Từ trước đến nay, chúng tôi vẫn nghĩ lễ Phật chỉ là một hành động bày tỏ lòng cung kính cũng như để sám hối nghiệp chướng, điều phục tâm ngã mạn của chính mình mà thôi, chứ chẳng hề biết lễ Phật còn là một phương pháp tập luyện thân thể tuyệt diệu.
Trong một lần được tiếp chuyện cô Cát Tường, cô có nhắc đến tác phẩm Lễ Phật Dữ Y Học (Lễ Phật và Y Học) của pháp sư Ðạo Chứng do Tịnh Tông Học Hội ấn hành và tha thiết yêu cầu chúng tôi chuyển ngữ sang tiếng Việt. Trước khi đọc tập sách này, chúng tôi thường lễ Phật theo thói quen, lễ một cách máy móc, lễ cho đủ số. Lễ xong ai nấy thường thở phì phò, mồ hôi nhễ nhại, chứ chưa bao giờ được hưởng pháp vị vi diệu trong khi lễ Phật cả.
Thử thực hành theo cách lễ Phật do Pháp Sư từ bi chỉ dạy, dù chưa nắm hoàn toàn được yếu quyết lễ Phật, chúng tôi đã nhận thấy việc lễ Phật trở nên nhẹ nhàng, thoải mái hơn. Cứ mỗi lần quỳ xuống, cúi thân rạp lạy, lại quán tưởng Ðức Phật đoan nghiêm vi diệu, nghiễm nhiên đứng trên hai bàn tay sen của mình, lòng chúng tôi lại thấy lâng lâng khôn tả. Trước đây, mỗi lần lạy Phật sám hối, lễ xong 108 lễ là mệt nhoài; nay lễ đủ 108 lễ chỉ thấy hơi mệt, tâm tình cũng thoải mái, ý cũng chuyên chú hơn. Chúng tôi tin chắc rằng nếu tập luyện lâu ngày theo đúng cách Pháp Sư dạy, chắc chắn việc lễ Phật sẽ trở thành một niềm pháp hỷ sung mãn vô biên đúng như các đệ tử của Pháp Sư đã trần thuật.
Lượt trích Lễ Phật và Y học
Ðạo Chứng Pháp Sư biên thuật
Chuyển ngữ: Bửu Quang tự đệ tử Như Hòa
A Di Đà Phật.
Thấy dễ nhưng lại rất khó, huhu….
Phải thanh tịnh mới được.
A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật,
Xin chào Kim
Ngọc Tú tôi lúc trước lạy không đúng cách cũng mệt ghê gớm, nhưng khi đi hộ niệm thấy các dì lớn tuổi lạy gần cả giờ đồng hồ mà rất khoan thai mới quan sát và về thực tập. Lúc đầu tôi cũng hơi mệt, sau khi đủ duyên nhận được quyển Lễ Phật và Y học, tôi hành trì mỗi ngày, đến bây giờ lạy được 150 lần buổi sáng thấy nhẹ nhàng và khỏe mạnh lắm.
Liên hữu nhớ là khi lạy thì niệm Phật thầm, hít thở sâu, đúng thì hô hấp sẽ tốt, sức bền tăng đáng kể và tâm rất an lạc.
Bản thân Ngọc Tú là bác sĩ, rất chú trọng việc rèn luyện thể lực mỗi ngày, hay đi bơi nhưng từ khi lạy Phật sám hối đều đặn buổi sáng thì không tập thể dục nữa 🙂
Cố gắng bạn nhé.
Ngọc Tú
A Di Đà Phật,
Vui lòng cho biết địa chỉ bán sách để đọc và áp dụng. Bởi vì như thế sẽ tiết kiệm được thời gian lại có thêm điều kiện tu tập. Xin cảm ơn Đường Về Cỏi Tịnh.
chị có thể in ra PDF
http://ksitigarbha.net/documents/otherdoc/Lephatvayhoc.pdf
hay là lên mạng
http://quangduc.com/khoahoc/68lephatvayhoc.html
A Mi Đà Phật
Bạn có thể đến PHÁP PHỤC PHẬT GIÁO TRANG NHÃ
Địa chỉ: 522 Đường Ngô Gia Tự, Quận 5, Hồ Chí Minh(gần Bùng binh Ngô Gia Tự – Nguyễn Tri Phương, hướng ra Chợ Lớn)
Điện thoại: (84-8) 54 051 388 – 62 744 186
Nơi đây có rất nhiều Kinh Sách rất hay đó
A Mi Đà Phật _()_
Đây là link của sách
http://ksitigarbha.net/documents/otherdoc/Lephatvayhoc.pdf
Có bạn nào vui lòng cho tui hỏi vì sao tui lạy Phật theo cách dạy trong video mà vẩn bị đau lưng không? các bạn đồng tu có bị đau lưng không?
DH đã theo rất nhiều kiểu lạy khác nhau nhưng kiều nào củng bị đau lưng.
Với lại nếu như mình lể Phật mà có chung mục đích tập thể dục vậy thì có mất đi phần nào công đức không?
Nếu như thời gian không có nhiều thì có nên dành thời gian để niệm Phật thay vì lể Phật không?
Xin các bạn đồng tu chỉ bày.
Nam Mô A Di Đà Phật.
DH
Nam mô A Di Đà Phật
Mến chào Đức Hưng
Cái chỗ này VT nghĩ cần phải nói cho rỏ,bị đau lưng là do cái bệnh của mình hay nghiệp của mình,cho dù bạn không lể Phật đi nữa,mỗi khi khom lên khom xuống vẫn bị đau lưng,có phải không?
Nhưng nếu bạn nói khôg rỏ ràng,nhiều người tưởng đâu do lể Phật mà bị đau lưng rồi họ thối tâm,không lể Phật nữa thì vô tình mình bị mang tội.
Ngày xưa có một đứa nhỏ chơi ven bờ biển,lấy cát mà xây thành,chỉ là trò chơi trẻ con thôi,nhưng cậu ta mang hết tâm tư ý chí,cố gắng xây cho thật đẹp và cậu ta nghĩ đó chính là một cung điện.Sau đó có một vị Bích Chi Phật đi ngang,sau một hồi trò chuyện,cậu ta đã cúng dường cho vị Bích Chi Phật ấy tòa lâu đài xây trên cát mà cậu đã khổ công xây dựng với biết bao nâng niu trìu mến.
Vị Bích Chi Phật sau khi thọ nhận,chú nguyện cho cậu và cậu rất hoan hỉ.
Do công đức cúng dường ấy mà kiếp sau cậu được làm vua,tức là vua A Dục.
Ngày xưa,có một vị vua cúng cho Phật rất nhiều đèn nhưng cuối cùng đều tắt hết,duy có một ngọn cháy hoài không tắt,cũng không hao cạn dầu,Ngài Mục Kiền Liên vận thần thông thổi mà cũng không tắt,sau đó mới thỉnh Phật hỏi xem nguyên do.Phật cho biết ngọn đèn này là của một bà lão nhà nghèo,bà ta đã mang hết tất cả tài sản để đổi lấy ngọn đèn này và với tâm chí thành,bà đã khấn nguyện xin cho ngọn đèn cháy hoài không tắt để chứng minh công đức của bà sau này có được ánh sáng trí tuệ giống như Phật.
Qua hai câu chuyện trên,VT nghĩ nếu bạn bị đau lưng mà cũng rán để lể Phật thì công đức của bạn sẽ rất lớn,bạn lể một lể,công đức sẽ nhiều bằng 10,100 hay ngàn lần người không đau lưng.10,100 hay 1000 là tùy theo bạn đau lưng nhiều hay ít và sự quyết tâm,chí thành của bạn nhiều hay ít.
Đau lưng chính là thử thách của bạn vậy.
Trong lúc lể Phật,tâm cũng niệm Phật thì công đức sẽ gia tăng.
Nghĩ đến thân thể,đừng cầu không tật bệnh vì không tật bệnh thì tham dục dể sanh…chính vì thế:”Lấy bệnh khổ làm thuốc thần”…
Thôi,xin chào bạn
Nam mô A Di Đà Phật
Viên Trí Thực sự nói chuyện rất cuốn hút Muốn học hỏi theo cách nói của bạn
Tán thán công đức của Viên Trí. A Di Đà Phật !
DH cảm ơn bạn VT nhiều. Bạn nói quá hay. DH không có ý là lễ Phật sẽ bị đau lưng cho tất cả mọi người. Nếu ai hiểu lầm DH xin lổi. Riêng DH thì thường xuyên đi bơi lội nên ít khi bị đau lưng. Riêng khi lễ Phật do lúc đứng lên phải xài xương sống (cho dù đã cố xoay mấy ngón chân ra ngoài và gót chân vào trong giống như tư thế đứng bên đầu) nên thường hay bị đau ở đó.
Tuy vậy DH vẩn ráng hàng ngày sẽ luyện tập thêm để hi vọng 1 ngày nào đó sẽ vượt qua được tại DH rất thích lễ Phật.
Một lần nữa cảm ơn bạn VT.
Nam Mô A Di Đà Phật
DH
BẠN ƠI !
TÔI CŨNG ĐẾN CHÙA VÀ RẤT THÍCH ĐƯỢC LẠY PHẬT , VÌ MỘI KHI LẠY PHẬT XONG THÌ THẤY GIỐNG NHƯ MÌNH VỪA TẬP THỂ DỤC VẬY, XƯƠNG SỐNG GIÃN RA NGHE HƠI THỞ SÂU HƠN, NHƯNG TÔI VẪN CÒN E DÈ VÌ ÍT KHI ĐẾN CHÙA, TÔI CÓ Ý TƯỞNG MỖI CHIỀU ĐI LÀM TRÊN ĐƯỜNG VỀ NHÀ GHÉ VÔ CHÙA LẠY PHẬT RỒI RA VỀ NHƯNG CŨNG CÒN CHƯA THỰC HIỆN ĐƯỢC.
Lễ Phật đúng phương pháp trên không dùng lực xương sống đâu bạn ơi, nếu dùng lực xương sống lễ được 1000-3000 ngàn lễ chắc hết đi nổi luôn.
Bạn phải chú ý khi lễ thân thể thả lỏng nhẹ nhàng như sương như khói, các cơ hầu như chẳng phải vận động,hơi thở điều hòa, vừa lễ vừa niệm thầm theo hơi thở, khi đứng lên, đầu bao giờ cũng phải cao hơn mông, người không chú ý khi lễ đứng dậy mông toàn nhổm lên trước vì thế mới hại đến xương sống, dẫn đến đau thắt lưng, lực đứng lên là ở cẳng chân và sự vươn tư nhiên của thân, khi đứng lên chân thẳng, lực trụ nơi gót chân chứ không phải mũi bàn chân.
Chúc bạn an lac trong khi hành trì pháp môn lễ phật.
Nam Mô A Mi Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật.
DH xin cảm ơn bạn Tịnh Minh. Hiện tại DH đứng lên bằn mũi bàn chân nên hay bị đau lưng vậy. Biết vậy mà chưa sữa được.
DH
Xin chào những người hữu duyên.
DH muốn nói bây giờ DH lể Phật theo kiểu chỉ trong bài nay không còn bị đau lưng nữa. Lể Phật nhẹ nhàng, 108 lể thì tốn hết khoảng 40 phút.
Xin cảm ơn VT và TM nhiều.
Nam Mô A Di Đà Phật
DH
Kính chào các liên hữu con cũng mới lạy phật nhưng con lạy xuống chiếu nên thấy hai đầu gối quầng tím ạ.Các liên hữu khi mới bắt đầu lạy phật có bị vậy không ạ.Hay con đã lạy sai ạ
Con cũng mới tập lạy nhưng chỉ làm được hơn 20 cái là cảm thấy vùng giao nhau của lông mày khi chạm xuống đất rất căng tức, đau đau, con đặt rất nhẹ vì đã có hai cánh tay đỡ…Ko rõ do con chưa quen hay còn vì lí do khác không ạ?
Gửi Chị Nguyễn Yến!
Lạy Phật tiêu nghiệp chướng tăng phước.Chị tham khảo kỹ cách lạy Phật về thực hành đúng như vậy sẽ được lợi ích rất nhiều.E lạy Phật được hơn hai tháng thấy rất khoẻ thân tâm an lạc mỗi lần lạy Phật xong cảm giác rất an lạc vì tiêu nghiệp tăng phước mà.Trước đây e hay đau lặt vặt và rất là đau lưng do ngồi văn phòng nhiều.Nhưng từ khi lạy Phật thì đã không bị nữa các bệnh đau đầu cũng giảm.Có rất nhiều người lạy Phật hết bệnh khỏe mạnh vì vậy chị hãy cố gắng lên nhé.Lúc đầu sẽ chưa quen nhưng lâu dần thì sẽ rất thích vì không lạy Phật mình sẽ thấy rất mệt mỏi .Chúc chị tinh tấn.
A Di Đà Phật!
Gửi Tâm Hoa.
Cảm ơn bạn rất nhiều nhé vì đã chia sẻ và cho mình lời khuyên, mình cũng muốn lạy Phật để tỏ lòng kính lễ và cầu mong thân tâm an ổn. Mình rất vui vì bạn đã đạt được kết quả tốt, nhưng không hiểu lúc mới lạy bạn có cảm giác như mình không?
Mình mới tập được hai buổi thôi, lạy đến khoảng hơn 20 cái thì thấy trán mình như bị máu dồn về, đầu nặng hơn. Mình nghĩ có lẽ mình sai động tác, xem đi xem lại để tập thì vẫn cảm thấy như thế. Phải chăng nghiệp chướng của mình quá nặng hay mình không có duyên với việc lạy Phật nhỉ?
Gửi chị Nguyễn Yến!
E xin chia sẻ về lần đầu tiên e Lạy Phật là lúc e lên chùa cộng tu e không biết lạy gì cả thấy mọi người lạy sao thì mình cũng lạy cũng đứng lên ngồi xuống nhưng thấy mọi người rất là khoan thai.Lạy xong phải 1 tiếng vì lần đầu lạy nên cũng rất mệt chưa quen và cảm giác đầu hơi bị xoay xoay nhưng bù lại là một cảm giác rất nhẹ nhàng ,từ đó e lên mạng tìm hiểu cách lạy Phật cho đúng.E xem được cách lạy Phật của Thầy Thích Giác Nhàn chỉ rất cặn kẻ.Cách lạy này là của Bác Sỹ Quách Huệ Trân lạy Phật mà hết bệnh ung thư.E về nhà thực hành và thấy rất hiệu quả .Và cũng được nghe Thầy giảng Lạy Phật tiêu nghiệp tăng phước.Vừa lạy miệng vừa Niệm Phật ra tiếng.Chị cố gắng sẽ làm được hết ,lâu ngày chị sẽ thấy tướng và tâm sẽ chuyển nhờ lạy Phật và niệm Phật.CHị cố gắng lên nhé.E nghĩ không gì là không làm được nếu mình đã phát lòng Tín,Nguyện,Hạnh.Chúc chị tinh tấn.
A DI ĐÀ PHẬT.
Nghe Tâm Hoa nói mình rất vui. Sau khi hỏi Tâm Hoa về lần đầu lạy Phật thế nào, mình cũng đã thực hành vừa lạy vừa niệm Phật ra tiếng, nhỏ vừa đủ nghe và đã không còn cảm giác đau tức đó nữa, thật tuyệt phải không bạn.
Một lần nữa cảm ơn Tâm Hoa rất nhiều, mong một ngày được gặp Tâm Hoa và chúng ta có thể nhận ra nhau.
Các bạn lạy Phật thì chỉ nên niệm thầm thôi, không nên niệm ra tiếng, đó là lời dạy của Tổ sư Ấn Quang, cư sỹ Diệu Âm Minh Trị cũng dạy như vậy, vì lạy Phật niệm ra tiếng sẽ tổn khí; tất nhiên nếu bạn lễ Phật có 108 lạy thì niệm ra tiếng cũng được vì số lượng chưa nhiều.
Chúc bạn tinh tấn!
Mến gởi chị Nguyễn Yến!
E rất vui vì chị không bị đau tức khi lạy Phật.E cũng như chị vừa lạy vừa niệm ra tiếng nhỏ vừa đủ nghe thôi .Khi mà đầu xuống đất thì niệm thầm thôi chị sẽ không bị mất sức.Khi bắt đầu đứng lên thì chị lại niệm ra tiếng.Nếu có duyên thì chị e mình sẽ gặp nhau chị nhỉ.E ở Đà Nẵng.Ở nhà hay đi làm hay bất cứ làm việc gì chị cố gắng niệm Phật nhé.Chúc chị tinh tấn.
A Di Đà Phật!
Mến gửi chị Nguyễn Yến.Đây là bài Pháp e được nghe thầy Thích Giác Nhàn giảng về công hiệu của việc Lạy Phật Trì Danh.Xin chia sẻ cùng chị.
CÔNG HIỆU CỦA LẠY PHẬT TRÌ DANH CỦA MÔN KHÍ CÔNG TỊNH ĐÔ
Môn lễ lạy nhiều vị Phật xưa nay các chùa đều hành trì chúng ta vẫn cung kính tán dương tùy hỷ, nhưng con đường mình đi là lạy 1 vị Phật, có nhiều người bán tín bán nghi, lạy 1 Phật không đủ, phải lạy nhiều Phật, lúc lâm chung không ông Phật này cứu thì ông Phật kia rước.
Nếu 1 Phật bạn không cảm thì vạn Phật cũng không cảm, thì không Phật nào rước luôn, mà 1 Phật bạn đã cảm rồi thì tất cả Phật bạn đều cảm hết, cho nên lý Hoa Nghiêm mới nói 1 là tất cả, tất cả là 1, và công đức lạy 1 Phật bằng vạn Phật.
Hòa Thượng Tịnh Không nói nếu bạn lạy vạn Phật, bạn lạy Phật trước thì quên Phật sau, khó đi vào nhất tâm, vì vậy cho nên bạn lạy 1 Phật A Di Đà cảm được Phật thì trong ánh hào quang của Phật A Di Đà có vô số Phật, vô số bồ tát hiện ở trong, nương danh hiệu A Di Đà Phật để ngộ tánh nghe rất dễ, nên chư tổ nói, miệng niệm, tai nghe rõ ràng từng chữ từng câu không cho sót, cứ nghe hàng ngày liên tục đừng cho quên, thì cách nhép môi niệm A Di Đà Phật là không quên, niệm trong đầu bằng tư tưởng rất dễ quên và bị hôn trầm, buồn ngù.
Lạy Phật niệm Phật thành tâm được 10 công đức lễ Phật, theo kinh Pháp Hoa, mắt mình nhìn Phật niệm Phật được 800 công đức, miệng mình xưng danh hiệu Phật được 1200 công đức, tai mình nghe lại tiếng niệm của mình được 1200 công đức, thân mình chắp tay trang nghiêm được 800 công đức, mũi ngửi những mùi nhang thanh tịnh không đắm nhiễm hương trần bên ngoài được 800 công đức, ý mình lắng nghe không trụ nơi đâu được 1200 công đức, khi trụ vào nơi nào nó dính mắc nơi đó nên khó nhập thể tánh, mà lắng nghe ý mình theo dõi từng chữ từng câu niệm Phật rõ ràng được 1200 công đức, mắt nhìn bị giới hạn cách vách cho nên nó được 800 công đức, tai nghe qua khỏi vách nên được 1200 công đức, thân mình giới hạn hơn nên được 800 công đức, nếu bạn ngồi nhắm mắt nó mất 800 công đức, thân không trang nghiêm lễ Phật mất 800 công đức, cách lễ Phật nghe lại âm thanh do miệng phát ra là cách tu của Quan Thế Âm Bồ Tát, nên nghe lại âm thanh câu A Di Đà Phật gọi là Diệu âm, diệu Y báo, diệu chánh báo, đó là lời giảng của Hòa Thượng Tịnh Không. (Trích bài giảng của Thầy Thích Giác Nhàn)
Ngoài ra Lạy Phật diệt tội hà sa, ngoài công năng sám hối, nó còn có công dụng về y học để khí huyết trong người lưu chuyển. lạy ít nhất 300 lạy mỗi ngày làm khí huyết lưu thông đi khắp đầu cổ gáy vai lưng bụng cột sống đầu gối khớp tay chân, ép bắp chân, ép các cơ quan bao tử, gan, ruột, thận… giúp đưa máu đến nuôi dưỡng các tế bào tim, phổi, gan, bao tử, ruột, thận, xương cốt, da thịt, đều được thay đổi oxy theo nhịp thở, nhịp cúi lạy, có công năng phục hồi tế bào bệnh, tế bào thoái hóa, tế bào lão hóa, và làm trẻ hóa tế bào.
Do đó chúng ta không lấy làm lạ những người thực hành phương pháp Lạy Phật Trì Danh, như Hoà Thượng Tịnh Không nên ngài 86 tuổi mà da mặt hồng hào, trẻ lại, sức khỏe bằng tuổi thanh niên, cách 3 năm trước Thầy Thích Giác Nhàn mặt ốm, đen, sau 5 năm Lạy Phật trì Danh 1000 lạy mỗi ngày, da mặt đổi khác, tướng hảo quang minh, hồng hào. Nữ Pháp Sư Đạo Chứng là 1 nữ bác sĩ bị ung thư, quyết theo pháp môn niêm Phật Trì Danh để tự chữa bệnh mà được khỏi bệnh, đã rút kinh nghiệm viết thành sách “ Lạy Phật và Y Học” phổ biến cho mọi người biết công năng của pháp môn lễ lạy Phật như một môn thể dục khí công và Trì Danh là môn luyện hơi thở làm tăng cường nội lực, thu nhận được nhiều oxy để chuyển hóa tế báo, phục hồi tế bào bệnh, trẻ hóa tế bào lành vừa giúp cho bệnh nhân khỏi bệnh, vừa giúp thân tâm an lạc thân tâm không còn bệnh và sám hối bằng cách Lạy Phật Trì Danh thì nghiệp bệnh tiêu trừ.
Ngoài ra nhờ Lạy Phật Trì Danh mỗi ngày từ 300-1000 lạy trang nghiêm cung kính cảm ứng với Phật, lúc không lạy Phật thì nhép miệng niệm Phật gọi là Phản Văn Trì Danh, miệng niệm tai nghe, cũng là cách luyện hơi thở làm tăng nội lực, như vậy là đã thực hành đúng như lời khai thị của Đại Sư Ấn Quang, nhiếp tâm niệm Phật từ sáng đến tối từ tối đến sáng không rời câu niệm Phật, không bị gián đoạn, không bị xen tạp thì câu niệm Phật A Di Đà hoà với Phật Quang, Phật quang hòa với câu niệm Phật, tâm mình tương ưng với tâm Phật, đúng với Pháp Môn Tịnh Độ, các bạn thực hành chỉ 1 phương pháp Lạy Phật Trì Danh và Phản Văn Trì Danh này là đã có đủ Tín-Hạnh-Nguyện, cách này giúp niệm Phật không xen tạp, không vọng tưởng, không hôn trầm, mệt mỏi, thân không bệnh tật, lìa mọi đớn đau.
Hoà Thượng Tịnh Không nói nếu lạy Phật thường xuyên sắc thân tốt đẹp không bị thời gian không gian phá hư hoại sác than khi chết gọi là “tử ma chân kim”, thì lo gì không được an vui tự tại vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc.
Thầy Huệ Tâm Hải
Trung Tâm Trường Sinh
A DI ĐÀ PHẬT!
SỰ THÙ THẮNG CỦA VIỆC LẠY PHẬT.
Trích từ “Tịnh Không Pháp Ngữ”
Người trung niên trở lên mỗi ngày chí ít phải lạy 300 lạy, lạy đến trên thân toát mồ hôi. Năm xưa, tôi cùng pháp sư Sám Vân tại Bổ Lý ở chòi tranh, mỗi ngày tôi lạy 800 lạy, mỗi ngày chí ít phải thay áo lót hai lần, trên người cả thân đều là mồ hồi, điều này có sự giúp đỡ đối với sức khỏe thân thể rất tốt. Tôi ở trên núi với Ngài nửa năm, đã lạy mười mấy vạn lạy. Mấy năm trước ở Lusanchi, tôi gặp được một vị cư sĩ tại gia đã ngoài 60 tuổi, sức khỏe không tốt. Tôi khuyên ông lạy Phật, một ngày ông lạy 100 lạy, sáng sớm lạy 50 lạy, buổi tối lạy 50 lạy, không nên gián đoạn. Ông lạy được một năm sức khỏe liền tốt, vốn dĩ xương cốt thân thể đều khô cứng, thế mà ông có thể ngồi xếp bằng, thế mới biết được phương pháp này tốt. Trong phương pháp này có vận động, có cường thân, có tu định, tu huệ.
Người lạy Phật, tâm là thanh tịnh, thân là hoạt động, cũng giống như cái tướng của bánh xe vậy, vòng tròn bên ngoài đang động, nhưng tâm bánh xe không động. Cho nên, vận động lạy Phật tốt hơn các thứ vận động khác. Các thứ vận động khác là tâm của bạn cũng đang động, lạy Phật loại vận động này tâm không động, đích thực là định huệ đều học. Chúng ta không nên sợ chảy mồ hồi, chảy mồ hôi là tốt, những thứ dơ bẩn độc tố bên trong chúng ta có thể bài trừ ra, sau khi bài trừ ra thì bạn sẽ không bị bệnh. Có rất nhiều thứ bệnh đều là độc tố trong cơ thể không thể bài trừ ra, đặc biệt là bệnh viêm khớp, bệnh phong hàn, nguyên nhân là gì vậy? Là niệu độc, niệu độc không thể bài tiết ra, tích chứa ở trong khớp mà sanh bệnh. Phàm hễ bị loại bệnh này gần như đều không đổ mồ hôi, rất ít đổ mồ hôi, nhất là chúng ta ở trong phòng máy lạnh, nếu ở lâu thì bị nhiễm phong hàn. Cho nên nguồn gốc của bệnh chúng ta phải biết, phải làm thế nào để loại trừ nó. Không sợ đổ mồ hôi, mỗi ngày thêm mấy lần giặt quần áo cũng không hề gì. Thân tâm chúng ta khỏe mạnh là hình tượng tốt để cho xã hội đại chúng xem, tiếp dẫn xã hội đại chúng, không nên để họ bỏ lỡ cơ hội học Phật, như vậy thì tốt.
Thân gửi Tâm Hoa và các anh chị, cô chú đã cho Yến lời khuyên và chân thành gửi lời cảm ơn đến mọi người ạ. Vì không biết phải xưng hô thế nào cho đúng nên Yến đã dùng tên, có gì không phải Tâm Hoa, Tịnh Minh và Bích Liên bỏ qua cho nhé.
Mình ở Lạng Sơn Tâm Hoa ạ, mới dạo gần đây mình mới tìm hiểu về Phật Giáo thông qua các thông tin trên mạng Internet, thông tin thì nhiều, đôi khi xem và đọc đến mụ mị cả đầu óc…Nhưng đọc đến trang duongvecoitinh và những câu trả lời của Cư Sĩ Viên Trí mình đã khởi lòng tin mến và dành nhiều thời gian hơn để xem thông tin ở trang này, và cũng dự định sẽ xem thêm, học tập thêm từ những tài liệu mà trang cung cấp. Tuy nhiên, giống như người bị bệnh lâu ngày, gặp thuốc tốt cũng không thể uống nhiều, uống vội vã được hay sao ấy, dù rất muốn có thêm kiến thức, hiểu biết nhưng mình cũng không thể đọc, xem được nhiều, đọc, xem nhiều quá thì không vào đầu được, lại thấy bấn loạn vì chưa sắp xếp được mọi thứ rõ ràng đâu vào đó…Vì thế trước mắt mình đã chọn cách đơn giản nhất, phù hợp với mình, đó là vừa Niệm Phật A DI Đà, vừa lạy Phật (theo khả năng có thể trước mắt) rồi bổ sung các kiến thức khác sau…Vì vậy những lời khuyên của Cư Sĩ Viên Trí cũng như của Tâm Hoa, Tịnh Minh…giống như những cánh tay dìu dắt mình bước từng bước đi vậy. Nói vậy không biết có buồn cười không, nhưng mình cảm thấy như thế đó.
Chúc Tâm Hoa và mọi người luôn tinh tấn.
A Di Đà Phật.
xin vui lòng chỉ cách lạy phật xem ở đâu, vì video đã bị chặn .Rất mong sự giúp đỡ.Xin cho mình hỏi đây có phải là cách lại phật của thầy Tịnh Không không ? nếu không phải thì xem ở đâu để thấy thầy lạy , mình rất muốn học cách thầy lạy.
A Di Đà Phật
A Di Đà Phật. Ở trên là cách lạy của Bác sĩ Quách Huệ Trân đã vãng sanh. Hoặc đạo hữu cũng có thể tham khảo thêm cách lạy khác ở đây:
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2011/04/su-loi-ich-cua-viec-lay-phat/comment-page-1/#comment-134
Tôi năm nay 75 tuổi. Tôi đã thực hành lạy Phật theo cách này hơn 10 năm nay do nhận duyên được cuốn sách nói về phương pháp lạy Phật để thanh tịnh Thân và Tâm. Nghĩa là thân thể cường tráng mạnh khoẻ tiêu tan tật bệnh; tâm được an bình tĩnh lặng; bởi khi đứng chắp tay (như theo thế chỉ dẫn trong video clip) tôi niệm “Namo A Di Đà Phật” trước khi cúi xuống và khi đứng lên tôi hít thở vào rồi niệm “Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát” để xin Phật Quán Thế Âm trợ giúp cho Phật A Di Đà ban hồng ân cho tôi, chúng sanh và tứ thân phụ mẫu trọn thành Phật Đạo. Một ngày tôi lạy 110 lạy rất nhẹ nhàng. Nhờ vào phương pháp lạy Phật này, phối hợp với ngồi Thiền hàng ngày nên tôi chưa có bệnh tật gì lớn lao cả. Xin chia sẻ với quý đạo hữu xa gần những gì tôi được hưởng do lạy Phật mà không phải tốn kém gì cũng như không phải đến chùa chiền mà ở nhà tự đứng giữa nhà hay giữa trời lạy cũng đều có kết quả mong cầu. Namo Amitofo.
Con sẽ thử phương pháp lạy phật này, nếu có chút lợi ích còn sẽ hồi âm lại. Nam mô A Di Đà Phật
Lễ Phật và Y Học Yoga – Pháp Sư Nhân Kính (仁敬法師)
Bà xã mình cho mình xem một bài giảng của Pháp Sư Nhân Kính bên Ba Tây (Brazil). Lecture on Body-Mind Purification and Environmental Protection by Master Ren Ching -Bài giảng về sự thanh lọc thân thể và bảo vệ môi trường của Sư phụ Ren Ching:
https://www.youtube.com/watch?v=CY18idyErQo (bằng tiếng Hoa và người thông dịch tiếng Bồ Đào Nha với phụ đề Hoa, Anh và Bồ Đào Nha)
Ở cuối bài giảng Pháp Sư có chỉ dạy một cách lậy Phật y học yoga (ở phút 1:26:38).
Mì̀nh tìm hiểu thêm và đã áp dụng cách lậy Phật yoga này và cảm rất thoải mái, cho nên muốn chia sẽ cùng mọi người. Có vài video giảng về cách lậy Phật yoga này, nhưng mình tìm trên mạng nhưng không thấy có video nào bằng Việt ngữ. Nếu có đạo hữu nào biết cách phiên âm hay làm phụ đề những bài giảng này qua Việt ngữ thì hay biết mấy.
Video dưới đây là cách Lễ Phật và Y Học Yoga – Pháp Sư Nhân Kính trình diễn
Ba lậy mười lăm phút của cách Lễ Phật Yoga
https://www.youtube.com/watch?v=sqVaI1ReSOs (17 phut)
Lậy Phật Yoga 1 – Pháp Sư Nhân Kính
https://www.youtube.com/watch?v=gz2HHKA3Rz4 (9 phut)
Lậy Phật Yoga 2 – Pháp Sư Nhân Kính
https://www.youtube.com/watch?v=eYa4OVfALQM (13 phut)
Tóm tắt cách Lậy Phật
Cách Lễ Phật Yoga này là dựa trên cách Lễ Phật và Y Học của Pháp Sư Đạo Chứng
Nhớ là lúc lậy Phật thở bằng bụng, không nên giữ hơi hay nín hơi, và không nên nhắm mắt
Lúc đầu mới tập lậy thở bình thường để tập những động tác quen rồi từ từ tập thở bằng bụng
Nếu cảm thấy thở không đúng thì điều chỉnh hơi thở lại
Lậy Phật cách này càng chậm càng tốt
Hai bàn chân đứng dạng chữ bát (八) – mỉm cười để khởi cái tâm an lạc
Cách lậy Phật này tương tư như cách lậy của PS Đạo Chứng và có cộng thêm vô động tác đông y và yoga
Lúc qùy xuống và lúc chuẩn bị đứng lên thì để hai tay bên hong đầu gói và cảm thấy sức dồn nhiều vào hai ngón tay cái (điểm này kích thích bộ não của chúng ta)
Lúc nắm hai bàn tay lại, thì úp ngón cái vào trước rồi sau úp từng ngón khác lên trên ngón cái. Nhà Phật gọi là “Nắm đấm kim cang”
Lúc lậy mở bàn tay ra thì cũng từng ngón một mở ra.
Lúc lậy năm vóc chấm đất – hai chân, hai tay và trán chạm đất – không phải đỉnh đầu mình chạm đất nên để ý
Sau khi đứng lên rồi thì từ từ tiếp tục chấp tay lậy thẳng lên trời, ở vị trí này được lâu càng tốt
Sau đó từ từ xuống lại trở lại vị trí bắt đầu
Lậy Phật yoga này không cảm thấy mệt mà cảm thấy thoải mái và khoẻ ra
Bắt đầu tập ít nhất là 3 lậy, sau này từ từ tăng lên nếu có thời gian
ít nhất 3 lậy buổi sáng và 3 lậy buổi tối
Lậy Phật yoga này càng chậm càng tốt. 3 lậy khoảng trong 20 phút
Trẻ từ 3 tuổi đến 100 tuổi cũng lậy được (PS Nhân Kính nói)
Giới thiệu về Pháp Sư Nhân Kính (仁敬法師)
http://www.renjing.tw/a_introduce/a_introduce_01.html (Hoa ngữ)
http://www.renjing.tw/a_introduce/a_introduce_01english.html (Anh ngữ)
Năm 1996 Quy y Phật môn
Năm 1999 xuất gia ở Hoa Tạng, Đài Bắc
Năm 2001 tốt nghiệp lớp thứ 5 của Tịnh Tông Học Hội ở Singapore dưới sự hướng dẫn của Đại Lão Hòa Thượng Tịnh Không và được Đại Lão Hòa Thượng Pháp Sư Tịnh Không đặt pháp danh là Nhân Kínhđược Đại Lão Hòa Thượng Pháp Sư Tịnh Không đặt pháp danh là Nhân Kính 仁敬.
Năm 2002 tiếp tục, tuân theo giáo huấn và học pháp với Lão Hòa Thượng Thánh Nhất ở Bửu Lâm Thiền Tự, Hồng Kông và thọ Nhị Bộ Tăng và Tam Đàn Đại Giới
Năm 2004 ở Đài Trung thuận tiện bế quan trong phòng thiền giới hạn cho 3 năm
Năm 2008 học tại Học Viện Phật Giáo Nguyên Hanh, Đài Bắc
Năm 2010 cho đến nay chính thức về việc truyền bá Tịnh Độ tư tưởng giáo lý của tổ Thiện Đạo Đại Sư (善導大師) (Hóa Thân Của Phật A Di Đà)̣ và pháp giới trong và ngoài nước
Năm 2011 thành lập Tịnh Tông Trai Giới Học Hội ở Đài Đông, Đài Loan
Năm 2013 tuân thủ giới pháp với Tạng Luật Pháp Sư Quả Thanh (果清律師), trụ trì Chánh Giáo Tinh Xá ở Phố Lý, Đài Loan
Năm 2014 Trân trọng tuân theo lệnh của sư phụ để tiếp nhận, duy trì và truyền bá Kinh phạm võng Bồ Tát giới pháp (梵網經菩薩戒法)
Năm 2016 phát tâm thuận tiện bế quan niệm Phật và không nói chuyện giới hạn cho 3 đến 5 năm
…
Những video dưới đây không có phụ đề Việt ngữ, chỉ có phụ đề Hoa và Anh ngữ, nói về lậy Phật yoga từ đâu ra và lý thuyết giảng bởi Pháp Sư Nhân Kính – mình chỉ dịch tóm tắt nội dụng thôi:
https://www.youtube.com/watch?v=kkvJOVaOkVc (2-1)
(Ở phút 26:14 có trình diển cách lậy Phật)
https://www.youtube.com/watch?v=G30VybU608c (2-2)
(Ở phút 36:12 có trình diển cách lậy Phật)
(Ở phút 1:08:00 có trình diển cách lậy Phật và bắt đầu giảng về cách quán tưởng lúc lậy Phật)
…
Tôi (tức PS Nhân Kính) có xem sơ qua sách và DVD Lễ Phật và Y Học của PS Đạo Chứng. PS Đạo Chứng là một bác sĩ tây y và đã bỏ nhiều công sức nghiên cứu về cách Lễ Phật và y học qua quan điểm tây y. Lúc đầu tôi không có đọc kỷ sách của PS Đạo Chứng và xem kỹ video.
Lúc trước tôi chỉ chuyên niệm Phật. Sau này duyên thuận đến muốn học cách lậy Phật thì có đọc sách và xem kỷ lại 1 trong những dvd của PS Đạo Chứng thì mới hiểu rỏ cách lậy Phật và sau đó nghĩ ra cách lậy Phật yoga và cách lậy Phật của tôi đều dựa hoàn toàn từ cách Lễ Phật và Y Học của PS Đạo Chứng
…
PS Đạo Chứng định làm 4 dvd về lậy Phật và Y Học. DVD đầu tiên là căn bản – nhưng chưa làm tới DVD thứ 2, ngài đã vãng sanh. Trong 3 dvd chưa được thực hiện của PS, ngài có thể cho biết thêm sau về Lễ Phật và y học, nhưng ngài đã ra đi. Sự mất mát này rất lớn, cho nên tôi nghĩ nếu chỉ học được căn bản của việc lậy Phật và y học thì còn thiếu gì đó, chỉ giúp chúng ta tâm được bình an, không kiêu mãn, tiêu trừ nghiệp chướng. Nhưng tôi nghĩ lậy Phật cũng có thể đưa ta đến giác ngộ. Nếu không giác ngộ cũng có thể giúp ta tới gần hơn nữa với đức Phật A Di Đà. Lậy Phật cũng là cách để giao tiếp với đức Phật A Di Đà trong tâm chúng ta. Giúp cho chúng ta có thêm lòng tin và nguyên vọng. Củng cố lòng tin và nguyện vọng để vãng sanh Tây Phương Cực Lạc.
…
Niệm Phật và lậy Phật là nâng cao gốc rể đạo đức của chúng ta. Tôi học cách lậy Phật của PS Đạo Chứng và tôi đã rút kinh nghiệm và có ý tưởng riêng của tôi và nghiên cứu thêm cách lậy Phật của PS Đại Tinh(大醒法師). PS Đại Tinh, thầy cũng là một đông y và cũng khuyên người lậy Phật. Cách lậy Phật của ngài qua quan điểm đông y. Lậy Phật cũng có thể kích thích các huyệt châm cứu, có thể giúp ngừa bệnh mất trí nhớ khi gìa (Alzheimer desease), giúp trí nhớ tốt hơn và trẻ em lậy Phật từ lúc còn nhỏ giúp các em lơn khỏe hơn và cao lớn hơn (đây là từ lời nói của một thầy đông y).
Tôi đã phối hợp tây y, đông y và cùng với môn yoga mà tôi đã có học qua một người thầy lúc trước khi tôi chưa xuất gia. Thầy yoga dạy tôi là trong yoga có rất nhiều động tác căng dản, nhưng mõi động tác căng dản điều có một động tác căng dản ngược lại cho sự thăng bằng. Thí dụ như mình lậy Phật hướng về phía trước, sau đó mình hướng ngược lại. Tôi đã áp dụng yoga vào trong cách lậy Phật là cộng thêm một động tác hướng về phía sau cho được căng bằng. Cho nên sau lậy Phật là hướng về phía trước xong thêm một cái nữa là hướng ngược lại về phía sau cho được căng bằng.
Cách lậy Phật yoga này mình nên tránh lậy ở Phật đường hay chùa vì có thêm một đông tác yoga trong đó. Nếu người không biết về yoga thì sẽ nghĩ mình lậy Phật bằng cách chấp 2 tay lên trời và chậm rì gì kỳ cục vậy, có bị khùng không 🙂 Cách lậ̣y Phật yoga mình nên lậy ở nhà hoặc nơi nào thuận tiện để tránh bất kính và hiểu lầm. Hơn nữa lậy Phật yoga giúp đẩy hơi khí đọc trong người của ta ra ngoài (hay đánh rấm).
Lậy Phật yoga có thể tập bất cứ lúc nào – khi cảm thấy khó chịu, mệt mỏi, căng thẳng, có thể lậy 3 lậy là có thể giúp cho mình thư giản ra. Lúc đi làm, cũng có thể lậy Phật yoga vào lúc mình được nghỉ giai lao. 3 lậy mất khoảng 10 hoặc 15 phút sẽ giúp cho mình rất nhiều.
Cách lậy Phật yoga không có ảnh hưởng đến cách lậy Phật truyền thống cả. Mình có thể áp dụng cả hai. Chỉ là mình học thêm một cách lậy Phật có phối hợp đông y, tây y và yoga. Mình ở Phật đường hay chùa vẫn lậy Phật cách truyền thống bình thường.
Ít nhất là lậy Phật 3 lậy, khi nào cảm thấy thoải mái với cách lậy Phật yoga này thì mình tăng thêm thời gian để lậy vì cách lậy Phật này chậm, mình có thể lậy Phật 3 đến 4 tiêng đồng hồ mà cũng vẫn không thấy mệt. Lúc lậy Phật nếu thấy mệt thì nghỉ vài phút, đều chỉnh hơi thở lại rồi lậy Phật tiếp. Cách lậy Phật này rât thoải mái và chậm chạp không làm cho mình thấy mệt gì cả. Có thể mỗi ngày tìm thời gian lậy Phật 3, 4 lần hoặc đến 7 hay 8 lần.
Cách lậy Phật truyền thống thì 3 lậy mất khoảng 1 phút, còn cách lậy Phật yoga 3 lậy thì mất khoảng 10-15 phút vì cách lậy Phật yoga rất chậm giúp thân thể và tâm chúng ta rất thoải mái và thư giản.
Tôi muốn xuyển dương cách lậy Phật yoga này vì cách này có những lợi ích cũng như cách lậy Phật truyền thống, hơn nữa là lậy Phật cách này có khi đưa mình đến thiền định mặc dù mình không có mong cầu mà nó tự động đến, nếu mà được hay không cũng không sao. Cho nên lậy Phật chúng ta cũng không nên mong cầu gì, chỉ mong tâm mình càng ngày càng gần với đức Phật A Di Đà.
Lậy Phật cách này, các động tác không cần phải hoàn toàn giống hệt như tôi. Mỗi người có một khả năng riêng của mình, quan trọng là cứ tập từ từ cho đúng các tư thế về những điểm làm kích thích thân thể, nội tạng, não của chúng ta. Lậy 3 lậy khoảng 20 phút thì rất tốt, lậy càng chậm càng tốt. Càng chậm làm cho tâm mình điễm tĩnh hơn và kiên nhẫn hơn, thân thể thư giản hơn, những căng thẳng trong thân thể và tâm tự nhiên tan biến hết.
Khi lậy Phật không nên mở máy lạnh hay quạt máy vì lúc lậy Phật mình đổ mồ hôi, lỗ chân long mở ra, hơi lạnh sẽ vào trong người. Nếu có mở máy lạnh thì mỏ vừa đủ thôi không nên lạnh lắm.
Lậy Phật yoga này có nhiều tác dụng y học nếu hiểu được thì làm cho tăng thêm lòng tin. Nếu không biết thì cũng không sao, quan trọng là mình có lậy Phật và lòng tin. Lúc lậy Phật không nên làm căng qúa, chỉ làm theo khả năng mình, miễn làm sao có cảm giác là đủ và tự mình điều khiển sức của mình, cho nên ai cũng có nên thể lậy Phật yoga này. Chỉ nên dùng sức mình – làm đủ sức mình thôi, không cần phải có tiêu chuẩn và cũng không nên so sánh với người khác – người này dẻo làm động tác chính xác hơn mình – cái đó không sao cả – dẻo hay không dẻo có tác dụng như nhau nếu mình làm đúng tác và có cảm giác.
…
Phương pháp thực tập có ba giai đoạn
Giai đoạn 1
khoảng Tuần 1 (hay nhiều hơn), tập những động tác lậy Phật yoga chậm cho quen rồi
Giai đoạn 2
(Ở phút 1:08:00 video 2-2 có trình diển cách lậy Phật và bắt đầu giảng về cách quán tưởng lúc lậy Phật)
khoảng Tuần 2 (hay nhiều hơn), lậy Phật và tập quán tưởng cho đến khi quen và vào trong tâm chúng ta
Cách quán tưởng có ba trọng điểm:
1 lúc lậy ngiêng người xuống và ngực mình ép vào hai đùi, lúc này là cơ quan nội tạng chúng ta đang được kích thích, thì mình quán tưởng những cơ quan nội tạng cũng là những chúng sanh trong thân thể mình, mình dùng tâm từ bi để giúp đỡ chúng, chăm sóc chúng, chúng cũng là những chúng sanh, mỗi tế bào trong thân chúng đều là chúng sanh – đây để giúp cho chúng ta khởi tâm từ bi.
2 lúc lậy và xèo hai bàn tay quán tưởng đức Phật A Di Đà đứng trên và phóng hào quan lên thân chúng ta (phước huệ lưỡng tú) – lúc úp lại lên mặt đất thì quán tưởng là mình vừa được Phật bang sự phước huệ cho ta – ta đêm công đức đó hồi hướng cho tất cả pháp giới chúng sanh
3 lúc hai tay chúng tay chấp lậy lên trời thì quán tưởng đức Phật A Di Đà đang ở trên không trung – đức Phật phóng ánh sáng từ trên đảnh (giữa hai long mài) của ngài lên đầu chúng ta – và quán tưởng thân chúng bay lên theo ánh hào quang lên bên cạnh phật A Di Đà – và trên tay đức Phật có đóa hoa sen vàng và chúng ta nghiêm trang ngồi vô trong hoa sen – cái này cũng như quán tưởng lúc mình được vãng sanh và đức Phật đến rước.
Giai đoạn 3
khoảng Tuần 3 (hay nhiều hơn) và sau đó, không quán tưởng nữa mà chỉ niệm A Di Đà Phật – vì lúc này những sự quán tưởng không cần thiết nữa – chúng ta lúc này đã quen rồi – nó đã ở trong tâm chúng ta – lúc này chỉ niệm A Di Đà Phật
Sau này nữa lúc lậy Phật khi câu niệm A Di Đà Phật đã vào trong tâm chúng ta không cần niệm Phật nữa mà lậy Phật với với tâm không có ý tưởng gì hết.
…
Bài giảng và những chứng nghiệm của Phật tử và ngoại đạo nhờ cách lậy Phật yoga, không có phụ đề Việt ngữ, chỉ có phụ đề Hoa và Anh ngữ
Đức hạnh, công đức và lợi ích lễ Phật yoga
https://www.youtube.com/watch?v=mqDn8f71XIg (3-1)
https://www.youtube.com/watch?v=xnhhoD8pmfk (3-2)
https://www.youtube.com/watch?v=P5zu6xmDhiM (3-3)
Chúc mọi người niệm Phật và lậy Phật vui vẻ – sức khỏe an khang
A Di Đà Phật
Hướng Dẫn Lễ Phật và Y Học Yoga – Pháp Sư Nhân Kính – phụ đề Việt Ngữ
Lễ Phật và Y Học Yoga là hoàn toàn dựa trên cách Lễ Phật và Y Học của Pháp Sư Đạo Chứng. Cách lạy Phật này bao gồm Tây y, Trung y, và có thêm động tác Yoga.
Đây là những video Lễ Phật và Y Học Yoga do Pháp Sư Nhân Kính hướng dẫn có phụ đề Việt Ngữ
https://www.youtube.com/watch?v=Sz4LNty83a4&index=3&list=PLafx2Yxm2QiQCPfuF0m9FZjMdihp4GLbe (10 phút)
https://www.youtube.com/watch?v=CvnHo-LoFsE&index=4&list=PLafx2Yxm2QiQCPfuF0m9FZjMdihp4GLbe (6 phút)
https://www.youtube.com/watch?v=WTQF1aYjbPg&index=5&list=PLafx2Yxm2QiQCPfuF0m9FZjMdihp4GLbe (6 phút)
Mình tập Lễ Phật Yoga được gần một năm nay. Cảm thấy rất thoải mái. Không có bị tình trạng bị ngủ gật, lúc trước hay bị ngủ gật trong ngày. Mình lạy it́ nhứt 3 lạy vào sáng sớm và 3 lạy trước khi ngủ. Có thì giờ thì lạy thêm. Mình cũng lạy Phật cách của Pháp Sư Đạo Chứng khi mình lạy nhiều lạy.
Nhớ là nên coi video nhiều lần để thực tập cho đúng. Lúc đầu mình chỉ coi video vài lần là nghĩ mình hiểu và thực hành đúng. Nhưng sau khi coi lại video nhiều lần sau mới thấy có nhiều điểm mình vẫn còn lạy không đúng.
Mình có ông anh cũng gần 60 bị đau bao tử và uống tây để trị đau bao tử. Mình kêu anh mình tập cách lạy Phật Yoga này. Sau khoảng 3 tháng bao tử không còn đau nữa. Không cần uống thuốc nữa mặc dù anh cũng hay nhậu rai rai.
Hôm nay nhân dịp ngày Đức Phật Thích Ca Mâu Thành Đạo. Mình chúc tất cả được thân tâm thanh tịnh, sức khoẻ dồi dào, tiêu tan tật bệnh, tinh tấn niệm Phật, học Phật, làm theo những lời Phật dạy.
A Di Đà Phật
Kéo tay kéo chân để chữa bệnh Pháp Sư Pháp Quang
Mình coi video Pháp Sư Pháp Quang quy y cho con bò và tìm thêm video khác của PS Pháp Quang
Video dưới đây PS Pháp Quang dạy Phật tử kéo tay kéo chân để cho tay chân khỏe và trị đau nhức
7/9 – PHÁP SƯ PHÁP QUANG – ÚC CHÂU
(bắt đầu từ phút 57:00, PS bắt đầu dạy kéo tay kéo chân)
https://www.youtube.com/watch?v=cXWhkG6cgE8
video tiếp theo
8/9 – PHÁP SƯ PHÁP QUANG
https://www.youtube.com/watch?v=tHNoP9EoMGw
Mình có áp dụng cách kéo chân để trị đau lưng và rất có hiệu qủa. Mình có chỉ thêm mấy người khác cách này và cũng giúp giảm đau rất nhiều.
Nam Mô A Di Đà Phật
Con xin kính chào các huynh đệ.
Con tên là Nguyễn Thị Hằng
Con mới phát tâm Niệm Phật, lạy Phật và trì tụng kinh Vô Lượng Thọ.
Cho con được hỏi thắc mắc này với ạ.
Con ở phòng trọ nhưng con nghĩ căn phòng của con không được thanh tịnh. Vì mọi hoạt động ăn uống ngủ nghỉ đều ở trong căn phòng này. Con lai khong co ban tho Phat nua.Nếu con niệm Phật trong phòng thì có phải là tội lớn không ạ? Có lúc con ngồi tren giường niệm, chắc là không được phải không ạ? Lúc sáng nay sau khi niệm Phật, tụng kinh và lạy Phật xong thì con cảm thấy bận ở giữa chán lắm, đầu con nặng trịch và buồn ngủ va moi lắm. Con không rõ là vì sao con lại bị như vậy. Với lại cho con hỏi thêm là nếu niệm Phật, tụng kinh, lạy Phật trong phòng con cần phải mặc trang phục như nào cho đúng ạ?
Con kính mong các huynh đệ giúp con ạ
Con xin chân thành cảm ơn.