Tịnh Độ là một cõi nước, nhờ nguyện lực và công đức tu tập nhiều đời của Phật A Di Đà mà có ra một thế giới thù thắng vào bậc nhất “mười phương cõi Phật cảnh nào cũng thua” – Sám Di Đà. Nhưng nhiều người cho rằng Tịnh Độ không có thật, nó chỉ là viễn tưởng hay một sự khéo léo của người truyền giáo, muốn mê hoặc quần chúng yếu vía, không có tinh thần tự lực. Có những người lý luận rằng: khoa học đã tiến bộ, người ta tìm đến sao Hoả, cung trăng… nhưng đâu thấy cõi nước nào là Tịnh Độ?
Đây là những lập luận hết sức nông nỗi của một số người chưa nghiên cứu kỹ về Tịnh Độ, không có niềm tin vào lời dạy từ ngàn xưa của Phật, của Tổ.
Để làm sáng tỏ vấn đề đang được tranh luận, trước hết người viết trình bày một vài sự kiện căn bản trong đạo Phật.
Nếu khoa học lý giải được tất cả thì chúng ta cần gì phải tu học theo Phật pháp. Hơn nữa, hành giả nào tu phật mà việc gì cũng lấy khoa học làm luận cứ thì chúng ta trở thành công cụ của khoa học, nô lệ theo khoa học, chứ không còn là một người chuyên tu Phật nữa. Khi khoa học không tìm thấy không có nghĩa là không có mà chúng ta phải nhìn nhận sự rất giới hạn của khoa học. Xưa kia khi chưa có kính hiển vi người ta có tin lời Phật nói trong một bát nước có tám muôn bốn ngàn con vi trùng không? Hay khi chưa có viễn vọng kính, khoa học có tin lời Phật nói hằng hà sa số thế giới không? Mặc dù không ai tin, nhưng với tuệ giác thấy biết như thật, đức Phật đã nói. Đến hơn hai mươi thế kỷ sau người ta mơí công nhận lời Phật dạy.
Cách nay khoảng mười lăm năm, báo chí đăng về sự kiện người ngoài hành tinh đi vào trái đất của chúng ta. Do sự cố đĩa bay, người ngoài hành tinh bị rơi xuống tại Philipin (Phi luật tân). Nhà chức trách Phi luật Tân đã bắt được một người với da dẻ kích thước, thể trọng, màu da… được báo chí diễn tả lại rất chi tiết. Những nhà bác học của Liên xô cũ bị mất tích. Giới khoa học và những nhà chuyên trách căn cứ vào một vài sự kiện và kết luận rằng: những người này do những người ngoài hành tinh bắt đi để nghiên cứu về con người trong trái đất. Kể từ đó các nhà khoa học cố tìm cho ra thế giới xa xăm của những người ngoài hành tinh, nhưng cho đến nay họ có tìm thấy tí gì về dấu vết của những con người đó chưa? Như vậy chúng ta dám khẳng định rằng không có không ? Nếu không có thì tại sao họ xuất hiện trên trái đất của chúng ta ? Một thế giới như vậy mà còn tìm không thấy thì làm sao thấy được cõi Cực Lạc.
Phần tiếp theo là quan điểm siêu hình của Phật giáo.
– Trong thế giới siêu hình gồm có cõi chư thiên , Thế giới A tu la, địa ngục và ngạ quỉ. Đây là những thế giới mà trong kinh thường đề cập tới. Trong kinh Tam Di Đề, Tạp A Hàm …., nói về giai thoại giữa tiên nữ và tỳ kheo Tam di đề như sau: “Khi thấy tỳ kheo Tam Di Đề tắm trên một dòng sông vào buổi sớm, tiên nữ nói với tỳ kheo ấy rằng, tại sao lại bỏ hạnh phúc thực mà lại đi tìm hạnh phúc ảo”. Qua đó dẫn đến cuộc đối đáp giữa tỳ kheo và tiên nữ. Sau cùng tỳ kheo ấy dẫn tiên nữ đến gặp Phật và được đức phật giáo hoá. Tiên nữ phát tâm quy y và làm đệ tử của đức thế tôn. Trong kinh Bát nhã kể lại câu chuyện Ngài Tu Bồ Đề ngồi nhập định không tánh, được chư thiên khen ngợi tung hoa cúng dường. Khi xả định, Ngài thấy xung quanh mình đầy hoa. Ngạc nhiên ngài hỏi: ai rải hoa xung quanh ta nhiều quá vậy? Chư thiên đáp rằng: “Ngài thuyết kinh Bát Nhã hay quá, chúng con tung hoa cúng dường”. Ngài tu bồ đề hỏi lại: “ta có nói gì đâu mà cho rằng thuyết kinh Bát Nhã ?” Chư thiên đáp: “Ngài không nói, con không nghe, đó chính là Chơn Bát Nhã”. Những việc đối đáp giữa chư thiên và đức Phật hay các thánh đệ tử trong kinh điển còn rất nhiều. Như vậy, trong các kinh, hệ tư tưởng Nguyên Thuỷ cũng như Đại Thừa, đều thừa nhận có sự hiện hữu của chư Thiên. Chính trong lịch sử của đức Phật có đoạn: sau khi thành đạo, vì nhớ đến ân sinh dưỡng của mẫu thân, hoàng hậu Ma da, Đức Phật hiện thân về cõi trời Đao lợi, thuyết pháp cho mẹ nghe. Sau khi nghe pháp xong, hoàng hậu Ma Da chứng được thánh quả.
– Bên cạnh đó cũng có những cõi nước của các loài chúng sanh thấp kém hơn loài người, đó là cảnh giới của các loài sống trong địa ngục và ngạ quỉ. Chúng là những loài bị tội khổ nên mới chiêu cảm quả báo xấu. Đối với những loài như thế, mắt thường của phàm phu hay viễn vọng kính của các nhà khoa học không thể thấy được.
Như vậy, chư Thiên hay cảnh giới của Địa ngục, Ngạ quỉ là cảnh giới siêu hình nhưng không phải là không có. Muốn thấy được cảnh giới này, chỉ có huệ nhãn của Phật hay của chư thánh đệ tử chứng được thiên nhãn thông hoặc những bậc tu hành đắc đạo mới nhìn thấy được.
Thế thì, những cảnh giới, cho dù mắt thường hay viễn vọng kính của các nhà khoa học không thể thấy, nhưng dựa vào lời Phật dạy chúng ta tin là có. Trong khi cảnh giới Tịnh Độ cũng là lời Phật nói nhưng tại sao chúng ta cho là không có? Có phải vì mâu thuẫn tông phái , mặc dù thấy kết quả tốt, nhưng chúng ta lại cực kỳ bài xích về pháp môn tu cũng như cảnh giới của tịnh độ?
Lại nữa, cái gì nó cũng có nhân quả. Tu năm giới thì sinh cõi người, tu thập thiện về cõi trời. Làm nhiều điều tội ác thì rơi xuống tam đồ… thì tại sao tu niệm Phật lại không được về cõi tịnh? Đây là những điều chúng ta tự mâu thuẫn với giáo lý của Phật. Nếu theo suy lý điều này không thể có thì các điều khác cũng tương tự. Nếu không nhất quán với nhau, mai này khuyên tu năm giới thập thiện… thì ai tin tưởng để quy hướng về. Đó là một vài minh chứng về sự thật hiển nhiên cho tông Tịnh Độ.
… Tịnh Độ là một pháp môn rất thù diệu, dễ tu dễ chứng và phù hợp với mọi trình độ căn cơ chúng sanh. Chỉ cần người có lòng tin vào nguyện lực của Phật A di đà và chuyên tâm trì niệm danh hiệu Ngài thì nhất định sẽ được vãng sanh. Khi về nước Cực lạc, dù là đới nghiệp vãng sanh hay sanh vào nơi biên địa của Tịnh độ, thì điều tiên quyết nhất là chúng ta không còn rơi đoạ trong tam đồ khổ nữa, một sớm một chiều rồi cũng được hoa sen thuần hoá, hoàn toàn thanh tịnh, hội nhập trong hàng thánh chúng nơi Cực lạc tây phương.
Những điều này đã được các bậc thầy Tịnh độ tiên phong tu tập chứng đắc làm niềm tin, khích lệ cho tất cả chúng sanh đồng phát tâm tu tập, đồng được vãng sanh. Tổ Tuệ Viễn được xem là sơ tổ của Tông Tịnh độ. Người đã vì sự giải thoát an lành cho chúng sanh mà lập nên nhiều phương tiện. Lô sơn là một minh chứng, đã ghi dấu cho một bậc Tổ đức đã vì chúng sanh mà từ một viễn cảnh Tịnh độ, Ngài đã hình thành nên mọât Tịnh độ hiện thực nơi chùa Đông lâm, tứ chúng đông không tả xiết đã qui kết trong tinh thần tịnh tu của bạch liên xã.
Từ đó chúng ta nhận thấy nhân duyên Tịnh độ với chúng sanh đời Mạt Pháp thật vô cùng lớn. Xin đừng vội nghe nghững lời bàn phiếm của thiên hạ về Tịnh độ hoặc sự chỉ trích bôi nhọ của một số người nông nổi, rồi đâm ra hoang mang nghi ngờ.
Những biện minh về thật hư của Tịnh độ nhằm xác định cho cõi Tịnh độ phương Tây trang nghiêm thanh tịnh vào bậc nhất trong mười phuơng. Học thuyết về “duy tâm tịnh độ” là một Tịnh độ triết lý, mặc dù nó là tinh hoa chuyển tải ý nghĩa thực dụng trong đạo Phật nhưng không thể khế hợp với đa dạng căn tánh chúng sanh, làm cho người bình dân phải ngán ngẫm cho đường lối hành trì đơn độc đi vào biển tâm mênh mang sâu thẳm không chỗ nương nhờ. Đó là một vách ngăn lớn, làm hụt hẫng cho những người bước chân vào cửa thiền muốn tìm một nơi nương tựa trên lộ trình giải thoát. Cho nên Tịnh độ tín ngưỡng, mặc dù là pháp môn phương tiện, nhưng đó là phương tiện thù thắng trong tất cả mọi phương tiện, nhằm đưa mọi chúng sanh đều có thể tiếp cận được với con đường giải thoát hầu đem lại lợi ích cho mình và tha nhân.
Trích Ý Nghĩa Vía Phật Và Bồ Tát Trong Năm
Thích Phước Tiến
nam mô a di đà phật
Nam mô bổn sư thích ca mâu ni phật
Nam mô A Di Đà Phật
Cảm ơn tác giả đã phân tích một bài giảng rất hay. Đọc xong cảm thấy rất vui và hi vọng cho mình cũng như tất cả chúng sanh.
Mong tất cả đều tin và phát tâm tu tập theo pháp môn tịnh độ để sau này được vãng sanh Tây Phương Cực lạc.
A Đi Đà Phật
Tịnh độ là có thật ! Các phật tử thuần thành hãy tín ,nguyện ,hạnh ăn chay trường và đi đứng nằm ngồi niệm phật ai ăn nấy no ai tu nấy chứng như người uống nước nóng lạnh tự biết không phải hỏi ai! Adidaphat ! Phật pháp nhiệm màu không thể nghĩ bàn !
Phật pháp rộng sâu rất nhiệm mầu
Trăm ngàn muôn kiếp khó tìm cầu
Nay con nghe thấy chuyên trì tụng
Nguyện tỏ Như Lai nghĩa nhiệm màu
NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT.
Tây Phương Cực Lạc là cõi có thật do đức phật A Di Đà làm giáo chủ ^^~ người phàm bị u minh che mờ làm sao có thể lý giải đc hết trí tuệ cao siêu của bậc giác ngộ như Phật ^^~ Tin tưởng tuyệt đối vào Phật không uổng kiếp người đâu ^^~
Ở Châu Âu có Thiên đuờng, ở Châu Á thì có Tây Phương Cực Lạc, không biết 2 cõi này có phải là một không vậy? được về đó chơi chắc sướng lắm! Không biết nên chọn cõi nào đây??
Thiên đường cũng chỉ là cõi trời còn có luân hồi, Tây Phương Cực Lạc thì thoát khỏi vòng luân hồi tự tại đi lại giữa sinh tử
Thiên đường không thuộc về đạo Phật, đó thuộc về Thiên Chúa Giáo nơi có Chúa. Đức Phật mới ở Tây Phương Cực Lạc. A Di Đà Phật!
Theo mình hiểu thì chữ “Thiên đường” là danh từ Hán Việt, dịch ra thuần tiếng Việt có nghĩa là ” nơi ở trên Trời, nước Trời, cõi Trời…v.v.” (chữ “đường” này có hàm ý là “nơi ở sang trọng, lịch lãm” như trong chữ “Cao đường, Tổ đường, Từ đường, Trai đường…). Có điều là người trong đạo Phật quen dùng chữ “cõi Trời” chứ ít dùng chữ “Thiên đường” thôi!
“Cõi Trời” trong đạo Phật là danh từ chung để chỉ cho 28 cõi trời riêng biệt ( gồm 6 cõi trời Dục giới, 18 cõi trời Sắc giới, và 4 cõi trời Vô Sắc giới). Theo Hòa thượng Thánh Nghiêm trong “Phật Giáo Chánh Tín” thì cõi trời của Lão giáo Trung Hoa và cõi trời cua Hồi giáo (Islam) tương đương với cõi trời Đạo Lợi(nói cách khác, Ngọc Hoàng Thượng Đế của Lão giáo và Thánh Ahlah của Hồi giáo chẵng khác mấy với vua trời Đế Thích), Thượng đế của Thiên chúa giáo tương đương với vua trời Phạm thiên và Thượng đế của Ấn Độ giáo thì tương đương với vua trời cõi Tự Tại Thiên trong đạo Phật.
Nam mô A Di đà Phật!
Cho con xin hỏi: Nếu 2 vợ chồng hoặc gia đình cùng tu và được sinh cỏi tây phương thì sau khi về đó có được gặp lại nhau hoặc sống cùng bên nhau để tiếp tục tu học thành Phật không ah!? Con xin chân thành cảm ơn! [email protected]
Câu trả lời: Tất nhiên là được đoàn viên rồi, cả gia đình được sanh về Tây phương thì còn gì hơn…Khi đó ở cùng chung 1 nơi, cùng là học trò của A Di Đà Phật, cùng học tập Phật pháp và tiến tu cho đến khi thành Phật, ko còn đau khổ do cảnh chia lìa quyến thuộc người thân vì sanh tử nữa, cũng ko còn giận hờn cạnh khóe với nhau. Tất cả chỉ có niềm vui thuần tịnh, thuần thiện – nên cõi nước kia gọi là Cực Lạc.
A Di Đà Phật.
Nam mô a di đà phật, trong một gia đình có một người biết tu tâm dưỡng tình học theo giáo lí của mười phương chư phật là một nhân duyên lành rồi,Vậy mà gia đình bạn được cả hai cùng tu còn hạnh phúc nào bằng, hai vợ chồng hãy tinh tấn tu tập để hiện tại được an lạc vị lai được giải thoát, nguyện cầu mười phương chư phật thùy từ gia hộ cho gia đình phật tử an lạc, tật bệnh tiêu trừ oan gia báo chứng tiêu tan tội tiêu phước sinh về Tây phương cực lạc tiếp tục tu hành thành đạo quả trở lại ta Bà độ chúng sinh, hy vọng ở tây Phương 2 vợ chồng là những người bạn đồng tu đồng Bồ tát, thật ngưỡng mộ vợ chồng bạn A Di đà phật
Nghe vậy chúng con mừng lắm và chỉ cầu mong làm việc thiện và tu phật a di đà.Và cầu mong đó là sự thật và chúng con sẽ cùng nhau thực hiện được. A Di Đà Phật,con xin chân thành cảm ơn
Thế cho con hỏi là . Ở kiếp này làm việc thiện kiếp sau đầu thai đc ăn xung , mặc sướng . Thế tại sao người kiếp này làm việc thiện k đc lên trời luôn ạ ,mà lại còn đầu thai làm j nữa ạ ?? Con thấy mâu thuẫn quá ???
Bạn Cường thân mến,
Theo mình hiểu thì được tái sanh làm Người rất là khó, được đức Phật ví như “đất dính trong móng tay so với đất trong đại địa” (chúng sanh KHÔNG được tái sanh làm Người nhiều như đất trên Quả Địa Cầu). Cho nên kiếp sau được tái sanh làm Người ăn xung, mặc sướng là may mắn lắm rồi đó bạn!(đương nhiên kiếp này là phải hành trì Ngũ Giới!).
Còn muốn kiếp sau được tái sanh lên cõi Trời (có 28 cõi) thì ngoài hành trì Ngũ Giới bạn phải tiến thêm một bước nữa là tu Thập Thiện Ngiệp. Mình xin trích một đoạn giảng về Thập Thiện Nghiệp trong Thư Viện Hoa Sen (http://www.thuvienhoasen.org/a10724/thap-thien-nghiep-dao-trong-doi-song-tai-gia)đẻ bạn tham khảo nhé!:
“…
Thiên thừa: Con đường sanh lên cỏi trời nếu người đó thực hiện mười pháp thiện (thập thiện) gọi thông thường là Thập thiện nghiệp đạo được chia làm 2 phần:tiêu cực và tích cực.
Mười điều lành tiêu cực: Chúng ta chỉ dừng lại ở phần làm hay nói cách khác không tạo nghiệp ác, dựa trên tam nghiệp(ba nghiệp: Thân nghiệp có 3 ( sát, đạo, dâm), khẩu nghiệp có 4 ( không nói dối, không nói ly gián, không nói thêu dệt, không nói ác khẩu) và ý nghiệp có 3 (Không tham lam, không nóng giận và không tà kiến hay còn gọi là không si mê) .
uMười diều lành tích cực: Chúng ta bước lên một bước tích cực hơn là đem thập thiệp đi vào đời sống, biến tinh thần thập thiện bằng hành động cụ thể:
§ Về thân: Không giết hại chúng sanh mà phải lòng từ ra cứu vớt chúng sanh, không gian tham trộm cắp còn biết đem tài sản vật chất ra bố thí giúp đở mọi người, không tà dâm mà còn trinh bạch thủy chung. Chuyển hoá những hành động xấu phát xuất từ thân trở thành những hành động đẹp, có ích cho người cho mình. Chính hành động chuyển hoá nầy tích cực góp phần làm cho Thân được thanh tịnh ngay trong đời sống hiện tại
§Về miệng: Không nói dối mà phải biết nói lời chân thật, không nói ly gián(lưỡng thiệt) mà phải biết nói gây được hoà thuận với mọi người, không nói thêu dệt mà phải biết nói đúng lẽ thực và đúng lẽ phải, không nói ác mà phải biết nói nhã nhặn ôn hòa.
§ Về Ý : Không tham lam mà phải biết khởi lòng từ bi đối với mọi người; không sân hận mà còn phải biết nhẩn nhục, không tà kiến mà phải biết chánh kiến.
Kết qủa của pháp tu thập thiện là hành giả sau khi thân hoại mạng chung được sanh về cỏi trời…”.
Chúc bạn luôn tinh tấn!
Nam Mô A Di Đà Phật!
bài này vẫn chưa thuyết phục, đọc thì hay nhưng chưa minh chứng được điều gì, vẫn là lý luận. người ta lý luận để phủ định cõi tịnh độ còn mình thì lý luận để khẳng định, hai cái luận này cái nào đúng? phải đưa ra được thật chứng như; đây là thật, đây là minh chứng về cõi thật, đây là điều không thể phủ định.
Mô Phật
Bạn Phượng,
Học Phật pháp phải dùng tâm thanh tịnh để quán chiếu chứ chẳng thể dùng vọng tâm. Tạo sao? Vì vọng tâm là tâm phân biệt, chấp trước khởi lên khi thấy người, tiếp vật, vì thế nó luôn có đúng-sai, tà-chánh, cao thấp, có lý-phi lý…
Phật nói: “Các thầy Tỳ-Kheo phải biết giáo pháp của ta cũng như chiếc đò, đưa người qua sông, các ông không nên trụ chấp nơi giáo pháp. Chánh pháp còn không nên trụ chấp huống chi là phi pháp”.
Pháp môn Tịnh Độ là chiếc đò lớn có thể đưa bạn qua sông, đến bờ giải thoát. Nay bạn không tin và cho đó chẳng thật, âu cũng là cái duyên của bạn với pháp này chưa thành tựu. Chẳng cứ riêng bạn không tin mà ngay cả chư Bồ tát, nhiều vị cũng chẳng tin nổi. Điều này trong Kinh Vô Lượng Thọ Phật Thích Ca đã nói.
TĐ hy vọng bạn sẽ không tiếp tục đứng ngắm mọi người qua sông, để rồi làm bạn với cơn lốc vô thường…
TĐ
Không biết bạn đã xem qua các gương vãng sanh chưa? Nếu chưa thì bạn vào đây xem bạn nhé.
https://www.google.com/?gws_rd=ssl#q=%22G%C6%B0%C6%A1ng+v%C3%A3ng+sanh%22
Người vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc nhiều vô số kể. Cho nên nếu nói cõi Tây Phương Cực Lạc không có thật thì hơi khó tin.
Cõi Tây Phương Cực Lạc là có thật vì Phật Thích Ca đã nói đến ít nhất là trong 28 bộ kinh:
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2013/07/phat-thich-ca-giang-ve-tinh-do-phap-mon-trong-28-bo-kinh/
https://www.google.com/?gws_rd=ssl#q=site:duongvecoitinh.com+t%C3%A2y+ph%C6%B0%C6%A1ng+c%E1%BB%B1c+l%E1%BA%A1c
Bạn không tin chỗ nào có thể nói ra để mọi người chia sẻ cùng bạn không. Tôi trước đây chưa bao giờ nghĩ mình sẽ học Phật, chưa bao giờ ăn chay và cũng không hiểu gì về Phật pháp. Và giờ thì trong lòng tôi luôn luôn có Phật pháp, càng học càng cảm thấy dường như mình đã theo học Phật từ vô thuỷ rồi. Giáo lý của Phật phải thật tin thật tu thì mới cảm nhận được những điều vi diệu.
Nam mô a di đà phật
Em không biết nhiều về phật pháp nên cho em hỏi liệu có vị tiên nào dẫn đường cho linh hổn người chết đến miền tây phương hay xuống địa ngục không ạ?
Chào bạn Hải Yến,
Nghiệp lực, và nguyện lực dẫn thức của người ta đi tái sanh, hoặc vào các cảnh giới trong lục đạo luân hồi, hoặc vào các cõi Tịnh Độ. Lúc đó tuỳ theo thức của mỗi người mà có thể “thấy” có ai đó “dẫn” họ đi. Bạn đã biết đến đức Phật A Di Đà, hãy gắng niệm Phật cầu vãng sanh về Cực lạc nhé.
Chúc bạn tinh tấn tu học theo đúng chánh pháp Phật dạy.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Mình hoàn toàn tin vào phật A Di Đà cũng như hoàn toàn tin vào phật Thích Ca Mầu Ni và mình cũng hoàn toàn tin vào thế giới tây phương cực lạc là có thật là vĩnh viễn là vô lượng thọ cũng như hoàn toàn tin rằng cõi trần gian này chỉ là giả tạm mà thôi.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mầu Ni Phật.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Quan Thế Âm Bồ Tát.
Nam Mô Tây Phương thế giới cực lạc.
Nam mô a di Đà Phật .
Con có lời thắc mắc tuy ngây ngô nhưng có lẽ quan trọng với nhiều người mong được giải đáp ạ.
1 . Nếu hai vợ chồng đều tu và được về cõi Tây phương cực lạc. Vậy khi về đó họ có thể gặp được nhau sống hạnh phúc với nhau, nhưng tình yêu liệu có tồn tại trong cõi cực lạc không ạ. Vì con thấy mọi người đi tu đều phải sắc sắc không không mà ?
2. Con thắc mắc nếu về Tây phương cực lạc có nghĩa là thoát khỏi luân hồi, nếu một ngày nào đó tất cả các Linh hồn đều được giác ngộ được về với cõi Tây phương cực lạc, có phải như thế có nghĩa không còn Linh hồn đi đầu thai nữa, vậy thế giới ta đang sống đây sẽ ko có sự sinh ra phải không ạ. Vậy không có đầu thai thì không có sinh ra, không sinh ra thì không có con cháu nối dõi, không con cháu nối dõi thì không ai thờ cúng tổ tiên, thần Linh, những người đã mất. Vậy khi về cực lạc rồi không cần con cháu phải phục vụ thờ cúng ạ.
3. Vậy sự sinh ra có Cần thiết nữa không ạ, vì con người sinh ra đều muốn thoát khỏi luận hồi đau khổ.
Chào bạn Hiếu
* Tại sao lại nghĩ là khi về cõi cực lạc lại không đuợc gặp nhau nữa có chứ. Theo mình thì không cần suy nghĩ đến tình yeu làm gì cả cứ tập trung tu hành là tốt. Chủ yếu là lúc đó còn muốn làm vợ chồng không thôi
*Đúng vậy khi các linh hồn đã giác ngộ rồi thì ắt sẽ được sanh về tây phương. Mà sanh về đó ròi thì làm gì có bất sanh bất diệt. Khi sanh hết về đó rồi thì còn gì các cảnh giới khác nữa. Sinh về hết rồi thì cần gì mà thờ cúng tổ tiên làm gì,…
*Tất cả chúng sanh sanh về cõi đó thì làm gì còn sanh diệt ở đâu nữa.
Trên đây chia sẻ với bạn vậy thôi. Chúc hai người tinh tấn như vũ bão, sớm sanh về cõi tịnh độ. Hãy niệm a di đà phật
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Đỗ Phương Hiếu,
1. Nếu hai vợ chồng đều tu và được về cõi Tây phương cực lạc. Vậy khi về đó họ có thể gặp được nhau sống hạnh phúc với nhau, nhưng tình yêu liệu có tồn tại trong cõi cực lạc không ạ. Vì con thấy mọi người đi tu đều phải sắc sắc không không mà?
*Sao gọi là TỊNH ĐỘ? Là cõi thanh tịnh, chẳng nhơ. Thanh tịnh, chẳng nhơ là gì? là không còn:
– Thất tình: mừng, giận, thương, ghét, buồn, vui, muốn.
– Lục dục: Sắc dục: ham muốn nhìn thấy sắc đẹp; Thinh dục: ham muốn nghe âm thanh êm tai; Hương dục: ham muốn ngữi mùi thơm dễ chịu; Vị dục: ham muốn món ăn ngon miệng; Xúc dục: ham muốn xác thân sung sướng; Pháp dục: ham muốn ý nghĩ được thỏa mãn.
Một cõi đã như vậy thì làm gì còn có tình yêu đôi lứa nữa mà bạn còn vọng tưởng? Điều thứ nữa đó vì là cõi thuần tịnh nên không thể có nữ giới được, do vậy tình yêu lúc này đã chuyển hoá thành tình đồng đạo.
*Theo bạn “Sắc sắc không không” là gì vậy?
2. Con thắc mắc nếu về Tây phương cực lạc có nghĩa là thoát khỏi luân hồi, nếu một ngày nào đó tất cả các Linh hồn đều được giác ngộ được về với cõi Tây phương cực lạc, có phải như thế có nghĩa không còn Linh hồn đi đầu thai nữa, vậy thế giới ta đang sống đây sẽ ko có sự sinh ra phải không ạ. Vậy không có đầu thai thì không có sinh ra, không sinh ra thì không có con cháu nối dõi, không con cháu nối dõi thì không ai thờ cúng tổ tiên, thần Linh, những người đã mất. Vậy khi về cực lạc rồi không cần con cháu phải phục vụ thờ cúng ạ.
*Việc cho rằng một ngày nào đó tất cả các linh hồn đều được sanh về TỊNH ĐỘ là điều vốn chẳng thể, bởi nghiệp lực của chúng sanh là vô cùng tận, vì vậy sanh tử luân hồi cũng là vô cùng tận, do vậy việc bạn lo thế giới này không còn có linh hồn đầu thai nữa thì sẽ không còn sự sống là điều cũng chẳng bao giờ xảy ra, bởi thế giới nào còn có thất tình, lục dục như nói trên tất thế giới đó sẽ còn có sanh tử luân hồi không ngưng nghỉ. Nếu đọc kỹ Kinh Địa Tạng Bổn Nguyện bạn sẽ thấy rõ khi Đức Phật Thích Ca giao phó cho Địa Tạng Bồ Tát phải hoá độ chúng sanh cho tới khi Phật Di Lặc ra đời. Từ nay tới ngày đức Di Lặc ra đời còn bao xa nữa? Xa vô cùng tận… Do vậy việc bạn âu lo sẽ không có người nối dòng, không có người thờ cúng… đây chính là tâm sanh tử luân hồi. Bạn phải thận trọng, bởi nếu ngay lúc này bạn không ý thức thật rõ về con đường sanh-tử của bản thân, chắc chắn sẽ huân tập những ý niệm bất tịnh này sẽ là những chủng tử để tiếp dẫn bạn đi vào con đường sanh tử luân hồi khi cận tử nghiệp ập tới.
3. Vậy sự sinh ra có Cần thiết nữa không ạ, vì con người sinh ra đều muốn thoát khỏi luận hồi đau khổ.
*Đã có sanh, ắt có tử, có tử, ắt có sanh. Đó là vòng luân hồi luẩn quẩn không ngưng nghỉ của cõi Ta bà này. Nếu ngày hôm nay bạn có thể giác ngộ: quyết một lòng vĩnh ly sanh tử thì bạn phải tự chọn cho mình con đường thật đúng đắn và rành mạch: lấy gì để vĩnh ly sanh tử? Khi tâm đoạn sanh tử của bạn giống như kim cang bất hoại, nghĩa là chỉ có tiến, không có lui, tất bạn đã tự giúp mình thoát ra khỏi cái vòng sanh tử luân hồi rồi; ngược lại, nếu tâm bạn còn lo việc con cái nỗi dõi tổ tông, còn lo việc ai sẽ thờ tự khi mình chết…đồng nghĩa bạn còn vương vấn với cõi dục giới này.
*Không phải ai sinh ra cũng đều muốn thoát khỏi luân hồi đau khổ cả đâu, nếu thế thì thế giới Ta Bà này đã hoại diệt lâu rồi. Cũng vì thế Phật mới gọi cõi này là cõi kham nhẫn. Nghĩa là cõi mà chúng sanh ham vui sống trong sự đau khổ, nói khác đi là lấy khổ làm vui đó bạn.
Chúc bạn luôn tỉnh giác để tu học.
TN
Vâng con cảm ơn. Con tin vào Phật và con tin việc Phật sinh ra từ tình yêu, người vì tình yêu với vạn vật mới tìm đường cứu chúng sinh thoát khỏi luân hồi đau khổ. Tình yêu nói chung với thân sinh phụ mẫu , tình vợ chồng, với tất cả chúng sinh. Con mong rằng ở Tây phương cực lạc tinh yêu đó vẫn tồn tại.
Con muốn thắc mắc với thầy Thiện Nhân, thầy cảm nhận : nếu một ngày nào đó người dược đến Tây phương cực lạc, mà người thân củ người không thể đến được nơi đó. Thì liệu cảm xúc đau lòng có không ạ. Hay theo thầy đã ở đó rồi thì không có cảm xúc gì ạ,
Con xin cảm ơn những cau trả lời nhiệt tình của mọi người.
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Đỗ Phương Hiếu,
Về Tịnh Độ là chúng ta được câu hội cùng chư Thượng Thiện Nhân gồm Phật A Di Đà, Bồ Tát Quán Âm, Đại Thế Chí, Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát, Phổ Hiền Bồ Tát…tất cả chư Phật và chư Bồ tát đều câu hội nơi đây. Tâm của Phật và Bồ tát đều là tâm đại từ, đại bi, đại hỉ, đại xả. Do vậy chúng ta về đó cũng đồng một tâm từ như các Ngài. Cảm xúc yêu-ghét-buồn-thương…chắc chắn là không còn, mà lúc đó nhìn thấy chúng sanh mười phương đang sống trong khổ nạn đều khởi một lòng từ như nhau, nghĩa là không còn có sự phân biệt kẻ thân, người sơ nữa, bởi nếu còn có thân-sơ ắt chẳng thể là Bồ tát, chưa nói tới Phật.
Việc nhìn thấy thân quyến còn đang sống trôi lăn dưới cõi Ta bà này chúng ta có khởi lòng đau xót không? như TN đã nói trên: đau nhưng không phải nỗi đau của thế tục, mà là nỗi đau khởi từ tấm lòng đại từ-bi-hỉ-xả.
*Muốn độ chúng sanh vốn phải tuỳ duyên, người mà vô duyên với Phật pháp thì Phật cũng chẳng cứu nổi, nói gì chúng ta? Do vậy, khi tu học chúng ta phải nhận biết được điều này, để khi có người thân, kẻ quen – những người còn tham ưa, đắm nhiễm sống trong vòng dục giới: tài, sắc, danh, ăn uống, ngủ nghỉ, tham, sân, si…dẫu chúng ta có muốn độ họ cũng chẳng thể. Đơn giản là: tâm Phật của họ bị cấu nhiễm nặng, vì thế nhân duyên với Phật pháp hầu như chẳng thể khởi. Người như thế đừng nên đụng vào họ, trái lại phải để vô thường dạy họ, may ra họ mới chịu bừng tỉnh. Ngoài đời gọi những người này là dạng: chưa thấy quan tài chưa đổ lệ. Nhìn họ, thấy đau lòng mà không giúp được, không cứu được.
Phải chờ nhân duyên hội đủ thôi.
TN
Vâng con cảm ơn thầy Thiện Nhân, đã giảng giải rất nhiệt tình ạ.
Muốn vãng sanh Cực Lạc dễ mà không dễ chút nào, vì người nào muốn được Phật DDi Đà rước thì phải nhất tâm niệm Danh hiệu ngài trong vòng ít nhất từ 1 ngày cho đến baỷ ngày không loạn động thì mới được
nam mô bổn sư thích ca mâu ni phật.
nam mô tây phương cực lạc thế giới đại từ bi a di đà phật
nam mô cứu khổ cứu nạn quan thế âm bồ tát
Nam mô a di đà phật.
Thưa thầy có những vong linh bay tìm thuyền và tìm vé lên thuyền. Thầy cho con hỏi đấy có phải là thuyền bát nhã không ạ?
A Di Đà Phật
Bạn Nhi thân mến,
Câu hỏi của bạn không được rõ nghĩa nên thật khó chia sẻ với bạn được chính xác. Tuy nhiên TĐ xin được mạo muội chia sẻ đôi lời:
1. Thuyền Bát Nhã là biểu tượng cho sự giác ngộ và giải thoát, vì thế khi chúng sanh nào hướng đến sự giác ngộ và nhất tâm tinh tấn, dũng mãnh tu học, tất sẽ có ngày được giải thoát. Nhưng nếu chúng sanh đó, giả sử như chúng ta, tìm đến đạo Phật, nhưng chỉ là để cho vui, đọc học kinh pháp, niệm Phật, trì chú, toạ thiền… cũng là để cho vui, cho mọi người biết mình cũng quan tâm đến đạo Phật và cũng có hiểu biết về đạo Phật thì cũng chỉ là kết duyên với đạo Phật chứ chẳng thể giác ngộ và giải thoát. Điều này tương ưng như các vong linh mà bạn nói, nếu họ thực giác ngộ, hiểu được đời là bể khổ, là vô thường, nhất tâm buông bỏ vạn duyên cầu sanh Tịnh Độ, nhất quyết, trong vòng một niệm họ sẽ được lên thuyền Bát Nhã, nhưng nếu họ còn quá mê luyến thân xác, cuộc sống duyên trần, thì việc muốn lên thuyền bát nhã là điều chẳng thể.
2. Phật pháp là tuỳ duyên. Hữu duyên với ai thì độ người đấy. Tuyệt nhiên chẳng nên cưỡng cầu, quá hướng tâm vào những chúng sanh vô hình, đặc biệt khi tâm chưa định, việc quá truy cầu và hướng tâm đến những chúng sanh này sẽ rất dễ bị họ lung lạc và lôi kéo mình đi vào ma đạo. Đây là điều khi tu học người sơ phát tâm như chúng ta phải thường quán chiếu và cảnh giác, bằng không độ mình chưa xong, nhưng đã bị các chúng sanh vô hình độ mình mất rồi.
Mong bạn phát tâm thanh tịnh tinh tấn tu đạo.
TĐ
Nam mô A Di Đà Phật.
Xin cảm ơn những bài viết nói về Tịnh Độ và các bài phúc đáp những câu hỏi để tăng thêm tín hạnh nguyện cho hành giả Tịnh Độ.
Kính chúc quý đạo hữu đồng học Phật tin tấn, an lạc, khoẻ mạnh.
Nam mô A Di Đà Phật.
Con co điều không hiểu, cho con xin hoi khi Đức Phật Thích Ca Như Lai nhập niết bàn rồi có về cõi Tây Phương Cực Lạc không?
Con xin cám on.
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Trang Hữu Hạnh,
Phật là không còn sanh-diệt. Nếu còn sanh-diệt thì đó không gọi là Phật. Vì thế, Phật “nhập niết bàn” là nói theo ngôn ngữ của thế gian, chứ thực thế, thân xác các Ngài xả chỉ là vì hạnh nguyện độ thế gian mà các Ngài hoá hiện, còn pháp thân Phật thì vĩnh viễn không có sanh-diệt. Do vậy các Ngài không có về cõi nào hết, mà vẫn luôn thị hiện, ứng hoá dưới mọi hình thức, thân, thế để tiếp tục độ sanh, chỉ có điều chúng ta là phàm phu, tâm đầy phiền não nên không nhận biết ra được thôi.
Bạn ráng phát tâm tu học tinh tấn để sanh về Tịnh Độ, lúc đó muốn biết Phật Thích Ca đang ở phương nào chỉ là chuyện một niệm.
Chúc thường tinh tấn.
TN
Cõi Nước An Lạc là có thật. Cõi An Lạc cũng gọi là cõi Tịnh Lưu Ly. A di đà Phật.
Xin cho con hỏi một điều ạ!
Chuyện là thế này: Bố con sinh năm 1938, mất ngày 30/04/2017. Nhà con có anh rể sn 1963 tu tại gia được vài năm nên trước khi ông mất anh cũng nói với mọi người là không được khóc và niệm A Di Đà Phật và cho ông nghe đài niệm hồng danh Đức Phật được một ngày thì ông mất. Trợ niệm 12 tiếng thì nhập quan, không ai đươc khóc.Ngày nào cũng tụng kinh cho ông từ 19h30 đến 9h(Kinh A DI Đà), đến tối ngày thứ 47 có bo chị em con tụng kinh cho Bố, từ 11h20p thì đến 11h25p Bố nhập vào chị sn năm 1980. Lúc đầu chị chỉ cười và con nói với em trai là gọi anh rể đến(vì tối nào anh cũng chủ trì buổi lễ tụng Kinh cho Bố). Anh sang và chấp tay”A Di Đà Phật” lúc đó Bố cũng nói”A Di Đà Phật”. Anh có hỏi Bố là Bố được về cõi nào thì ông bảo”Con biết Bố đấy, con nhìn thấy Bố rồi đấy, Bố như thế này này”(rồi ông giơ tay lên qua đầuvẽ hình tròn xoay rồi chỉ thẳng lên trời)(Trước khi ông về mấy ngày trước anh rể tụng Kinh có nhìn thấy búp sen màu đỏ rất đẹp bay từ từ ở ban thờ lên 2 lần và biến mất)….Ông hiện về 3 tiếng và nói rất nhiều,ông bảo”Tất cả là Duyên, Phước và nhờ Tâm của các con””Bố Phước rất lớn mới được nhu thế này, Bố rất hạnh phúc, sung sướng” ông nói ông độ cho tất cả các chúng sinh nhưng chỉ độ cho người mất không độ được cho người còn sống,ông còn bảo tất cả do Nghiệp và Duyên vì muốn họ đi mà họ không chịu đi thì cũng không làm gì được…xoay quanh từ khi ông về đến khi ông đi, ông luôn nói Nghiệp, Tâm, Phước, Duyên…và rất nhân từ thương cả con cá ngày xưa ông hay đi câu đến con muỗi đốt ông cũng bảo chỉ đuổi nó đi thôi…Con có hỏi ông là” Bố ơi chúng con cúng cơm hàng ngày Bố có ăn được không?”, ông cười bảo”ăn làm sao được”, thế là chị sn75(nhà con 8 chị em,7gái,1trai)hỏi ông”Bố ăn trong tỉnh thức xong rồi kinh hành từng bước thảnh thơi phải không Bố” thì ông mỉm cười rồi gật đầu…Các chị con cũng hỏi Bố cho em Huế(sn78) biết Bố thác sinh cõi nào. Ông cười nói”làm sao mà nó biết được,, nhưng nó(chỉ vào anh rể(sn63)nó biết Bố đấy, nó nhìn thấy Bố rồi đấy, sau này nó cũng giống như Bố”.Rồi ông lại giơ tay quá đầu rồi vẽ vòng xoay tròn và giơ tay thẳng lên trời..”Bố chỉ về duy nhất một lần này để dặn dò các con thôi, sau 49 ngày Bố không có ở đây(ý là ở nhà) nữa đâu, Bố con mình chỉ là người xa lạ, người dưng, Bố độ cho tất cả chúng sinh”…Ông nói rất nhiều, rất tuyệt vời..Chúng con dặn Bố” Bố nhớ niệm A Di Đà Phật,và nguyện vãng sinh Tây Phương Cực Lạc nhé” thì ông gật đầu.Trước khi Bố đi, Bố còn khoanh chân lại niệm hồng danh Đức Phật A DI Đà.Các chị con nghĩ chắc chắn Bố được sinh về cõi lành nhưng về cõi nào thì không biết. Nhưng sau 50 ngày của Bố mấy chị em vẫn bảo là 90% Bố được về Tây Phương Cực Lạc . Xin các bậc Cao Tăng cho con hỏi, liệu Bố con có được vãng sinh Tây Phương Cực Lạc không?sdt của con ạ:0985323765. Con xin cảm ơn!
Dạ con xin đính chính lại là Bố con nhập vào chị gái sn1980 từ 23h20p đến 2h14p sáng ngày hôm sau thì Bố con đi ạ( Bố con chấp tay niệm A Di Đà Phật và đứng dậy đi ra cửa nhà(vẫn chấp tay) ngước mặt nhìn lên trời rồi dang hai tay(như con chim sải cánh) 2 lần rồi ông ra khỏi người chi gái(lúc này mặt chị gái vẫn rất tươi tỉnh và con có hỏi”Chị Huề hay Bố đấy”, ” chị mà”,”thế Bố nhập vào chị có biết không”, “lúc Bố mới nhập chị có biết”,”chị có nhứ gì không”, “chị không nhớ gì”, “chị có đau, nhức, mỏi ở đâu không”, “chị không đau đâu cả”. Đến hai hôm sau hỏi chị thì chị bảo” Chị cũng nhớ được gần hết lời của Bố”.
Gần đây, có nhiều vị lên thuyết giảng cho rằng kinh A Di Đà không phải của Phật nói, mà do người sau tự đặt ra. Tôi khẳng định rằng nói như thế là sai lời Phật, hay còn gọi là ma nói. Mấy huynh đệ có trách nhiệm phải dẫn dắt mọi người đi đúng hướng, đúng đường lối như Phật đã dạy, không nên tự theo ý riêng của mình.
Khi tôi dịch các kinh điển Đại thừa nhận thấy đều có nói đến cõi nước Cực Lạc của đức Phật A Di Đà. Như trong kinh Hoa Nghiêm, ngay cả các vị đại Bồ tát còn phát nguyện vãng sanh Tịnh độ. Bởi vì cảnh duyên ở cõi đó đâu có nơi nào sánh bằng. Vậy nên tôi khuyên tất cả các huynh đệ ai nấy cũng đều chuyên tâm niệm Phật, tinh tấn tu hành.
Người niệm Phật hiện tại tâm chuyên chú theo nơi danh hiệu Phật, thì không nghĩ nhớ về quá khứ, không nghĩ nhớ về tương lai, an trụ nơi một câu A Di Đà Phật. Như vậy là đang tập định, tâm sẽ bớt dần phiền não vọng tưởng, ngoại cảnh không chi phối được. Tức là không khác với pháp tu Thiền. Chỉ có khác ở chỗ, người tu niệm Phật đã hết sức tinh tấn tu hành, nhưng cái chết chợt đến thì nương vào sức Tín, Nguyện, Hạnh lúc bình thường huân tập và sức mạnh đại nguyện tiếp dẫn của đức Phật A Di Đà vãng sanh Cực Lạc. Hễ một khi vãng sanh thì chấm dứt sanh tử luân hồi, tiến thẳng đến quả vị Phật.
Cố lão hòa thượng Thích Trí Tịnh
Con tin có phật, là phật ở trong tam những ai,tin phật.như có nhiều người? Con là Tây phương ở dâu.con chưa dõ.n lên con chưa chả lời.kính mong thiền sư.giải đáp dúp con.xin cảm ơn,,,
Hình như tấm hình trên là tượng sáp của cố đại lão hòa thượng Thích Trí Tịnh phải hông các huynh đệ tỷ muội? A Di Đà Phật.
Thắp Nén Hương Lòng Cho Cố Hòa Thượng Thích Trí Tịnh
THẾ GIỚI TÂY PHƯƠNG CỰC LẠC LÀ CHÂN THẬT
Kinh A Di Đà Đức Phật dạy rằng: “Xá-Lợi-Phất! Chẳng có thể dùng chút ít thiện căn phước đức nhơn duyên mà được sanh về cõi đó.”
Hòa Thượng Thích Thiền Tâm khai thị rằng:
Người muốn học Phật không nên đem trí phàm phu mà suy lường cảnh thánh. Đừng nói đâu xa, ngay ở Việt Nam ta, khi cụ Phan Thanh Giản đi sứ sang Pháp trở về thuật lại, nói bên ấy đèn không đốt mà cháy, xe thuyền không ngựa kéo người bơi mà tự chạy. Cụ có vịnh hai câu thi:
Bá ban xảo kế tề thiên địa.
Duy hữu tử sanh tạo hóa quyền!
Hai câu này ngụ ý khen người Pháp trăm việc hay khéo sánh bằng trời đất, duy có sự sống chết là còn thuộc quyền tạo hóa định đoạt mà thôi! Vua Tự Đức và triều thần nghe nói thế đều không tin. Đến như ông Nguyễn Tri Phương là chỗ bạn thân, cũng mĩm cười cho là cụ Phan đi xa về nói khoác. Thử hỏi: – Vua Tự Đức cùng triều thần đều tự nhận mình là người học thức, cho sự việc đó tai không nghe, mắt không thấy, vượt quá sức tưởng tượng, nên không tin. Nhưng các điều ấy quả thật không có chăng? Lấy một việc nhỏ này suy ra, ta thấy nếu đem những định kiến theo tai nghe mắt thấy và sự tưởng nghĩ phàm thường mà đo lường cảnh thánh đều thành sai lạc.
Hơn nữa, nếu không có Phật A Di Đà tiếp dẫn, tại sao nhiều người (từ ngàn xưa cho tới tận hôm nay) niệm Phật khi sắp chết biết trước ngày giờ, thấy các cảnh tướng Tây Phương, cùng Phật, Bồ Tát hiện thân đón rước? Nếu cõi Cực Lạc là hư huyền, tại sao có những vị tu Tịnh Độ trong lúc hiện tiền bỗng được tâm khai thấy rõ ràng cảnh Tây Phương trang nghiêm y như lời Phật nói? Đệ tử của Phật hay người muốn học Phật mà không lấy lời Phật dạy trong kinh làm mực thước, thử hỏi còn lấy chi để làm chỗ tựa nương? Cho nên do theo cách suy lường dựa theo lời Phật nói và SỰ HIỆN CHỨNG CỦA NHỮNG NGƯỜI TU, ta phải tin rằng những sự trang nghiêm ở Cực Lạc đều có thật.
Ấn Quang Tổ Sư (Hóa Thân Của Đại Thế Chí Bồ Tát) cũng đã từng dạy như sau:
Kinh dạy: “Chí tâm niệm Phật một tiếng diệt được trọng tội trong tám mươi ức kiếp sanh tử”. Dạy người niệm Phật một tiếng hơn bố thí bảy báu (1.vàng 2.bạc 3.lưu-li 4.pha-lê 5.xa-cừ 6.mã-não 7.xích-châu) suốt trăm năm!
Thành tựu được sự vãng sanh cho mẹ thì cũng chính là chánh nhân Tịnh Nghiệp của tam thế Chư Phật, ấy là “hành Phật sự ngay trong trần lao (phiền não, ô nhiễm, chỉ cho thế giới ta bà này)”, công đức thù thắng vạn phần hơn những chuyện tầm thường khác!
Cổ nhân nói: “Thông Minh Chẳng Thể Cự Nổi Nghiệp, Phú Quý Chẳng Tránh Khỏi Luân Hồi”.
Khi sinh tử xảy đến, không còn gì để nương dựa nữa cả, chỉ có mỗi A Di Đà Phật là nương nhờ được thôi! Tiếc thay người đời rất ít ai biết. Còn kẻ biết đến, có lòng tin chân thật và thật sự niệm Phật lại càng hiếm ít hơn nữa!
Lời Bàn:
“Ly Kinh Nhất Tự, Tức Đồng Ma Thuyết” (Lìa Kinh Một Chữ, Tức Là Ma Nói) vì vậy chúng ta chỉ duy nhất tin tưởng và nương vào lời dạy trong Kinh Phật và Chư Tổ dạy giảng giải theo Kinh Phật mà thôi vì MA VƯƠNG GIẢ LÀM CHƯ HIỀN THÁNH, TU SĨ VÀ CƯ SĨ ĐỂ LÀM HƯ HOẠI CHÁNH PHÁP. Trong KINH ĐẠI BÁT NIẾT BÀN, Phẩm Tà Chánh Thứ Chín, Đức Phật dạy như sau:
“Nầy Ca-Diếp ! Sau khi Như-Lai vào Niết-bàn bảy trăm năm, ma Ba- Tuần sẽ ngăn trở và làm hư hại chánh pháp. Ví như thợ săn thân mặc pháp-y (thợ săn giả mặt áo cà sa, để các thú vật tưởng người xuất gia hiền thánh từ bi mà tới gần không phòng hờ) , cũng vậy, ma-vương Ba-tuần giả hình Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Ưu-Ba-Tắc, Ưu- Bà- Di. Nó cũng hoá làm thân Tư-Đà-Hoàn, Tư-Đà-Hàm, A-Na-Hàm, A-La- Hán và hoá làm hình Phật. Ma-Vương đem thân hữu lậu hoá làm thân vô-lậu để làm hư hại chánh pháp.”
Chúng ta đang vào thời mạt pháp ngày càng sâu hơn, đồng nghĩa là chánh pháp đang lần lần bị tiêu diệt. Bây giờ chỉ y theo Kinh Phật dạy mà tu hành, y theo TÍN NGUYỆN HẠNH phát nguyện Niệm Phật và nương nhờ từ lực của Phật, mà mau chóng vãng sanh về Cực Lạc. Giáo lý Đại Thừa dạy con người Từ, Bi, Hỷ, Xã, Bồ Đề Tâm, Ba La Mật, Nhân Quả tất cả đều thuận theo chân lý của Phật lợi mình, lợi người, lợi hết thảy tất cả chúng sanh. Những ai tu hành có công đức nếu Phát Bồ Đề Tâm và hồi hướng về Phật Quả phát nguyện vãng sanh là tu theo Đại Thừa, cũng là tu đúng đường Bồ Tát Đạo theo Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật như thuở xưa đã tu hành Phát Bồ Đề Tâm, thực hành Bồ Tát Đạo để làm lợi lạc cho chúng sanh. Và những ai sau khi vãng sanh rồi, sẽ không còn bị phiền não luân hồi nữa, chỉ nhất tâm tu hành cho đến khi đạt được Chánh Đẳng Giác, sau đó sẽ độ lại quyến thuộc những người đã từng có duyên với mình, và độ hết thảy vô lượng chúng sanh như Chư Phật đã làm. Nên những ai thành tâm thành kính Niệm Phật và tạo nhiều Công Đức hồi hướng phát nguyện vãng sanh nhất định sẽ được vãng sanh và dần dần sẽ thành tựu Phật Quả, vì NHÂN NÀO QUẢ NẤY.
Vì giáo lý Đại Thừa lợi ích cho muôn loài chúng sanh như vậy nên bọn ma chướng nó phá nhiều muốn ngăn bít đường thành đạo của chúng sanh để cùng nhau bị đọa lạc tổn hại phải chịu vô lượng khổ đau trong sinh tử luân hồi vô số kiếp không thể dùng số tính đếm, vì vậy hãy dùng mắt trí tuệ để phân biệt đúng sai, thiện ác, đừng để cho ma chướng che tâm mình. Vì cảnh giới của ma là Ích Kỷ, Tham Lam, Dục Vọng như khi xưa Đức Phật xuất gia đã bị cám dỗ rất nhiều, khi thành đạo là chúng ma tới phá hại, và sau rồi ma lại thỉnh Phật mau nhập Niết Bàn. Ma chướng không muốn tất cả chúng sanh được lợi lạc, hãy nhớ kỹ điều này, và dứt hẳn mọi nghi ngờ.
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT