Phật nhắc nhở chúng ta “ác đạo đáng sợ”. Đó là ba đường ác mà kinh đã nói, đường ác dễ bước vào, khó bước ra. Ba đường ác do nguyên nhân nào mà hình thành? Phật nói với chúng ta, đường ngạ quỷ do lòng tham, tâm tham nặng đọa vào đường ngạ quỷ; đường địa ngục do tâm sân hận; đường súc sanh do tâm ngu si. Tâm ngu si là đối với tà chánh, thật giả, thiện ác, lợi hại đều không rõ ràng, mơ mơ hồ hồ, đó là ngu si. Thế gian này người tốt người xấu đều không phân rõ ràng, việc tốt việc xấu cũng không tường tận, luôn làm những việc điên đảo, quả báo sẽ ở đường súc sanh. Một số vị cho rằng, đường súc sanh dường như tuổi thọ ngắn, lo gì không dễ dàng thoát khỏi đường súc sanh. Thực ra, đường súc sanh có một số loài tuổi thọ ngắn nhưng cũng có loài tuổi thọ rất dài. Cho dù tuổi thọ ngắn, họ cũng không dễ gì thoát khỏi. Súc sanh ngu si nên nó chấp trước cái thân tướng đó chính là nó, sau khi chết vẫn trở lại súc sanh, rất khó đi đến được đường khác để thọ sanh. Việc này sẽ rất phiền phức, thí dụ trên kinh Phật kể một câu chuyện.
Năm xưa khi Thích Ca Mâu Ni Phật còn tại thế, Kỳ Viên Tịnh Xá có một ít công trình, khi thi công thấy dưới đất có một ổ kiến. Đức Phật thấy liền mỉm cười, các học trò đi theo Phật liền hỏi: “Vì sao ngài mỉm cười những con kiến này?” Phật liền trả lời: “Đàn kiến ngu si, bảy vị Phật xuất thế mà nó vẫn chưa thoát khỏi thân kiến”. Một vị Phật xuất thế mất đến ba a tăng kỳ kiếp, huống hồ bảy vị Phật xuất thế, hai mươi mốt a tăng kỳ kiếp, mà nó vẫn còn làm kiến, khi kiến chết rồi đầu thai lại vẫn làm kiến, đời đời kiếp kiếp làm kiến, không thể thay đổi một thân khác. Cho nên đường súc sanh cũng không dễ gì thoát khỏi thân súc sanh.
Tuổi thọ của đường ngạ quỷ dài, kinh Phật nói, một ngày trong cõi quỷ bằng một tháng ở nhân gian chúng ta. Tuổi thọ của cõi quỷ cũng giống như nhân gian chúng ta vậy. Một năm ba trăm sáu mươi ngày, mười hai tháng, thế nhưng phải ghi nhớ một ngày của họ là một tháng của nhân gian chúng ta. Tuổi thọ của họ, đoản mạng cũng phải mất một ngàn tuổi, mạng dài đến ngàn ngàn tuổi, có đáng sợ không? Bạn đọa vào đường ngạ quỷ thì lúc nào mới có thể ra được. Nếu tính cũng phải đến mấy vạn năm sau bạn mới có thể thoát ra. Những ngày tháng đó thật khốn khổ. Trong cõi quỷ không nhìn thấy mặt trời. Mặt trời, trăng, sao, ba ánh sáng này đều không nhìn thấy, bầu trời luôn một màu tối đen. Chúng ta mấy ngày không nhìn thấy mặt trời đã cảm thấy rất khó chịu, huống hồ ở trong cõi quỷ phải chịu mấy vạn năm không nhìn thấy mặt trời, nghĩ thử xem những ngày tháng đó có khổ không? Đời sống cõi quỷ rất khủng khiếp. Cho nên trong ba đường, cõi quỷ gọi là đao đồ, đường súc sanh gọi là huyết đồ. Súc sanh chết đều ăn không ngon, đều máu chảy ăn nuốt lẫn nhau, súc sanh không được chết yên, con lớn ăn con nhỏ. Còn cõi quỷ vì sao gọi là đao đồ? Đao là thường hay có người đến giết hại, thân tâm của họ thường bất an, luôn sống trong khủng khiếp. Địa ngục gọi là hỏa đồ, một biển lửa. Kinh Phật có nhiều cách nói khác nhau về tuổi thọ của địa ngục nhưng tuyệt nhiên không phải Phật nói sai. Sở dĩ khác biệt của tuổi thọ lớn là bởi vì chủng loại địa ngục không như nhau, có một số tuổi thọ trong địa ngục rất dài nhưng cũng có một số chịu khổ trong địa ngục tương đối nhẹ nên tuổi thọ ngắn hơn một chút.
Vậy chúng ta căn cứ trên kinh để biết trong đường địa ngục, một ngày bằng hai ngàn bảy trăm năm ở nhân gian. Đất nước chúng ta ở được gọi là nước văn minh cổ xưa có lịch sử năm ngàn năm, nhưng đối với địa ngục vẫn chưa đến hai ngày. Kinh Phật nói, địa ngục cũng được tính là một năm ba trăm sáu mươi ngày, nhưng một ngày của họ dài hơn hai ngàn bảy trăm năm chúng ta. Yểu mạng của họ cũng một vạn tuổi, trường thọ thì đến vạn vạn tuổi, rất khủng khiếp. Cho nên mỗi giờ mỗi phút nhất định phải đề cao cảnh giác, không nên tạo nghiệp địa ngục, nghiệp của ba đường càng không thể tạo. Phật nói trong mười ác nghiệp, nghiêm trọng nhất chính là đọa địa ngục, kế đến đọa ngạ quỷ, nhẹ nhất là đến súc sanh.
Mười ác nghiệp, thân đã tạo ra sát sanh, trộm cắp, tà dâm; miệng tạo ra nói dối, nói hai chiều, nói thêu dệt bằng lời ngon ngọt mê hoặc lòng người, nói thô lỗ; ý nghiệp tham sân si. Giả như mỗi ngày tạo mười loại nghiệp này thì tiền đồ của bạn không cần đi hỏi người khác, nhất định đến ba đường ác. Cho nên càng nghĩ càng đáng sợ, chúng ta nhất định không làm việc này, không những chúng ta không chịu đọa ba đường ác mà ba đường thiện trong sáu cõi, chúng ta cũng không cần, vì sao? Vì không cứu cánh. Bạn muốn tu nhân thiên phước báu, đời sau được thân người lại hưởng phước, người hưởng phước hiếm ai có đầu óc tỉnh táo, hiếm người không mê hoặc, vậy thì phước của bạn hưởng hết. Thế gian này người có phước báu rất nhiều, chúng ta cũng có lúc có cơ hội gặp được. Họ hưởng phước tạo tội nghiệp, muốn giúp họ mà không thể giúp. Bạn có khuyên lơn, họ cũng bỏ ngoài tai, không nghe, căn bản không muốn bạn nói thêm nữa, vậy thì không còn cách nào. Họ vẫn tùy theo tập khí, tùy theo nghiệp chướng của họ, trải qua đời sống cuồng vọng tham dục, tiêu hao hết sạch phước báu của đời quá khứ đã tu được. Sau đó đến ba đường ác để đối chất. Chỉ như vậy, chúng ta xem thấy thật đáng thương nhưng không cách gì cứu, cho nên nhất định phải thường giữ tâm “Khiếp sợ đường ác”.
Trích bài giảng Kinh Vô Lượng Thọ Phần 16
Pháp Sư Tịnh Không
Nam mô A Di Đà Phật. con nghe mà thấy khiếp sợ vô cùng. nhưng vì con chướng sâu huệ cạn khó bề tự lực vượt qua những cám dỗ của thế gian. nguyện nhờ tha lực cứu độ của chư Phật, Bồ tát xót thương con mà luôn luôn gia hộ. nam mô A Di Đà Phật
A Di Đà Phật. Ai cũng NGHIỆP chướng Sâu Nặng vì nhiều Kiếp mang theo.Chưa Giác Ngộ nên KO Biết gieo Duyên với PHẬT, với Chúng Sanh.ĐỊA NGỤC ,NGÃ QUỸ, Làm SÚC SINH ,PHẬT nói Mọi người cũng Biết rồi.nếu Biết SỢ mà PHẬT KHUYÊN ,Mọi người KHUYÊN Nên Niệm A DI ĐÀ PHẬT đến Cùng thì THOÁT SANH VÀO 3 ĐƯỜNG ÁC rồi .em nè,tin Sau khi Em CHẾT, THÂN xác em mất đi ,Linh Hồn (là THẦN THỨC)em Ko Mất, em Phải TRẢ NGHIỆP XẤU mà em GIEO “NHÂN QUẢ BÁO ỨNG mà “, tin có Ma Quỷ, có CHƯ THẦN, có PHẬT. Giờ em Như người Ngu chỉ Biết TẬP TẬP TẬP Niệm A DI ĐÀ PHẬT đến lúc em Bỏ xác này Xin PHẬT Thương Con Độ VÃNG SANH.KO mong Cầu NHẤT TÂM gì…Lúc NGỦ em cũng Để MÁY NIỆM PHẬT tai nghe đi vào TÂM ,Từ từ Niệm theo Tốt hơn.PHẬT dạy Cho đi là NHẬN .Con xin HỒI HƯỚNG HẾT HẾT PHƯỚC ĐỨC, CÔNG ĐỨC Niệm PHẬT cho KHẮP PHÁP GIỚI CHÚNG SANH đồng được Duyên Lành Tu Học, Niệm A DI ĐÀ PHẬT để THOÁT KHỎI SANH TỬ LUÂN HỒI, đồng về TÂY PHƯƠNG CỰC LẠC CỨU ĐỘ CHÚNG SANH. Con đã Gieo DUYÊN LÀNH CHÚNG SANH ,Con đã MỞ RỘNG TÂM đem Tốt đẹp đến Chúng Sanh.KHẮP PHÁP GIỚI TẬN HƯ KHÔNG QUÁ HIỆN VỊ LAI THẬP PHƯƠNG CHƯ PHẬT, HIỀN THÁNH TĂNG Chứng Minh Cho Con. Con A DI ĐÀ PHẬT, A DI ĐÀ PHẬT Đến Cùng và Con Xin HỒI HƯỚNG Tất cả. Pháp Sư Tịnh KHÔNG chứng minh. Mô Phật.
đúng là như vậy chúng ta nên niệm phật mỗi ngày đi nhé
BẠN XEM ” NIỆM PHẬT TÔNG YẾU ” NGÀI XÁ LỢI PHẤT THỊ HIỆN DẶN DÒ CHÚNG SANH.
http://m.kienthuc.net.vn/hanh/201303/Thay-gi-qua-cau-chuyen-ho-niem-dam-tang-899485/
Mình không biết post câu hỏi này ở đâu? Đọc bài này thấy kỳ quá, khéo nhiều người lại hiểu nhầm ban hộ niệm, hoang mang quá a. Theo như hinh trong bài này là niệm phạt đường Hương Quang Bình Chánh. Quý đạo hữu có ý kiến gị không ạ? Cám ơn a.
Chào Hạnh,
– Đọc xong bài viết này mình thấy sao BHN làm nhièu sơ suất lớn, trong đó bài viết có nêu trả 10 triệu đồng nữa. Lúc trước mình cũng có đọc bài báo về BHN tự phát ở các tỉnh, hộ niệm không theo đúng pháp môn Tịnh Độ nên cũng ảnh hưởng gây tai tiếng rất lớn, ảnh hưởng chung đến các BHN trong nước.
– Hình như trong bài viết đề cập BHN ở Hải Phòng, trong diễn đàn có danh sách các BHN trong nước Hạnh liên hệ thử xem, rồi gởi bài viết cho họ hay để họ kịp thời chấn chỉnh.
Nam mo A DI ĐÀ PHẬT.
Ngoài chùa Hoằng Pháp ra, Xin quý đạo hữu chỉ cho biết chùa hay đạo tràng nào ở Tân Bình, Gò Vấp niệm phật theo tịnh độ tông không ạ.
Thởi khoá tụng niệm của chùa Phổ Quang Tân Bình như thế nào ạ. Hạnh lên website của chùa không thấy thông tin gì.
Hạnh có 1 thắc mắc là: cứ mỗi lần tìm thông tin về sinh hoạt đạo tràng/ niệm Phật thì chỉ thấy thông tin ở bên nước ngoài thôi ạ. Nhìn video họ tu tinh tấn và tổ chức bài bản, đơn giản không màu mè mà vẫn trang nghiêm. Hạnh mong tìm đuợc những chỗ như thế. Quý đạo hữu xin chỉ giúp ạ. Xin đa tạ.
Nam Mô A Di Đà Phật
Mến chào Hạnh và các bạn đồng tu
Theo bản Danh Sách Ban Hộ Niệm thì :
110. Tỉnh/TP : Hồ Chí Minh – Quận. Tân Bình – tên BHN: BHN Minh Đạt – chùa Long Hưng – Tên trưởng Ban hộ niệm: – Điện thoại: 0903.001.009 – Đ/C:số 256/6 Lạc Long Quân, Q. Tân Bình
Hay là bạn hãy đến đó một chuyến để ” thám thính ” thử xem rồi có gì thì kể VT nghe với nhé 🙂
Nếu như không có đạo tràng nào thích hợp như ý thì VT nghĩ bạn có thể tự thành lập hai đạo tràng sau đây :
1:Đạo tràng tại nhà:
Nên tự thành lập một đạo tràng tại nhà, trong một căn phòng nhỏ, chỉ có một tượng Phật A Di Đà và một mình bạn mà thôi ngoài ra không có gì cả, nếu thích không khí đại chúng niệm Phật thì thâu lại thành mp3 rồi mở ra như máy niệm Phật vậy, vừa nghe vừa niệm theo. Mẩu thiết kế đạo tràng này là dựa theo Khai Thị Niệm Phật Của Liên Tông Bát Tổ.
2:Đạo tràng tại tâm
Cách đây vài tháng, ở đây có một vị liên hữu với nick name là ” Người Tu Luyện ” có nói ( VT nhớ mang máng ), đại khái như sau :”…người tu không nên hướng ngoại mà nên hướng nội…”. Câu này thì VT hiểu ý vị ấy muốn nói gì. Nhưng nếu chấp vào văn tự thì dể hiểu lầm vì hướng nội là hướng vô trong, như vậy ý nói ” tâm là ở trong ” ư? Trong kinh Thủ Lăng Nghiêm Phật đã chứng minh cho thấy tâm không ở trong, không ở ngoài, không ở chặng giữa… VT đoán ý vị ấy muốn nói là :” Người tu không nên quá chấp nhất vào hình thức phương tiện vật chất bên ngoài mà nên chú trọng ở phần tâm thức “.Theo như chỗ dụng công mà VT thường sử dụng là :
1:Ngoài bặt các duyên
Những buổi đầu thì tìm nơi vắng vẻ, yên tịnh để không bị phan duyên bên ngoài. Tuy nhiên điều này cũng khó thực hiện được vì hoàn cảnh, môi trường của mỗi người và mỗi thời gian đều có sự khác biệt. Kế tiếp theo phải cố gắng tập ” tùy duyên bất biến ” tức là cái duyên nó kéo mình đi nhưng mình không đi. Mình giử chặt 6 chữ hồng danh, chánh niệm, tỉnh thức không bị thu hút, lôi cuốn mê hoặc bởi ngoại cảnh. Nếu bị thu hút, lôi cuốn mê hoặc thì sẽ lạc mất chánh niệm, bỏ quên 6 chữ hồng danh rồi khởi sanh buồn vui giận ghét…
2:Trong không vọng niệm, vọng tưởng
Tuy là đã vào phòng yên tịnh, đóng cửa tắt đèn, ngoại cảnh đã không còn gì nhưng tâm thức lúc nào cũng hiển hiện những vọng tưởng, vọng niệm liên tục về quá khứ, vị lai, lăng xăng lộn xộn… Một vị Tổ nói trước khi bắt đầu hạ thủ công phu nên ” dọn cái tâm cho sạch ” chính là ý nói nên dẹp bỏ các thứ này, nhưng mình là người hạ căn muh ! Không dể đâu, phải từ từ… trong những buổi đầu thì chỉ có một cách là mình bám chặt 6 chữ hồng danh, mặc kệ cho chúng tự sanh tự diệt… công phu lâu ngày sẽ thấy chúng thưa dần rồi thỉnh thoảng mới ẩn ẩn hiện hiện chứ không phải dày đặc, cuồn cuộn như lúc đầu.
Nói tóm lại, đạo tràng tại tâm chính là xoay về với tâm mình, lắng nghe tiếng niệm Phật từ nơi tâm mình phát ra, rỏ ràng, liên tục, không xen những tạp niệm khác, dù là thân ở bất cứ nơi đâu, gặp bất kỳ hoàn cảnh nào, như là đứng giữa chợ, gặp cảnh vui không cười, gặp cảnh buồn không khóc, gặp cảnh ghê không lo sợ… vì khi mình đã bám chặt 6 chữ hồng danh, chánh niệm tỉnh thức thì tất cả những sự việc diển ra trước mắt, dù là thuận cảnh hay nghịch cảnh, cám dổ hay thử thách cũng đều không lay chuyển được mình.
VT xin mạn phép được chia sẻ vài điều kinh nghiệm cũng như cách hành trì của bản thân và hy vọng sẽ nhận được những lời góp ý, bổ sung từ các vị liên hữu khác nói chung và nick ” Người Tu Luyện ” nói riêng.
Mời gia nhập ” đạo tràng tại tâm ” vì rất dể thực hiện cho bất cứ ai, bất cứ lúc nào và bất luận ở đâu. Khi vào ” đạo tràng tại tâm ” thì hình như tâm của mỗi người chúng ta đều giống nhau vì chỉ có 6 chữ hồng danh mà thôi, không còn gì khác… cung nghinh quan lâm ! Quý vị nghĩ sao? Hay là ” chán như con gián “? 🙂
Nam Mô A Di Đà Phật
Chào Hạnh,
-Mình thấy có 2 hội niệm Phật này, nhưng không biết nằm ở quận nào HCM. Bạn liên hệ thử xem:
http://hoibongsen.com/diendan/
http://plus.ly/daotrangtuyduyen
-Bạn tham gia thử xem rồi từ những hội đó mình hỏi thông tin từ từ biết đâu họ biết.
Thân!
Chào Cư sĩ Viên Trí !
Con theo phật pháp đã lâu, đã thấu hiểu phần nào giáo lý của Đức Phật, vẫn biết đời là vô thường, danh vọng, địa vị, quyền chức chỉ là hư ảo không nên tham cầu. Là công chức nhà nước, con cũng lấy giới luật của Phật làm thầy, vẫn phấn đấu làm việc nuôi 2 con nhỏ nhưng không tham chức quyền, không thích làm lãnh đạo, nhiều người thấy vậy bảo con là dại, cờ đến tay sao ko phất. Thật ra con nghĩ làm nhân viên quèn dể có thời gian niệm phật, ít bị chi phối bởi các mối quan hệ nên niệm phật mau nhiếp tâm, còn làm lãnh đạo thì phải ăn nhậu, quan hệ với vô số thành phần, làm trở ngại trên con đường tu của chính mình. Lương lãnh đạo cao, nhiều lúc con cũng muốn kiếm thêm để nuôi con ăn học, nhưng ko biết phải làm sao. Bây giờ thời mạt pháp, nếu ko nổ lực tinh tấn niệm phật giải thoát sớm thì biết đến khi nào mới có cơ hội. Thật khó nghĩ quá, được thứ này lại mất thứ khác, mong cư sĩ cho con 1 lời khuyên, con xin chân thành cảm ơn.
Nam mô A Di Đà Phật !.
Nam Mô A Di Đà Phật!
Kinh gởi tất cả các bạn đồng tu trên trang này.Mời các bạn vào trang google tìm Hộ niệm cho Phật tử Kim thảo do Đạo Tràng Hoa Sen Chùa Thanh Hà Thành Phố Đà Nẵng hộ niệm rất là hay.Hộ niệm cho Phật tử Kim Thảo được vãng sanh và còn giúp cho Ba của Phật tử Kim thảo đã hy sinh từ năm 1974 bị đoạ ngã quỹ cũng được vãng sanh.Xem xong sẽ giúp cho các bạn đồng tu tinh tấn tin vào câu Phật hiệu A Di Đà Phật,pháp môn tịnh độ đã cứu giúp chúng ta được vãng sanh về cõi Tây Phương Cực Lạc.Chúc tất cả mọi người tín tâm tăng trưởng luôn nhớ Phật và Niệm Phật.
A DI ĐÀ PHẬT!
A Di Đà Phật,
Đây là những đường links.
BAN HỘ NIỆM HOA SEN CHÙA THANH HÀ ĐÀ NẴNG
http://bhnhoasendn.net/
http://bhnhoasendn.net/ho-niem-phat-tu-kim-thao-phan-1-2145.html
http://bhnhoasendn.net/ho-niem-phat-tu-kim-thao-phan-2-2140.html
http://bhnhoasendn.net/ho-niem-phat-tu-kim-thao-phan-03-2119.html
http://bhnhoasendn.net/ho-niem-phat-tu-kim-thao-phan-04-2122.html
http://bhnhoasendn.net/ho-niem-phat-tu-kim-thao-phan-cuoi-2125.html
Nam Mô A Di Đà Phật
nam mô a di đà phật
ngày ngày con niệm phật và cầu vãng sanh tây phương và giờ đi,đứng,nằm,ngồi con đều nghe thấy trong tâm mình phát ra tiếng nam mô a di đà phật vậy thầy viên trí trả lời giúp con công đức niệm phật của con đã thành tựu chưa ạ và con chưa quy nhưng ngày ngày con niệm phật như vậy thì con đã là một phật tử chưa ạ
nam mô a di đà phật
Xin chào anh Thành
Thật là đáng quý biết bao khi anh đã giác ngộ đời là vô thường, không tham luyến công danh địa vị, lại biết lấy giới luật làm thầy… thiết nghĩ đây cũng là một tấm gương về người Phật Tử chân chánh.
Đường đời và đường đạo là hai đường ngược chiều nhau.Đường đời chính là tự tư tự lợi, bon chen với nhau để dành lấy công danh, địa vị, chức quyền, tiền tài… trong quá trình ấy vì để được mau chóng thành tựu, người ta đã dùng những mưu kế, thủ đoạn để lợi mình, hại người, vô tình đã tạo thành ác nghiệp và cuối cùng bị rơi vào tam ác đạo rất dể vì là đường đi xuống. Đường đạo thì ngược lại, là đường đi lên nên rất khó đi và dể bị té ngã, cần phải có người sách tấn. Đường đạo chính là vô ngả vị tha ( quên mình vì người và vì chúng sanh ). Vô ngã vị tha là hạnh nguyện của các vị Bồ Tát, chỉ những vị nào có đạo hạnh thâm cao mới làm nổi vì là chỗ cao chót vót của đường đạo. Nếu như mình cảm thấy chỗ đó cao quá, đứng không vững thì hạ thấp xuống chút xíu ở bậc trung và hạ như là thiểu dục tri túc ( ít muốn biết đủ ).
Ví dụ như trên cùng một con đường từ chợ ra sông, người đời ( như là Lão Diêm trong phim Nghịch Duyên ) thì đi chày cá rồi mang ra chợ bán kiếm tiền. Còn người tu thì dùng tiền đi ra chợ mua cá rồi mang ra sông thả. Rỏ ràng là đi ngược chiều nhau đó mà cho nên nếu có gặp nhau nói chuyện thì sẽ bất đồng ý kiến là cái chắc rồi.
Dòng đời là thế, người có chức vị cao thường hay “ăn hiếp” hoặc “đì” người ở dưới. Còn người ở dưới thì cố gắng bò lên, và tìm cách đâm thọc cho người ở trên té xuống để được lên ngồi thế chỗ đó…
Ở phần trên, VT có nói 4 chữ “tùy duyên bất biến”. Tùy duyên là thân ở trong cái dòng đời này, nếu như duyên phận đưa đẩy cho mình từ trên cao té xuống, mình cũng chấp nhận, không có cố sức cưởng lại để giử cho bằng được cái chức vị cao. Và khi được người ta đề bạt mình từ chức vị thấp lên cao, mình cũng chấp nhận chứ không từ chối ( nhớ là do người ta đề bạt chứ không phải mình có ý xin hay tìm cách bò lên nhé ). Như vậy thì hai chữ tùy duyên là ý nói thân tại dòng đời cứ để buông xuôi theo tự nhiên. Bất biến là ý nói trong tâm có Phật, luôn hướng về Phật, cho dù gặp bất kỳ hoàn cảnh nào. Như vậy thì bất biến chính là khi bạn có chức vị cao, làm lãnh đạo thì cũng hãy nên làm một người lãnh đạo tốt như là không hà hiếp kẻ dưới, không ăn hối lộ, không a dua nịnh bợ cấp trên để giử vững chức vụ hiện có của mình… nếu là ở dưới thấp thì cứ an thân thủ phận, chớ nên mong cầu thăng chức hay tìm cách đâm thọc người khác cho té xuống, rồi a dua nịnh hót với cấp trên, khoe tốt về mình để được trèo lên cao.
Đứng ở vị trí lãnh đạo nếu như không khéo giử tâm mình sẽ dể sanh cống cao ngạo mạn. Tuy nhiên VT không có ý khuyên nên từ chối vì nếu như anh không đứng ở chỗ đó thì sẽ có người khác đứng, nếu người khác không có cái tâm tốt như anh thì họ sẽ hà hiếp kẻ dưới, ăn hối lộ… làm ra nhiều chuyện xấu xa, họa hại cho nhiều người…
Nói tóm lại chỉ cần trong tâm có Phật, hướng về Phật, luôn niệm Phật là được rồi, còn các việc hồng trân tục thế cứ để ” tùy duyên “, chớ nên gượng ép, cưởng cầu.
Xin chào Tâm Hoa
VT tìm được cái link của trang web Ban Hộ Niệm Hoa Sen rồi
http://bhnhoasendn.net
Có nhiều người hộ niệm, không biết người nào là Tâm Hoa nữa ? 🙂
Xin chào Mỹ Linh
VT không phải thầy, chỉ là bạn đồng tu, chia sẻ kinh nghiệm tu tập, xin chớ hiểu lầm, thật hổ thẹn.
Nghe Mỹ Linh nói thế thì VT rất vui, niệm Phật được như thế là quá tốt rồi đó. Mỗi ngày hoa sen của ML ở Cực Lạc sẽ càng thêm lớn, cho đến khi nào công đức viên mãn thì Đức Phật A Di Đà cùng với Quán Thế Âm Bồ Tát và Đại Thế Chí Bồ Tát đến để thọ ký cho ML.
Theo kinh nghiệm từ các Gương Vãng Sanh cho thấy khi Phật đến thọ ký thường thường Phật sẽ cho biết đại khái như sau :” Lành thay Thiện Nam Tử/ Thiện Nử Nhơn , Công đức của con đã viên mãn nhưng dương thọ còn “…” năm nữa, hãy cố gắng lên, đến chừng đó Ta sẽ đến rước con về “Thượng/trung/hạ” phẩm “Thượng/trung/hạ” sanh . Nếu như ML có muốn về ngay thì vẫn được, Phật sẽ hẹn 3 ngày sau trở lại tiếp dẫn. Có thể chọn bất kỳ ngày nào mình muốn, còn nếu không nói gì thì sẽ đợi đến ngày hưởng tận dương thọ vậy. Trường hợp vãng sanh như thế gọi là tự tại vãng sanh biết trước ngày giờ (vì đã có hẹn với Phật A Di Đà. Phật luôn luôn đến đúng hẹn, nhờ Phật đã thọ ký cho nên mình mới biết trước ngày giờ chứ nếu không thì làm sao mà biết )
À phải rồi!… Vì khi một người sắp được vãng sanh ( tức là ra khỏi Tam Giới ) thì rất có thể sẽ bị oan gia trái chủ kéo đến đòi nợ ( có khi họ biến thành hình dạng giống như ông bà Tổ Tiên của mình, gạt mình đi theo họ ) hoặc là các chư thiên ở cõi trời họ đến để mời mình lên trời làm thần tiên ( hình dáng chư thiên rất xinh đẹp, có khi mình tưởng đâu là Thánh Chúng ở Cực Lạc nhưng thật ra thì không phải, họ chỉ đứng trên mây chứ không phải đứng trên hoa sen ), có khi là Thiên Ma Ba Tuần họ đến, giả làm Phật Thích Ca… nếu gặp phải các trường hợp này thì mình chớ nên đi theo họ, chỉ niệm Phật A Di Đà và nguyện sanh về Tây Phương Cực Lạc mà thôi. Mình cứ việc đảnh lể họ, không sao cả vì khi mình đảnh lể họ thì họ sợ bị tổn phước nên rút lui hết.
ML đã là một Phật Tử có tấm gương tu tập rất tốt, thật đáng khâm phục.
Nam Mô A Di Đà Phật
Chào Mỹ Linh,
– Bạn niệm Phật được như vậy thật là tốt rồi, nếu bạn có điều kiện thì quy y cũng được chỗ Thầy Thích Giác Nhàn ở Lâm Đồng chuyên tu tịnh độ.
– Không biết bạn có ăn chay không vậy? Do điều kiện mình chưa ăn chay được thường xuyên. Mình cảm thấy niệm Phật mà ăn chay thì mình mau tiến bộ lắm, còn ăn mặn thì hơi lâu tí.
A DI ĐÀ PHÂT
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT!! LÀNH THAY! LÀNH THAY! THẾ GIAN LẠI CÓ THÊM MỘT VỊ BỒ TÁT!!………
Trên thế gian này không có mảnh ruộng nào màu mỡ và quý báu như ruộng TÂM; không có hạt giống nào đặc biệt, và màu nhiệm như hạt BỒ ĐỀ; và không có loại nước nào quý giá như nước NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT. Nếu những ai muốn kiếm được kho trân bảo NHẤT THIẾT TRÍ để bố thí, và làm lợi ích cho tất cả chúng sanh thì trước tiên phải gieo hạt BỒ ĐỀ vào ruộng TÂM, và sau đó thì phải tinh tấn dùng loại nước NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT tưới tẩm mỗi ngày. Thì từ đây cho đến cuối đời cây BỒ ĐỀ sẽ đâm chồi, lớn lên từ từ, và đến những đời vị lai về sau sẽ đơm hoa kết trái. Khi ấy kho báu NHẤT THIẾT TRÍ không cầu mà tự được, không cần tìm mà tự thấy. Đó cũng là lúc tất cả chúng sanh được lợi ích lớn vậy!
Mong tất cả đều có thể chân thành niệm Phật để đều đạt được lợi ích chơn thật.
Nguyện cho tất cả đều được vãng sanh cõi Tây Phương Cực Lạc một cách an lạc, tự tại, thân tâm không đau đớn, không chướng ngại.
Nguyện cho tất cả đồng thành Phật đạo
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Nam Mô A Di Đà Phật
Nam Mô Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát
Nam Mô Đại Thế Chí Bồ Tát
Nam Mô Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát
Nam Mô Tây Phương Cực Lạc Thế Giới
Vâng, một lời khuyên rất hay và ý nghĩa, một lần nữa con xin chân thành cảm ơn Cư sĩ Viên Trí.
Mặt trời phật thêm sáng
Xe chánh pháp xoay hoài
Trên đền đáp 4 ơn
Dưới cứu khổ 3 đường
Thế giới đều hòa bình
Nhơn dân đều an lạc
Đệ tử và chúng sanh
Đều trọn thành phật đạo.
NAM MÔ TÂY PHƯƠNG CỰC LẠC THẾ GIỚI ĐẠI TỪ ĐẠI BI TIẾP DẪN ĐẠO SƯ A DI ĐÀ PHẬT !.
A Di Đà Phật!
Chào A Nguyễn Văn Thành!
E xin mạn phép có đôi lời chia sẻ cùng anh!Nếu có gì không phải xin anh hoan hỉ bỏ qua cho nhé!E hiện cũng đang công tác tại một công ty nhà nước ,chỉ làm nhân viên thôi.Đứng trên cương vị của 01 vị nhân viên rất mong sếp của mình là một người biết lẻ phải ,một người tốt,công bằng chính trực không hà hiếp kẻ dưới nhưng thật sự là rất khó tìm 01 người như vậy !Anh biết môi trường làm việc tại Việt Nam rồi,nhất là cơ quan nhà nước ,chỉ trong 01 tập thể nhỏ thôi mà đã đầy thị phi phe cánh.Vì vậy rất mong anh nếu lên cương vị làm sếp thì hãy vận dụng giáo lý của Nhà Phật để đối nhân xử thế cho vẹn tròn.E nghĩ cái này thật sự là khó trong khó đấy.Và nếu anh làm được như vậy thì sẽ là 01 tấm gương tốt cho nhân viên noi theo.Tất cả mọi vấn đề cần phải xem xét 01 cách thấu đáo.Kể cả những người anh cho là thân cận nhất anh nghĩ là họ tốt nhưng thật sự có phải như vậy không.E nói như vậy không nghĩa là ai cũng xấu có luật nhân quả hết .Vậy nên rất mong anh nếu trở thành lãnh đạo thì hãy là một người lãnh đạo tốt,một Phật tử tốt anh nhé!Anh có thể tìm hiểu thêm tấm gương của Giám Đốc Tôn Hoa Sen.Vị này ăn chay trường mà công việc rất thuận lợi vẫn tiếp đối tác bình thường đấy anh ạ!
A Di Đà Phật!
ml cám ơn vt rất nhiều ml sẽ cố gắng tu tập tốt để công đức sớm thành tựu và sớm được đức phật a di đà thọ ký
khong ổn tí nào hãy cứ làm quan ơ cơung vi này sẽ làm duoc nhièu viec thien giúp moi người hãy tìm số công nhan khổ mà tăng lương cho ho công nhân viet nam là thấp lư ơng nhất thé giới
phả nhắc nhở nhân vien làm dièu tốt hãy là tâm gương sáng cho moi quan tham noi theo thời mat pháp này bi quả báo rât rõ và ngay tức thì mong anh hãy vững tin chồng tôi cũng là xếp tôi dã day dươc thành công chúng tôi dang và sẽ hưởng phú c mong anh hãy di theo con dường mà chúng tôi dã di
Xin chào Tâm Hoa !
Cảm ơn Tâm Hoa đã có đôi lời chia sẽ, đúng như Tâm Hoa nghĩ môi trường làm việc ở nhà nước rất phức tạp, họ kèn cựa nhau, ganh nhau, a dua, nịnh bợ, phe cánh rất phức tạp, kẻ ở dưới thì cố ngoi lên, kẻ ở trên thì chà đạp nhân viên dưới cấp. Nếu như có 1 nguồn nào đó để nuôi 2 con ăn học thì anh chấp nhận nghĩ việc cho xong chứ thấy cảnh chướng tai gai mắt trong cơ quan thì ko chịu nỗi. Thật sự trong tâm ko muốn, nhưng cư sĩ Viên Trí đã nói phải “tùy duyên bất biến”, có thể đó là cái số, cái nghiệp mình phải nhận, nếu mình ko nhận thì kẻ khác họ sẽ nhận rồi họ lên họ chà đạp lại mình, như thế sẽ khổ hơn. Đường đời là thế,đường đạo thì ngược lại, do nghiệp mình còn nặng, còn phải vướng bận gia đình, con cái, còn nợ thì phải trả thôi. Dù sao cũng cảm ơn Tâm Hoa đã chia sẽ, cảm ơn cư sĩ Viên trí đã cho lời khuyên. Nam Mô A Di Đà Phật.
A DI DA PHAT xin mọi nguời giúp dỡ .minh là nguòi di biển nhung mình rat mộ dạo di biên khong truc tiep sát sanh thi cung giang tiep sát sanh nhu vay la toi loi lam phai khong. mong moi nguoi giúp do
Chào các bạn đạo.
– Cuộc sống làm việc dù trong cơ quan NN hay ở ngoài cũng có sự ganh đua, bè phái, lợi dưỡng, … đâu đâu mà không có. Phải biết thường xuyên kiểm điểm lại bản thân, chỉ biết cố giữ tâm mình để không lạc đường, lời AQĐS “Lúc tĩnh tọa thường nghĩ đến lỗi của mình” như vậy mình mới không bị lạc đường nếu có lỗi lầm thì giác ngộ thành tâm sám hối quay trở lại.
– Nên nghe bài Đệ tử quy trong phần này rất hay: http://www.youtube.com/watch?v=THPxLRSQTMk
– Mấy bạn cho hỏi có biết chỗ nào có bán sách: “Chú giải Kinh Vô lượng thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác”.
A DI ĐÀ PHẬT:mọi người cho mình hỏi linh hồn của người mới mất thường ở nhà hay ở đâu?
Kính thưa cư sĩ Viên Trí,mình chỉ mới niệm phật thôi, và trong tâm mình thấy mình vẫn có nhiều ý xấu lắm,lúc niệm Phật mình có để ý đến câu niệm phật nhưng mình thấy mình không thật tâm cho lắm, kiểu như mình vẫn để ý đến cuộc sống xung quanh ý,đặc biệt mình đang là sinh viên luôn luôn phải lo đến việc học hành, mình không biết làm thế nào để khi mình niệm câu”Nam Mô A Di Đà Phật” mình có thể thật tâm, hướng đến Phật,mình kính mong cư sĩ và mọi người giúp mình giải đáp thắc mắc này nhé…Mình xin cảm ơn m.n nhìu nhìu!
A Di Đà Phật – Xin chào bạn Hằng,
Trên thế gian này bất kỳ việc gì cũng không nằm ngoài luật nhân quả. Cho nên đi học là nhân, lãnh bằng đại học, đổ đạt công danh là quả. Từ nhân thành quả cần phải có thời gian và hội đủ duyên. Trong cái duyên thì lại có thuận duyên và nghịch duyên. Thuận duyên thì dể thành tựu mà nghịch duyên thì khó thành tựu. Thuận duyên là ví như mình có thời gian để học bài, ôn bài, có đủ tiền để lo chi phí cho việc bút nghiên sách đèn. Còn nghịch duyên thì sẽ phải đi làm đầu tắt mặt tối, không có thời gian rảnh để học bài chẳng hạn. Đó là những cái duyên dể thấy còn những cái duyên ẩn tàng mà mình ít khi để ý đó là “học tài thi vận”(vận may thì trúng tủ, vận rủi thì trật tủ…). Cho nên có nhiều người học cũng khá giỏi nhưng lại không đổ đạt công danh là vì số phận đã an bày. Do vậy muốn cho việc học hành thi cử được thuận lợi ngoài việc chăm chỉ học hành chúng ta cũng cần nên chú ý đến Phương Pháp Tu Phúc Tích Đức Cải Tạo Vận Mệnh.
Chính vì thế cho nên Phật Pháp được xây dựng trên thế gian pháp và rất gần gủi với mọi người, những ai biết ứng dụng Phật Pháp vào đời sống hằng ngày đều mang lại lợi ích thiết thực. Cụ thể đối với sinh viên mà nói thì muốn giải một bài toán khó cần phải có trí HUỆ, muốn học bài mau thuộc thì tâm phải ĐỊNH, nếu tâm tán loạn thì học trước quên sau, nếu không tập trung thì sai một ly đi ngàn dặm, trật con tán, bán con trâu.
Do vậy cũng đồng thời là sinh viên nhưng nếu là người hiểu Phật Pháp thì sẽ có những suy nghĩ chân chánh, việc làm chân chánh và lời nói chân chánh hơn. Ví dụ như sẽ không nói những lời thô tục mà chỉ nói những lời ái ngữ, khiến người dể mến, nếu thích thì chỉ ép cánh phượng chứ không ép cánh bướm vào trang vở. Ngoài ra mục đích của việc ra trường chủ yếu là để phục vụ cho xã hội, cũng tức là phụng sự cho chúng sanh mà “phụng sự chúng sanh là cúng dường chư Phật“.
Nói chung đời học sinh thì cứ tùy duyên mà đi học chớ có lo lắng nhiều quá mà phát sanh phiền não. Cũng chớ nên đặt kỳ vọng quá nhiều về tương lai vì mọi sự trên thế gian này cũng đều bị chi phối bởi định luật vô thường. Vô thường đến bất chợt, một khi vô thường đến thì bất kỳ thứ gì cũng có thể mất, có thể trong cùng một lúc mà mất hết tất cả và thậm chí tánh mạng cũng khó mà bảo đảm. Do vậy khi hiểu được vô thường thì mình sẽ trân quý những chuỗi ngày còn sống mà cố gắng đoạn ác tu thiện để vun bồi công đức phước báo. Cho nên đối với việc thi cử thì khi đậu chớ nên vui mừng quá độ rồi sát sanh để đãi tiệc, nếu thi rớt thì cũng chớ nên đau buồn quá độ rồi làm chuyện dại dột. Nếu là bậc làm cha mẹ thì thiết nghĩ cũng không nên gây áp lực :”nếu không thi đậu thì đừng về nhà gặp ba/mẹ…” khiến cho con cái phải bị căng thẳng thần kinh.
Đối với người mới phát tâm niệm Phật thì VT nhớ một vị liên hữu nào đó có ví dụ thế này. Tâm mình có nhiều tạp niệm vọng tưởng giống như lu nước đục. Khi niệm Phật thì câu Phật hiệu giống như cục phèn chua, lúc đầu thì còn thấy những “lợn cợn” nhưng cứ tiếp tục một thời gian thì từ từ sẽ trở thành lu nước trong thôi. Cho nên việc này rất bình thường với người mới phát tâm, bạn chớ nên e ngại về điều này, từ từ rồi sẽ giảm dần những cấu bẩn và sẽ trở nên trong suốt thanh tịnh thôi.
Muốn có được sự thành tâm thì trước tiên bạn phải hiểu 6 chữ Nam Mô A Di Đà Phật có nghĩa đại khái là như thế này:
Con xin thành tâm cung kính đảnh lể Đức Từ Phụ A Di Đà Phật
Con xin quay về nương tựa nơi Đức Từ Phụ A Di Đà Phật
Con xin giao phó thân tâm tánh mạng nơi Đức Từ Phụ A Di Đà Phật
…
Bạn hãy khởi nghĩ rằng từ vô lượng kiếp đến nay mình như là đứa con thơ lạc loài, trầm luân trong biển khổ sanh tử luân hồi chịu không biết bao nhiêu là khổ, khó khăn lắm mới có được thân người và gặp được pháp môn niệm Phật (là vua trong các pháp môn). Đức Từ Phụ A Di Đà Phật của chúng ta là đấng pháp vương vô thượng, ba cõi chẳng ai bằng, thầy dạy khắp trời người, cha lành chung bốn loài…do vậy mỗi một tiếng niệm Phật như là một lời cầu cứu, một niệm thức tỉnh, quay đầu là bờ, là sự thiết tha của người lử khách mệt mõi nơi quán trọ Ta Bà muốn tìm về nơi An Dưỡng…Nói chung thì tâm sự của mỗi người mỗi khác thật khó mà diển tả cho nên VT xin tạm trích một đoạn lời khai thị của Đàm Loan Pháp Sư và Tổ Sư Thiện Đạo:
1. ÐÀM LOAN PHÁP SƯ dạy:
Thí dụ như có người ở nơi đồng vắng bị giặc cướp cầm gươm rượt theo muốn giết (dụ cho sanh tử, vô thường, không tha mạng sống). Người đó sợ hải quá, cắm đầu chạy riết, đến chỗ gặp một con sông chắn ngang qua (con sông sanh tử. Bờ bên này là sanh tử ngạn, bờ bên kia là giải thoát ngạn). Người ấy vừa chạy trốn vừa thoáng nghĩ trong đầu rằng:
Nếu ta lội qua khỏi được con sông này, đến BỜ BÊN KIA thì mới mong bảo toàn thân mạng. Nhưng để y phục mà lội hay là cởi bỏ ? Nếu để y phục mà lội sợ e vướng mắc, lúng túng tay chân khó bơi. Còn cởi bỏ thì không kịp nữa rồi, vì giặc cướp đã rượt tới sau lưng (đây là dụ cho cái chết đã gần kề không còn xa nữa).
Bấy giờ người ấy chỉ còn có một NIỆM DUY NHẤT là làm sao cho qua sông được thì thôi chớ không còn có ý nghĩa chi khác… Thì người NIỆM PHẬT chúng ta đây cũng y như vậy, nghĩa là:
Chỉ chuyên tâm tha thiết niệm. Ðừng nghĩ ngợi điều chi khác cả (tức là dứt hết mọi tạp tưởng). Câu NIỆM PHẬT này vừa DỨT thì câu NIỆM PHẬT khác TIẾP NỐI theo liền (đừng có để phí thời giờ). NIỆM NIỆM nối nhau liên tục như vậy cho đến MƯỜI NIỆM.
Ðây gọi là “THẬP NIỆM tương tục” (Tức là 10 niệm nối nhau không dứt).
2. TỔ SƯ THIỆN ĐẠO dạy:
Ba ơi! Con muốn về nhà!
Niệm Phật, kỳ thật chỉ là một lọai tâm tình rất đơn thuần. Tâm tình khi niệm câu “ Nam Mô A Di Đà Phật” này, thì cũng giống như đứa con đọa lạc liêu lổng nhiều năm, nay muôn quay về nhà, khóc thét lên rằng: “Ba ơi! Con muốn về nhà!” loại tâm tình như vậy .
Ngay khi đứa trẻ mê lạc, bổng nhiên hối ngộ, khóc thét lên rằng: “Ba ơi! Con muốn về nhà!”, người cha đã nhiều năm chờ đợi mỏi mòn, ngày nhớ đêm mong đứa con của mình, nhất định sẽ vui mừng đến rơi nước mắt, cho dù có liều cái mạng già cũng sẽ toàn tâm tòan lực cứu giúp đứa con, tiếp rước con về nhà, cho con tất cả sự ấm áp nhất tốt đẹp nhất trong nhà.
Đứa con bị bệnh rồi! thất nghiệp rồi! nợ nần chồng chất! Lại cách nhà rất xa! Con đường hiểm ác v.v. những thứ này đều không phải là vấn đề, tất cả những vấn đề khó khăn này, người cha đều sẽ vì đứa con mà lo liệu giải quyết, vấn đề là ở đứa con có chịu trở về nhà hay không mà thôi.
Nam Mô A Di Đà Phật
Mình cảm ơn cư sĩ rất nhiều vì đã giúp mình giải đáp thắc mắc.Và mình còn một câu hỏi nữa, mong cư sĩ giải đáp cho mình…Mình không biết rõ là nên niệm Phật như thế nào cho đúng, cho an tòan, vì mình thấy nhiều người nói rằng niệm Phật không đúng sẽ bị ma quấy nhiễu và tâm thần loạn động,chúng tạo cảnh lành để lừa mình.Mặc dù mình mới niệm và mình biết mình vẫn chưa thể gặp tình huống này nhưng mình muốn có thể biết rõ được để tránh khi mình gặp phải.Và cũng có nguồn thông tin nói rằng lúc nằm không được niệm Phật thành tiếng vì sẽ bị bệnh, cư sĩ có thể giải đáp giúp mình các cách niệm Phật an tòan được không ạ?…Mình cảm ơn cư sĩ nhiều…!
A Di Đà Phật – Xin chào Nguyễn Hằng,
Chúng ta chỉ niệm Phật thành tiếng khi nào đứng, ngồi (bán già, kiết già…)hoặc đi kinh hành hay quỳ trước bàn Phật (hoặc hướng Tây nếu không có bàn Phật) và trong thời khóa công phu mà thôi. Nếu nằm mà niệm lớn tiếng lại niệm lâu thì sẽ bị tổn hơi, có thể sẽ bị bệnh nhưng thiết nghĩ nằm mà niệm có tiếng thì có phần thiếu cung kính chỉ trừ trường hợp bị già yếu bệnh hoạn, ngồi không nổi thì miển cưỡng bất đắc dỉ mới có thể chấp nhận được.
Niệm Phật không đúng thì bị ma quấy nhiễu? Đối với người đời mà nói thì ma chính là các chư vị vong linh, cô hồn…nhưng đối với nhà Phật thì chữ ma có ý nghĩa rất rộng lớn. Ma là ý nói những gì làm chướng ngại trên bước đường tu hành. Nếu nghiên cứu kỹ thì có 50 ấm ma như HT Tuyên Hóa nói nhưng ở đây VT chỉ nói đại lượt để bạn có chút khái niệm về ma:
1. Nội ma: là ma bên trong, tức là những phiền não, tham, sân, si, mạn, nghi…trong tâm mình. Nếu như mình niệm Phật không đúng có nghĩa là tâm mình chưa chuyên nhất, còn nhiều vọng tưởng, tạp niệm xen lẫn thì những thứ ma này sẽ nổi lên cho nên mới gọi là “bị ma quấy nhiễu”. Như vậy thì NGƯỜI NIỆM PHẬT ĐÚNG LÀ NGƯỜI CÓ TÂM THANH TỊNH (trong sạch), ngoài câu Phật hiệu ra, trong tâm không có bất kỳ thứ gì khác.
2. Ngoại ma: là ma bên ngoài, chúng thường là ngủ dục (tài, sắc, danh, thực, thùy) và lục trần (sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp)… Những thứ này sẽ tạo thành cám dổ và thử thách khiến cho tâm hành giả bị quấy nhiễu vì thế mà lạc mất chánh niệm. Thử thách là ví như khi có người đưa dư tiền cho mình, nếu mình không có niệm Phật, tâm còn tham thì sẽ lấy luôn. Nếu tâm mình niệm Phật thì không có tham thì đương nhiên sẽ trả lại cho người ta. Cám dổ là ví như khi mình gặp người khác phái mà xinh đẹp thì dể sanh ra sự mê hoặc. Sự mê hoặc này được tạo thành bởi sự phân biệt giữa đẹp và xấu, nam và nử. Nếu như mình chấp trước rằng mình là người nam thì sẽ thích người nử mà đẹp. Nếu như mình chấp trước rằng mình là người nử thì sẽ thích người nam mà đẹp. Như vậy thì nam nử, đẹp xấu, già trẻ, sang hèn, giàu nghèo…đều là phân biệt chấp trước mà sanh ra. NGƯỜI NIỆM PHẬT ĐÚNG LÀ NGƯỜI CÓ TÂM BÌNH ĐẲNG (không trọng phú khinh bần, không thương đẹp ghét xấu, không thích trẻ chê già…)
3. Thiên ma: Còn gọi là thiên ma ba tuần. Có câu “vô ma khảo bất thành đại đạo”. Do vậy những người tu tà tà thì thiên ma chẳng bao giờ xuất hiện, chỉ khi nào hành giả qua hêt nội ma và ngoại ma, sắp sửa thành tựu thì Thiên Ma mới xuất hiện. Thiên Ma có thần thông tự tại, có thể biến hóa ra hình tướng của Phật để lừa gạt hành giả. Cho nên những ai có tâm mong cầu thấy Phật, cầu cảm ứng, cầu thần thông… thì thiên ma sẽ lợi dụng nhược điểm này để gạt gẫm, dụ dổ. Chính vì thế cho nên Khi Lâm Chung Phật Thích Ca Hiện Ra Cũng Không Đi Theo. Do vậy NGƯỜI NIỆM PHẬT ĐÚNG LÀ NGƯỜI CÓ TÂM CHÁNH GIÁC (vì chánh giác nên không bị mê mờ, vì không mê mờ nên không bị thiên ma gạt gẫm, dụ dổ…)
Nói chung thì Tu Tịnh Độ Ít Gặp Ma Chướng Hơn So Với Các Pháp Tu Khác. Người niệm Phật đúng là người có tâm “Chân Thành, Thanh Tịnh, Bình Đẳng, Chánh Giác, Từ Bi, Nhìn Thấu, Buông Xuống, Tự Tại, Tùy Duyên”. Cái đúng vốn từ cái sai mà thành lập. Cái sai thì có quá nhiều, mỗi người sai mỗi kiểu khác nhau mà lại có quá nhiều người do vậy Niệm Phật Thế Nào Mới Đúng vẫn mãi là chủ đề mà nói hoài không hết ở trên trang DVCT này. Do vậy bạn chịu khó tham khảo mỗi ngày một chút ở các bài viết khác, từ từ sẽ nhận ra cái sai của mình để sửa cho đúng nhé.
Nam Mô A Di Đà Phật
A Di Đà Phật.
Nguyễn Hằng:
“đặc biệt mình đang là sinh viên luôn luôn phải lo đến việc học hành, mình không biết làm thế nào để khi mình niệm câu”Nam Mô A Di Đà Phật” mình có thể thật tâm, hướng đến Phật”
“Mình không biết rõ là nên niệm Phật như thế nào cho đúng, cho an tòan, vì mình thấy nhiều người nói rằng niệm Phật không đúng sẽ bị ma quấy nhiễu và tâm thần loạn động,chúng tạo cảnh lành để lừa mình.”
Huệ Tịnh:
Bạn là sinh viên thì nên,
– lấy sự hiếu thảo cung kính cha mẹ mà niệm Phật.
– lấy sự ôn hoà khiêm tốn với anh em gia đình và bạn ba trong xã hội niệm Phật.
– lấy sự cố gắng học hành cho tốt để khi ra trường có công ăn việc làm để trả ơn trả hiếu cho cha mẹ, giúp đời mà niệm Phật.
– lấy sự không say đắm dục vọng khi tiếp xúc với bạn bè và khi đạt những thành công trong cuộc đời mà niệm Phật.
– lấy sự giúp đỡ trẻ em bị bỏ rơi ở nhà mồ côi mà cung cấp những thứ phương tiện cho các em được cơ hội học hành như mình mà niệm Phật.
– lấy sự tập ăn chay kỳ (lục chay), bố thí cho các người nghèo (nhất là các cụ già đi bán vé số) mà niệm Phật để gieo trồng tâm từ bi.
Đại khái niệm Phật đối với hoàn cảnh sinh viên của bạn là như vậy. Niệm Phật làm sao bạn hoà nhập có lợi ích cho mọi người xung quanh bạn trong đời sống thật tế hằng ngày và không say đắm nhiễm các danh, tài, tình ái nam nữ, ăn uống, mà vẫn học hành tốt đẹp mới đúng danh là Phật tử tức là con của Phật. Phải luôn luôn nhớ làm gì làm đừng bao giờ đánh mất đi chữ “HIẾU”. Bất hiếu đối với cha mẹ tức cách Phật rất xa. Niệm Phật tu hành như vậy chắc chắn sẽ thất bại trong cuộc đời vì chư Phật coi nặng chứ hiếu nhất trong đạo.
Bạn đừng bận tâm hạ để ý tới chuyện hạ thủ công phu niệm Phật làm chi vì bạn đang là sinh viên HT nghĩ sẽ không phù hợp trong đời sốóg sinh viên của bạn. Chỉ bỏ ra hai thời khóa sáng trước khi đi học và tối trước khi đi ngủ tùy thời gian cho phép mà niệm Phật từ 108-1000 và kèm thêm niệm danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát là tốt rồi. Nhớ hồi hướng tất cả công đức đọc theo bài phát nguyện vãng sanh Tây Phương Tịnh Độ mỗi ngày trước khi đi ngủ. Ngoài ra thì cố gắng khi rảnh nhớ tùy duyên niệm thầm 4 câu A Di Đà Phật trong tâm bất cứ nơi nào được bao nhiêu hay bây nhiêu lâu ngày sẽ có kết quả tốt đẹp cho bạn đừng có lắng quá.
“Điều thiện tối cao là chí hiếu, điều ác cực ác là bất hiếu”
http://www.buddhismtoday.com/viet/vulan/047-chuhieu.htm
Nam Mô A Di Đà Phật.
Mình cảm ơn cư sĩ Viên Trí và Huệ Tịnh rất nhiều!, giờ mình biết là mình đã….sai rồi!…từ lúc mình niệm Phật mình không còn nhớ gì đến cha mẹ nữa,…chỉ niệm Phật thôi à mà quên việc học hành,….nhưng mình không hiểu sao niệm phật mình lại buông xả luôn cả cha mẹ nữa..?,…giờ mình sẽ cố gắng quay lại việc học hành để không phụ lòng cha mẹ….Vậy mình muốn biết là mình nên đọc kinh gì để có thể cầu nguyện cho cha mẹ luôn được bình an và mạnh khỏe, và có thể tiêu trừ nghiệp được cho cha mẹ vì cha mẹ vì mình mà đã phải làm nên nhiều tội lỗi…Một lần nữa, mình chân thành cảm ơn cư sĩ Viên Trí và Huệ Tĩnh đã giúp hiểu được…!!!
A Di Đà Phật.
Kính chào Cư Sĩ Viễn Trí. con đang là sinh viên, sinh năm 94 thôi,còn trẻ người non dạ không biết nói chuyện xưng hô ạ. Nếu có gì không phải xin cư sĩ Viễn Trí hoan hỷ bỏ qua ạ. Con có 1 vài điều đang suy nghũ rất nhiều trong cuộc đời, sau đây con xin kể lại mong cư sĩ Viễn Trí giúp con giác ngộ ạ
Theo lời kể cuả mọi người thì con là con cầu tự chùa hương, tuy nhiên trước nay con chỉ đi chùa lễ phật để cúng dường cố gắng tích đức mà không hề có ý niệm vì cuộc đời con khi trải qua điều tồi tệ nhất niệm Phật con lại thấy ngay trước mắt không được gì nên không thường xuyên niệm Phật ngoại trừ lúc đi chùa. nhưng con vẫn luôn cố gắng làm việc thiện nhiều hơn, cố để loại bỏ phiền não. Tuy nhiên con khó tránh khỏi nghiệp sát sanh. Trước đây con cứ nghĩ con làm việc thiện sẽ giải trừ được nghiệp chướng. Gần đây con có xem về nhiều giáo lí đạo Phật. Hôm nay đọc bài tam ác đạo này thấy vô cùng kinh hãi. nhưng con thật sự còn vướng quá nhiều vào chuyện tình cảm. về phần gia đình thì gia cảnh nhà con là đủ ăn đủ tiêu nhưng nhà cửa đã cũ nát không có điều kiện sửa sang. Con nhìn cha mẹ đã già yếu mà vô cùng thương xót. Muốn kiếm thật nhiều tiền mà sửa sang lại nhà cửa, cho cha mẹ có 1 cuộc sống điều kiện hơn nhưng thực sự việc học hành của con từ khi vào đại học lại không còn khả quan như trước. Con cảm thấy sức cùng lực kiệt khi tất cả đều là kiến thức mới con học phần nhiều không vào, kết quả kém. Điều này gay cho con không ít phiền não buồn rầu. Nhưng đó không phải là tất cả. Con vẫn còn vướng bận chuyện tình cảm nam nữ nữa. 2 điều này khiến con luôn muốn cố gắng mà không muốn cực lạc. Và con lại có suy nghĩ thích cõi trời hơn. Nhiều khi những suy nghĩ này của con hỗn độn, con không biết có phải con đang vướng vào tham lam và ngu si không, và con đang không muốn thoát ra vì con đã dành quá nhiều tình cảm. Cha mẹ thì lẽ tất nhiên phải báo hiếu nhưng còn tình cảm nam nữ. Thật sự là con đang phiền não vô kể dù biết nhiều phần do nghiệp tu kiếp trước. Con kính mong cư sĩ Viễn Trí chỉ dạy giúp con để con giảm bớt hoặc lọai bỏ phiền não ạ. Có gì không phải xin cư sĩ Viễn Trí hoan hỷ bỏ quá ạ.
Nam mô A Di Đà Phật
A Di Đà Phật
Xin các quý thầy(con ko biết goị sao) ở đây chỉ giáo dùm con.
A Di Đà Phật
A Di Đà Phật – Xin chào bạn Đào Bá,
Về việc sát sanh thì thiết nghĩ bạn hãy nên dừng lại ngay, càng sớm càng tốt. Bởi Ác Báo Sát Sinh là rất lớn và Quả Báo Của Việc Xem Thường Mạng Chúng Sanh là không phải nhỏ. Khi hội đủ duyên thì nhân sẽ trổ quả cho nên có khi không phải đợi đến đời sau mà sẽ bị Báo Ứng Hiện Đời như là trường hợp Bị Quả Báo Mụt Ghẻ Miệng Người Khổng Lồ.
Đối với cõi trời, cho dù là Ngọc Hoàng Thượng Đế Vẫn Chưa Thoát Khỏi Sanh Tử thì làm sao mà các vị thần tiên trên ấy lại có thể thoát khỏi sanh tử luân hồi. Hơn nữa cho dù là Thiên Nhân Cõi Trời Cao Quý Nhất Cũng Không Bằng Bồ Tát Hạ Phẩm Cõi Cực Lạc. Vả lại muốn sanh về cõi trời thì phải tu thập thiện nghiệp nhưng rất khó thành tựu vì giờ phút lâm chung còn bị cận tử nghiệp chi phối. Hơn nữa khi làm thần tiên, hưởng hết phước rồi cũng sẽ bị đọa trở xuống. Khó khăn lắm mới có lại được thân người giống như trong bài Chúc Mừng Bạn Đã Có Được Thân Người. Chỉ có Vãng Sanh Tây Phương thì mới thật sự lìa khổ được vui vĩnh viễn vì đã thoát ly sanh tử luân hồi.
Bạn có cha mẹ già thì cần nên phụng dưỡng, hiếu thuận bởi vì “bá thiện hiếu vi tiên” như Phật dạy trong kinh Pháp Cú:” Trong thời không có Phật ra đời thì hai vị Phật để chúng ta tôn thờ chính là cha và mẹ của chúng ta. Công đức cúng dường hai vị Phật này bằng với cúng dường Phật”.
Muốn sửa sang nhà cửa thì cần phải có tiền. Muốn có nhiều tiền thì phải có công việc lương cao. Muốn có công việc lương cao thì phải có bằng cấp. Muốn có bằng cấp thì phải rán học thì mới đổ đạt được công danh. Trong thời gian học nếu bị vướng bận những chuyện phiền não như tư tình nam nử thì phải buông xuống và tạm gát sang một bên. Có câu:” Học tài thi vận” cho nên ngoài việc chăm chỉ học hành cũng cần nên chú ý đến Phương Pháp Tu Phúc Tích Đức Cải Tạo Vận Mệnh.
Bạn nên biết rằng:” Vợ chồng là duyên, có thiện duyên, có ác duyên. Không duyên sẽ không đến. Con cái là nợ, có trả nợ, có đòi nợ, không nợ sẽ không tìm.” Do vậy mình cứ tùy duyên, chớ nên phan duyên. Tùy duyên thì được tự tại. Phan duyên thì sẽ phát sanh phiền não. Tùy duyên là gặp ác duyên hay thiện duyên cũng đều hoan hỉ đón nhận. Phan duyên tức là chỉ muốn đón nhận thiện duyên và tìm cách xua đuổi ác duyên. Nếu nói không có duyên thì chưa chắc bởi tuổi bạn còn trẻ cho nên có lẻ duyên phận vợ chồng của bạn còn chưa tới. Khi nào tới thì sẽ tới, chớ nên mong cầu làm gì, hãy để tâm trí thảnh thơi mà lo học hành thi cử. Còn những “tư tình nam nử” mà khiến bạn phát sanh phiền não đó chưa chắc đã là duyên nợ vợ chồng đâu. Duyên nợ vợ chồng là trọn đời trọn kiếp. Cái duyên nợ mà bạn đang gặp có thể chỉ là Duyên nợ trong tình yêu mà thôi, chỉ là một đoạn ngắn ngủi trong vô thường. Nếu có thể nhìn thấu được và biết buông xuống thì sẽ không còn phiền não. Còn nếu cứ tiếp tục chấp mê bất ngộ thì sẽ khổ càng thêm khổ mà thôi.
Tuy dẫu biết rằng Tình Ái Là Cội Nguồn Của Sanh Tử nhưng với độ tuổi thanh xuân thì có mấy ai qua được cửa ải này. Dẫu biết rằng Sự Tai Hại Nhất Trên Đời Là Ái Tình Sâu Đậm nhưng anh hùng khó qua ải mỹ nhân là bởi vì cái gốc rể rất sâu, không thể ngay nhất thời mà nhổ tận gốc được. Cho nên câu nói Tu Là Cội Phúc Tình Là Dây Oan có lẻ chỉ để dành cho những người có duyên với cửa Phật mà thôi. Bởi vì khi người ta thật sự giác ngộ thì mới có thể buông xả được. Nếu chưa giác ngộ mà bảo buông xả liền thì khó còn hơn lên trời.
Vậy giác ngộ là như thế nào? Ví như có một nàng công chúa vì say đắm những giọt sương long lanh trên ngọn cỏ, muốn nhặt lấy để kết làm sâu chuỗi. Nàng công chúa đó rất là vất vả vì khi vừa chạm đến là chúng vở tan ngay. Cô công chúa vẫn cứ say mê và không nản lòng, lại đi tìm giọt sương khác. Mãi cho đến khi công chúa thấm mệt và chán nản, mặt trời đã lên cao, tất cả những giọt sương kia đều tan biến hết thì cô công chúa ấy mới thật sự giác ngộ. Cũng vậy VT và bạn chính là nàng công chúa đó, những giọt sương kia chính là tiền của, tài sản, nhà cửa, danh vọng, bằng cấp, địa vị, người yêu…Mặt trời lên cao chính là lúc tuổi già bóng xế chuẩn bị đối diện với tử thần.
Nói tóm lại mọi việc trên đời này cũng như là một giấc mộng mà thôi, dù là mộng đẹp hay ác mộng rồi cũng sẽ tan biến. Chỉ có con đường học Phật để giác ngộ mới là con đường thức tỉnh, ra khỏi bến mê, tìm về bờ giác. Do vậy mỗi ngày bạn nên tìm kinh sách Phật để đọc, tìm các bài giảng của quý thầy để tìm hiểu thêm, đọc các bài pháp ở trang mạng này cũng được rồi từ từ bạn sẽ nhận ra được chỉ có Phật Pháp mới giúp bạn phá mê khai ngộ, chuyển phàm thành thánh, lìa khổ được vui. Cái vui này là “pháp vị giải thoát” chứ chẳng phải vui như vui trong ngủ dục. Cho nên mới có câu:
“Vui trong ngủ dục vui rồi khổ,
Khổ để tu hành, khổ hóa vui.”
Nam Mô A Di Đà Phật
A Di Đà Phật. Chào bạn Nguyễn Thị Hằng,
HT xin lỗi không thấy comment của bạn sớm hơn cho nên trả lời lại hơi muộn nhe.
Đạo đời không tách rời cho nên khi bạn còn duyên ơn nợ với gia đình thì hãy cố gắng làm trọn hết bổn phận của một người con (lấy chữ hiếu làm đầu). Nuôi và phát trưởng tánh tốt (sống vì mọi người), xa lìa tánh xấu (tánh tình ích kỷ). Giữ được tâm như vậy mà tuỳ duyên không bỏ đời, tuỳ thuận tiện mà kèm theo câu niệm Phật thì bạn là người sinh viên thiện lành tương lai kết quả sẽ được tốt đẹp cho bạn và mọi người xung quanh.
Bạn cứ sống cho có hiếu và niệm Phật thì phước đức rất là lớn không thể nghĩ bàn. Lấy phước đức của bạn gieo trồng mà mỗi ngày hồi hướng cho cha mẹ hiện tiền, gia đình anh em, ông bà tổ tiên, cửu huyền thất tổ, oan gia trái chủ, và tất cả chúng sanh tiêu trừ nghiệp chướng, sớm ngày cùng sanh về thế giới Tây Phương Cực Lạc là được rồi. Chuyện bình an vô sự, khoẻ mạnh hay không thì để cho luật nhân quả xử lý bạn đừng bận tâm lo lắng chi cho mệt. Cứ giữ lòng tin nhân quả vững chắc mà gieo nhân sống cho tốt lành, đừng bận tâm lo sợ quả báo thiện ác.
Đọc kinh nào cũng được tuỳ duyên theo sở thích kinh nào có thu hút bạn nhất là OK. Chủng tử trong kiếp trước bạn đã có duyên tụng đọc kinh nào thì kiếp này sẽ tiếp tục thôi. Kinh linh ứng hay không là do người đọc. Tu hành đừng bao giờ bị kẹt vào sự mê tín phải đọc kinh này mới linh, còn kinh kia thì cho là không đúng không linh. Tất cả kinh điển đều từ tâm thanh tịnh không còn phân biệt của Đức Phật vì lòng Đại Bi mà nói ra. Cho nên chúng ta cũng nên phát tâm Đại Bi không phân biệt mà đọc thì sẽ có sự cảm ứng đạo nan tư nghì. Khi đó trong tâm bạn nghĩ gì Đức Phật, chư Đại Bồ Tát, Thiên Thần Hộ Pháp (khi bạn tụng kinh, trì chú hay niệm Phật) đi theo bảo hộ bạn đều biết hết. Cho nên bạn có hiếu với cha mẹ thì các Ngài sẽ tuỳ duyên gia hộ cho cha mẹ bạn sớm tiêu trừ nghiệp chướng trở về con đường chánh đạo, sớm sanh về cõi Cực Lạc như bàn thường ngày có nguyện.
Đừng nghi nhân lành,
Đừng sợ quả xấu.
Yên tâm niệm Phật,
Hướng về Tây Phương.
Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật.
Một thời Thế Tôn trú ở Bàrànasi, tại vười Nai, dạy các Tỷ kheo: Này các Tỷ kheo, có ba hạng người này xuất hiện ở đời. Thế nào là ba? Hạng người như chữ viết trên đá, hạng người như chữ viết trên đất, hạng người như chữ viết trên nước.
3 hạng người tìm Đạo
Người không hiểu đạo thì sống trong đời.
Người muốn hiểu đạo thì vào sống trong chùa, thiền viện, hay nơi hẻo lánh.
Người đã hiểu đạo thì lại trở ra mà sống với đời.
3 hạng người làm việc Thiện
Người chưa hiểu đạo thì làm ít việc thiện.
Người đã hiểu đạo thì làm nhiều việc thiện.
Người thật sự thấm đạo thì làm gì cũng là thiện.
3 hạng người khi nóng giận
Hạng người thứ nhất viết chữ trên đá
Hạng người thứ hai viết chữ trên đất.
Hạng người thứ ba viết chữ trên nước.
Một thời Thế Tôn trú ở Bàrànasi, tại vười Nai, dạy các Tỷ kheo: Này các Tỷ kheo, có ba hạng người này xuất hiện ở đời. Thế nào là ba? Hạng người như chữ viết trên đá, hạng người như chữ viết trên đất, hạng người như chữ viết trên nước.
Thế nào là hạng người như chữ viết trên đá? Này các Tỷ kheo, có người luôn luôn phẫn nộ và phẫn nộ của người này tiếp tục lâu dài. Ví như chữ viết trên đá không bị gió hay nước tẩy xóa nhanh chóng, được tồn tại lâu dài.
Và này các Tỷ kheo, thế nào là hạng người như chữ viết trên đất? Ở đây, này các Tỷ kheo, có người luôn luôn phẫn nộ và phẫn nộ của người này không có tiếp tục lâu dài. Ví như chữ được viết trên đất bị gió hay nước tẩy xoá mau chóng, không tồn tại lâu dài.
Thế nào là hạng người như chữ viết trên nước? Này các Tỷ kheo, có người dẫu bị nói một cách kịch liệt, bị nói một cách ác độc, bị nói một cách thô lỗ, tuy vậy, vẫn dễ dàng hòa hợp, thân thiện và hoan hỷ. Ví như chữ viết trên nước được mau chóng biết, không tồn tại lâu dài.
(Tăng Chi Bộ I, chương 3, phẩm Kusinàra, phần Chữ viết trên đá-trên đất-trên nước)
Nam Mô A Di Đà Phật.
Kính thưa các vị, con không biết làm thế nào để in bài viết trong này cả.Các vị hoan hỉ chỉ cho con biết làm thế nào để in được.:)
Con cảm ơn nhiều.
A di đà phật.
A Di Đà Phật
Cách tốt nhất là bọn copy bài viết về PC rồi layout lại trên Word theo ý mình, kế đó nếu bạn có máy in thì in trực tiếp, hoặc đem ra photoshop nhờ in cũng được.
Chúc bạn có thể hoàn thành ý nguyện.
TN
Xin chân thành cảm ơn những sự chia sẻ và chỉ bảo tận tình của các bạn đồng tu. A Di Đà Phật! Điều đó đã khai mở cho tôi rất nhiều trên con đường tu học cầu được giải thoát. Nam Mô A Di Đà Phật.
Đường Về Cõi Tịnh: A Di Đà Phật! Để ĐVCT được trang nghiêm và thanh tịnh, hơn thế ý kiến của bạn còn mang tính hướng chúng, vì thế BQT mong các đạo hữu hoan hỉ viết tiếng Việt đủ dấu và không viết tắt khi chia sẻ ý kiến của mình.
Xin chào tất cả quý vị. Em năm nay 33 tuổi, con trai em 5 tuổi. Cháu mới mất hôm 19.11.2017. Con trai em bị đuối nước. Theo phong tục thì phải mướn thầy gọi hồn cháu lên khỏi ao, nhưng trong Phật giáo thì em chưa nghe thầy nào nói đến điều này cả. Vậy gia đình em có cần thiết phải mời thầy cúng gọi hồn cháu lên không? Và làm thế có phải là mê tín dị đoan không?
Đường Về Cõi Tịnh: Xin đạo hữu hoan hỉ tập gõ tiếng Việt có dấu để độc giả tiện bề theo dõi và tránh hiểu lầm. A Di Đà Phật.
Có thể chỉnh font chữ lớn hơn một chút được không ạ? Chữ nhỏ và nhiều quá mình đọc hơi mỏi mắt nên không đọc được nhiều. Tks Admin ạ
Bạn có thể bấm 2 nút này: CTRL và + để phóng đại chữ, hoặc CTRL và – để xem nhỏ lại. Hay nếu bạn dùng Firefox để xem thì bạn bấm vào cái nút Reader View để xem như hình này nè:
https://i.stack.imgur.com/L6tY7.png