cần phải nhọc sức đi mò mầm cái gì khác nữa. Đơn giản quá, ai cũng làm được mà, không phải đơn giản mà công ít, ở đây được công vô cùng lớn, lớn đến mức thành Phật ngay trong một đời, lớn đến mức mà tu các pháp môn phải mất 3 đại a tăng kỳ kiếp như Phật Thích Ca Mâu Ni phải tu 3 đại a tăng kỳ kiếp do vậy khắp cả tam thiên đại thiên thế giới này không đâu nhỏ bằng hạt cải mà không có máu xương của Phật Thích Ca xả thân cầu pháp, khổ công như vậy ngài mới thành Phật được.
Ôi, đơn giản mà công cao đến tột cùng!
NAM MÔ A MI ĐÀ PHẬT!
Ngày tụng kinh 10 giờ, sao đi làm mà nuôi gia đình được?
Bạn Kính mến! Kính bạn ở chỗ biết hỏi không phải kính chỗ bạn tu! Vì trước đây mình cũng phản đối như vậy… Nhưng mình tập làm thử! Lập luận rằng không lẽ mấy ông thầy tu rảnh quá nên vẽ vời khổ thân… Bây giờ thì mình thấy đúng như vậy. Không ảnh hưởng chi hết mà tiền bạc, việc làm vẫn suông sẻ. Mình còn tham gia ban hộ niệm nữa kìa. Cứ dấn thân, buông xả, cầu đạo, sám hối thật tình là trôi thôi bạn. Nếu ở Sài gòn mình có thể gặp nhau trao đổi…
Kính gửi đạo hữu Lê Hiệp
Theo mình nghĩ thì những người mỗi ngày tụng kinh 10 giờ có lẽ là những người nhà giàu (có phước báo) và người ta biết “thiểu dục tri túc” (ít muốn biết đủ) cho nên họ khỏi phải đi làm nữa, ở nhà chuyên tu cũng tốt. Hoặc là những người già, về hưu hay đau yếu bệnh hoạn, có người thân chăm sóc cho nên có điều kiện để “bế quan tịnh tu” thì cũng tốt.
Tuy nhiên đối với hành giả tu Tịnh Độ thì tụng kinh là trợ hạnh, niệm Phật là chánh hạnh, nếu có nhiều thời gian rảnh rỗi như vậy thì thiết nghĩ hãy nên sắp thời khóa tu lại sao cho thời gian niệm Phật phải nhiều hơn thời gian tụng kinh thì mới hợp lý. Điều này có thể tham khảo thêm ở bài Tu Tịnh Nghiệp Niệm Phật Tốt Hơn Tụng Kinh.
Nếu vì hoàn cảnh gia đình (phước báo kém) phải lo chuyện cơm áo gạo tiền thì pháp môn niệm Phật không bắt buột hành giả phải lên núi ẩn tu hay bế môn nhập thất mà có thể vừa làm vừa niệm Phật (nhất tu thị, nhị tu sơn) như là thời xưa đã có câu chuyện anh Hoàng thợ rèn trong bài Làm Việc Nặng Niệm Phật Được Vãng Sanh. Còn thời nay thì có rất nhiều liên hữu vẫn phải đi làm (có thực mới vực được đạo) như là câu chuyện anh chàng lái xe honda ôm Niệm Phật Trong Lúc Đợi Đèn Đỏ.
Thú thật với bạn thì mình cũng phải đi làm thôi. Công việc của mình là nhân viên tính tiền (cashier) cho một siêu thị lớn (supper market). Khi bắt tay vào việc làm thì mỗi một món hàng đều có một mật mã (code). Khi mới ra nghề thì cầm món nào lên mình cũng đọc trong đầu cái code đó hay tên món hàng đó nhưng khi quen việc rồi thì tay mình tự bấm, tâm mình vẫn niệm Phật. Mình xem mỗi món hàng như là một “hạt chuỗi”, bốc lên món nào là niệm một câu Phật hiệu trong tâm. Một xe đồ giống như là một xâu chuỗi, mỗi một hóa đơn tính xong cũng giống như đã “lần” đến trái bầu rồi vậy. Cho nên sâu chuỗi của mình sẽ đặc biệt là vì mỗi xe đồ là một xâu chuỗi, mỗi món hàng là một hạt chuỗi, mỗi người khách là một trái bầu vậy.
Trong quá trình làm việc thì mình sẽ gặp qua thử thách và cám dỗ cũng như là bài kiểm tra trắc nghiệm xem đạo hạnh của mình đã tới đâu. Ví dụ như người khách đưa dư tiền cho mình, mình trả lại (ngay tức thời) cho họ tức là không có tham. Có khi thì mình bị chủ rầy hay khách khiếu nại, phàn nàn, thậm chí mắng chửi mình chính là thử thách tâm sân vậy (và cũng Cảm Ơn Người Mắng Ta Vì Họ Giúp Ta Tiêu Nghiệp). Mỗi người khách đi ngang, cho dù đẹp xấu, sang hèn giàu nghèo, già trẻ bé lớn gì thì mình vì niệm Phật nên không còn phân biệt, gặp ai cũng cuối đầu chào, xem như là một vị bồ tát vậy.
Có một lần mình đã qua một thử thách tức là có một (vị bồ tát) bà cụ già mua chỉ có 39 đồng và mấy chục xu thôi nhưng đưa mình tới hai tờ 100, tức là 200 đồng, bà cụ đã nhầm lẫn tờ giấy 20 thành 100. Tuy nhiên mình đã thối lại đúng 160 đồng và mấy chục xu. Lần sau có một “bà 8″ khác (cứ xem như là hóa thân của bồ tát thử tâm mình vậy) đi tới quầy của mình và nói:” Tao có quen con nhỏ này ở Los Angeles, cũng là người Việt Nam vừa mới trúng vé số Mega tới mấy triệu đồng nhưng nó chưa có chồng, cũng đẹp lắm, nó hỏi tao chứ tiền nhiều như vậy làm sao xài cho hết đây? Tao nói với nó là mày đi lấy chồng đi rồi chồng mày sẽ xử lý dùm cho”. Mình chỉ thoáng nghĩ:” Người ta xinh đẹp có tiền thì là chuyện của người ta, có liên quan gì đến mình chứ, cũng bởi vì Đời Là Vô Thường Hạnh Phúc Mong Manh, hơn nữa Tu Là Cội Phúc Tình Là Dây Oan cho nên mục tiêu đời này của mình chỉ là Vãng Sanh Tây Phương mà thôi.
Nói tóm lại, nếu bạn có nhiều phước báo thì khỏi phải đi làm, ở nhà tịnh tu (tâm tịnh trong cảnh tịnh) thì là thuận duyên cũng tốt. Còn nếu như bạn kém phước báo giống như mình thì hãy nên đi làm miễn sao công việc lương thiện là được (tâm tịnh trong cảnh động), tuy là Nghịch Duyên nhưng có câu “nhất tu thị, nhị tu sơn” cũng bởi vì Phật tại tâm, Phật tại Tây Phương hay có lòng thành thì Phật ở khắp mọi nơi vậy.
A Di Đà Phật
Lê Hiệp thân thương! đúng là tâm bạn lo cho gia đình thật sự mình rất quý, tuy vậy, mình có vài lời thử bạn có đồng tình không thì xin chia sẻ.
nghĩ lại khi minh sinh ra, gia đình đông lắm, nhưng bố mẹ nuôi đủ, đứa lơn bế em, ông bà bế cháu, rồi 20 năm ai cũng lớn theo cái thói quen, bóng dáng và phước báu đời trước duy trì và phát triển đến hôm nay. Vậy sao bạn tự đặt gánh nặng lên một mình, mà không thông minh hiểu rằng, bản thân mỗi người sinh ra hẳn đã mang theo phước báu đời trước, có thể không cần mình nữa kìa! Nói khó tin quá phải không? Tuy nhiên, do ý chí muốn đầy đủ cho người thân, muốn yên tâm cho gia đình đã khiến bạn phải suy nghĩ đến việc kiếm tiền để trang trãi cho đời sống? mình nghĩ trên thế gian này đa số đều nghĩ vậy, không sai tí nào.
nhưng vì sao nói “Phật pháp cao siêu lý màu nhiệm, trăm ngàn muôn kiếp khó gặp thay!” Nay thấy bạn đặt chân lên mãnh đất này, mình sẽ giúp bạn, chứ không bỏ rơi bạn đâu. Vì sao? đức Phật dạy : ai cũng đã là cha mẹ nhiều đời. minh xem bạn là thế đó. Nên thương, và viết vài dòng này.
tóm lại, đọc thật kỹ bạn sẽ nhận ra, nhu cầu mình cần thật không nhiều, hãy tạo cho bản thân không gian thảnh thơi, và muốn làm điều gì mình thích hãy làm, ít nhất là 10 phút, 10 niệm Phật Nam Mô A Di Đà Phật trong ngày, đều như thế cũng có thể dự phần Trang Nghiêm liên trì hải hội.
Lê mến ! thời xưa đâu có tiền tệ, đâu có chứng khoán, đâu có thẻ bank, ông bà trồng trọt trau đổi tự chăm lo đời sống vẫn giữ được văn hóa truyền thống, đất nước ngày phồn vinh mà. Nếu bạn muốn thì hãy làm đi, đừng chần chờ nữa. Tâm bạn thanh tịnh, sẽ chuyển được cả gia đình, quyến thuộc đầy đủ phước báu vô cùng. Nên Nam Mô A Di Đà Phật, đã đủ tuổi thọ vô lượng, trí tuệ vô lượng và phước báo vô cùng là vậy . “Hãy tự thắp đuốc lên mà đí” thân!
Năm nay mình 34 tuổi, mình ăn chay chắc cũng được gần 20 năm rồi. Mình chỉ nhớ lúc mình ăn chay mình nói với mẹ mình thế này “Mẹ, con muốn ăn chay”. Mẹ mình lúc đó cũng không nói gì chỉ nghĩ mình nói đùa, nhưng từ lúc đó mình ăn chay luôn mặt kệ gia đình phản đối. Nhưng trong khoảng thời gian đó, mình có ngã mặn 2 lần khoảng 2 năm do mình bệnh nằm viện bị mẹ phản đối dữ quá. Nhưng sao đó mình lại lén mẹ ăn lại (vì mình lập nghiệp xa nhà).
Với mình ăn chay là tự nguyện, mình ăn thấy rất ngon. Nhiều lần mình nói với bạn bè rằng: “ chắc kiếp trước mình ở ác, sát sinh nhiều lắm nên kiếp này mình thấy thịt cá không thèm, phải ăn chay”. Vì mình cảm thấy nghiệp mình còn nặng lắm, nhiều thứ chưa buông bỏ được.
Mình cũng có thời gian niệm phật nhưng sao đó buông bỏ(mình cảm thấy lười, hay một phần không có duyên với kinh phật), mình cũng không thích đi chùa, mình chỉ thích đi từ thiện, thỉnh thoảng mình cũng theo mấy cô làm từ thiện, tới các chùa phụ các cô nấu ăn, phát quà cho những người còn gặp khó khăn. Mình cảm thấy rất vui khi làm những việc này mặc dù mình góp một phần công sức rất nhỏ.
Đợt từ thiện gần đây mình có ở và ngủ tại một ngôi chùa rất lớn. Lần đầu tiên mình chứng kiến ban hộ niệm tụng kinh suốt đêm, các thầy và phật tử 4h sáng là dậy tụng kinh suốt 2,5h. Tối từ 7h đến 10h. Còn buổi trưa thì mình không biết vì trưa đó mình về rồi. Khi chứng kiến mình nghĩ nếu là mình chắc mình không thể ngồi nổi, bản thân mình cảm thấy phục các thầy các cô phật tử rất nhiều.
Thật ra mình nghĩ 10h tụng kinh không phải không làm được, chỉ là chúng ta đang ở trong hoàn cảnh nào thôi. Cuộc sống chúng ta còn phải lo cho gia đình thì thời gian đâu ra 10h để niệm phật. Với mình thì tu là dưỡng tâm, chúng ta chỉ cần dưỡng tâm mình bớt nóng giận, kiềm bớt tham, sân, si được vậy là mình thấy rất vui rồi.
Nam Mô A Di Đà Phật,
Con là người ngoại đạo, con đạo Chúa. Khi gia đình con gặp biến cố, con đường theo học đạo của con bị bỏ dở, cha con bỏ mẹ con và theo người phụ nữ khác. Bây giờ chỉ có 3 mẹ con sống chung ở nhà thuê…Trải qua 7 năm khổ cực, bảy năm sống trong hận thù, ko ai giúp đỡ…Nhưng rồi một ngày con đến với đạo Phật, tìm hiểu đạo Phật, và con đã nhận ra rất nhiều, con ko còn hận thù nữa…bây giờ con đã thay đổi. Hằng ngày con niệm Phật, đọc tìm hiểu kinh Phật. Nhưng bây giờ con đang gặp khó khăn là vì con là người ngoại đạo nên chưa hiểu thâm sâu vào đạo Phật, con tự tìm hiểu trên mạng mà ko có ai dạy cho con, có nhiều thứ con ko hiểu. Thí dụ như mình niệm Phật hằng ngày thì mình nên tránh cái gì? Con cũng ko dám ăn chay vì con sợ ko làm được trọn vẹn…mỗi tháng ăn được 4 ngày. Tối con đọc chú đại bi cầu cho người thân của con được giảm bớt tội lỗi…nhất là cha mẹ con. Xin Thầy hãy chỉ con phải làm sao…vì con thật lòng tin Phật.
Con xin cảm ơn ạ.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Kính chào đạo hữu An Lê,
Chủng tử hạt giống Phật pháp trong tâm bạn đã xuất hiện, Huệ Tịnh xin chúc mừng cho bạn. Nếu bạn có duyên thì nên tìm một vị thầy chính thức Quy Y Tam Bảo thọ ngũ giới cư sĩ thì càng tốt. Trước khi Quy Y bạn nên đọc và nghiên cứu để hiểu mà phát tâm chứ đừng làm cho có lệ không hay.
Ăn chay 4 ngày/tháng thì bạn cố gắng mỗi tháng tăng thêm 1 ngày. Cứ từ từ tập quyết chí vậy bạn sẽ trường chay trong vòng 1-2 năm. Bạn phải đọc và nghiên cứu tại sao Đức Phật khuyên chúng ta nên ăn chay.
Đọc tụng chú Đại Bi và niệm Phật được là bạn đa có thiện căn gieo trồng trong tiền kiếp mới thực hành được. Điều quan trọng nhất là bạn phải có tâm từ bi làm gốc khi tụng niệm thì mới cảm ứng với chư Phật Bồ Tát. Bạn cứ từ từ lên các trang Phật pháp và trên trang Dường Về Cõi Tịnh có nhiều bài rất hay để tìm hiểu thêm.
Vài lời chia sẻ chúc bạn gặp được nhiều bạn tri thức giúp đỡ thuận tiện trên con đường tìm hiểu về Phật pháp. HT xin hỏi bạn thuộc lòng chú Đại Bi chưa?
Nam Mô A Di Đà Phật!
Để biết người niệm Phật phải tránh những điều gì, thực hành niệm Phật như thế nào để có kết quả thì PB khuyên bạn nên đọc Ấn Quang Đại sư Gia Ngôn Lục, Ấn Quang Pháp sư văn sao, Ấn Quang Pháp sư văn sao Tam Biên, Ấn Quang Pháp sư văn sao Tục biên của Ngài Ấn Quang Đại sư.
Nam Mô A Di Đà Phật!
An lê thân mến! mình viết thư này không biết bạn đọc được không? vì lần đầu viết cho bạn đó!
hiểu được tôn giáo là nơi gởi gắm một cái gì thiêng liêng, trong đó có sự nương tựa mà không phải do ý chí và tự lực của mình. Nói cách khác, đạo Phật như chị mình theo Chúa, nhưng rất siêng nghe kinh Pháp Cú, kinh Vô lượng thọ do hòa thượng Tịnh Không giảng. Cuộc sống vợ chồng, con cái, gia đình, các mối quan hệ khiến chị mình bị áp lực. Nhờ mình đưa cho các usb và băng đĩa , chị nấu cơm, giặt đồ, v.v.. đều đem để kế bên nghe. Chị sống rất bình an, và nói rằng:” chúa dạy hay làm điều gì người không thích thì đừng làm”,nhưng Phật dạy hay hơn nữa là chính ngay từng hơi thở, từng hạnh động ngay hàng ngày này mà nhớ Phật niệm Phật thì vô cùng tuyệt với. Như Huệ Tịnh nói bạn có hạt giống Phật Pháp. đúng vậy, chị mình mỗi khi bằm thịt cá là như in trên tấm thớt cứ vọng lên bài chú vãng sinh. vì sao biết? vì khi đi tu về thăm, chị hỏi mình “sư ơi, trong chùa có bài kinh gì adi đa bà dạ adi bà dạ không? mình khẳng định ngay là bài chú trí tuệ bài chú vãng sinh.
nên , một lần nữa, nói bạn yên tâm rằng, vấn đề không phải trong đạo hay ngoài đạo, mà vấn đề là vị thầy hướng dẫn cho mình học tập và thực hành sao cho có cái nhìn thấu, có trí tuệ hiểu được sự chọn lựa lời bậc giác ngộ dạy cho chúng ta, “hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi”,. Nên dù ai thế nào thì chính mình mới là quyết định hạnh phúc và sự quyết tâm phấn đấu rèn luyện trí tuệ cho bản thân mình. Trong đó, Niệm danh hiệu đức Phật Adida là vì, như cha mẹ mình đã hứa điều gì cho mình, thì họ phải làm, nếu không làm thì họ áy náy, không yên. Đức Phật hơn hẳn, vì là lời nguyện của vị tỳ kheo hiệu Pháp Tạng, khi tu đã nguyện: Ai kêu tên của tôi Adi Đà thì thì sẽ tương ứng đến bên cạnh và đón đến nơi đạo tràng trang nghiêm, thanh tịnh, đầy đủ phước báo thọ dụng như ý muốn, nếu không được như thế tôi không thành chánh giác. Hiện nay Tỳ kheo Pháp Tạng thật sự đã thành chánh giác, có nghĩa là lời nguyện kia thành lập, và hoàn toàn là đủ tin tưởng. Vì thế, bạn theo niềm tin của mình mà đón nhận nhân duyên này một cách tự tin vì nhân lành bạn đã gieo nhớ Phật, tưởng Phật, giờ thành quả là Niệm Phật.
Nam mô A Di Đà Phật ! kính mong thay !
cũng cần nói thêm điều này nữa An lê nhé!
cơ hội chỉ đến một lần, vì sao? mình kể bạn nghe, lâu rồi, năm 2011 có vị thí chủ đến chùa xin mình ghi tên cầu siêu cho người em chồng (họ gọi đó là chú), chị đó nói là chú đó hiền lắm, nhưng trên đường ra Hà Nội công tác đột quỵ, qua đời. Kính nhờ mình ghi tên tuổi hộ niệm. sau đó, chị nói con chị thích đi chùa Hoằng pháp, chị mong có cái máy nghe niệm Phật và chú đại bi, cũng may, mình có sẳn và đem biếu chị.chị tâm sự cũng thích qua đạo Phật, vì chị là đạo chúa, không theo chồng, ai nấy giữ. mình mới nói vậy khi nào có dịp rằm thì chị đến quy y. Nhưng chị nói đang lo, để chờ một thời gian xem tình hình bên gia đình mẹ chị có rầy không, từ từ làm công tác tư tưởng cho họ đã. Chị nói vậy mình cũng thấy đúng. Song An lê à, theo như các vị thiện tri thức khuyên bạn quy y, là tốt. vì sao? Hãy xem như ngày mình sinh ra, bố mẹ làm khai sinh cho mình đi học các trường. thì Quy y lại cũng thế, nhưng đặc biệt hơn, là sau khi bạn được Sư phụ truyền giới Tam Quy và 5 giới giúp bạn có một hàng rào bảo vệ bạn vô cùng kiên cố. bảo vệ gì? thói quen! quen làm điều tổn hại người, ích kỷ mình, khó buông, khó xả. Ngay lúc đó, với bạn mà được quy y đắc giới thể rồi thì nơi lòng bạn, từ sâu thẳm trí tuệ đáy lòng phát khởi để bạn ngăn các điều tổn hại, phát huy điều lợi ích cho chính mình và xung quanh từ bạn bè, gia đình, xã hội.
vì thế điều hạnh phúc hơn giấy khai sinh, là bạn đã sống với chân lý với pháp tánh thanh tịnh sống trong tâm giải thoát mà không rời vũ trụ vạn hữu. Bạn hãy đặt mình là một đơn vị cực nhỏ, hòa tan vào pháp giới vụ trụ thì hạnh phúc sẽ thiết lập ngay kkhi bạn khởi niệm Nam Mô A Di ĐÀ Phật.Cám ơn bạn nhé An lê, khi hiểu tâm sự này.
Nam mô A DI ĐÀ PHẬT.
Xin cảm ơn sư cô ạ !
Muốn ăn chay trường mọi người nên phát nguyện. Tâm niệm mình sẽ ăn chay trường, lâu rồi ý niệm nó trở thành ý thức, trước đây tôi có giấc mơ sợ thịt lắm, 3 tháng không ăn rồi ốm lăn lóc. Đó là chưa đủ duyên. Sau này phát nguyện nhiều lần lắm, cuối cùng ăn chay trường luôn.được gần 1 năm rưỡi rồi. Bệnh tật it́ bị. Nếu có nhanh qua, mau khỏi. Phóng sinh thường xuyên nữa. Giờ công việc cũng may mắn.con người vui vẻ. Hãy phát nguyện ăn chay trường nhé mọi người. Rồi sẽ được Chứng Phật gia hộ,đủ duyên là thấy ăn chay trường dễ dàng thôi mà.
Con vẫn hành niệm phật đi chùa tụng kinh hàng đêm tháng ăn chay 4 ngày. Hôm nay rằm con ăn chay từ sáng đến tối do đi mấy chục cây công việc mệt quá con vẫn ăn đồ chay nhưng trên bàn có chén mắm do đầu óc mệt quá nên ko suy nghĩ gì vô tư chấm vào ăn ngon lành. ăn xong con mới sực nhớ. con vô cùng hổ thẹn và hối hận. con không biết con có tội gì không con phải làm gì để chuộc tội của con hụ hụ.
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Khánh Ly,
*Bạn ăn chay mà vẫn tính kể từng ngày một, tâm chay của bạn chưa thực thanh tịnh. Phải xả bỏ cái tâm nhớ nghĩ mình đang ăn chay thì sự ăn chay mới thực có lợi lạc.
*Tu là sửa. Sửa lỗi trước, nguyện đoạn lỗi sau. Ngày ăn chay, vô tình mà quên nên ăn mặn, ngay lúc đang ăn, sực nhớ, dừng sự ăn lại, sám hối, nguyện từ nay về sau luôn cảnh giác thân tâm để không phạm nữa, đồng nghĩa ngày đó bạn không phạm giới chay. Nhưng nếu bạn nhớ mà lại cố tình bỏ qua, tiếp tục ăn mặn, hay cho rằng mai ăn bù lại, đồng nghĩa chay giới của bạn là không thanh tịnh.
*Việc ăn chay không thể dùng áp lực được. Bạn hãy cứ hoan hỉ tu đạo đi đã. Ăn chay thong thả, nhưng nếu đã phát tâm thì phải thực thi cho bằng được, bằng không vừa là trên dối Phật, dưới dối chúng sanh, sau chót là tự dối mình. Muốn ăn chay và ăn chay thanh tịnh bạn phải thấu rõ lý nhân-quả báo ứng; thứ đến phải phát tâm trì Ngũ Giới. Khi tâm trì giới thường hành, việc chay mặn đã không còn là chuyện nên hay không nên nữa mà lúc đó nhờ tâm trì giới bạn tự biết điều gì nên làm và không nên làm.
Chúc bạn hoan hỉ, thong thả, dũng mãnh và tỉnh giác để tu học.
TN
Mình thấy giáo lý đạo Phật hay, và muốn toàn tâm toàn ý đọc và tìm hiểu. Nhưng khổ là gia đình không cho phép, dù rằng nhà theo đạo Phật. Đi chùa cũng bị la, ăn chay cũng rầy, tu thiền tại chùa trong vài ngày cũng bị mắng…Chung quy ở chuyện chồng con. Ngày nào cũng nghe hối thúc lấy chồng, sinh con. Vợ chồng là duyên nợ, con cái là của nợ. Nhưng gia đình không chấp nhận điều đó. Giờ, mình mệt mỏi vô cùng. Đi làm đã mệt, về nhà còn mệt hơn. Liệu rằng có một cặp vợ chồng trên danh nghĩa sống chung một nhà cùng tu đạo không nhỉ?
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn printemps,
*Hiểu theo đúng nghĩa thì gia đình bạn chỉ là thờ đạo Tổ tiên chứ không phải là thờ và tu đạo Phật, bởi nếu một gia đình có nền tảng tu học đạo Phật, quyết sẽ chẳng cấm cản bạn học và tu theo đạo Phật. Bạn chớ nên lầm lẫn giữa thờ Tổ tiên và thờ Phật, bởi đó là hai phương thức thờ phụng hoàn toàn khác nhau. Tuy trong đạo thờ Tổ tiên, khi khấn, lễ mọi người đều dùng hồng danh A DI ĐÀ PHẬT khi khai lễ, nhưng tại sao lại niệm Phật, niệm để làm gì? Phật là ai? Có nghĩa gì?..v.v… dường như mọi người không quan tâm, mà sau đó đều là mong Tổ tiên, ông bà, cha mẹ, thân bằng quyến thuộc phù hộ, độ trì cho mình và con cháu mình ăn nên làm ra, buôn may, bán đắt, học hành, sự nghiệp đều công danh, thành tài, đỗ đạt, giàu sang, phú quý… Cúng một vài mâm cỗ cho thân quyến, rồi mong cả một đống tài vật cho bản thân, đó là sự mặc cả và trao đổi chứ chẳng phải vì người thân. Điều thứ nữa, những thân quyến đã chết chưa hẳn đã được siêu thoát, khi hàng ngày họ nghe thấy những lời than, cầu như vậy, chắc chắn họ sẽ chẳng thể buông bỏ duyên trần rồi tự giác giác ngộ để mà siêu thoát, thế đó là họ sẽ trụ lại trong ngôi nhà đó với ý niệm giúp đỡ cho vợ, chồng, con, cháu… đỡ khổ. Thực tế đó là hành vi gián tiếp khiến người chết bị đoạ lạc nên có thể coi đó là hành vi vô cùng tội lỗi của người sống đã gây ra cho người chết mà không hề hay biết, lại ngỡ là đang nghĩ về người chết. Bản thân người sống đã mê mờ nhân quả, khiến cho người chết cũng thêm mê mờ nhân quả. Mê trong mê mà cầu an lạc là trái với nhân quả.
Bạn phải hiểu rõ điều này, trước khi phát tâm tu học Phật pháp.
*Việc tu học, ăn chay, niệm Phật, tu thiền đều phải nên tuỳ duyên. Ví thử gia đình cấm bạn ăn chay, bạn chớ nên ăn chay trước mặt họ, trái lại ăn rau, đậu trong món ăn mặn mà họ nấu. Chay được hiểu ở sự thanh tịnh tâm chứ không phả ở việc ăn chay là tu, ăn mặn không tu.
Ăn chay, kể cả chay trường cũng chẳng thể thành Phật được, bởi nếu thành được thì thế gian không có các loài súc sanh để con người giết thịt, đơn giản là chúng đã thành Phật hết rồi. Nhưng ăn chay có thể tăng trưởng hạnh từ bi. Từ bi từ đâu đến? Từ tâm trì giới. Ăn chay mà tâm không trì giới thì chỉ là giả chay. Ăn chay mà tâm tham, sân, si vẫn thường dấy khởi, không được tiêu trừ, đó là giả chay. Ăn chay mà tâm không hành thiện, luôn hướng về ác, đó là giả chay… Do vậy bạn chớ tạo áp lực ăn chay cho bản thân, trái lại hãy học cho nhuyễn giáo lý của Phật. Pháp nào là pháp hợp với căn cơ của bạn thì bạn phải dũng mãnh tìm hiểu, học, nắm cho thật vững để làm nền tảng tu học, kế đó phải phát tín-nguyện-hạnh để tu học, được thế thì sự ăn chay mới thực hữu ích.
*Lấy chồng, vợ, sanh con là bổn phận, trách nhiệm của mỗi người trong thế giới này, nhưng lấy hay không lại lại quyền tự quyết của mỗi người. Nếu bạn thực thấy chuyện đó không phải là nhân tố tạo dựng cuộc sống an lạc trong tương lại, thế đó là việc tu đạo Phật để giác ngộ, giải thoát, bạn nên tìm pháp khéo léo để thuyết phục cha mẹ, tuyệt nhiên đừng tìm cách chống đối họ mà tổn phước. Không phải cứ độc thân, hay xuất gia là sẽ tu học dễ dàng. Tu dễ hay khó ở chính tâm mình. Nhiều người độc thân, xuất gia, nhưng họ đâu có nghĩ đến chuyện tu và sự nghiệp tu học cũng đâu có thành tựu? Vì thế chớ nên chấp trước tôi phải thế này, tôi phải thế nọ để tôi có cơ hội tu học.
*Tu là sửa tâm mình. Tâm gì? Tham, sân, si, mạn, nghi, phân biệt, chấp trước – tâm phiền não – tâm sanh tử luân hồi. Nếu hàng ngày bạn thường quán chiếu tâm mình để xa lìa những thứ tâm đó là bạn đang tu, đang biết tu. Do vậy tu hay không tu không ở nơi người, mà ngay chính tại nơi mình. Sự chống đối của người thân chính là động lực tích cực và tốt để chúng ta tự khẳng định tâm tu đạo của chính mình. Hãy biết trân trọng và cảm ơn họ.
Chúc bạn tỉnh giác để phát tâm tu đạo chân chánh.
TN
Cám ơn Thiện Nhân nhiều nhé.
Đúng là vạn sự tùy duyên. Nói chung, cũng lèo lái được…Nhà la rầy việc đi chùa thì ở nhà tụng kinh, nghe youtube. La rầy vào chùa tu thiền thì tu thiền, niệm phật ở nhà luôn (đêm hoặc sáng sớm). Phàn nàn việc ăn chay thì printemps ăn ở cơ quan ban ngày. May mà chưa la rầy chuyện đọc sách kinh. Tuy nhiên, printemps mệt mỏi nhất là chuyện chồng con. Ôi chao…chữa hiếu gắn chữ đạo. Bậc sinh thành ngày nào cũng không vui, đôi khi khóc lóc, rồi mai mối này nọ. Thở ngắn than dài. Mai mối không thành thì trách mắng tại con cái này nọ…Nồi không vừa cái vung, thì nên buông bỏ cho nhẹ thân. Chao ôi!!! Mỗi vụ này làm phiền não thật….vẫn chưa tìm ra lối thoát hiểm.
A Di Đà Phật. Mình đã ăn chay trường kể từ khi gặp pháp môn niệm phật, dù trước đó mình đã tìm hiểu đạo phật khoảng 4 năm, mình cảm thấy trí tuệ như được tăng trưởng hơn trước đó. Nói thật, mình ăn chay vì mình sợ quả báo là lý do chính, nhưng quê mình rất ít người ăn chay, dù là chay kỳ, rất nhiều người không tán thành việc ăn chay của mình vì lý do sức khỏe mình yếu, lý do khác là họ sợ mình không thể lấy vợ, mình cũng 30 tuổi rồi, cha mẹ thì ngày một già yếu, nếu vì chuyện này mà cha mẹ buồn rầu sinh bệnh thì mình cũng có phần trách nhiệm, vì lý do đó mình nghĩ phải ăn tam tịnh nhục hoặc giảm xuống ăn chay kỳ, nhưng mình từng nghe rằng phải dùng từ bi, đừng bị tỉnh cảm thúc dục mà phạm giới sát, chẳng lẽ ở chung với người chưa giác ngộ nên mình phải theo con đường của họ sao?
Xin quý liên hữu góp ý với ạ. Nếu có ai có duyên đọc bài này, có thể liên lạc với mình qua số điện thoại: 01232012219
Nam Mô A Di Đà Phật. Nhưng sợ không thể lấy vợ
A DI ĐÀ PHẬT. Nhớ lại một hồi TP còn vẫn dính mắc vào vấn đề chay mặn này, hết lần này đến lần khác ăn chay rồi lại ăn mặn, cứ như thế, đó là những ngaỳ bối rối đối với TP. Nhưng gặp pháp niệm Phật thì biết được cuốn LONG THƠ TỊNH ĐỘ có nói đề vấn đề này nên TP nói ra cho các Liên hữu nào còn vướng mắc chy mặn, ngoài ra cuốn này còn đề cập đến các vấn đề khác nữa, cuốn này của Ngài Vương Nhật Hưu, ông ấy là một vị đã vãng sanh rồi đấy.