Hoà-Thượng Tịnh-Không dạy nhiều điều rất hữu ích. Đối với chúng tôi điều căn bản là, chúng tôi phải tìm ra chỗ nào Hoà-Thượng giảng liên-quan đến câu hỏi của chúng tôi: Niệm Phật cách nào chắc được Vãng Sanh?
Hoà-Thượng Tịnh-Không tu học 40 năm, chuyên dạy rất nhiều kinh-điển Đại-Thừa. Nhưng rồi Ngài giác-ngộ, biết rằng nếu muốn được Vãng Sanh Cực -Lạc, phải đúng lời Thầy của Ngài dạy. Thầy của Hoà-Thượng, là Cư-sĩ Lý-bỉnh-Nam, dạy rằng: “Phải một môn thâm nhập anh mới đạt được“.
Rồi Hoà -Thượng nói:
– Vì vậy tôi đem tất cả kinh Đại-Thừa đều buông xuống, học Ngài Liên-Trì Đại sư, Tam Tạng thập nhị bộ Kinh nhường cho kẻ khác ngộ. Còn tôi thì nay một cuốn Kinh Vô Lượng-Thọ, một câu A-Di-Đà Phật, một môn thâm nhập.
Hện nay tại các chùa Việt -Nam đa số các Sư vẫn trì tụng và giảng dạy đủ các kinh Đại-Thừa. Hành sử như Hoà-Thượng Tịnh-Không đúng hay sai Phập-pháp? Ngài đã buông bỏ tất cả, chỉ dùng cuốn Kinh Vô Lượng Thọ có đúng không?
Thật tình mà nói, trong Kinh Niệm Phật Ba-la-Mật dạy rõ ràng:
“Muốn Vãng Sanh Cực-Lạc chỉ cần xưng niệm danh hiệu Phật là đủ. Vì danh hiệu. Phật chính là biểu-tướng của Pháp Thân, cho nên niệm danh hiệu tức là niệm Pháp thân Phật, và người niệm Phật khỏi phải kiêm thêm pháp môn nào nữa”.
Lời Đức Phật dạy thật rất rõ ràng “Muốn Vãng Sanh Cực-Lạc chỉ cần niệm danh hiệu Phật, khỏi phải kiêm thêm pháp môn nào nữa!”
Mỗi chúng sanh chúng ta tu theo Phật, để làm gì?
Chúng ta tu Tịnh Độ, niệm danh-hiệu A-Di-Đà Phật để làm gì? Để Vãng Sanh Cực-Lạc? Hay để được phước báu cõi Trời, hay để được lại thân người? Nếu chúng ta thật sự muốn Vãng Sanh nên nghe lời dạy của Hoà-Thượng Tịnh-Không.
Chư vị nào đã đọc cuốn Đường Về Cực -Lạc của Hoà -Thượng Thích -Trí -Tịnh chắc là nhớ chuyện Giác Minh Diệu -Hạnh Bồ -Tát. Ngài là bậc đã Vãng Sanh Cực -Lạc, sau đó, do tâm nguyện Ngài trở lại Ta bà để độ chúng sanh trong nhiều đời. Ngài dạy:
“Trong thất chỉ cúng một tượng Phật, một bộ kinh, một bàn thờ, một lư hương, một bàn, một ghế. Chẳng nên để nhiều đồ vật khác”.
Tổ sử Ấn-Quang cũng chỉ có một tượng Phật trong thất. Vì kinh nói, niệm một danh hiệu Phật, đồng như niệm mười phương chư Phật. Cho nên Giác Minh Diệu-Hạnh Bồ-Tát nói một tượng Phật, một bộ kinh là đủ.
Đây là thời Mạt pháp căn cơ chúng sanh cạn cợt, tâm trí yếu kém, nếu ta tập trung vào một vị Phật, đó là Phật A-Di-Đà thì sẽ dễ dàng hơn. Nhiều người sợ mình đã quen niệm Phật Thích-Ca, Phật Dược-Sư, bây giờ chỉ niệm Phật A-Di-Đà chẳng rõ có bị chư Phật giận không?
Chắc chắn các Ngài không giận đâu. Phật dạy tu đừng có chấp, cho nên các Ngài không bao giờ chấp.
Kinh sách có câu: “Cúng dường mười phương ba đời chư Phật, không bằng cúng dường một người vô tâm!”
Người vô tâm là ông Phật của mình. Mình niệm một danh hiệu để chắc được Vãng Sanh để được thành Phật, thì Phật đâu có bắt lỗi. Tuy nhiên, đầu các thời khoá niệm Phật, cũng có thể niệm tất cả chư Phật một lần.
Chúng tôi thật buồn, khi nghe một số băng giảng, có Sư nói rằng được lên Cõi Trời là quý lắm rồi. Đây là Sư chẳng giúp chúng sanh thoát khỏi Tam giới. Đó là sai với Chánh-pháp của Phật.
Viết sách này, mục đích chúng tôi là xiển dương pháp môn Niệm Phật, muốn tất cả chư Liên hữu đều được Vãng Sanh Cực-Lạc. Chúng tôi tha thiết muốn được thấy chư Liên hữu, những bạn sen của chúng tôi đều nên hiểu, nếu muốn chắc được Vãng Sanh nên nhứt tâm niệm danh-hiệu Phật là đủ, khỏi kiếm thêm pháp môn nào khác.
Tóm lại, theo sự hiểu biết của chúng tôi, chẳng những Hoà-Thượng Tịnh-Không giảng về Pháp môn Vãng Sanh không sai Chánh-pháp, mà còn thật thù thắng, thật độc đáo.
Chính vì lẽ này, mà khi chúng tôi đã viết nửa phần sách này liền bỏ đi, ra công nghe bộ băng 10 cuốn và ghi chép thật tốn nhiều thì giờ. Nhưng bù lại, chư Liên hữu Việt-Nam thêm được sự tin tưởng mà thực hành để chắc được Vãng Sanh.
Chúng tôi đã gặp rất nhiều vị, cũng tu niệm Phật đi chùa thật siêng năng. Chúng tôi hỏi chư vị đến chùa hành trì môn gì? Được đáp chúng tôi vừa tụng kinh Kim Cang xong, tuần này tụng Hoa-Nghiêm, tháng tới tụng Pháp-Hoa.
Chúng tôi thở ra. Đây là tụng kinh cho được phước đức. Muốn chắc được Vãng Sanh nên theo đúng Kinh Niệm Phật Ba-La-Mật và lời dạy của chư Tổ và chư Tôn đức Tăng Ni đã dày công nghiêm cứu các Kinh A-Di-Đà.
Xin chư Liên hữu nên xét lại, chỉ cần bốn chữ A-Di-Đà Phật cho thời này cũng đầy đủ công đức, phước báu, oai lực, thần lực, nguyện lực của Phật A-Di-Đà và chư Phật mà Vãng Sanh.
Thời này kiếm thêm pháp môn khác, sợ không kịp, không đủ duyên để Vãng Sanh. Vì cái sợ nhứt là lúc lâm chung đó.
Trích: Niệm Phật Cách Nào Chắc Được Vãng Sinh?
Tác giả: Cố cư sĩ Tịnh Hải
Con thấy thầy nói rất đúng.Chỉ cần tha thiết niệm Nam Mô A Đi Đà Phật và nguyện vãng sanh về cõi Tây Phương cực lạc .Nghe Hoà Thượng Tịnh Không nói trong thời mạt pháp này cả vạn người niệm Nam mô A Di Đà Phật mà chỉ được 2 người vãng sanh như vậy là do mình chưa tha thiết niệm hay sao hả thầy.
Mong rằng tất cả chư vị đồng tu sẽ đọc được bài viết này của thầy, cùng nhau tinh tấn niệm Phật để được vãng sanh.
Nam mô A Di Đà Phật
A DI ĐÀ PHẬT
Quý vị đồng tu nên đọc bài này của HT Tịnh Không theo đường link này nhé, rồi hãy niệm Phật để được thành tựu.
http://www.phathoc.net/thu-vien/tinh-do/5EC203_niem_phat_cach_nao_chac_duoc_vang_sinh/p1.aspx
Xem 1 đoạn trích “Hoà-Thượng Tịnh-Không khẳng định: “Kinh Lăng Nghiêm là căn bản của tất cả Đại-Thừa tu học liễu-nghĩa. Nếu muốn trong đời này thành tựu, bất kể là học Thiền, học Giáo, hoặc tu niệm Phật hay Mật Tông, nếu lìa khỏi cơ sở này, bất luận tu học pháp môn nào anh nhứt định không thể thành công”.
Hiện nay, các bạn niệm Phật đồng tu rất nhiều đều hy vọng đạt được Niệm Phật Tam-Muội, đều hy vọng trong đời này quyết được vãng sanh. Niệm Phật Tam-Muội và quyết định vãng sanh vẫn phải xây dựng trên cơ sở Kinh Thủ-Lăng-Nghiêm này.
Có nhiều người niệm Phật rốt cuộc không thể Vãng sanh, vì sao? Là vì không có cơ sở này. Cho nên chúng ta phải tìm ra bịnh căn của nó.
Ở chỗ nào không thể vãng sanh?
Nguyên nhân chân-chánh của nó là ở đâu?” Mong quý vị đọc hết đường link trên.
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT – Nguyện đem công đức này hồi hướng cho các vị để có được thành tựu trong pháp môn niệm Phật.
Sao mình bấm vào đường link chỉ thấy mục lục chương ko à bạn ơi. Bạn giúp mình với nha. Cảm ơn bạn. Nam mô A Di Đà Phật
“Muốn chắc được Vãng Sanh nên theo đúng Kinh Niệm Phật Ba-La-Mật…” – nếu làm được như kinh NPBLM thì còn phải vãng sanh về đâu nữa? Làm được như trong kinh NPBLM thì ngang bằng Đại Thế Chí và Quán Thế Âm Bồ Tát rồi, viên thông rồi!
Kinh A Di Đà có dạy: “ai đã phát nguyện, đang phát nguyện hoặc sẽ phát nguyện thì đã có mặt ở Cực Lạc rồi!” Đây là lời Phật dạy. Chỉ cần tin sâu và muốn thực sự là được. Tin sâu và nguyện thiết sẽ sinh ra đức hạnh, sẽ sinh ra nhàm chán cõi phàm, sẽ sinh ra buông bỏ, sẽ sinh ra định, sẽ sinh ra tuệ…
Tín tâm là chìa khóa, nguyện là lực mở ổ khóa. không có đức tin sâu dày ở Phật A Di Đà và cõi Cực lạc thì không thể về Cực Lạc được.Chốt cùng lại thì chỉ cần có đức tin không lay chuyển là đủ điều kiện về với Phật.Nếu ta có đủ đức tin và thực sự muốn về thì A Di Đà Phật sẽ đến rước ta về, đây cũng là lời Phật dạy!
Còn lúc lâm chung thì rất đơn giản: “Nhớ Phật thì gần Phật” – lời Đại Thế Chí Bồ Tát. Lúc lâm chung ta nhớ cảnh nào thì cảnh đó sẽ hiện ra. Lúc này cho dù không nhớ(niệm) được thì vẫn không phải hết cách, nếu có người nhắc(hộ niệm).
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
sau khi phật nhập niết bàn trải qua nhiều trăm năm các kinh điển sau này lưu tryền cho đến ngày nay cũng có ít nhiêu tam sao thất bổn hoặc thêm bớt nội dung kg biết điều đó có đúng hay kg nếu mình lo hành trì kg đúng thì sự tu học kg có kết quả khả quan có một sóo nguời nói như vậy mình nghe thật hoang mang quá các đạo hữu giúp mình giải qyuết mối nghi này mình thành thật cám ơn rất nhiều
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
Bài viết quá hay. Nhất hướng chuyên niệm A Di Đà Phật cầu cho được về Tây Phương Cực Lạc là cốt lõi nhất. Còn những cái phụ như làm phước, cúng dường, sửa thân-khẩu ý là việc phải nên làm để tương ưng với cõi của Phật thì mới có cơ may về với Phật được. Pháp tu Hộ Niệm cũng rất hay, trợ duyên nhắc nhở người lâm chung niệm Phật. A Di Đà Phật!
niệm phật vãng sanh. nhất tâm có lòng tin ở phật là sẽ được.
Cho hỏi cách phóng sanh như thế nào.
A Di Đà Phật,
Bạn tham khảo thêm cách phóng sanh ở bài viết sau:
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2011/06/phuong-phap-phong-sanh-don-gian/
A Di Đà Phật.
Tôi ko quy y, ko đi chùa, biết được Phật pháp nhiệm màu nên niệm hồng danh A Di Đà Phật và làm nhiều việc thiện, niệm Phật như vậy Phật có chứng ko? Và khi niệm Phật có thể hồi hướng công đức niệm Phật về Tây phương được ko?
A Di Đà Phật
Gửi bạn Tuấn Kiệt,
Trong Kinh A Di Đà, Phật Thích Ca nói như sau: “Xá-Lợi-Phất! Nơi ý của ông nghĩ thế nào, vì sao tên là Kinh: Nhứt-Thiết Chư Phật Sở Hộ Niệm?
Xá-Lợi-Phất! Vì nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhân nào nghe kinh này mà thọ trì đó, và nghe danh hiệu của đức Phật, thời những thiện nam tử cùng thiện nữ nhân ấy đều được tất cả các đức Phật hộ niệm, đều được không thối chuyển nơi đạo Vô thượng chánh đẳng chánh giác.
Xá-Lợi-Phất! Cho nên các ông đều phải tin nhận lời của Ta và của các đức Phật nói.
Xá-Lợi-Phất! Nếu có người đã phát nguyện, hiện nay phát nguyện, sẽ phát nguyện muốn sanh về cõi nước của đức Phật A Di Đà, thời những người ấy đều đặng không thối chuyển nơi đạo Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác; nơi cõi nước kia, hoặc đã sanh về rồi, hoặc hiện nay sanh về, hoặc sẽ sanh về”.
Trong đoạn kinh văn này có một ý khá quan trọng: “Vì nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhân nào nghe kinh này mà thọ trì đó, và nghe danh hiệu của đức Phật, thời những thiện nam tử cùng thiện nữ nhân ấy đều được tất cả các đức Phật hộ niệm, đều được không thối chuyển nơi đạo Vô thượng chánh đẳng chánh giác”.
Bạn tuy chưa Quy Y, chưa Thọ Ngũ Giới nhưng tâm bạn đã hướng Phật và có niềm tin nơi Phật A Di Đà, lại năng làm việc thiện, điều đó cho thấy những chủng tử Phật tích tụ từ vô lượng kiếp trong bạn nay đã chín mùi chứ chẳng phải bây giờ bạn mới đến, mới tin Phật pháp và mới chịu niệm Phật. Do vậy khi thường ngày, bạn thường niệm hồng danh A Di Đà Phật thì chẳng cứ A Di Đà Phật mà mười phương chư Phật, trong đó có cả Phật Thích Ca cùng đồng tán thán công đức của bạn và thường trợ niệm cho bạn, giúp bạn không thối chuyển khi tu hành. Sự trợ niệm này chỉ khi nào bạn thực tâm và dũng mãnh tu hành, bạn mới cảm nhận được. Đó là nói về Lý (lý trong kinh), nhưng khi đi vào Sự (thực hành lời Phật dạy) muốn tâm không thối chuyển điều quan trọng nhất của người học Phật và Pháp môn niệm Phật là tin sâu nhân-quả; luôn thường quán chiếu đời là vô thường, là bể khổ (8 nỗi khổ lớn luôn sanh diệt) và phát bồ đề tâm – nguyện tu hành một đời vĩnh ly sanh tử, nguyện xa lìa những vô thường, bể khổ đó, một đời được vãng sanh Cực Lạc =đồng nghĩa một đời tu hành sẽ tiến tới đạt tới quả vị Phật.
Muốn thế ngay từ bây giờ bạn phải phát Tín-Nguyện-Hạnh=Tin sâu-Nguyện thiết-Thực tâm hành.
Tâm xa lìa chẳng phải là chúng ta tìm mọi cách để trốn chạy hay rũ bỏ tất thảy những gì có liên quan tới cuộc sống hiện tại để tìm cầu một chốn an lạc cho riêng mình. Ngược lại, tâm xa lìa là tìm cách chuyển hoá tất cả những tâm tham, sân, si, mạn, phân biệt, chấp trước hay còn gọi là tâm phiền não, vô minh, biến chúng thành tâm an lạc, thanh tịnh, bình đẳng, giác. Khi tâm đó được chuyển hoá và tâm thanh tịnh-bình đẳng-giác hiện tiền cũng đồng nghĩa bạn đã biết tri ân Phật và đương nhiên lúc này tâm bạn đồng với tâm Phật. Tâm bạn và tâm Phật tương thông, thì việc Phật chứng hay không chứng tự thân bạn sẽ rành rõ, đâu cần phải đặt ra nữa.
Dưới đây TN ghi lại phần nghi thức hồi hướng sau mỗi thời công phu. Nếu bạn chưa phát khởi niềm tin (chưa đủ duyên) để hàng ngày trì tụng Kinh Vô Lượng Thọ hoặc Kinh A Di Đà, bạn ráng học thuộc “nghi thức hồi hướng” này để sau mỗi thời niệm Phật, dù bất cứ đâu, nếu thuận duyên, bạn đều có thể hồi hướng được cả:
PHỤC NGUYỆN
Nam Mô Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Đại Từ Đại Bi A Di Đà Phật Liên Tòa Chứng Minh.
Phục Nguyện: Thượng chúc Phật nhật tăng huy pháp luân thường chuyển, phong điều vũ thuận, quốc thới dân an, thế giới hoà bình chúng sanh an lạc. Đệ tử chúng con nguyện đem công đức này hồi hướng trang nghiêm Tây Phương Phật tịnh độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường, xin hồi hướng oan gia trái chủ trong nhiều đời nhiều kiếp, cũng như hiện tại, hữu hình và vô hình, nếu có ai thấy nghe đều phát tâm Bồ Đề, hết một báo thân này, sanh qua cõi Cực Lạc.
Đệ tử chúng con nguyện cầu Đức Phật A Di Đà chấn tích quang lâm phóng ngọc hào quang gia hộ đệ tử chúng con biết trước giờ lâm chung, thân không tật bệnh, tâm không hôn mê, nhất tâm niệm Phật, Phật và thánh chúng tay cầm đài vàng tiếp dẫn chúng con vãng sanh về tây phương Cực Lạc.
Đệ tử chúng con nguyện: đức Quan Thế Âm Bồ Tát Thị từ chấn tích quan lâm phóng ngọc hào quang gia hộ đệ tử chúng con cùng tất cả chúng sanh thân tâm thường an lạc, tật bệnh tiêu trừ căn lành tăng trưởng, phước huệ trang nghiêm, xuân đa các khánh, hạ bảo bình an, thu tống tam tai đông nghinh bách phúc, một hậu đắc Di Đà thọ ký.
Đệ tử chúng con nguyện: đức Phật A Di Đà thụy từ phóng ngọc hào quang, tiếp dẫn chư hương linh, vong linh cửu huyền thất tổ thập nhị loại cô hồn ngạ quỷ hà xa, hữu vị vô danh, hữu danh vô vị, nam nữ thương vong lai đáo Phật tiền văn kinh thính pháp tốc xả mê đồ siêu sanh tịnh độ.
Phổ nguyện: Âm siêu dương thới pháp giới chúng sanh, tình dữ vô tình, đồng sanh Cực Lạc, đồng kiến Di Đà, Đồng Ngộ Vô Sanh. Đồng thành Phật Đạo.
TỰ QUY Y
Tự quy y Phật, đương nguyện chúng sanh, thể giải đại đạo, Phát vô thượng tâm.
(1 lạy)
Tự quy y Pháp, đương nguyện chúng sanh, thâm nhập Kinh tạng, trí huệ như hải.
(1 lạy)
Tự quy y Tăng, đương nguyện chúngsanh, thống lý đại chúng, nhứt thiết vô ngại.
(1 lạy)
HỒI HƯỚNG
Nguyện đem công đức này,
Hướng về khắp tất cả,
Đệ tử và chúng sanh,
Đồng sanh về Tịnh Độ.
Toj không quy y .thọ ngũ gjớj .ăn mặn mà tâm lúc nào cũng muốn njệm a dj đà .ko bjết lâm chung vãng sanh ko.
A Di Đà Phật
Gửi bạn Monykjet,
Thọ Tam Quy Ngũ Giới là duyên lành của mỗi người, duyên chưa tới bạn chớ nên cưỡng cầu. Bạn cứ nhiếp tâm niệm Phật đi, sẽ có ngày bạn thấy Thọ Tam Quy Ngũ Giới và ăn chay là điều nên làm, lúc đó cũng chưa muộn.
Còn chuyện không Thọ Tam Quy Ngũ Giới và ăn mặn nhưng niệm Phật có được vãng sanh không? Điều này phải hỏi ngay chính tâm bạn: Niệm Phật để làm gì?
Chúc bạn tinh tấn niệm Phật.
TN
A Di Đà Phật, Monykjet thân mến!
HT Tịnh Không dạy: “Trước tiên, ý nghĩa ở trong tam quy nếu như chúng ta không hiểu, hình thức làm trang nghiêm thế nào, đẹp đẽ thế nào cũng đều là giả, chẳng giúp được gì. Nếu như thật sự hiểu được, thật sự sáng tỏ rồi. Bạn đốt một nén nhang ở trước Phật, Bồ-tát, quỳ trước tượng Phật phát nguyện thọ tam quy cũng được rồi. Tam quy không phải người ta chứng minh cho bạn, mà là bạn thật sự tam quy rồi. Ai chứng minh cho bạn? Lương tâm của bạn chứng minh cho bạn. Ở bên ngoài ai có thể làm chứng minh cho bạn? Phật Thích-ca-mâu-ni cũng không có cách gì! Phật làm chứng minh cho bạn rồi, trên lá phái quy y có ký tên, đóng dấu cho bạn rồi, mà bạn vẫn cứ tùy thuận theo phiền não của bạn, vẫn cứ tùy thuận theo tập khí của bạn, bạn không có quay đầu, bạn không nương theo lời chỉ dạy của Phật, vậy thì có tác dụng gì? Dối mình dối người. Cho nên chúng ta nhất định phải hiểu rõ cái đạo lý này”.
Vãng sanh được hay không là nhờ tam tư lương Tín – Nguyện – Hạnh đầy đủ. Nếu như lúc lâm chung bạn có thể Buông xả vạn duyên, tâm chỉ toàn Phật hiệu, nguyện tha thiết thì vãng sanh là điều chắc chắn.
Thế nhưng, nếu tâm bạn hướng Phật thì tâm này thiện lành, tâm từ bi. Tâm từ bi mà vẫn còn thèm thịt chúng sanh hay sao, việc này bạn hãy nên suy xét lại. Bạn niệm Phật nhưng vẫn còn ăn mặn, tức là vẫn còn vay thân mạng chúng sanh để nuôi thân mình. Vậy thì khi lâm chung, bạn nghĩ xem họ có dễ dàng buông tha cho mình được vãng sanh hay không? Hễ mình càng giảm việc ăn thịt chúng sanh rồi phóng sanh nhiều chừng nào thì mình càng giảm đi nợ ân oán với các chúng sanh. Như thế thì đường vãng sanh mình mới mở rộng hơn được chớ. Còn nếu mình vẫn còn ăn mặn, mà niệm Phật thì đường vãng sanh của mình sẽ hẹp hơn. Mọi thứ đều là do tự mình chọn, tự quyết định cả.
Vài chia sẻ, chúc bạn thường tinh tấn.
A Di Đà Phật. _()_
Niệm Phật là gốc, ăn chay là ngọn. Hay trong triết học có câu “Những thay đổi đơn thuần về lượng, đến một mức độ nhất định, sẽ chuyển hóa thành những sự khác nhau về chất” để bạn thấy rằng khi bạn niệm Phật đủ lượng thì tự khắc bạn không thể ăn mặn được nữa. Nếu bạn niệm Phật nhiều năm rồi mà vẫn thèm ăn mặn thì bạn phải xem lại mình hành trì niệm Phật đã đúng pháp chưa, đó mới là điều quan trọng nhất.
Đôi lời chia sẻ.
Nam Mô A Di Đà Phật !
Gửi bạn Monykjet,
Hòa Thượng Tịnh-Không đã có trả lời chuyện này, Ngài nói trong ba bộ kinh, gọi là Tịnh-Độ tam kinh, Phật nói: “Tín-Nguyện-Hạnh” vãng sanh, chứ Phật không nói ăn chay trường để vãng sanh. Cho nên quý vị mà còn thèm thịt thì không sao hết, yên chí đi! Ngài dặn là tuyệt đối đừng có sát hại sinh vật. Như vậy bây giờ mình thèm thịt quá thì mình hãy ra ngoài shop, ngoài chợ… mua đem về ăn, để tránh đi cái tình trạng trực tiếp sát sanh. Mình dùng “Tam Tịnh Nhục” để ăn.
Trong pháp gọi là “Trai Chay”, có ba phẩm. Phẩm Hạ gọi là ăn tam tịnh nhục; Phẩm Trung là ăn chay trường; Còn Phẩm Thượng là thêm phần phóng sanh nữa, nó có ba đợt như vậy. Nếu ta ăn chay trường không được thì có thể ăn tam tịnh nhục. Nhưng nếu có nhiều người ăn chay không được thì mình khuyên nên ăn hai ngày một tháng… Hai ngày một tháng được, thì thôi bốn ngày có hơn là bao nhiêu đâu? Thêm hai ngày nữa đi. Tiến lần, tiến lần, tiến lần lên…
Ngài Tịnh-Không không khuyên ăn chay, nhưng Ngài dạy cứ khuyên người ta niệm Phật đi. Trong gia đình của Diệu Âm có tất cả là mười một người anh em, chết hai người từ lúc nhỏ còn lại chín người. Chín người, Diệu Âm không bao giờ khuyên họ ăn chay hết, mà chỉ một lòng một dạ khuyên niệm Phật, quyết lòng vãng sanh, và đi hộ niệm cho người ta…….
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2012/12/nguoi-niem-phat-co-bat-phuoc-phai-truong-chay-khong/
A Di Đà Phật.
7 CÂU HỎI TÌM HIỂU VỀ PHÁP MÔN TỊNH ĐỘ – Thích Giác Khang
“Tín- Hạnh- Nguyện nếu nói về sự thì Nguyện quan trọng hơn hết. Vì nó quyết định cho sự vãng sanh. Còn nói về lý thì Tín- Hạnh- Nguyện đều quan trọng như nhau.”
http://thuvienhoasen.org/p27a14959/7-cau-hoi-tim-hieu-ve-phap-mon-tinh-do
Con nghe mọi lời khuyên của mọi người, con cảm thấy phân vân quá, không biết nên ăn chay hay ăn mặn để niệm Phật đây? Con ăn mặn nhưng tâm lúc nào cũng niệm Phật và hồi hướng về Cực lạc. Con niệm Phật tự mình phóng sanh rất nhiều lần. Xin cho con một lời khuyên.
A di đà phật, Monnyket thân mến
Khi bạn đặt câu hỏi mà với một người đã niệm Phật nhiều và thường phóng sanh như vậy thiết nghĩ trong tâm bạn đã tự có câu trả lời, chỉ là muốn tham khảo thêm vài người nữa đúng không nè?
Nếu bạn đã xin lời khuyên thì đương nhiên phải lấy một tấm gương tốt điển hình, làm chuẩn để bạn học hỏi theo, tức là người ăn chay niệm Phật vẫn tốt hơn người ăn mặn niệm Phật. Còn trong quá trình tu học thế nào thì tùy thuộc theo mỗi người. Nếu không thì tại sao trong bao nhiêu kinh điển, Phật từng khuyên răn đệ tử Phật nên ăn chay và không sát sinh chứ. Bạn học Phật lâu rồi sẽ nắm rõ việc này. Tất nhiên, nếu chưa ăn chay liền được thì tập từ từ vậy, cũng ko nên gượng ép quá nhiều. Niệm Phật kiên trì lâu ngày cũng sẽ giúp chuyển hóa dần thân tâm của bạn.
Việc ăn chay của bạn không trực tiếp ảnh hưởng đến chuyện vãng sanh của bạn, nhưng nó sẽ là yếu tố cản trở con đường vãng sanh của bạn (gián tiếp) vì còn vay thân mạng chúng sanh cho nên khi lâm chung mắc nợ nhiều thì bị đòi nhiều. Đó là như vậy. Cũng do bạn chưa từng chứng kiến cảnh giới người sắp mất như thế nào? Tâm thức khi đó xoay chuyển liên tục các cảnh giới thiện ác lúc sinh tiền thế nào. Khi đó niệm Phật khó khăn cỡ nào, oan gia trái chủ về đòi nợ sát sinh thế nào nên bạn còn lừng khừng, phân vân. Nếu bạn được chứng kiến vài lần thôi (tham gia hộ niệm) tự dưng bạn sợ hãi và việc ăn chay của bạn sẽ trở nên dễ dàng vô cùng.
Vài dòng chia sẻ, mong bạn sớm vượt qua chướng ngại này.
Nam Mô A Di Đà Phật. _()_
Chào bạn Monykjet,
Ăn mặn là một cái thói quen nơi tâm lý (nghiệp lực) mà thôi. HT góp ý kiến như thế nầy, bạn muốn ăn chay thì phải bắt đầu tập ăn một bữa một ngày. Như là tập ăn cơm chay buỗi trưa hoặc ăn chay cơm tối. Một trong hai bữa ăn phải cố gắng tập ăn chay cho bằng được. Tốt nhất là nên mua đồ ăn chay từ nhà hàng vì họ nấu rất ngon dễ thực tập ăn hơn là tự nấu. Lâu ngày tập ăn thói quen như vậy bạn có thể chuyển lần lần ăn chay cả ngày trong một tuần có thể được 1-2 ngày gì đó rồi hy vọng trường chay luôn. Cái này là kinh nghiệm của HT góp ý kiến thôi chứ còn được hay không cũng tuỳ căn cơ nghiệp lực của bạn.
Điều quan trọng là bạn phải vừa niệm Phật vừa có tác ý nguyện có ngày được trường chay nếu không thì khó hy vọng bỏ ăn mặn. Hiện tại tuy tâm bạn mới hướng về đạo nhưng cái nghiệp lực còn quá mạnh cho nên nó khiến bạn phải phân vân ăn mặn hay ăn chay thành ra HT nghĩ bắt đầu nữa chay nữa mặn mỗi ngày cho ỗn trước rồi xem sao.
Còn muốn được vãng sanh về Cực Lạc phải xem bạn có đủ thiện căn, phước đức, và nhơn duyên hay không nữa chứ không phải vì sự ăn chay hay ăn mặn đâu bạn. Ăn chay hay ăn mặn niệm Phật mà còn chấp này chấp nọ, luyến tiếc gia đình vợ con, tiền tài của cải vật chất và danh vọng làm sao buông xả nhẹ nhàng tâm hồn mà vãng sanh? Đức Phật A Di Đà và Thánh có xuất hiện khi người lâm chung cũng đành bó tay.
Điều quan trọng là phải chuẩn bị cái tâm lý vãng sanh bất cứ lúc nào khi cái vô thường đến. Nếu bạn ăn mặn niệm Phật mà đã sẵn sàng tâm lý oan gia đồi nợ rồi thì tốt. Còn chưa chuẩn bị được thì tốt nhất bạn nên ăn chay càng nhiều càng tốt như liên hữu TLPT đã khuyên chứng kiến khi đi hộ niệm cho người sấp chết.
Khi còn sống lỡ còn ăn mặn thì phải cố gắng niệm Phật trì Chú Vãng Sanh hồi hướng cho tất oan gia trái chủ hy vọng họ tha thứ tháo gỡ oán thù mà siêu sanh Tịnh Độ nhe.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Thưa Thầy!Năm nay con 15 tuổi.Con thì rất muốn ăn chay nhưng mẹ con thì không cho con ăn chay,không biết con phải làm sao thưa Thầy!NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
Chị con thấy 1 con chuột gần chết và biết con hằng ngày niệm Phật A Di Đà nên đem nó về cho con trợ niệm. Con và chị con niệm A Di Đà cho con chuột đó gần 30 phút thì nó giật và thở mạnh rồi ra đi nhẹ nhàng. Con ko đụng vào cơ thể nó và tiếp tục niệm khoảng 15 phút rồi để yên khoảng 1 giờ đồng hồ rồi mới đem chôn. khi đem chôn thân thể của nó rất mềm mại. Người nhà con ai cũng nói con làm chuyện tào lao. Con muốn hỏi là con làm vậy thì thần thức con chuột đó có được vãng sanh ko? Xin giải thích cho con được hiểu.
A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật,
Việc bạn làm là rất đúng đắn, người thế tục chưa hiểu đạo nên mình ko trách họ. Còn việc thần thức con chuột đó được vãng sanh hay ko thì mình cũng ko nên quá lo nghĩ, cái mình cần làm thì mình đã làm, còn lại là nhân duyên của chúng sanh mà thôi nhưng chí ít nó cũng có thể nhờ vào sự trợ duyên của bạn mà sớm sanh về cõi lành đó, hoặc nếu thiện căn, phước đức nó lớn thì nó cũng có thể được vãng sanh.
Quan trọng hơn hết mình nên tự nhủ xem đời này mình liệu có thể chân thật được vãng sanh về Cực Lạc hay không? Nếu mình ko vãng sanh thì đời tương lai có lẽ mình cũng sẽ lọt vào tam ác đạo, thậm chí phải chui tọt vào trong Địa ngục chứ chẳng được cái thân súc sanh như chú chuột kia, vì do mình tu nên mình có phước, đời sau ko ra khỏi luân hồi, thì mình sẽ hưởng phước trong lục đạo, nhưng có mấy ai đang hưởng phước mà ko tạo nghiệp? Tạo nghiệp rồi thì phần lớn đều là vào Địa ngục ghi danh trước tiên ở kiếp tiếp theo sau…Nhà Phật gọi là “Oan gia đời thứ 3”, đời thứ 1 thì tu tập nhưng chẳng ra khỏi sanh tử luân hồi, đời thứ 2 thì hưởng phước tu được từ đời thứ 1, đến đời thứ 3 thì đọa tam ác đạo do tạo ác nghiệp từ đời thứ 2, đáng sợ lắm thay…
Thân người khó được, Chánh Pháp khó nghe…Đây là việc lớn nhất của đời người, tử sanh đại sự, phải thường nghĩ đến nhiều mà cố gắng tinh tấn thành kính chuyên tu vậy.
Nam Mô A Di Đà Phật.
thầy cho con hỏi là bố con mất đươc 1 năm.cung sắp đến ngay rỗ đầu vậy thì lên sắm sửa những đồ cúng gì và lên làm gì tụng kinh gì để tốt cho viêc vãn sanh.
Nam mô a di đà phât
Bạn và gia đình nên cúng chay và hoa quả, ko nên thuận theo thế tục mà cúng thịt cá trên bàn thờ mà tổn tự làm tổn giảm phước đức của gia đình và bố bạn cũng bị ảnh hưởng theo. Cúng chay thì có phước, cúng mặn thì tổn phước, đạo lý Nhân Quả đơn giản rõ ràng như vậy.
Ngoài ra cũng nên mua vật phóng sanh. Quan trọng nhất là dùng tâm chân thành mà nhân ngày giỗ của Bố mà mọi người cùng ngồi xuống niệm Nam Mô A Di Đà Phật, niệm 5-10 phút cũng là rất tốt rồi…
Ngày giỗ Bố thì phận làm con phải làm 1 tấm gương tốt cho các cháu trong nhà xem, cho các anh chị xem, phải dùng tâm thành kính, chu đáo mà sắp xếp mọi việc, lại nên đọc bài tác bạch tri ân công đức sanh thành dưỡng dục của Bố cùng cửu huyền thất tổ, gọi là uống nước nhớ nguồn, thế hệ sau phải biết tri ân thế hệ đi trước…Sau bài tri ân thì thắp nén nhang và lễ lạy, sau đó cả gia đình ngồi xuống cùng nhau niệm Nam Mô A Di Đà Phật, quần áo y phục trang nghiêm, xem người chết cũng như đang sống, một ý niệm khinh nhờn, xao lãng cũng ko dám buông lung…Gọi là:
Tang ba năm ơn thường nhớ
Sống tiết độ rượu thịt không
Tang theo lễ cúng chí thành
Đối người mất như lúc còn
(Lời dạy từ giáo trình Đệ Tử Quy)
Nam Mô A Di Đà Phật.
con thưa thầy, niệm a di đà phật và luôn nghĩ về Phật mỗi ngày có thể vãng sinh không ạ ?
Nam mô A DI ĐÀ PHẬT.
Bạn Đặng Nguyệt Ánh !
Muốn vãng sanh Tây Phương Cực Lạc cần 3 yếu tố : Tín,Nguyện,Hành.
Điều kiện tiên quyết để vãng sanh về thế giới Cực lạc của Phật A Di Đà, không có gì khó khăn, cũng không có gì bó buộc lắm, mà trái lại, bất luận ai, sang hèn, giàu nghèo, trí thức hay thiếu học đều có thể có được. Muốn được sanh về cõi Tịnh độ, trước tiên cần phải đủ ba điều kiện sau đây:
1. Đức tin chắc chắn
Trong kinh Hoa Nghiêm có nói: “Tin là mẹ các công đức. Tin có thể thành tựu quả bồ đề”. Lòng tin có ba khía cạnh:
a) Tin Phật là đáng sáng suốt từ bi cứu khổ mọi loài. Vì muốn cứu độ chúng sanh mau hết khổ sanh tử, nên Ngài mới chỉ bày cảnh Tịnh độ của Phật A Di Đà là một cảnh có thật.
b) Tin giáo pháp của Phật nói ra là đúng đắn chơn thật, dạy chúng ta phải nhất tâm niệm Phật, cầu vãnh sanh về cảnh giới của Phật A Di Đà. Chúng ta tin chắc theo giáo pháp của Ngài mà tu hành thì sẽ được thành công.
c) Tin ở nơi sức mạnh của mình. nếu ta thật tâm tin chắc: ta là Phật sẽ thành, nhất tâm trì niệm danh hiệu Phật, quyết chắc sẽ được vãnh sanh cõi Tịnh độ.
2. Lập nguyện vững vàng
Nguyện là ý muốn tốt đẹp. lập nguyện vững vàng nghĩa là thiết tha mong muốn, lập chí nguyện không thối chuyển, quyết sinh về Cực lạc, dù có gặp bao trở ngại gian lao, khổ sở. Phải có tấm lòng thiết tha, không giờ phút nào xao lãng ý muốn được về gần Phật A Di Đà, như con đi xa thiết tha được về gặp mẹ.
Trong mọi công việc lớn lao, chí nguyện là quan trọng. Không có chí nguyện, thì không có gì thành tựu được cả. một nhà văn đã viết rất đúng: “Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi, mà khó vì lòng người ngại núi e sông”. Người có chi nguyện, như thuyền có lái, như ngựa có cương. Từ việc đời cho đến việc đạo, muốn thành công, điều cần yếu là lập chí nguyện cho vững vàng.
3. Thực hành theo đúng chí nguyện
Đã so chí nguyện rồi, phải thực hành theo đúng chí nguyện. Thực hành ở đây là luôn luôn trì niệm danh hiệu Phật A Di Đà, niệm luôn luôn trong khi đi đứng, nằmd ngồi, cho đến “nhất tâm bất loạn”.
Tóm lại, điều kiện tiên quyết để vãng sanh về thế giới Cực lạc của Phật A Di Đà, không có gì khó khăn, cũng không có gì bó buộc lắm, mà trái lại, bất luận ai, sang hèn, giàu nghèo, trí thức hay thiếu học đều có thể có được. Đó là: Có đức tin mạnh mẽ, lập nguyện vững vàng, thực hành theo đúng chí nguyện. Có đủ ba yếu tố Tín, hạnh, Nguyện, là có thể bước lên đường đi đến cõi Cực lạc. Cuộc hành trình ấy có thể chậm có thể mau, có thể khó khăn có thể dễ dàng, nhưng ai đã có đủ ba điều kiện ấy, thì thế nào cũng đến đích, Đức Phật A Di Đà lúc nào cũng sẵng sàng chờ đợi để đón tiếp chúng ta, như mẹ chờ con đi xa về. Nhưng nếu mẹ chờ con mà con không nhớ mẹ, không muốn quay về, thì mặc dù có gần nhau đi nữa, cũng chẳng khác gì hai người xây lưng lại với nhau mà đi, một người đi về phương Nam, một người đi về phương Bắc, càng đi càng xa, không thể gặp nhau được nữa. Trái lại, nếu con nhớ mẹ, một lòng muốn gặp mẹ, trong lúc mẹ cũng đang nhớ và chờ đợi con thì cũng như hai người hướng về nhau mà đi, mọt người ở phương Tây đi về phương Đông, một người ở phương Đông đi về phương Tây, mặc dù có cách xa muôn trùng, thế nào cũng sẽ gặp nhau.
Ta tin có Phật A Di Đà, ta quyết tâm thực hiện chí nguyện ấy, thì mặc dù cõi Cực Lạc cách xa mười muôn ức cõi, khi lâm chung, ta cũng sẽ được đức Phật A Di Đà và Thánh chúng hiện ra để tiếp độ ta về cõi ấy.
(HT. Thích Thiện Hoa).
Nam mô A DI ĐÀ PHẬT.
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Đặng Nguyệt Ánh,
*Hàng ngày niệm Phật, luôn nghĩ về Phật nhưng không phát nguyện sanh về cõi Phật thì khó mà sanh về cõi Phật. Điều này tương tự như khi bạn thường nhớ nghĩ đến cha mẹ nhưng không muốn về bên cha mẹ vậy.
Trong 48 Đại nguyện, Nguyện thứ 18 Phật A DI ĐÀ đã nguyện như sau: “Giả sử khi tôi thành Phật, chúng sanh ở mười phương chí tâm tin ưa muốn sanh về nước tôi nhẫn đến mười niệm, nếu không được sanh thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác”.
*Nguyện 18 này quan trọng: “chí tâm tin ưa muốn sanh về nước tôi nhẫn đến 10 niệm…”
Bạn đã tin Phật A DI ĐÀ, thường niệm hồng danh Ngài, thường nhớ nghĩ đến Ngài và muốn sanh về cõi của Ngài thì rất nên phát tâm sanh về Tịnh Độ.
*Hàng ngày nếu thời gian eo hẹp bạn chỉ cần thực hành theo nghi thức sau:
– Sáng, khi chuông báo thức, chớ nên vùng dậy ngay mà nằm thăng, chắp hai tay trước ngực, thầm niệm A DI ĐÀ PHẬT 10 lần, kế đó mới từ từ ngồi dậy và tiếp tục thầm niệm cho tới khi ra khỏi nhà.
– Nếu có công phu sáng mà thời gian quá hạn chế bạn chỉ cần phát nguyện như sau:
Quy mạng lễ A DI ĐÀ PHẬT, ở phương Tây thế giới an lành, con nay xin phát nguyện vãng sanh, cúi xin đức từ bi cứu độ.
Nam Mô Tây Phương Cực lạc thế giới đại từ đại bi A DI ĐÀ PHẬT (3 lần), kế đó niệm hồng danh A DI ĐÀ PHẬT tuỳ theo thời gian có thể rồi hồi hướng:
Nguyện đem công đức này
Hồi hướng khắp tất cả
Đệ tử và chúng sanh
Đồng sanh về Tịnh Độ.
*Niệm Phật quan trọng nơi tâm, miệng niệm, tâm phải hành. Hành là thực hành lời Phật dạy: bỏ ác, hành thiện, giữ tâm thanh tịnh. Muốn thế, phải từng bước tìm cách chế phục tâm: tham, sân, si, mạn, nghi, phân biệt, chấp trước. Đây là những chủng tử bất thiện hay còn gọi là phiền não, vì thế phải luôn dùng hồng danh A DI ĐÀ PHẬT để khắc chế. Ngày qua ngày, nếu bạn quyết tâm thực hành, phiền não sẽ giảm, tâm sẽ an lạc, trí tuệ sẽ khai mở…
Nguyện chúc bạn tinh tấn.
TN
NAm Mô A Di Đà Phật, do thời trước cháu chưa hiểu về Phật pháp, bây giờ cháu đã được học hỏi và hiểu nhiều hơn rồi ạ, cháu cảm ơn cô Nguyễn Vân và chú Thiện Nhân nhiều ạ. Nam Mô A Di Đà Phật, chúc mọi người thường tinh tấn niệm Phật ạ !
Cho mình xin bài niệm vãng sanh nào mà hay thường niệm, A Di Đà Phật.
Nghi Thức Niệm Phật Hằng Ngày
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/nghi-thuc-niem-phat-hang-ngay/
Mình có nên đọc hết nghi thức niêm đó ko bạn
Tốt nhất là dành thời gian biểu mỗi ngày bạn nên hành trì theo thời khóa nhất định trên không bỏ phần nào. Đó là nghi thức dễ nhất và ngắn nhất mình biết (dĩ nhiên là bạn có thể chọn 1 trong 2 bản Việt Văn hoặc Hán Văn tùy thích). Trừ trường hợp quá bận rộn thì hành trì theo kiểu “chữa cháy”, tức là sau khi lạy 3 lạy Tam Bảo thì bạn Tán Phật, Niệm Phật, & Hồi Hướng, rồi lạy Phật và bồ tát là xong. Qua hôm sau đỡ bận thì bạn bắt buộc phải theo nghi thức trên tiếp tục hành trì cho đến trọn đời. Đó là nghi thức đơn giản nhất của người tu Tịnh Độ đó bạn. A Di Đà Phật.
Mình không thờ Phật vì phòng trọ của mình nhỏ nên không tiện quỳ lạy , vì thế mình mới muốn xin bài niệm Phật hằng ngày nào đó cho dễ nhớ , để niệm thầm.
Đường Về Cõi Tịnh: Xin đạo hữu hoan hỉ tập gõ tiếng Việt đầy đủ dấu trọn vẹn để đọc giả tiện bề theo dõi và tránh hiểu lầm.
Bạn chịu khó vào đọc bài Nghi Thức Niệm Phật Hằng Ngày đi bạn nhé. Phần nghi thức chỉ mất khoảng 10 – 15 phút chứ có là bao. Trong khi đó bình thường chúng ta đi uống nước hay xem phim với bạn bè thì mất cả tiếng rồi.
Hàng đầu tiên trong nghi thức hướng dẫn nếu nhà chưa có bàn thờ Phật thì bạn hướng về phương Tây mà hành lễ. Còn trong sinh hoạt hàng ngày lúc đi, đứng, nằm, ngồi bất cứ ở nơi đâu thì bạn có thể niệm thầm câu “A Di Đà Phật”. Còn khi vào khóa niệm Phật thì bạn hãy theo nghi thức mà hành lễ cho đầy đủ.
Khi bạn niệm Phật xong, đừng quên phần hồi hướng vãng sanh, không thể thiếu phần này được. Nếu không hồi hướng công đức niệm Phật về Tây Phương Cực Lạc thì công đức niệm Phật của bạn sẽ biến thành phước đức để rồi đời sau tiếp tục tái sanh để hưởng phước, rồi đời sau nữa hết phước lại tái sanh bị đọa trong 3 đường khổ (địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh) thì oan uổng lắm. A Di Đà Phật.
PHÁP MÔN NIỆM PHẬT LÀ CON ĐƯỜNG TẮT, THÀNH TỰU RẤT NHANH!
Vào thời nhà Đường có một vị tên là Vương Đã Thiết, người thợ thiết, một nhà bốn người, nhờ làm thiết mà sống qua ngày, một ngày không làm việc thì một ngày không có cơm ăn, cho nên công việc rất là khổ cực.
Một hôm có một người xuất gia đi ngang qua cửa tiệm nhà ông, ông liền tiếp đãi người xuất gia, cúng dường một ly nước, ông nói với người xuất gia là công việc của tôi rất là khổ cực, có phương pháp gì có thể giải thoát không ?
Người xuất gia này liền dạy cho ông niệm A Di Đà Phật, khi dập thiết một búa đánh xuống thì niệm A Di Đà Phật, cất búa lên thì niệm A Di Đà Phật, thời trước thì kéo quạt gió, khi đẩy vào thì niệm A Di Đà Phật, khi kéo ra thì niệm A Di Đà Phật.
Vợ của ông xem thấy hỏi ông, ông một mặt làm việc một mặt niệm Phật không mệt hay sao ?
Ông nói không hề mệt, lúc trước khi tôi không niệm thì cảm thấy rất mệt, hiện tại niệm Phật thì không hề thấy mệt.
Niệm được ba năm, ông liền thành công, vãng sanh chính ngay lúc đang làm việc, ông không hề bị bệnh, trước khi vãnh sanh còn nói ra một câu kệ, ông nói:
Đinh đinh đang đang
Luyện lâu thành thép
Thái bình sắp đến
Tôi vãng Tây Phương
Lúc đó dập cái búa xuống thì ông đứng mà vãng sanh. Đây là nói rõ, pháp môn này là đường tắt, pháp môn này thành tựu rất nhanh.
Lão hòa thượng Tịnh Không
Nam Mô A Di Đà Phật . công đức của niệm Phật cầu vãng sanh là không thể nghĩ bàn
Cho con hỏi ạ.
Mẹ con tu niệm vẵng sanh. Nhung vân còn tham than san si. Liêu mẹ con có được thành tựu k. Hay phải bị chiu tội. Và co ng con nơ mẹ con tu vây chag được gì. Chỉ có hại cho gd nhất la em trai con. Vì tu vãng sanh chỉ lọi cho ng tu. Và diệt vọng mọi thử sung quanh
Chào bạn Hiền Lê,
Người tu niệm Phật cầu vãng sanh đúng như chánh pháp thì sẽ bớt dần tham, sân, si. Và không chỉ người tu mà những người xung quanh, đặc biệt là người thân có thể nhận được lợi ích thiết thực từ việc tu tập đó. Tuy nhiên, không phải ai cũng tu theo đúng chánh pháp, ngoài ra, để giảm được tham, sân, si thì đòi hỏi người tu đó phải hành trì rất miên mật, dũng mãnh. Nói thế để bạn hiểu là để giảm được tham, sân, si là rất khó vì duyên nghiệp, tập khí có sức mạnh rất to lớn, không phải tu một vài tháng, vài năm mà có thể dứt được ba độc tham, sân, si. Cho nên, đừng nên đòi hỏi mẹ bạn ngay một bước là thành Thánh nhân.
Về vãng sanh có được hay không là tuỳ ở công phu tu tập và phước duyên của mỗi người. Nếu lâm chung có đầy đủ Tín, Nguyện, Hành thì sẽ vãng sanh. Rất khó nói mẹ bạn có thể thành tựu hay không vì tâm người chuyển biến từng sát na một. Hôm nay bà còn sân, biết đâu ngày mai bà sẽ giảm một chút. Và khi lâm chung, nếu đủ Tín, Nguyện, Hành trong sát na cuối cùng thì bà vẫn được vãng sanh.
PH không biết mẹ bạn hành xử trong gia đình thế nào để bạn cho rằng “chỉ có hại cho gia đình”. Người tại gia để có thể vừa tu, vừa uyển chuyển giữ hoà khí trong nhà là rất khó. Ở điểm này, mong bạn có thể nhìn một khía cạnh khác thử xem nhé. Người muốn tu và đang tập tu (như mẹ bạn) đều xuất phát từ mục đích muốn tập cho mình tốt hơn và giúp người thân, cũng như tất cả chúng sanh tốt hơn. Trong quá trình tu tập, ắt sẽ gặp nhiều chướng ngại vì tham, sân, si rất rất khó dứt trừ (nhiều vị xuất gia ngày đêm công phu tu tập mà vẫn còn thấy khó, huống gì mẹ bạn), phải dũng mãnh lắm, giỏi hơn người nhiều lắm (đặc biệt là về mặt tỉnh giác tâm trí) thì mới có thể giảm dần được những tập khí đó. Cho nên, mong bạn sẽ thông cảm hơn với mẹ, cũng như động viên, khuyến khích bà trong việc tu tập chuyển hoá thân tâm để bà thành một người tốt hơn bằng cách tìm hiểu về pháp môn bà đang tu tập để có sự trợ giúp (khi cần thiết). Tránh chê bai, hay phán xét khắc khe chuyện tu của bà vì bà cũng chỉ đang tập tu thôi, đã có chứng đắc gì đâu mà có thể dứt tham, sân, si.
Chúc bạn an vui.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Trong vấn đề điều phục tham sân si, HT Hải Hiền có một diệu pháp, đó là nghe như không nghe, thấy như không thấy, phải làm một người điếc người mù những lúc ấy. Mình thử áp dụng nhiều lần thấy rất hiệu nghiệm. Ví dụ một ai nói với mình một câu nào đó khó nghe, hay gặp một chướng duyên nào đó, lập tức ‘hiện hình’ là một thằng điếc thằng mù thực sự ngay, không thấy không nghe gì cả, mọi thứ không tồn tại, như thế thì tâm an, chẳng dính mắc chẳng chấp vào chi cả. Cứ nhiếp tâm vào câu Phật hiệu, một thằng điếc thằng mù đang niệm Phật.
A Di Đà Phật
A Di Đà Phật!
Kính gửi các liên hữu trên trang nhà.
TTB có con gái 12 tuổi và đang muốn cùng con học Đệ tử quy. Mong nhận được lời khuyên của các liên hữu về việc này (nên hay không, nếu không thì nên hướng con học cái gì trước, học phần nào trước cho phù hợp, links các bài giảng…)
Cảm ơn các Liên hữu.
A Di Đà Phật!
A Di Đà Phật
Chào Liên hữu!
Đệ Tử Quy là nền tảng căn bản của Thập Thiện do vậy không chỉ có trẻ con nên học mà ngay cả người lớn cũng nên học. Bậc cha mẹ, nếu thực hành theo Đệ Tử Quy một cách thiết thực nhất thì việc dạy con cái học theo mới có được tác dụng, bằng không con trẻ có học cũng chỉ là học thuộc lòng mà thôi. Về phần học thì học từ đầu đến cuối sách là được rồi.
Liên hữu nên vào link https://www.duongvecoitinh.com/index.php/2016/06/de-tu-quy/ để xem và tải sách.
A Di Đà Phật
A Di Đà Phật!
Cám ơn liên hữu Hạnh Nhân.
A Di Đà Phật!