1. Trong các bộ kinh mà Phật Thích Ca tuyên thuyết trong suốt 49 năm, mỗi bộ kinh ngài chỉ giảng qua một lần mà thôi. Riêng Kinh Vô Lượng Thọ (bộ kinh chính của hành giả tu Tịnh Độ) ngài giảng đến 5 lần vì khi kết tập kinh điển các vị tổ sư thấy có 5 quyển Kinh Vô Lượng Thọ với nội dung tuy giống nhau nhưng bố cục lại hoàn toàn khác nhau. (Sau này lão cư sĩ Hạ Liên Cư hội tập tất cả 5 cuốn kinh ấy lại làm thành 1 cuốn hoàn chỉnh như chúng ta có ngày nay. Đây là cuốn Kinh Vô Lượng Thọ hoàn chỉnh nhất vì nó bổ sung cho nhau những khiếm khuyết cũng như ưu điểm của riêng từng cuốn.) Yếu chỉ của Kinh Vô Lượng Thọ là khuyên bảo chúng sinh nên cầu sanh về Tây Phương Cực Lạc. Điều này chứng tỏ tầm quan trọng của việc sanh về Tây Phương Cực Lạc to lớn đến dường nào nên đức Thích Ca Mâu Ni Phật mới giảng đi giảng lại nhiều lần như thế, không như những cuốn kinh khác ngài chỉ nói qua một lần rồi thôi.
2. Trong thế giới Hoa Tạng các bậc đại thượng thủ bồ tát như Văn Thù Sư Lợi, Phổ Hiền đều là Đẳng Giác Bồ Tát sắp thành Phật. Thế mà cả 2 vị đều nguyện sanh về Tây Phương để sớm viên thành Phật quả. Trong kinh Hoa Nghiêm phẩm Phổ Hiền Hạnh Nguyện, Đức Phổ Hiền phát kệ thệ nguyện rằng: “Nguyện cho tôi khi sắp lâm chung, trừ sạch hết thảy bao chướng ngại; tận mắt thấy Phật A Di Đà, tức được vãng sinh nước Cực Lạc.” Thiết nghĩ chúng ta chỉ là phàm phu không thể nào sánh bằng 2 vị ấy thì không thể không nguyện sanh về Tây Phương Cực Lạc sao đặng?
3. Ở các thế giới Tịnh độ khác, mỗi thế giới chỉ có một vị bồ tát Nhất Sanh Bổ Xứ (tức hậu bổ Phật hay còn gọi là vị Phật tương lai sẽ thay thế vị Phật hiện tại.) Tại thế giới Ta Bà của chúng ta đang ở hiện có 1 vị hậu bổ Phật, đó là ngài Di Lặc bồ tát. Bồ tát Di Lặc hiện đang ở tại cung trời Đâu Xuất, ngài đã được Phật Thích Ca thọ ký sau này sẽ trở xuống cõi trần và trở thành vị Phật tương lai. Riêng tại Tây Phương Cực Lạc số lượng bồ tát Nhất Sanh Bổ Xứ như bồ tát Di Lặc nhiều không thể đếm xuể (theo Kinh A Di Đà). Người vãng sanh về nơi ấy ngày đêm thường được kề cận các vị đại bồ tát này để học hỏi nên đường đạo tiến rất nhanh, sớm tiến đến quả vị Phật.
4. Tu theo pháp môn Tịnh Độ rất dễ tu chỉ cần Tin sâu vào pháp môn mình tu, Nguyện thiết tha được sanh về Tây Phương Cực Lạc, và chăm chỉ Hành trì niệm Phật là được. Người tu Tịnh Độ không cần phải đoạn hết nghiệp của mình (tham, sân, si) mà có thể vượt khỏi luân hồi, siêu thoát 3 cõi (Dục giới, Sắc giới, Vô Sắc giới) để về cõi Tịnh của Phật A Di Đà là Tây Phương Cực Lạc. Tu theo các pháp môn khác người tu bắt buộc phải diệt trừ tận gốc tất cả nghiệp chướng của mình mới có thể thoát khỏi luân hồi sinh tử.
5. Tất cả các thế giới của các chư Phật, chỉ riêng có Phật A Di Đà đến tiếp dẫn người lúc lâm chung về cõi Tịnh Độ của mình. Ngoài ra không có 1 vị Phật nào khác làm điều này.
6. Thế giới Tây Phương Cực Lạc thành tựu do nguyện lực của đức Phật A Di Đà gom hết tất cả các ưu điểm trong 210 ức cõi Phật khác lại mà thành. Thế cho nên cõi nước của A Di Đà Phật ưu việt hơn tất cả các thế giới của các chư Phật khác. Nơi ấy chỉ có toàn những điều vui mà không bao giờ nghe đến điềm khổ nên được gọi là Thế Giới Cực Lạc.
7. Nếu ở tại thế giới Ta Bà của chúng ta hiện tại để tu thì phải mất đến 3 đại A Tăng Kỳ (vô lượng kiếp) mới thành Phật. Vì kiếp người ở thế gian chỉ vỏn vẹn vài chục năm hay cao lắm là 100 năm. Khi chết đi đầu thai làm kiếp khác lại quên mất việc tu hành của mình đời trước nên đường tu có khi tiến lúc lùi trong vô số kiếp. Nếu được sanh về Tây Phương Cực Lạc, tuổi thọ của con người nơi ấy dài vô lượng nên chỉ trong 1 đời có thể tu chứng thành Phật quả.
8. Trong Tịnh Độ tông chỉ có vỏn vẹn 13 vị tổ. Nhưng trong đó có đến 2 vị là hóa thân của Phật (Thiện Đạo đại sư và Vĩnh Minh Diên Thọ đại sư đều là hóa thân của Phật A Di Đà) và 1 vị là hoá thân của đại bồ tát (Ấn Quang đại sư là hóa thân của Đại Thế Chí bồ tát).
9. Các vị bồ tát, các thánh hiền trong kinh luận đều hết sức tán dương, khen ngợi, cũng như khuyến khích tu pháp môn Tịnh Độ. Ngài Thiện Đạo Hoà Thượng nói rằng: “Tu pháp môn Niệm Phật ngàn người tu không sót một.” Ngài Vĩnh Minh Diên Thọ thiền sư – một vị cao tăng đích truyền về tông Pháp Nhãn – dạy rằng: “Tu Tịnh Độ muôn người tu muôn người về.” Văn Thù Sư Lợi bồ tát dạy: “Trong các pháp môn của đức Phật không môn nào qua môn Niệm Phật. Niệm Phật là vua trong các pháp môn.” Quan Thế Âm bồ tát cũng dạy rằng: “Niệm Phật hơn các hạnh khác.” Mã Minh đại sĩ – tổ thứ 12 của Thiền tông Ấn Độ – trong Đại Thừa Khởi Tín Luận có ghi rằng: “Chuyên tâm niệm Phật là phương tiện tối thắng của đức Như Lai.” Long Thọ bồ tát – tổ thứ 14 của Thiền tông Ấn Độ – cho rằng: “Niệm Phật Tam Muội có đầy đủ trí tuệ, có vô lượng phước đức, đoạn trừ tất cả phiền não, độ tất cả các chúng sanh, và sanh ra vô lượng Tam Muội khác cho đến Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội.”
10. Điều kiện để một chúng sinh sanh về các thế giới Tịnh độ khác như cõi Tịnh Độ của Bồ tát Di Lặc và Tịnh độ của Phật A Súc là rất cao, và chỉ trông cậy vào sức tu của chính mình hay tự lực. Trong khi điều kiện vãng sinh về cõi Tịnh độ của Phật A Di Đà đơn giản chỉ cần nhất tâm niệm Phật với đầy đủ Tín-Nguyện-Hạnh, đặc biệt là được nương nhờ tha lực của Phật A Di Đà tiếp dẫn theo như lời nguyện thứ 18 của ngài trước khi thành Phật:
“Khi ta thành Phật, nếu chúng sinh mười phương muốn sinh về nước ta, xưng danh hiệu ta, nhẫn đến tối thiểu là mười niệm*, nương vào nguyện lực của ta, nếu như không được vãng sinh, ta thề không giữ ngôi Chánh Giác.”
* Ghi chú: 10 niệm tức là 10 hơi niệm danh hiệu của ngài: A Di Đà Phật.
Hữu Minh
Mình rất thích nghe và xem các bài viết về phật .Bản thân mình gặp rất nhiều đau khổ nhưng mình không buồn vì mình nghĩ đó là nghiệp mình gieo nơi kiếp trước .Mình đã trãi nghiệm được sự gia hộ của phật sau khi chép kinh pháp hoa ,thật là mầu nhiệm.
Hằng ngày mình bận rộn lắm song cũng tranh thủ niệm phật và chú Đại bi.Nay cuộc sống đã bớt khổ nhiều rồi.Mình nguyện phật gia hộ cho mình có đủ duyên lành khi về hưu được vào chùa tu học để vãng sanh. A DI ĐÀ PHẬT !
Bạn phạm thị Diễm Trang giống mình quá: giống cả hoàn cảnh khổ đau nhưng không buồn; giống cả nếp nghĩ,hiểu: khổ đau do mình tự tạo nghiệp ở kiếp trước; lại giống cả ước muốn sau này nghỉ hưu ước được học tập để mở mang hiểu biết. Mình cũng đang tập tụng kinh tại nhà, và thỉnh thoảng có dịp lại lên chùa tụng kinh với các già.
Chào bạn Hoa Cải và Diễm Trang,
Ước muốn của hai bạn khi về hưu được vào chùa tu tập là rất tốt, tuy nhiên lại hơi trái với nguyện của người tu Tịnh Độ. Người tu niệm Phật chỉ có một ước muốn duy nhất là được vãng sanh về cõi Cực lạc, còn các ước mong khác như về già được tu tập,..thì hãy để tuỳ duyên. Bởi vì vô thường, đâu ai chắc chắn được liệu ta còn sống đến già để được vào chùa tu tập. Ước muốn của hai bạn, nếu không khéo, e là sẽ trở ngại cho việc vãng sanh, “sai một ly, đi một dặm”. PH mong hai bạn chuyển lại tâm mong muốn của mình, như vậy mới không uổng phí công tu, niệm Phật.
Chúc hai bạn thường tinh tấn tu học.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Vâng , Cư sỹ Phước Huệ nói rất đúng vô thường không đợi ai cả . Chúng ta cần tu tập đầy đủ tín hạnh nguyện khi còn đang sống và phát nguyện vãng sanh về Tịnh Độ của Đức Phật A Di Đà ngay , còn chuyện vào chùa tu học chỉ là tùy duyên thôi. Cái cần thiết ở đây là cần Ban Hộ Niệm hộ cho mình khi vô thường đến .
Nam Mô A Di Đà Phật
Nam mô A Di Đà Phật !!!
Con nguyện đem hết thảy công đức, hồi hướng về cõi Tây Phương Cực Lac,
A Di Đà Phật!
A Di Đà Phật.
5 lý do nên tu pháp môn Tịnh Độ để vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc.
Vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc:
1. Gần gũi Đức Phật A Di Đà để nghe Diệu Pháp
2. Sớm chứng quả vô sanh pháp nhẫn
Không rời An Dưỡng lại Ta Bà:
3. Trên đền bốn ơn nặng
4. Dưới cứu khổ tam đồ
5. Đồng sanh về Cực Lạc.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Ai ai cũng từng lầm đường lạc lối, nhưng biết ăn năng hối lỗi sửa đổi sai lầm thì thật quý biết bao! Phận làm người con trong đời hay con Phật nên vì lỗi lầm của ta, của đấng sinh thành dưỡng dục mà sửa đổi sai lầm.
Phật nói: “Trăm hạnh, Hiếu đứng đầu“. Đời nay con cái cố gắng làm nhiều tiền hằng mong cho Cha Mẹ được sung sướng trong cảnh giàu sang thoát ly nghèo khổ đó là điều tốt nhưng chỉ là tiểu hiếu mà thôi, nay nên vì đại hiếu mà bước đi vào con đường tu tập báo hiếu cho Cha Mẹ từ nhiều đời nhiều kiếp làm lợi cho tất cả chúng sanh như thế mới thực là người con chí hiếu.
Có người bảo làm nhiều tiền giúp cho Cha Mẹ thoát khổ cùng tu tập thì có phải hơn không? Được thế thì thật là quý tuy nhiên danh lợi là dây trói của sinh tử, là lưới sắt để vướng vào ba đường dữ, thuở xưa nếu giàu có mà được Đạo thì Bổn Sư Phật Thích Ca không bỏ ngai vàng mà cùng ngai vàng tu Đạo rồi! người xưa có câu “Xả Phú Cầu Bần, Xả Thân Cầu Đạo” không thể nào anh muốn nhà lầu xe hơi tiền tài bạc tỉ tay cầm iphone vertu mà cũng muốn làm Phật được, sự giàu có của anh so với Bổn Sư Phật Thích Ca năm xưa có đáng là bao, sự rảnh rỗi khi mãi mê lo toan kiếm sống so với sự rảnh rỗi của Thái tử Tất Đạt Đa thì ai có thời gian nhiều hơn, ai lo toan nhiều hơn, ai ít lo toan ai nhiều thời gian tu tập hơn thì hiểu! (Thái tử Tất Đạt Đa sau này bỏ ngôi đi tu thành Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật)
Cuộc sống này dẫu có khó khăn, dẫu có vất vả ta cũng chỉ nên tìm cầu đủ sống chẳng tranh giành làm gì, không quá cao sang, quần áo không cần đồ hiệu chỉ cần sạch sẽ được rồi, cơm canh đạm bạc rau củ qua ngày cũng vui rồi bởi vì Sanh Có Hạn Tử Có Kỳ, cuộc sống vô thường ai biết được sáng thở ra tối có biết hít vào được nữa không?
Sống trên đời ta cũng phải có lòng yêu nước thương đồng bào, chiến tranh tang thương mấy ai muốn, những bậc anh tài đang trị vì đất nước nên hiểu rằng xã hội ngày nay do đâu mà đạo đức suy đồi, lòng người nghi kỵ hư dối khó lường, nam hoán nữ nữ hoán nam trong chốc lát, bệnh tật dị thường do đâu mà sanh. Chiến tranh tuy chưa xảy ra trên hình thể nhưng sự đã xảy ra trước mắt chúng ta rồi trong từng giờ từng ngày đó là việc đâm chém giết hại lẫn nhau tranh đua vì danh lợi thù hèn vì tình ái nếu hội đủ cơ duyên chiến tranh đẫm máu tất sẽ đến,
Xưa nay trong một bát canh
Oán sâu như bể hận thành non cao
Muốn hay nguồn gốc binh đao
Lắng nghe lò mổ tiếng gào đêm thanh
Từ trước đến nay hầu như Phật tử hay người đời đến Chùa, chỉ để cầu an cầu siêu cúng sao giải hạn, coi bói xin quẻ xin xăm, coi hỏi ngày giờ tốt xấu hay làm việc thiện, công quả cúng dường… chỉ để cầu mong được phước đức, giàu sang người nhà mạnh khỏe con cái đỗ đạt bệnh tật mau lành. Như thế là chưa phải Đạo! nay Hoa Long tôi mạo muội đem sự hiểu biết cạn cợt mà nói đôi lời cùng các vị thiện hữu, thiện tri thức có duyên, cùng đàm Đạo!
“Ðức Phật dạy:
1) “Người ra khỏi ác đạo, được làm người là khó;
2) Đã được làm người, bỏ thân nữ được thân nam là khó;
3) Đã được thân nam, sáu căn đầy đủ là khó;
4) Sáu căn đã đủ, được sanh ra ở vùng trung tâm đất nước là khó;
5) Đã sanh ra ở vùng trung tâm đất nước, gặp Phật ra đời là khó;
6) Đã gặp Phật ra đời, lại được gặp bậc tu Ðạo là khó;
7) Đã được gặp Ðạo, lại sanh lòng tin là khó;
8) Đã sanh lòng tin, lại phát tâm Bồ-đề là khó;
9) Đã phát tâm Bồ-đề, mà đạt đến chỗ vô tu, vô chứng là khó.”
Trính trong Phật Thuyết Tứ Thập Nhị Chương Kinh
“Thân mạng khó được, Phật Pháp khó tìm” vì thế “Đạo không bỏ Đời, Đời không lìa Đạo” Đã được thân người khó được, nếu tương lai để rơi vào ba đường dữ thì đáng buồn, đáng tiếc vô cùng, những bậc hiểu rõ giáo nghĩa thì cũng nên vì chúng sanh mà tạo duyên lành với Phật đạo, đừng ỷ con người lớn mạnh muôn loài cầm thú sanh ra là để con người bồi dưỡng cơ thể, sao anh không nghĩ xem con trâu con bò nó chỉ ăn cỏ ăn rơm rạ mà nó khỏe thế! Anh bảo nó là loài vật nó khác, bao tử nó nhiều ngăn nên thích hợp thế! Nó và anh chẳng khác gì ngoài việc anh có chút ít trí tuệ để duy trì ý thức, xét về cấu trúc tiêu hóa đường ruột thì cả hai đều như nhau cả, ruột già ruột non cả hai đều dài ngoằn ngoèo uốn éo quằn tới quằn lui cả 6 mét trong bụng nhằm mục đích tiêu hóa thức ăn nhiều xơ như rau củ quả mà chẳng thích hợp cho ăn thịt nhiều đạm ít xơ. Các loài ăn thịt thì ruột non ngắn ruột già ngắn và trơn nhẵn.
Bao tử nó nhiều ngăn là vì răng hàm nó chỉ có một hàm, hàm trên hoặc hàm dưới tùy loài nhiều ngăn là để nó chứa thức ăn để lúc rảnh nó đưa lên mà nhai lại vì chúng chỉ có một hàm nên nhai không được kĩ khó tiêu hóa hết dinh dưỡng, còn thân ta đủ cả hai hàm, ăn chín uống sôi lại rồi nhai kĩ anh còn ước gì nữa! Miếng thịt thơm ngon chỉ ngon khi ta còn nhâm nhi nhai nuốt, khi lọt xuống bao tử rùi thì chẳng còn ý vị gì cả. Lại nữa bởi vì thịt ít chất xơ nên sau khi tiêu hóa còn để lại cặn bả, ruột con người tương đối dài thức ăn ở trong ruột quá lâu sẽ sinh ra độc tố, tăng thêm gánh nặng cho gan. Gan quá sức chịu đựng sẽ trở nên xơ cứng, thậm chí ung thư.
Lại nữa, trong thịt có rất nhiều axít uric, urê, ăn vào tăng thêm gánh nặng cho tạng thận, dẫn đến bệnh thận. Vả lại, thịt ở trong ruột già, ruột non phải qua sự hấp thụ quá độ không cần thiết và thịt vốn lại thiếu chất xơ, dễ tạo nên táo bón, dẫn đến bệnh trĩ và ung thư trực tràng như thế ăn thịt là tự rước họa vào thân. Vì một tương lai thương ái người người ít bệnh tật xin hãy suy xét.
Muôn loài cũng biết vui biết ưu sầu biết ham sống sợ chết vậy, tuổi thơ tôi cũng từng là tay thiện xạ tầm nã trăm mét chẳng hai lần ngắm. Chúng ta giết con cá hay con chim, lớn hơn nữa con heo hay bò con nào trước khi bị dao búa bổ xuống cũng vùng vẫy kêu la thảm thiết hệt như cầu xin tha mạng vậy!
Trong Kinh Hoa Nghiêm, phẩm Phổ Hiền Hạnh Nguyện dạy rằng: “Chúng sinh thương yêu nhất là sinh mạng, chư Phật thương yêu nhất là chúng sinh. Cứu được thân mạng chúng sinh thì thành tựu được tâm nguyện của chư Phật.”
Tuy muôn loài khó nói tiếng người mà tụng niệm được thì cũng nên vì cơ duyên khó gặp muôn loài mà gieo căn lành vào “tạng thức” nó đơn giản mỗi lần ta phóng sanh chỉ cần niệm Nam Mô A Di Đà Phật rồi thả. Nhờ đó mà kiếp sau chuyển thế làm người ắt sẽ gặp được Phật pháp, biết niệm Phật tu hành, được vãng sanh về thế giới Tây Phương Cực Lạc, vĩnh viễn thoát ly cái khổ của sáu nẻo luân hồi. Đây mới chính là ý nghĩa sâu xa mầu nhiệm nhất của việc phóng sanh.
Mọi người tuy khó lòng thực hiện được việc trường chay, phóng sanh thả vật làm niềm vui thích thì Hoa Long tôi không mong gì hơn ngoài việc mong muốn các vị cả đời 60 hay 600 năm hãy cố gắng thực hiện 7 điều kiêng sát theo lời khuyên của Đại Sư Liên Trì vì chúng sanh mà hoan hỷ cùng, trên thuận theo thiên ý dưới thuận với ý tổ tiên ông bà đang đọa lạc vào ba đường khổ (ngạ quỷ, súc sanh, địa ngục), nếu hiểu được đạo lý nhân quả luân hồi thì miếng thịt trên bàn kia biết đâu là ông bà cha mẹ anh em ta oan gia trái chủ từ nhiều đời nhiều đến nay đang thọ khổ, có lòng dạ nào mà nuốt trôi được chứ!
Nam Mô A Di Đà Phật
1. Ngày sinh không được sát sinh (ngày sinh nhật)
Cha mẹ đau đớn, sinh ra ta vất vả. Ngày sinh ra ta chính là ngày mẹ ta chết dần đi. Vì vậy nên phải cấm tuyệt việc sát sinh, nên ăn chay, làm nhiều điều thiện, cầu cho cha mẹ tăng thêm phúc thọ. Cớ sao lại quên nỗi vất vả của cha mẹ mà nỡ lòng sát hại sinh linh?
2. Sinh con không được sát sinh
Không có con ắt phải buồn lo, sinh được con thì rất vui. Sao không nghĩ xem, loài cầm thú cũng biết yêu thương con, cớ sao mình sinh con ra lại khiến cho con của loài khác phải chết? Như vậy có thể yên tâm được sao? Than ôi đứa trẻ vừa mới sinh ra, đã không vì nó tích đức mà lại sát sinh, thế chẳng là mê muội lắm sao?
3. Cúng giỗ không được sát sinh
Khi cúng giỗ người đã khuất hoặc tảo mộ vào tiết xuân thu đều nên cấm việc sát sinh để tạo phước đức.Trong tự nhiên sẵn có tám loại thực phẩm quý để dâng cúng, đâu thể bới xương cốt dưới cửu tuyền lên mà ăn sao? Sát sinh để dâng cúng chính là đại bất hiếu!
(tám loại thực phẩm quý là chỉ các loại hoa quả, ngủ cốc)
(Không những không nên tổ chức rầm rang giỗ cho to mà còn giỗ chay đạm bạc mới hợp nghĩa bởi ngày ấy là ngày thương tang mong nhớ người xưa không nguôi, sao nay lại rượu thịt bia bọt ca hát nhảy múa vui mừng? dẫu vui mừng Cha Mẹ Ông Bà được vãng sanh cũng không nên sát hại thân mạng chúng sanh để thỏa dục vọng ham ăn của ngon vật lạ được mà ngày ấy nên phóng sanh mới hợp với tâm nguyện vãng sanh của người quá cố, lại còn lắm lúc men vào lời ra có khi anh em chòm xóm láng giềng bất hòa xảy ra ẩu đả gây thương vong vô cớ, phận làm cha mẹ ông bà dưới cửu tuyền hay thiên đàng có vui chăng? Phải đạo làm người lắm chăng?)
4. Hôn lễ không được sát sinh
Việc cưới hỏi ở thế gian, có đủ nghi lễ thì thành chồng vợ, nào có phụ thuộc vào việc sát sinh? Khi lập gia đình là đã bắt đầu nghĩ đến việc sinh con. Trước lúc sinh con mà làm việc giết hại, quả là nghịch lý. Như vậy là ngày lễ tốt lành mà lại làm việc hung dữ, giết hại, chẳng phải là mê muội lắm sao?
5. Đãi khách không được sát sinh
Ngày lành cảnh đẹp, chủ hiền đãi bạn rau, gạo, quả, trà không trở ngại chi đến cảnh trí
nhà Phật. Cớ sao lại giết hại mạng sống? Cùng cực béo ngọt, vui ca say sưa với cốc chén, giết hại oan uổng bao mạng sống trên mâm ăn! Than ôi! Người có tấm lòng, nhìn thấy như vậy chẳng buồn lắm sao?
(Khách đến với ta vì tình vì nghĩa hay vì miếng ngon mới đến. Trà, hoa quả cũng không trở ngại gì đến tình giao hữu của đôi bên)
6. Cầu an không được sát sinh
Người đời có thói quen sát sinh để tế thần,mong thần phù hộ.Không nghĩ rằng mình tế thần là muốn tránh cái chết, cầu sự sống, nhưng giết hại mạng sống loài khác để mong cho mạng mình sống lâu quả thật là nghịch lý, tàn độc hung ác.
7. Buôn bán sinh sống không được sát sinh
Phàm là con người ai cũng phải vì cơm ăn áo mặc. Hoặc phải đi săn bắt, hoặc phải xuống nước bắt cá, mò tôm, hoặc phải giết trâu, bò, lợn, chó… cũng chỉ vì kế sinh nhai. Nhưng xét lại, những người không làm các nghề này cũng vẫn có cơm ăn áo mặc, đâu vì thế mà phải chết đói chết rét? Làm nghề sát sinh ắt sẽ chịu quả báo bị giết hại. Lấy việc giết hại mà được giàu có thì trăm người chẳng có lấy một! Ngược lại còn phải chịu ác báo trong nay mai, không có gì nguy hại hơn thế. Sao không cố gắng thay đổi nghề nghiệp, chọn những cách sinh nhai hiền lành chẳng phải tốt hơn sao?
Đức Phật đã dạy trong Kinh “Diệu Pháp Liên Hoa”: Dù chúng ta có sinh vào cõi sung sướng như cõi trời hay cao hơn nữa như ở cõi sắc và vô sắc thì vẫn như đang ở trong nhà lửa, hết phước đức lại vẫn bị đọa vào các đường xấu.
Ngài Vĩnh Minh Diên Thọ lo cho chúng sinh đời sau không hiểu rõ điều quan trọng nên viết riêng thành một bài kệ Tứ Liệu Giản mong mọi người đời sau biết chỗ mà tiến theo:
Có Thiền, có Tịnh Độ,
Khác nào hổ thêm sừng,
Hiện tại làm thầy người
Đời sau làm Phật, Tổ.
Không Thiền, có Tịnh Độ,
Vạn tu, vạn cùng sanh,
Nếu được thấy Di Đà,
Lo gì chẳng khai ngộ.
Có Thiền, không Tịnh Độ
Mười người, chín chần chừ
Ấm cảnh nếu hiện tiền
Chớp mắt đi theo nó.
Không Thiền, không Tịnh độ
Giường sắt cùng cột đồng
Muôn kiếp với ngàn đời
Không một ai nương dựa
(Tổ Thứ 6 Tịnh Độ Tông Ngài Vĩnh Minh Diên Thọ Đại Sư chính là ứng thân của Phật A Di Đà vì thế Tăng chúng lúc bấy giờ mới lấy ngày sanh nhật của Ðại Sư – ngày 17 tháng 11 – là lễ vía kỷ niệm Phật A Di Ðà)
Lời văn đơn giản đủ cho chúng ta hiểu chỉ có hai Pháp môn giúp chúng ta giải thoát đó là Thiền Định và Tịnh Độ.
Thiền Định là giành cho bậc căn cơ thượng đẳng hay thời tượng pháp nay đã là thời mạt pháp rồi, không khế hợp với tất cả căn cơ chúng sanh được, bất quá chỉ là Thiền tỉnh tọa an tâm tìm chút an lạc trong đời thường thôi chưa là Thiền Định giải thoát được, còn nữa Thiền là ta tự lực tìm đường giải thoát rất dễ bị ma cảnh bởi một khi ta khởi Pháp Môn Thiền Định là bị oan gia trái chủ tới đòi nợ liền một khi lầm theo cảnh ngũ ấm ma mà đi, bị ma dựa phát cuồng. Phàm khi bị ma dựa phát cuồng là các vị tăng thượng mạn chẳng biết đúng sai là gì cứ y như là ta đã đại triệt ngộ rồi vậy, rồi phạm tội đại vọng ngữ điều này thật nguy hại vô cùng đối với chúng sanh căn cơ thấp kém các bậc thượng trí hãy quán nhân duyên căn cơ từng người mà xem xét cho kỹ trước khi truyền thụ không nên truyền mang tính đại trà được vì Pháp Môn Thiền Định Thượng Thừa ấy là trực chỉ nhân tâm kiến tánh thành Phật, nên chính Bổn Sư Phật Thích Ca cũng chỉ đặc biệt tâm truyền tâm cho Tổ Ca Diếp rồi đến đời tổ 33 tức Lục Tổ Huệ Năng thì lòng người đã hư dối lắm rồi! (Lục Tổ cách chúng ta hiện nay đã hơn ngàn năm rồi còn đâu như thế đủ biết nhân loại nay thế nào rồi)
Chưa kể khi vào Thiền ta phải dứt mọi sự ràng buộc xả bỏ tất cả ngũ dục ngũ cái!
Thế nào là dứt mọi sự ràng buộc? Tức là dứt việc làm nuôi sống không tạo sự nghiệp thế gian, không kết bạn thân với người thế tục, từ bỏ mọi kỹ thuật khéo léo, dứt việc học vấn đọc sách học hỏi đều bỏ.
Thế nào là ngũ dục? Ngũ dục là sắc dục, thanh dục, hương dục, vị dục, xúc dục.
Thế nào là ngũ cái? Ngũ cái là tham dục, giận hờn, mê ngủ, diêu động hối hận, nghi ngờ.
Tại sao phải xả bỏ? Vì còn nhiều việc ràng buộc thì việc hành đạo phải bê trễ, tâm loạn động khó nhiếp phục. Nên chỉ thích hợp cho các vị đã xuất gia.
Lại nữa, Khi tham nhập Thiền Định bất quá quý vị chỉ đạt Tứ Thiền là cùng, đường đến cảnh giới Phi tưởng phi phi tưởng xứ còn xa lắm huống hồ nếu đạt được cảnh giới Thiền Định tột cao này vẫn còn trong sinh tử luân hồi.
Chi bằng theo Đại Nguyện của Đức Phật A Di Đà mà rốt ráo cầu vãng sanh Tây Phương Cực Lạc. đó là con đường Tịnh Độ cậy nhờ vào Phật lực mà đới nghiệp vãng sanh gặp được Phật A Di Đà ngày đêm thuyết Pháp lo gì chẳng ngộ mà quay lại nơi này hóa độ chúng sanh còn trôi lăn trong vòng sanh tử há chẳng tốt hơn sao!
Bài kệ cuối nói Không Thiền, Không Tịnh Độ Giường sắt cùng cột đồng, Muôn kiếp với ngàn đời, Không một ai nương dựa.
Không Thiền, Không Tịnh Độ ý nói các phàm nhân không tu tập lẫn tu tập các Pháp Môn khác như Luật Luận Giáo Mật … cho đến trì kinh tụng chú hay các bàn môn tả đạo Huyền Môn Tử Vi Lý Số, Kinh Dịch, Pháp Luân Công, Nhân Điện … Luật Luận Giáo Mật tuy thâm diệu nhưng thời điểm căn cơ chúng sanh không khế hợp được. Thời Mạt Pháp một vạn năm Kinh Điển diệt tận chỉ còn lại Pháp Môn Niệm Phật lưu lại trong nhân gian đúng trăm năm để hóa độ chúng sanh mà thôi!
Kinh Đại Tập dạy rằng: “Thời mạt pháp, muôn ức người tu hành cũng ít có được một người đắc đạo. Chỉ có y theo pháp môn niệm Phật mà được độ thoát sinh tử.”
Tịnh Độ gồm nhiều hạnh tu trì như nhưng duy chỉ có tu hạnh Niệm Phật là hợp với Bổn Nguyện Phật A Di Đà, Phật A Di Đà chính là Tùy Kheo Pháp Tạng thời Đức Thế Tự Tại Vương Như Lai mà phát 48 đại nguyện, nguyện thứ 18 là:
“Giả sử khi tôi thành Phật, chúng sanh ở mười phương chí tâm tin ưa muốn sanh về nước tôi, nhẫn đến mười niệm, nếu không được sanh thì tôi chẳng lấy ngôi Chánh Giác” – Kinh Vô Lượng Thọ. Mà nay Tùy Kheo Pháp Tạng đã ở ngôi Chánh Giác được mười đời rồi tức Đức Phật A Di Đà thế nên lời nguyện đã thành nên chúng ta chỉ việc một lòng tin tưởng niệm Phật, còn vãng sanh đã có Phật A Di Đà lo.
Theo Niệm Phật Tông Yếu của Ngài Pháp Nhiên Thượng Nhân thì:
Niệm Phật hoàn toàn không có hình thức. Chỉ cần biết rằng: “Hễ xưng Danh hiệu Đức Phật A Di Đà thì được sinh sang cõi Cực Lạc ”, do đó chí tâm niệm “Nam Mô A Di Đà Phật” để cầu vãng sinh. Không cần để ý đến vọng niệm, tán loạn… mà chỉ chuyên cần xưng Danh hiệu. Nếu thường xưng Danh hiệu thì do công đức của Phật Danh, vọng niệm tự dừng, tán loạn tự yên, tam nghiệp (thân, khẩu, ý) tự điều hòa, nguyện tâm tự phát. Bởi thế:
“ Khi nguyện tâm còn yếu, cũng Nam Mô A Di Đà Phật.
Khi tâm tán loạn nhiều, cũng Nam Mô A Di Đà Phật.
Khi vọng niệm sinh khởi, cũng Nam Mô A Di Đà Phật.
Khi thiện tâm phát sinh, cũng Nam Mô A Di Đà Phật.
Khi bất tịnh, cũng Nam Mô A Di Đà Phật.
Khi thanh tịnh, cũng Nam Mô A Di Đà Phật.
Khi tam tâm còn thiếu kém, cũng Nam Mô A Di Đà Phật.
Khi tam tâm hiện khởi, cũng Nam Mô A Di Đà Phật.
Khi tam tâm thành tựu, cũng Nam Mô A Di Đà Phật ”.
Đây là phương tiện để chắc chắn được vãng sinh, xin ghi khắc vào tâm can chớ quên.
Người làm biếng Niệm Phật là người đánh mất đi vô lượng châu báu.
Người siêng năng Niệm Phật là người khai mở vô biên sáng suốt.
Nên dùng cái tâm cầu vãng sinh mà tương tục Niệm Phật.
“Pháp Nhiên Thượng Nhân chính là Ngài Trưởng Lão Xá Lợi Phất thời Bổn Sư Thích Ca Phật đã nhắc tên tới 36 lần trong Kinh Phật Thuyết A Di Đà Kinh”
Kinh A Di Đà nói: “Không thể do chút ít thiện căn, phước đức,
nhân duyên mà được vãng sinh Cực Lạc. Xá Lợi Phất! Nếu có
thiện nam tử, thiện nữ nhân, nghe đến Đức Phật A Di Đà, bèn
chấp trì danh hiệu, hoặc một ngày, hoặc hai ngày, hoặc ba ngày,hoặc bốn ngày, hoặc năm ngày, hoặc sáu ngày, hoặc bảy ngày,một lòng không loạn, người đó đến lúc mạng chung, Phật A Di Đà, cùng các thánh chúng hiện đến trước mặt. Người đó lúc mất, tâm không điên đảo, liền được vãng sinh cõi nước Cực Lạc của Đức Phật A Di Đà”.
Ngài Thiện Đạo giải thích đoạn văn này như sau:
Cực Lạc vô vi cõi Niết Bàn
Tùy duyên, tạp thiện khó vãng sanh
Nên Đức Như Lai lựa pháp yếu
Khuyên niệm Di Đà, chuyên thật chuyên
Bảy ngày bảy đêm không gián đoạn
Khởi hạnh lâu dài lại gắng thêm
Lâm chung, thánh chúng cầm hoa đến
Thân tâm phấn khởi, sinh sen vàng
Ngồi lên chứng đắc vô sinh nhẫn
Liền được đưa đến trước Pháp Vương
Bồ tát tranh nhau đắp y pháp
Chứng ngôi bất thoái, nhập Tam Hiền.
Niệm Phật tốt hơn hết chúng ta theo Pháp Kim Cang Trì Danh tức là niệm Danh Hiệu trong thầm lặng bằng ngôn ngữ của tâm, ngôn ngữ của ý. Tuy không niệm ra tiếng nhưng tâm lại nghe được tiếng, đó là tiếng nói hay ngôn ngữ của tâm, gọi là ý ngôn, mỗi chữ mỗi câu đều nghe được rất rõ ràng. Niệm Phật bằng cách này thì từ từ tâm sẽ hướng về một cảnh, ngoại duyên từ từ bị cắt đứt đạt được cảnh này thì trong Tịnh có Thiền trong Thiền có Tịnh vì vậy mà các vị Tổ Sư nói Thiền Tịnh vốn không hai nhưng chẳng phải một vì một bên dùng tự lực một bên nương Phật lực rốt ráo cuối cùng là đến bờ giải thoát. Còn khi ở chổ vắng lặng ta niệm bằng miệng nhưng tiếng thì chỉ thì thầm nơi cửa miệng tâm tai nghe được tức là miệng niệm, tai nghe, tâm tưởng theo từng chữ từng chữ niệm.
Còn như thiện hữu hỏi: Niệm Phật lớn tiếng thì sao? Cũng tốt nhưng như thế làm hao tổn khí lực, niệm Phật cốt là để đạt nhất tâm bất loạn, niệm, niệm mà không niệm.
Nguyện hồi hướng cho tất cả chúng sanh người người niệm Phật đều có thể một lòng một dạ niệm Phật cầu vãng sinh, một đời thành tựu để chẳng cô phụ đại từ bi nguyện của đức Di-đà, cũng chẳng quên ơn dạy dỗ với sự lao nhọc và ân cần chỉ dạy của các ân sư.
Nam Mô A Di Đà Phật
Nam Mô A Di Dà Phật
Nay con đã biết rõ về pháp mộn tịnh độ từ nay con nguyện tránh ác làm chuyên tâm niệm phật . Nay nghiệp con sâu dày con ko dám cầu mong gì nhiều chỉ mong có chuyết nhân duyên với pháp môn tịnh độ để con đc tiêu chừ ác nghiệp về cõi tây phương ạ .
Mong mấy cô chú cư sĩ từ bi dẫn đường cho con .
A Di Đà Phật .
Dạ thưa mấy cô chú cư sĩ con có điều này chưa hiễu kính mong cư sĩ hướng dẫn cho con ạ .1 phụng hành sáu ba la mật? Là gì. Và con phải làm sao để hồi hướng ạ . Hằng ngày con vẫn niệm phật nhưng cũng có lúc con bị mất tập trung và nghĩ đến những việc từ thiện con chưa làm được rồi nước mắt con lại chảy . Con nay một lòng muốn học Phật và niệm Phật nhưng con còn có công việc nên đôi khi cọn bị cản trở bởi công việc . Kính mong các cô chú cư sĩ tận tình hướng dẫn và giúp cho con hiểu rõ hơn ạ.
Nam Mô A Di Đà Phật .
Nam mô A DI ĐÀ PHẬT.
Bạn Đình Duy !
Phụng hành 6 Ba La Mật là hành theo 6 phương tiện tu :
Sáu Ðộ hay cũng còn gọi là Ba La Mật, Ba La Mật là tiếng Phạn Parâmitas, người Trung Hoa dịch ra là Ðộ, có nghĩa là vượt qua, cũng có nghĩa là hoàn toàn, tức là vượt từ bến Mê, qua bên kia bờ Giác, vượt từ chỗ đau khổ đến chốn an vui giải thoát. Vậy Sáu Ðộ là sáu phương tiện tu, để đưa chúng sanh từ Vô minh đến cảnh giới Niết Bàn.
II.- Sáu độ : Sáu Ðộ gồm có : Bố thí, Trì giới, Nhẫn nhục, Tinh tấn, Thiền định và Trí tuệ.
1) Bố thí : Ðem cho người khác những gì của mình có, đó gọi là Bố thí, gồm có ba thứ :
a) Tài thí : Gặp những hoàn cảnh khốn khổ của người nghèo khó, đem cứu giúp, cho họ những của cải như tiền bạc, ruộng đất, nhà cửa, xe cộ … để làm phương tiện sống, đó là Tài thí, ngược lại, không nên cho người khác tiền của, phương tiện để làm những việc độc ác, chẳng may làm như vậy chúng ta sẽ bị quả báo xấu.
b) Pháp thí : Ðem những điều hiểu biết về Phật Pháp, giảng giải cho người khác nghe, tin theo, làm thiện, lánh ác theo lời Phật dạy. Dẫn dắt người chung quanh tu học, ăn chay, niệm Phật, ngồi thiền, tụng kinh đều là Pháp thí.
c) Vô úy thí : Sự lo nghĩ, sợ sệt đều làm cho con người rất khổ, cho nên một lời an ủi, một câu vỗ về làm cho người khác an tâm, không sợ hãi, đó là Vô úy thí. Bồ Tát Quán Thế Âm thường ban cho chúng sanh sự không sợ hãi, cho nên mỗi khi gặp sự sợ hãi, người ta hay cầu đến đức Quán Thế Âm Bồ Tát để cho tâm mình được an lành. Trong Tâm Kinh có câu “… Bởi vậy chư vị Bồ Tát nương theo pháp Bát Nhã Ba La Mật, nên tâm không bị chướng ngại, vì tâm không chướng ngại, nên không sợ hãi, xa lìa những vọng tưởng xáo trộn đến chỗ rốt ráo Niết Bàn…” . Kinh A Di Ðà cũng dạy rằng, một người chuyên tâm niệm Phật, lúc sắp chết, tâm không điên đảo, liền được sanh về cõi Cực lạc. Cho nên giúp cho người khác được an tâm, không sợ hãi một điều gì đó là một việc khá quan trọng.
2) Trì giới : Giữ giới là điều rất quan trọng. Khi đức Thế Tôn sắp nhập Niết Bàn, ngài A Nan hỏi nhiều điều quan trọng, đức Phật đã dạy phải tôn trọng giới luật như là thầy vậy. Nội dung trì giới gồm có :
a) Giữ giới : Giới là căn bản chân chánh của sự giải thoát, nơi phát sanh mọi điều thiện, công đức và sự an ổn cho thân tâm. Nhờ giữ giới mà có thiền định, nhờ thiền có trí tuệ phát sinh. Phật chế ra 5 giới cho hàng cư sĩ tại gia, 6 giới nặng và 28 giới nhẹ cho các vị Bồ Tát tại gia, 10 giới cho Sa Di và Sa Di Ni, 250 giới cho Tỳ kheo ( Cụ túc giới ), 348 giới cho Tỳ kheo ni, còn Bồ Tát giới xuất gia có 10 giới nặng và 48 giới nhẹ.
b) Giữ mình chỉ làm điều thiện : Luôn luôn giữ thân, khẩu, ý là làm, nói, suy nghĩ những điều thiện mà thôi. Kinh sách đã dạy :
Ðừng làm điều ác
Các điều thiện nguyện làm
Tự thanh tịnh ý mình
Ðó là chư Phật dạy.
c) Hóa độ cứu khổ chúng sanh : Ðạo Phật người ta còn gọi là đạo Từ Bi tức là đem vui tới để cứu khổ cho chúng sanh. Cứu khổ cho người tức là chúng ta đã gieo nhân lành, ra ơn giúp người không cầu người báo đáp lại, tuy nhiên làm việc thiện thì luôn luôn có phước báo ở mai sau.
3) Nhẫn nhục : Có người giải thích rằng nhẫn tức là chịu đựng, nhục tức là phải chịu nhục nhã, giải thích như vậy cũng có phần đúng, nhẫn nhục có bốn phần.
a) Nhẫn trong thuận cảnh : Gặp những khi người ta khen mình, đừng lấy đó tự tôn, cho rằng mình hay, mình giỏi hơn mọi người, để rồi kiêu căng và tự đắc. Ðọc, thuộc, một vài quyển kinh, chưa chắc mình đã hiểu hết ý nghĩa trong kinh đó, hiểu chưa chắc mình đã làm theo lời Phật dạy, làm chưa chắc mình đã chứng đắc.
Bạch Cư Dị là một đại thi hào Trung Hoa đời Ðường, ông ta tìm Thiền sư Ô Sào hỏi :
– Xin cho biết đại ý Phật Pháp.
Thiền sư bảo :
– Ðây là một câu rất dễ, hãy nghe ta nói đây :
Chư ác mạc tác
Chúng thiện phụng hành
Tự tịnh kỳ ý
Thị chư Phật giáo.
( Nghĩa đã ghi ở trên )
Bạch Cư Dị nghe xong liền nói :
– Những lời Sư vừa đáp, con nít lên ba cũng nói được !
Thiền sư Ô Sào bảo :
– Con nít lên ba cũng nói được, nhưng ông già 80 chưa chắc đã làm xong, ngài nghĩ có phải vậy không ? !
b) Nhẫn trong nghịch cảnh : Vì tu là phải hiền lành, cho nên dù có gặp những cảnh người ta chửi, mắng cũng phải làm thinh, nín chịu. Hãy xem như một kiếp nào đó mình đã gây nhân không thiện nên bây giờ gặp quả xấu, vui vẻ nhận lấy, không bực tức, thù hằn. Trái lại còn cám ơn hoàn cảnh đã tạo ra dịp thử thách để cho mình lập hạnh nhẫn nhục.
c) Nhẫn ở trong: Dù cho bên ngoài xã hội có đưa đến cho ta những sự trắc trở, phiền muộn, tâm ta phải giữ cho được thanh tịnh luôn luôn.
d) Nhẫn ở ngoài : Những hoàn cảnh xãy đến như đói rách, cơ cực, nghèo hèn, bệnh hoạn vẫn giữ được bình thường, tinh tấn trong tu học.
4) Tinh tấn : Người tu phải luôn luôn tiến tới trên bước đường tu học, nó gồm có bốn phần :
a) Các điều ác chưa sanh : Các điều ác trong hành động, lời nói, ý nghĩ chưa sanh, giữ gìn không cho nó sanh ra.
b) Các điều ác đã sanh : Chúng ta phải diệt trừ các điều ác, làm ác tức là có tội, trong bài sám có ghi :
Tội từ TÂM khởi, đem tâm sám,
Tâm được tịnh rồi, tội liền tiêu.
Tội tiêu, Tâm tịnh thảy đều không,
Thế mới thật là chơn sám hối.
c) Các điều thiện chưa sanh : Như chúng ta chưa thương người, chưa cứu giúp người, hãy tập thương người, cứu giúp, bố thí cho người. Ðó là ta làm cho các điều thiện nảy sanh.
d) Các điều thiện đã sanh : Những việc thiện mà chúng ta đã làm, hãy làm nhiều hơn nữa, hôm nay ta bố thí ít, ngày mai bố thí, cúng dường nhiều hơn. Các điều thiện đã làm, chúng ta làm cho nó lớn hơn ra.
5) Thiền định : Thiền định là pháp môn làm cho tâm ta thanh tịnh, tâm có thanh tịnh thì trí huệ sanh. Trong thiền có Ngũ đình tâm quán, để đối trị với chứng bất trị của tâm chúng ta.
a) Quán hơi thở : Sơ cơ tu theo ngồi thiền, người ta hay tập Quán hơi thở, tức là theo dõi hơi thở vào, hơi thở ra để cho tâm mình được tập trung vào hơi thở, không nghĩ bông lung những chuyện nọ, chuyện kia, trị tâm tán loạn.
b) Quán hạnh Từ bi : Xem chúng sanh đều có Phật tính, bình đẳng do đó không thù ghét mà phải thương yêu, phép nầy để đối trị lòng sân hận.
c) Quán sự không thanh tịnh : Xem xét thân thể người ta chỉ là xương, là thịt, là máu mủ tanh hôi, chết rồi người ta còn ghê tởm, để không tham đắm vào sắc dục.
d) Quán về pháp Nhân duyên : Xem xét vạn pháp đều giả hợp, do nhân duyên mà có, khi nhân duyên hết sẽ tan rã, không trường tồn để đối trị lòng tham mê vật chất như nhà cửa, xe cộ, ruộng vườn.
e) Quán theo Niệm Phật : Quán công đức, tướng hảo của chư Phật, nhờ đó trị được phiền não.
Cũng là Ngũ đình tâm quán, thay vì Quán theo niệm Phật là Quán về 18 giới, đều không có ” ngã, pháp “, để đối trị Ngã chấp.
6) Trí tuệ : Chỉ cho sự hiểu biết sáng suốt, dùng chánh trí để nhận hiểu, phân biệt sự chân thật của muôn vật, không nhận giả làm chơn, không nhận hư làm thật, không chấp chặt thành kiến sai lầm của mình, không theo cổ tục di truyền vô nghĩa, không mê theo những tà thuyết, mê tín dị đoan.
Thường tìm hiểu sự thật và hành theo đúng với sự thật. Các món trí huệ gồm có :
a) Có trí huệ do xét nghe chánh lý. ( Văn )
b) Có trí huệ do suy nghiệm chánh lý. ( Tư )
c) Có trí huệ do thực hành chánh lý. ( Tu )
Nhờ có trí huệ phát chiếu thì vô minh được phá tan, phiền não sẽ tiêu trừ, thấy rõ được sự thật vạn vật chỉ giả có, vô thường, như hư ảo mà thôi, nhờ trí tuệ sẽ phá chấp những sai lầm gây khổ đau, gây ác nghiệp phải chịu luân hồi trong sáu nẽo, từ đó chúng ta tu hành để sớm giải thoát.
(ahvinhnghiem.org).
__________________________________________
Bạn nên tu hành theo pháp môn Tịnh Độ vì :
1.Tịnh Độ là con đường dễ đi nhất,ngắn nhất để thoát khỏi luân hồi,phù hợp với mọi căn cơ chúng sanh.
2.Bạn có duyên với pháp môn Tịnh Độ,bằng chứng là bạn đã có niệm Phật và đã có duyên vào trang ĐVCT đây.
“Hàng ngày niệm Phật nhưng cũng có lúc bị mất tập trung và nghĩ đến những việc thiện chưa làm được rồi nước mắt lại chảy”.
Bạn đang niệm Phật nhưng lại chợt nghĩ đến những việc thiện chưa làm rồi rơi nước mắt ? Như vậy là bạn để tâm duyên theo Vọng rồi. Vậy là sai.
Khi niệm Phật mà có khởi lên Vọng làm mất tập trung như vậy thì cách đối trị ,cách làm đúng đắn là không để ý đến những Vọng đó, đưa tâm trở lại lắng nghe câu Phật hiệu.
Gửi bạn link này :
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/nghi-thuc-niem-phat-hang-ngay/
Hồi hướng như thế nào thì trong nghi thức cũng đã có rồi.
Công việc bận rộn ,nếu không thể định được 2 thời khóa hàng ngày thì 1 thời khóa cũng được. Thời khóa ngắn dài tùy thuộc vào thời gian mà bạn có thể sắp xếp,nói chung là tùy duyên.
Ngoài thời khóa ,trong cuộc sống thường ngày bạn hãy thường niệm Phật thầm trong tâm mọi lúc mọi nơi,vừa tích lũy công đức,vừa nhẹ cho cái đầu vì không nghĩ đến những việc linh tinh phiền não.
Bạn hãy thường xuyên vào duongvecoitinh đọc các bài Pháp,đọc các phúc đáp của mọi người,sẽ giúp ích rất nhiều cho việc tu học của bạn.
Nam mô A DI ĐÀ PHẬT.
Nam Mô A Di Đà Phật .
Chân thành cám ơn (?) Nguyễn Vân .
Nam Mô A Di Đà Phật.
— Niệm Phật Tông Yếu – Pháp Nhiên Thượng Nhân —
Trong thời đại hiện nay và nhất là đối với hàng cư sĩ tại gia, Niệm Phật có thể nói là con đường tất yếu để ra khỏi sinh-tử. Đây là Pháp Môn Tha Lực duy nhất trong Phật Pháp mà điểm then chốt là tin tưởng tuyệt đối vào Bổn Nguyện của Đức Phật A Di Đà.
Bổn Nguyện của Đức Phật A Di Đà là dùng Danh Hiệu của Ngài để cứu độ tất cả chúng sanh. Không hiểu rõ lý nầy, người ta thường cho rằng Xưng-Danh là để cho hạng hạ căn không đủ căn cơ để tu những pháp môn như Quán Thật Tướng, Quán Tưởng, Quán Tượng, v.v… Và khi tu Niệm Phật thì phần nhiều đều mang tâm niệm tự lực, vẫn cứ trông cậy vào sức mình để được vãng sinh. Đó là Tự Lực Niệm Phật. Bởi thế, tu rất nhọc nhằn mà cũng không chắc là mình có được vãng sinh hay không. Những ngộ nhận nầy chính dịch giả cũng mắc phải. Hơn một năm trước đây, may mắn thay, gặp được tác phẩm Pháp Nhiên Ngữ Đăng Lục. Như kẻ mù được sáng, người sắp chết đuối gặp phao. Hốt nhiên tín tâm phát khởi, nhận ra lý Tha Lực Niệm Phật. Từ đây, Niệm Phật trở thành một niềm vui không thể nghĩ bàn, vãng sinh Cực Lạc là điều chắc chắn chứ không cần đến lúc lâm chung. Do đó, xin chọn những pháp ngữ tinh yếu của Ngài để dâng tặng người hữu duyên.
Xin nguyện rằng hễ ai đọc đến, đều phát khởi tín tâm, niệm Phật mà được vãng sinh Cực Lạc…..
http://www.khanhanh.fr/phathoc/baiviet/niemphat.htm
===================================
Nam Mô A Di Đà Phật!
Thêm 10 lý do chúng ta nên tu Tịnh nghiệp:
11 – Tu Tịnh độ ít gặp ma chướng so với các pháp tu khác.
12 – Người sanh về Cực Lạc tiết kiệm được 2 đại A Tăng Kỳ Kiếp để thành Phật.
13 – Các tổ sư sau khi triệt ngộ thiền lại chuyển sang tu Tịnh.
14 – Chỉ cần giữ kỹ một câu “A Di Đà Phật” là thành công.
15 – Pháp môn Niệm Phật thâu nhiếp các tông Thiền, Luật, Giáo, Mật.
16 – Muốn độ người ngoại đạo nên tu pháp môn Tịnh Độ.
17 – Pháp môn niệm Phật chỉ một đời là thành tựu
18 – Niệm Phật là con đường dễ đi.
19 – Niệm Phật cứu được thân nhân ở địa ngục.
20 – Niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ là tâm nguyện của 10 Phương Chư Phật Như Lai.
xin thường niệm A Di Đà Phật
Khởi lên danh hiệu “A Di Đà Phật” là tự mình tra vấn với chính mình cho thật kỹ càng. Không khéo điều nầy dễ đưa ta rơi vào cửa ngõ của chấp trước. Tu hành theo pháp môn Tịnh Độ chỉ vì “mục đích” để vãng sanh Tây Phương Cực Lạc thành tựu tâm Bồ Ðề không ngoài chi khác.
Pháp môn niệm Phật nói khó đi cũng không đúng, nói dễ đi cũng sai. Đúng hay sai do tâm vì mục đích gì mà tu niệm Phật. Mục đích mà không khéo đúng chánh pháp thiếu Từ Bi và Trí Tuệ mặc dù niệm Phật số lượng nhiều năm cũng không đem lại nhiều lợi ích giải thoát, vẫn còn nhiều ràng buộc chấp trước sâu trong tâm.
Các bạn đồng tu nào vọng tâm cầu “Niệm Phật Đạt Bất Niệm Tự Niệm” nên buông bỏ ý niệm đó đi. Hễ còn mong ý cầu bất niệm tức là vọng rồi. Sự mong cầu nào cũng lừa đảo mộng tưởng của dục vọng cho dù đó là Chân hay không. Nếu chúng ta dụng công đúng với “như thị chánh pháp”, thì không cầu nó cũng tới vì đó là kết quả tất nhiên của việc hạ thủ công phu niệm Phật, cần gì phải cầu?
Nam Mô A Di Đà Phật.
thưa thầy; từ khi con tu theo pháp môn tịnh độ,mỗi đêm con chỉ tụng 1 bộ kinh vô lượng thọ,và niệm 4 chữ a di đà phật,con nguyện vãng sanh tây phương cực lạc, như vậy có đúng không,và được vãng sanh không.
phần con thì ăn chay 1 tháng được 10 ngày,nhưng lúc giờ con ăn không phát nguyện gì có được không ?
mông thầy chỉ dạy cho con hiểu thêm, làm sao khi bõ báo thân này được về tây phương cực lạc
A Di Đà Phật,
Mỗi đêm Chị có thể đọc tụng Kinh Vô Lượng Thọ và niệm A Di Đà Phật là rất tốt, nên tiếp tục duy trì, đừng nên gián đoạn việc này, công đức đọc tụng Kinh Vô Lượng Thọ và niệm A Di Đà Phật là ko thể nghĩ bàn.
Còn việc Chị được vãng sanh không thì nằm ở Chị: Hễ Chị có đủ niềm Tin và Nguyện tâm chân thành thiết tha muốn được sanh về Cực Lạc thì khi mạng chung Chị sẽ được Phật A Di Đà đến rước Chị về Tây phương thôi. Đây là lời khẳng định chắc chắn của chư Phật mười phương, Chị có thể an tâm về việc này. Vấn đề còn lại là mình có THẬT TIN & THẬT NGUYỆN cầu sanh về Cực Lạc hay ko? Chỉ xem nơi tâm mình có THẬT BUÔNG XẢ hay không mà thôi…
Chị nên nghe 1 bộ đĩa rất hay “Nhìn Thấu Là Trí Huệ Chân Thật”, Chị sẽ cảm động vô cùng, sẽ tỏ tường rất nhiều điều về pháp môn Tịnh Độ, đặc biệt là chính ngay chỗ trọng yếu nhất mà người tu Tịnh Độ chúng ta ai cũng thắc mắc: “Làm sao khi bỏ báo thân này được về Tây phương Cực Lạc?”
Trong đĩa này có sẵn câu trả lời cho chúng ta rồi, thời gian một đời người qua rất nhanh, mong Chị hãy tích cực dành nhiều thời gian hơn để nghe Pháp Bảo này cùng việc chuyên cần niệm Phật, đọc Kinh, ăn chay (càng nhiều càng hay), cho đến làm hết thảy các việc thiện để giúp đỡ mọi người khi đủ duyên.
Xin gửi Chị đường link bài giảng:
http://www.phatam.com/video/dieu-phap-am/nhin-thau-la-tri-hue-chan-that-tac-gia-phap-su-tinh-khong–video_5ce7b6a57.html
hoặc file MP3:
http://www.phatam.org/bookMp3/play/nhin-thau-la-tri-tue-chan-that-tac-gia:-ht-tinh-khong-phatam?pid=5&id=350
A Di Đà Phật.
Thưa thầy, con tu theo pháp môn tịnh độ.
Con có 1 việc xin nhờ thầy chỉ giúp. Việc là vì mẹ con đọc kinh Pháp hoa,nên khi con bắt đầu đọc kinh, con cũng bắt chước theo mẹ tụng kinh Pháp hoa. Nhưng không hiểu sao con tụng Pháp hoa thì con ko hiểu hết các nghĩa của kinh.
Nay con muốn chuyển sang tụng kinh Vô lượng thọ thì có được ko vậy thầy? Vì con có đọc qua kinh Vô lượng thọ và con hiểu những gì trong kinh đang giảng nghĩa.
Và nếu chuyển được. Thì con có cần phải đọc hết kinh Pháp hoa rồi mới được chuyển sang kinh Vô lượng thọ ko ah?
Con cám ơn thầy đã hoan hỉ đọc và giải đáp giúp con.
Hoàn toàn được. Bạn không cần đọc hết Kinh Pháp Hoa rồi mới chuyển sang Kinh Vô Lượng Thọ. Bạn có thể đọc hiểu bộ Kinh Vô Lượng Thọ thì đó là bộ Kinh hợp với bạn. Tất cả các Kinh đều bình đẳng, tâm Phật từ bi chẳng bắt lỗi chúng sanh, việc này ko có gì phải áy náy cả.
Nam Mô A Di Đà Phật.
A di đà phật.
Cho con hỏi là con có tải bộ Kinh Vô Lượng Thọ về điện thoại,nhưng nhiều lúc con đút điện thoại ở túi quần và để điện thoại ở dưới đất,như vậy là hoàn toàn không được phải không ạ?
A di đà phật.
Khi bật pháp từ điện thoại thì nên nghe bằng headphone, quan trọng là ở cái tâm nghe pháp có chuyên chú, có thành kính hay ko. Còn khi không nghe pháp điện thoại để đâu cũng chẳng hề gì, vì pháp đã trở về tánh Không, điện thoại khi đó chỉ là 1 đồ vật điện tử thông thường.
Ngày nay khoa học kỹ thuật tiến bộ nên người đời nay có nhiều phương tiện học Phật tốt hơn người xưa, người xưa khi nghe Thầy giảng chẳng thể thu âm lại, nên dồn hết tinh thần khi nghe pháp, lợi ích ngay đó liền sanh ra.
Chúng ta thì ỷ lại: À hôm nay ko nghe cũng ko sao, mai nghe cũng được vì đã có sẵn đĩa DVD, mp3 rồi, khi nào muốn nghe thì nghe…Pháp của Phật ngày nay phổ biến rộng khắp nhưng người thật sự tu học, muốn nghe Kinh thì quá ít, nên thành tựu người ngày nay chẳng thể so được với người xưa.
Rốt cuộc là chúng ta khi rảnh thì dùng máy điện thoại smartphone để học Phật, nghe pháp? Hay muốn xem phim, nghe nhạc, lướt FB, tám chuyện bạn bè…? Việc này sẽ quyết định thành tựu trong đời này của bạn.
Có thời gian rảnh là phước báu. Dùng thời gian rảnh là trí tuệ. Xin hãy lưu ý cẩn thận.
Câu này vô cùng trọng yếu đối với sự thành bại của cuộc đời chúng ta.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Nam mô A Di Đà Phật!
Xin chào Cư Sĩ Tịnh Thái và các bạn đồng tu!
Tôi cũng đang tu theo pháp môn tịnh độ để khi mãn báo thân này được đức Phật Di Đà cùng thánh chúng phóng hào quang tiếp dẫn tôi về tây phương cực lạc, ( nhà tôi có thờ Phật). Nhưng tôi chưa quy y Tam Bảo, nên chưa có pháp danh, hiện tôi đang sống ở Thái Hà. Kính xin cư sĩ Tịnh Thái và các bạn đồng tu hoan hỉ chỉ giúp cho tôi để tôi được đăng ký quy y ạh. A Di Đà Phât!
Xin cảm ơn cư sĩ và các bạn đồng tu
Nam mô A DI ĐÀ PHẬT.
Về hình thức lễ quy y thì quý đạo hữu có thể đến bất kỳ ngôi chùa nào,hỏi xem bao giờ có buổi lễ quy y,rồi đăng ký.
Nam mô A DI ĐÀ PHẬT.
Bạch Thầy!gần đây con mới biết đến phật pháp và nghe một số bài giảng của thầy Thích phước Tiến và gần đây là Thầy Thích Giác nhàn, con đã tìm hiểu và tự in 2 khóa sáng tối để đọc( mở thêm máy đt để đọc theo giọng Thầy Thích Trí Thoát , nhưng nhà con chưa có ban thờ phật mà con chỉ lên một góc sân thượng cho yên tĩnh để đọc thôi ah, con in đầy đủ từ nguyện hương đến nhất tâm đảnh lễ vv.. và vào kinh rồi kết thúc bằng hồi hướng và tối cũng thế, như thế có được không ah, con nghe nói phải đọc thuộc lòng rồi tụng thì tốt hơn nhưng nay đang chỉ là đọc theo thôi nên còn có nhiều vọng tưởng chưa nhất tâm đươc, mong Thầy chỉ bỏa giúp con ah, Con Kính chúc Thầy có nhiều sức khỏe.
A Di Đà Phật
Chào bạn Hiền
-Hoàn cảnh như bạn vậy cũng được,kinh Vô Lượng Thọ dài,muốn thuộc từng chữ cũng chẳng dễ,chưa kể là bạn muốn học thuộc mà lại chẳng thuộc được,lại cảm thấy khó chịu,thế nên trước tiên bạn cứ cầm mà đọc.
-Học một bộ kinh,ko cần nhất thiết đến mức nhớ từng chữ,trước tiên bạn cần phải nắm được tông thú của bộ kinh nói về điều gì.Nắm được then chốt,ý nghĩa cơ bản của bộ kinh là được,còn thuộc lòng nhớ từng chữ thì chỉ cần nhớ 4 câu A Di Đà Phật là được.
-Tông thú của bộ kinh,bạn có thể đọc tại đây.
https://drive.google.com/file/d/0ByfaPxXhnuPoRV9qZDJLMlhESkk/view?usp=sharing
-Cách tụng kinh bạn có thể xem tại đây
https://drive.google.com/file/d/0ByfaPxXhnuPoZDllVTVORXlvQzA/view?usp=sharing
https://www.youtube.com/watch?v=WV-2YqBBjYM&list=PL7Em2hP9ICFMDZJBl7N-aePtJQJn56xxt&index=2
A Di Đà Phật
Nam mô A Di Đà Phật!
Xin chào bạn Phạm Linh và các bạn đồng tu!
Bạn nói: “Tôi cũng đang tu theo pháp môn tịnh độ để khi mãn báo thân này được đức Phật Di Đà cùng thánh chúng phóng hào quang tiếp dẫn tôi về tây phương cực lạc, ( nhà tôi có thờ Phật). Nhưng tôi chưa quy y Tam Bảo, nên chưa có pháp danh, …”
Lời đầu tiên tôi rất mừng vì bạn đã chọn cho mình một điểm tựa (để bẩy trái dất lên) để vượt qua, cố gắn vượt qua, (yết đế, yết đế ba la) nhưng cần phải nổ lực vượt qua (yết đế ba la tăng) và vượt qua một cách trọn vẹn (yết đế bồ đề tát bà ha).
bạn nói được 2 chữ Báo Thân là bạn đã hiểu dược lộ trình của mình. nhưng (để khi mãn báo thân này được đức Phật Di Đà cùng thánh chúng phóng hào quang tiếp dẫn tôi về tây phương cực lạc,)thì bạn cần tìm hiểu sâu hơn nữa về tính biện chứng, và cơ sở khoa học của nó. vì Đức Phật Thích Ca có dạy: (tin Ta mà không hiểu Ta là hủy báng Ta). chúc bạn thành công. 0972277428
Nam Mô A Di Đà Phật
Bạn Nguyễn Thị Hiền,
Niệm Phật là tâm niệm chứ chẳng phải miệng niệm; nếu dùng miệng để niệm mà lại vọng cầu nhất tâm thì đó là tà niệm.
Trong Kinh Kim Cang Phật Thích Ca dạy:
Nếu dùng sắc thấy ta
Dùng âm thanh cầu ta
Kẻ đó tu đạo tà
Không thấy được Như Lai
Dùng sắc thấy ta: là ngồi niệm Phật, tưởng nghĩ ra đủ thứ cảnh sắc thần thông, cõi nước…những cảnh tưởng, nghĩ này đều là vọng tưởng, vì thế nếu dùng vọng để thấy chân là điều chẳng thể.
Dùng âm thanh cầu ta: là ngồi niệm Phật, miệng niệm, nhưng tâm tưởng nghĩ đủ thứ chuyện lăng xăng: tham, sân, si, mạn, nghi, phân biệt, chấp trước, gọi chung là tâm phiền não. Dùng tâm phiền não niệm Phật mà cầu nhất tâm là điều chẳng thể.
Vì lẽ đó Phật nói người đó dùng đạo tà, chẳng thấy được Như Lai.
Như Lai là thanh tịnh, tỉnh giác. Dùng tâm thanh tịnh, tỉnh giác niệm Phật tất sẽ có ngày thấy Phật.
TĐ
Bạch Thầy sao con khổ thế này niềm vui về tụng kinh vô lượng thọ của con chưa được bao lâu thì nay con phải từ bỏ chỉ vì lý do đơn giản ma đức ông chồng của con đưa ra là Anh ko thích , Em chỉ ddcj phép chọn hoặc gđ này hoặc ăn chay niệm phật mà con đã cố gắng hết sức thu xếp công việc để sáng 5h đến 6h và tối có thể 9h30 mới bắt đầu và chỉ ngồi một góc sân thượng đọc thầm ko ảnh hưởng đến ai .Con là người vợ tần tảo ngoan hiền là người con dâu hiếu thảo vời gđ nhà chồng, chồng công nhận và nói rằng thế là đủ ko cần phải tụng kinh niệm phật gì hết,mặc cho con giải thích thế nào anh ấy cũng nhất quyết ko nghe , hôm nay ra tối hậu thư cho con lần cuối , con rất sợ nên muốn hỏi bạch thấy sách kinh 2 khóa sáng tối là do con tự in trên internet”PHẬT PHÁP ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ” CỦA HÒA THƯỢNG THÍCH ĐỨC NIỆM VÀ CƯ SỸ MINH CHÁNH DỊCH, con muốn hỏi Bạch Thấy là giờ nếu con đốt đi thì có tội gì ko vì nếu ko để anh ấy xé hoặc đốt con còn sợ hơn, tất nhiên anh ấy ko cho con lên ngồi chứ anh ko thể cấm đầu con nghĩ đến những lời Đức Phật đã dạy đc , co đang định tết về quê khuyên bố mẹ 2 bên niệm phật thế mà bây giờ như thế này đây, con đã 45 tuổi rồi và chồng 53 quê đều ở Hà Tĩnh ,quê con thì ko có chùa như ở ngoài bắc này nên nhận thức về phật giáo kém lắm, chồng con bảo 10 năm nữa rồi muốn tụng gì thì tụng Bạch Thầy nghe có buồn cười ko, tình huống rất gấp mong các Thầy tư vấn giúp con. Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật
Gửi bạn Nguyễn Thị Hiền,
Bạn nên mừng, chớ sanh hoảng loạn, bởi khi phát tâm tu đạo, chư Hộ pháp thường có những thử thách với bạn, xem bạn có thực sự phát tâm, dõng mãnh để tu hay không? Vì lẽ đó những chướng duyên sẽ khởi lên ngay từ những người thân của bạn. Thứ đến, các oan gia trái chủ của bạn cũng không muốn bạn tu đạo để thoát xa họ, vì lẽ đó họ cũng tìm mọi cách để tạo những nghịch duyên khiến cho bạn phải chùn bước.
*Việc bạn không tụng Kinh VLT cũng không sao, cũng không cần phải đốt làm gì, bởi nếu đơn phương đốt kinh sách sẽ phạm vào tội hoại pháp của Phật. Bạn hãy bọc kín lại, cất một nơi không ai biết đến, khi nào thuận duyên thì tiếp tục xử dụng.
*Việc về quê khuyên nhủ bố mẹ hai gia đình bạn phải thật khéo léo, bởi nếu duyên chưa hội đủ mà bạn miễn cưỡng khuyên bảo mọi người niệm Phật, đặc biệt lại có mặt cả chồng bạn, sự thể sẽ diễn ra theo chiều hướng bất lợi. Phật pháp phải tuỳ duyên. Khi duyên chín mùi mới nên khai duyên, còn mọi sự bạn hãy cứ nhẫn nại và hoan hỉ để chờ đợi. Bản thân bạn không nhất thiết phải tụng kinh VLT hàng ngày, trái lại hãy hoan hỉ nghe theo lời chồng bạn để đảm nhiệm vai trò một người vợ hiền lương hiếu thảo. Làm được vậy viên mãn, giúp cho bố mẹ chồng, chồng, con hàng ngày luôn hỉ lạc là bạn đã đang trực tiếp hành bồ tát đạo rồi. Bạn chớ nên khởi nghĩ phải tụng kinh mới gọi là tu. TU không gì khác hơn là hàng ngày, hàng giờ luôn quán chiếu mọi hành vi động niệm của mình, sao cho, mỗi ngày, mỗi giờ những phiền não: tham, sân, si, mạn, nghi, phân biệt, chấp trước ngày một tiêu giảm. Khi phiền não giảm, tâm bạn an lạc, nhờ sự an lạc đó, người thân bạn sẽ gián tiếp được cảm hoá và họ sẽ tự khai duyên Phật pháp, lúc đó bạn chỉ cần tác duyên, dầu họ không muốn cũng không được, bởi nhân-duyên đã chín mùi. Muốn thế, hàng ngày, mọi nơi, mọi chốn, mọi hoàn cảnh, bạn hãy thực hành niệm hồng danh A Di Đà Phật. Vui cũng niệm, buồn cũng niệm, người chửi bới, nhiếc móc, gây phiền não cho ta cũng niệm. Niệm niệm không ngừng… lâu ngày niệm Phật trở thành một định lực, tự nó sẽ chuyển hoá những phiền não chướng trong tâm và gia đạo.
*Việc chồng bạn “gia hạn” 10 năm nữa mới được tu đó là tín hiệu tốt, điều đó cho thấy chồng bạn không phải hoàn toàn không thích đạo Phật, trái lại nhất thời còn quá mải lo cho cuộc sống thường nhật nên nghĩ để về già tu sẽ thích hợp hơn. Bạn hãy hoan hỉ và tôn trọng ý kiến đó, chớ khởi tâm thuyết phục hay lời ra, tiếng vào về đạo Phật mà khiến cho chồng bạn nổi sân, lúc đó hai bạn đều sẽ bị tổn phước.
*Muốn chuyển người, cứu người bạn phải tự chuyển mình và cứu mình trước đã. Đơn giản là: khi mình chưa giác ngộ, chưa tự cứu được mình mà muốn người khác giác ngộ và cứu người khác là điều không thể, nhưng khi mình đã có sự hành trì chuyên nhất, bạn sẽ có đủ trí tuệ giúp cho chồng, con, người thân cùng khai ngộ.
Chúc bạn tỉnh giác và tinh tấn âm thầm niệm Phật.
TN
Con Cảm ơn Bạch Thầy!
Tối qua con cũng đã ngồi nói chuyện thẳng thắn với chồng con (khi ko có 2 cháu ở nhà)con đã phân tích nhiều nhưng chồng con là bộ đọi nghỉ hưu bảo thủ và gia trưởng thì chắc ko ai bằng vợ con lúc nào cũng phải nghe theo để cho êm cửa êm nhà nên quen chăng, nhưng cuối cùng con đã thỏa thuận là ko tụng kinh nhưng Anh ko được phép đụng vào chỗ sách kinh này của con và anh ý đã đồng ý, tháng 2 ngày ăn chay của Em là việc của Em vì Em vẫn nấu ăn cho 3 bố con bình thường, khoản này có vẻ chưa thuận ,đẫu sao thì con cũng thấy thoái mái hơn. con sẽ làm theo lời Bạch Thầy là thường xuyên niệm phật(con đã lấy lại được tinh thần vì con cũng thuộc được những câu trong nguyện hương, tán phán phật nói chung thuộc gần hết nên thi thoảng khởi lên trong đầu và cảm thấy vui. đường tăng để lấy được kinh phải trải qua 72 khổ nạn cơ mà mình mới thế này làm sao mà bỏ cuộc được đúng ko thầy)giơ Anh ý đi làm nên con mới lên máy tính ngồi đấy ah mà Thầy biết ko đc khi đi còn noi là sẽ gọi điện về bất kể lúc nào, con nói anh cứ yên tâm em đã nói là làm tụng kinh chứ ko pải đọc chuyện mà thích thì đọc ko thích thì thôi, Con cảm ơn Thầy đã lắng nghe và chia sẽ cùng con Trong những ngày qua.Cầu chúc cho tất cả chúng sinh thân tâm luôn an lạc. A di đà phật!
Con cảm ơn Bạch Thầy!
Con đã nói chuyện được với chồng con rồi ah,con ko tụng kinh nữa nhưng con vẫn nghe pháp và anh ko được đụng vào chổ sách của con thì anh ý đồng ý nhưng tháng 2 ngày chỉ mình con ăn chay có vẻ vẫn chưa thuận lắm , anh ý bảo sợ con ko thể từ bỏ mà lén lút nên con nói tụng kinh phải có bài bản chứ ko phải đọc chuyện đâu mà thích thì đọc ko thích thì thôi nên lại thấy im,Chồng con là bộ đội nghỉ hưu nên cái nghì cũng cho là mê tín thế có khổ ko cơ chứ, nhưng dẫu so thì con cũng thấy thanh thản hơn, từ nay con sẽ làm theo lời thầy chờ cơ hội chứ ko bỏ cuộc , Thầy trò đường tăng để lấy được kinh pải trải qua 72 kiếp nạm cơ mà mình mới thế này làm sao bỏ cuộc được,Co cầu chúc cho tất cả chúng sinh sang một tuần mới thân tâm an lạc, công việc thận lợi.
Nam mô A DI Đà Phật!
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Quan Thế Âm Bồ Tát!
Na Mô Đại Thế CHí Bồ Tát!
Nam Mô Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát!
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Nguyễn Thị Hiền,
*Vậy là tốt rồi. Khi mới khởi tu chúng ta thường hay tạo áp lực tu hành cho bản thân, áp lực đó ảnh hưởng trực tiếp tới sinh hoạt gia đình, bởi thường ngày mọi người đều sống trong động loạn, nay có người phát tâm tu học, tất có sự trái chiều với mọi thành viên trong gia đình. Đó là bình thường, tuy nhiên mình phải uyển chuyển tu học, có vậy mới có cơ hội để khuyến giải người thân.
*Bạn nên phát tâm học thuộc A Di Đà Kinh, bởi kinh này ngắn, dễ thuộc và dễ hành trì hơn Kinh Vô Lượng Thọ. Trường hợp của bạn, nếu thuộc hết Nghi Thức Trì Tụng Kinh A Di Đà bạn có thể trì tụng bất cứ nơi nào, không nhất thiết phải đối trước bàn thờ Phật. Quan trọng khi trì tụng là giữ tâm tịnh lặng.
*Chư Tổ thường nói: Tụng kinh không bằng trì chú, trì chú không bằng niệm Phật. Nói vậy để bạn biết niệm Phật đã được chư Tổ đề cao như thế nào. Bởi tụng kinh, chú vốn dài và phải có thời khoá nhất định, nếu không có chướng duyên, tâm thanh tịnh, thì buổi trì tụng kinh, chú mới thành tựu; ngược lại bị người thân khuấy nhiễu, tâm bất tịnh, thì cũng vô nghĩa. Nhưng niệm Phật thì khác, bạn có thể niệm mọi nơi, mọi chốn, mọi hoàn cảnh, không ai có thể khuấy nhiễu được bạn, ngoại trừ chính bạn. Do vậy, bạn cứ hoan hỉ thực hành niệm Phật, hàng ngày phải sám hối, và hồi hướng cho các thân quyến của mình, nguyện mong họ sớm khai ngộ để nương về Phật pháp tu học để giải thoát.
*Tu hành là con đường vô cùng gian khổ, chẳng phải chuyện cưỡi ngựa, xem hoa như nhiều người nghĩ tưởng. Như TN đã nói: Phát nguyện nhỏ, sẽ có thử thách nhỏ. Phát nguyện lớn sẽ có thử thách lớn. Phát đại nguyện sẽ có trùng trùng lớp lớp thử thách. Do vậy, khi những chướng duyên xuất hiện bạn phải tỉnh giác để nhận biết: Thử thách đã tới, phải hoan hỉ, dũng mãnh, tỉnh giác để vượt qua. Được vậy, con đường tu đạo mới hanh thông.
Chúc bạn tinh tấn tu học.
TN
Tham khảo: Ăn chay để phòng và Trị bệnh – Pháp âm video(Thầy Thích Trí Huệ)
nam mô adi da phật
năm nay con 32 tuổi.vốn dĩ con rất tín phật.mấy năm gần đây con bị bệnh liên miên( trong đó có cả bệnh trầm cảm) .mỗi lần ốm không ai nói nhưng con luôn tự nhẩm trong đầu câu ” nam mô adi đà phât ” vì như thế con thấy tâm mình tĩnh hơn,không hoảng loạn.giờ sk con bình thường nhưng con muốn nghiên cứu về phật ,muốn tụng kinh,muốn ăn chay,nhưng con không biết bắt đầu từ đâu,tụng như thế nào,và mua kinh nào về tụng.khi tụng con có cần bàn thờ phật ko. thậm trí on muốn con cái mình theo phật nhưng không phải đi tu.vì con có gia đình.con muốn được chỉ dẫn để theo phật đúng hướng.
A di đà phật.
A Di Đà Phật
Bạn tham khảo tại đây nhé.
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/doi-dong-to-bay/comment-page-8/#comment-23809
A Di Đà Phật
Kíngh mong mọi người cùng niệm: Nam Mô A Di Đà Phật
Con khi nghĩ đến việc nếu mình vãng sanh được gần gũi chư vị Bồ Tát và Đức Phật A Di Đà rồi nghe các ngài thuyết pháp, chỉ nghĩ đến đấy thôi thì con vui mừng không xiết.
ĐÔI NÉT VỀ CƯ SĨ HẠ LIÊN CƯ – NGƯỜI HỘI TẬP BẢN KINH VÔ LƯỢNG THỌ.
Cụ Hạ được giáo đồ Trung Hoa ở hải ngoại biết đến nhiều nhất nhờ công trình hội tập kinh Vô Lượng Thọ. Trong thời gian yểm quan tuyệt khách tại Thiên Tân khi từ Nhật Bản trở về nước, cụ Hạ chuyên tâm hội tập năm bản dịch Vô Lượng Thọ của các đời Ngô, Ngụy, Hán, Ðường, Tống, trong suốt ba năm chẳng nghỉ, thiên châm vạn chước, soạn thành bản hội tập hoàn chỉnh của kinh Vô Lượng Thọ mang tên Ðại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Ðẳng Giác Kinh, được tứ chúng hải nội, hải ngoại tán dương là bản hội tập công phu xuất sắc nhất. Hiện thời, đa phần các hành giả Tịnh Ðộ Trung Hoa dùng bản hội tập này làm khóa tụng. Tịnh Tông Học Hội của pháp sư Tịnh Không chỉ dùng bản này để tụng niệm mỗi khi cung tụng Vô Lượng Thọ kinh.
Ngoài việc hội tập kinh Vô Lượng Thọ, cụ cũng hội tập hai bản Phật thuyết A Di Ðà Kinh (bản Tần dịch của ngài Cưu Ma La Thập) và kinh Phật Thuyết Xưng Tán Tịnh Ðộ Phật Nhiếp Thọ (bản Ðường dịch của ngài Huyền Trang) với tựa đề A Di Ðà Kinh. Ngoài bản hội tập kinh Vô Lượng Thọ, những tác phẩm Tịnh Tu Tiệp Yếu và Bảo Vương Tam Muội Sám của cụ Hạ cũng được ấn hành, lưu thông rất rộng rãi trong và ngoài nước, được tứ chúng hoan hỷ thọ trì, đánh giá rất cao.
Sau khi hội tập Ðại Kinh xong, theo lời thỉnh của Hiện Minh trưởng lão, phương trượng chùa Quảng Tế ở Bắc Kinh, cụ Hạ chuyên giảng kinh Di Ðà. Mỗi buổi giảng, Hiện Minh trưởng lão cùng phương trượng các chùa tại Bắc Kinh thường đến dự thính để làm ảnh hưởng chúng cho pháp tòa. Trong suốt mấy mươi năm ở Bắc Kinh, cụ Hạ tích cực hoằng dương Tịnh Tông, đào tạo được nhiều học trò lỗi lạc về hoằng pháp lẫn biên thuật. Người nổi tiếng nhất trong số này là cụ Hoàng Niệm Tổ. Các vị tôn túc pháp sư đương đại như Ðế Nhàn, Huệ Minh, Tỉnh Minh cũng đều hâm mộ, tán thán nồng nhiệt công hạnh hoằng dương Tịnh Nghiệp, hoằng pháp độ sanh của Hạ đại sĩ.
Công hạnh, kiến giải của cụ Hạ Liên Cư quảng bác, hoằng thâm đến nỗi pháp vương Cống Cát Hoạt Phật của Hồng Bạch Giáo Tây Tạng phải thốt lên: “Người xứng đáng làm kim cang a xà lê trong thế gian này chỉ có cụ Hạ mà thôi!” Ngay đến bậc Thái Sơn Bắc Ðẩu của nhà Thiền là Hư Vân Ðại Lão Hòa Thượng cũng ngậm ngùi bảo: “Chẳng biết bao giờ ta mới có dịp gặp được vị đại thiện tri thức ở phương Bắc này!” Tiếc thay vô thường chợt đến, duyên thị hiện hóa độ của bậc Ðại Sĩ đã tận. Một ngày mùa Ðông năm 1965, cụ Hạ chợt cảm thấy không khỏe. Ngay trong đêm ấy, cụ an tường quy Tây giữa tiếng niệm Phật, trụ thế 82 năm, để lại sự thương tiếc muôn đời cho các môn nhân.
Sau khi Hạ lão cư sĩ quy Tây, Tịnh Tông Học Hội do cụ Hạ đồng sáng lập được đệ tử tâm đắc là cụ Hoàng Niệm Tổ tích cực duy trì, củng cố nên phát dương rộng rãi. Tiếc là sau khi cụ Hoàng quy Tây, ảnh hưởng và hoạt động của học hội này tại Hoa Lục yếu hẳn đi; chỉ còn mạnh mẽ tại Ðài Loan. Nay được hỗ trợ của Tịnh Tông Học Hội Ðài Loan, Tịnh Tông Học Hội Hoa Lục đang có triển vọng phục hưng. Ðiểm lại sự nghiệp của cụ Hạ, ta có thể thấy là sau khi tổ Ấn Quang viên tịch, công cuộc duy trì, hoằng dương Tịnh Ðộ cũng như giữ cho pháp âm của Phật vẫn còn được vang vọng tại Hoa Lục luôn có sự đóng góp rất lớn lao của cụ Hạ Liên Cư. Tuy thị hiện thân tục gia cư sĩ, cụ Hạ đã góp phần đào tạo nên những bậc cư sĩ hữu danh, hữu đức có khả năng biên thuật, diễn giảng lưu loát, góp phần huấn dưỡng đại chúng sống theo chánh tín, tin tưởng sâu xa vào chánh pháp của Phật dưới bao hoàn cảnh khắc nghiệt của xã hội. Những thành viên Tịnh Tông Học Hội tại Ðài Loan đã đem kế thừa chí hướng của cụ, nhân rộng mô thức tổ chức tu tập này trong khắp các cộng đồng người Hoa tại hải ngoại. Nhờ đó, những Phật tử Việt Nam tại hải ngoại cũng có cơ duyên được ân triêm pháp nhũ của các bậc cao tăng, thạc đức trong Tịnh Tông Học Hội như Hòa Thượng Tịnh Không, lão cư sĩ Hoàng Niệm Tổ… Ngưỡng mong Hạ Ðại Sĩ lại hồi nhập Sa Bà, phân thân tiếp độ tứ chúng cùng viên nhập Di Ðà Nguyện Hải.
Theo: Tịnh Tông Học Hội Lục Thập Chu Niên Kỷ Niệm ấn hành năm 1999 (Liên Hải kính ghi)
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT!!!! Con nguyện đem công đức niệm PHẬT A DI ĐÀ hồi hướng về khắp tất cả chúng sanh đồng sanh Tây Phương Cực Lạc Quốc . Nguyện đem công đức này . Trang nghiêm Phật Tịnh Độ . Trên đền bốn ơn nặng . Dưới cứu khổ Tam Đồ . Nếu có ai thấy nghe . Đều phát Bồ Đề tâm . Khi mãn báo thân này . Đồng sanh qua cõi Cực Lạc – NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT – NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT – NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
Xin góp ý ở lý do thứ 2 là trong Kinh Hoa Nghiêm Phẩm Phổ Hiền hạnh nguyện chứ không phải Kinh Pháp Hoa. Kính mong bao điều hành hoan hỷ sửa lại cho đúng.
A DI ĐÀ PHẬT
Đường Về Cõi Tịnh: Xin tri ân liên hữu đã đính chính. A Di Đà Phật.
Quyết định phải vãng sanh Tịnh Độ ngay trong đời này!