Pháp môn niệm Phật của chúng ta đang tu tập là ‘dị hành đạo’, đạo dễ thực hành mà chẳng thể thành tựu, nguyên nhân là vì không thể buông xuống vọng tưởng, phân biệt, chấp trước, niệm niệm vẫn còn tự tư tự lợi. Dùng tâm niệm này tu học thì đúng như người xưa đã nói: ‘Hét bể cổ họng cũng uổng công’! Thế nên chỉ cần buông xuống ý niệm tự tư tự lợi thì niệm Phật nhất định sẽ đắc lực, thân tâm sẽ khinh an. Cho dù có một chút bịnh thì cũng chỉ vì ăn uống chẳng cẩn thận nên phát ra cảm mạo phong hàn mà thôi, sẽ chẳng sanh bịnh nặng.
Nếu thật sự nhìn thấu, buông bỏ tự tư tự lợi, niệm Phật cầu sanh Tịnh Ðộ, trong kinh Di Ðà nói: “Nếu (niệm) từ một ngày đến bảy ngày” sẽ được thành công. Những người y giáo tu hành xưa nay niệm Phật vãng sanh rất nhiều, phổ biến nhất là từ hai đến ba năm thì vãng sanh.
Tại sao có người chẳng nhiều hơn bảy ngày, có người lại phải niệm hai ba năm? Người tin sâu nguyệt thiết, thực sự niệm đến khi mất hết những tâm niệm tự tư tự lợi thì tự nhiên cảm ứng hiện tiền, công phu thành tựu.
Chúng ta xem trong Tịnh Ðộ Thánh Hiền Lục, Vãng Sanh Truyện, vào đời nhà Tống pháp sư Oánh Kha tin sâu nguyện thiết niệm ba ngày liền thành công. Nếu lòng tin và nguyện lực chưa đạt đến mức khẩn thiết thì phải niệm hai, ba năm. Thế nên những người này ‘sanh tử tự tại’, chẳng phải là thọ mạng chấm dứt mà là thọ mạng hãy còn nhưng họ bỏ ra đi sớm, đạo lý là như vậy.
Chúng ta nhìn thấy có nhiều người ra đi rất tiêu sái (tiêu sái nghĩa là nhàn hạ, chẳng vướng bận) tự tại, chẳng có bịnh khổ, [làm cho người khác] vô cùng hâm mộ. Tôi thường nhắc nhở mọi người, chúng ta nhất định phải làm được. Nếu làm chẳng được thì trong lúc bịnh nặng, thân thể chịu sự sắp đặt của người khác, tự mình chẳng thể làm chủ, sẽ chẳng nắm chắc việc vãng sanh, thế nên bây giờ phải dự bị cho tương lai.
Phương pháp tốt nhất là chẳng cần người khác chăm sóc, có thể dự biết trước ngày giờ ra đi, muốn đi lúc nào thì ra đi lúc đó. Nhất định phải hạ quyết tâm làm việc này cho bằng được thì đời này mới chẳng luống uổng. Những việc còn lại toàn là giả, chỉ có việc này là thật mà thôi. Chúng ta nói về ‘tự lợi’, đây mới thực sự là tự lợi.
Nhưng ‘tự lợi’ phải được xây dựng trên cơ sở của ‘lợi tha’. Trong đời sống sinh hoạt thường ngày, khởi tâm động niệm đều vì chúng sanh chứ chẳng vì mình. Suy nghĩ cho mình là sai lầm, phải nghĩ cho chúng sanh, quên mất cái ‘tôi’ đi. Nhất định phải vì chúng sanh thì tâm niệm tự tư tự lợi mới có thể đoạn trừ; chỉ cần đoạn trừ thì công phu tu học mới có thể nắm chắc.
Chúng ta niệm niệm nghĩ đến chúng sanh, chúng sanh là chúng duyên hòa hợp mà sanh, bao gồm cả động vật, thực vật, và khoáng vật. Thí dụ cái bàn không sạch thì mình chùi cho sạch; cái ghế không ngay ngắn thì mình sắp cho nó ngay ngắn, như vậy đều là vì chúng nó. Cách làm này tức là Lễ Kính Chư Phật trong mười nguyện Phổ Hiền, kính người, kính sự, kính vật.
Ðừng nên có tâm riêng tư, dục vọng, tâm niệm muốn chiếm hữu (chiếm đoạt), tâm niệm chiếm hữu này là căn bản của sanh tử luân hồi, là nguồn gốc của hết thảy tội nghiệp; chúng ta phải nhổ trừ tội căn này. Tại sao không được chiếm hữu? Phật dạy ‘Hết thảy pháp đều không’, ngạn ngữ cũng nói: ‘Sanh chẳng mang đến, chết chẳng mang theo’, vậy thì tại sao có thể chiếm hữu được? Ðây là từ trên hiện tượng thô thiển mà nói.
Ði sâu thêm thì Phật dạy: ‘Hết thảy các pháp do nhân duyên sanh, chẳng có tự tánh, đương thể tức không, trọn chẳng thể được’ (Nhất thiết chư pháp, nhân duyên sở sanh, vô hữu tự tánh, đương thể tức không, liễu bất khả đắc), chẳng những các vật ngoài thân chẳng thể được, ngay cả thân thể này cũng chẳng thể được.
Chẳng có tâm chiếm lấy, chiếm hữu những vật ngoài thân, đối với thân thể cũng chẳng có ý niệm là thân ‘của mình’, như vậy thì vấn đề sẽ được giải quyết. Lúc đó ‘Một niệm tương ứng một niệm Phật, niệm niệm tương ứng niệm niệm Phật’, quyết định sẽ sanh Tịnh Ðộ. Ðó là giải thoát ra khỏi lục đạo luân hồi, ra khỏi thập pháp giới. Ðược vậy thì may mắn lắm!
Từ vô thỉ kiếp đến nay chúng ta chẳng gặp được duyên thù thắng, đời này rất may đã gặp được. Trong Quán Kinh chú giải Thiện Ðạo đại sư nói: ‘Cửu phẩm vãng sanh đều là do gặp được duyên khác nhau’ (Cửu phẩm vãng sanh, tổng tại ngộ duyên bất đồng).
Nói một cách khác khi gặp duyên thù thắng thì phàm phu cũng có thể vãng sanh thượng thượng phẩm; Bồ Tát nếu chẳng gặp duyên thù thắng thì lại vãng sanh vào phẩm trung, hạ. ‘Duyên’ rất khó gặp, ấy là ‘có thể gặp mà chẳng thể cầu’. Trong kinh giảng ‘thiện tri thức là duyên’. Nếu được thiện tri thức hướng dẫn, thiện hữu nâng đỡ, đồng tham đạo hữu tốt, đạo tràng tu hành tốt, thì tu hành sẽ chẳng có chướng ngại.
Hiện nay chúng ta đã có đầy đủ duyên này, đã được nhưng vẫn chẳng thể thành tựu, vậy thì chỉ có thể trách mình, không thể trách kẻ khác. Nhất định phải biết cơ duyên thù thắng như vậy ‘trăm năm, vạn kiếp khó gặp được’, ‘trong vô lượng kiếp hiếm hoi khó gặp’, có thể thành tựu được hay không, mấu chốt nằm ở chỗ đột phá, phá trừ ‘tự tư tự lợi’.
Phương pháp đột phá là niệm niệm vì chúng sanh, nhất định chẳng vì chính mình; nếu vì mình thì nên vãng sanh Tịnh Ðộ sớm hơn. Thân thể còn lưu lại nơi thế gian này, mỗi ngày đều phải phục vụ cho chúng sanh, như vậy là hoàn toàn giống với hạnh nguyện của chư Phật Như Lai, [làm vậy] bạn sẽ được đại tự tại. Ðạo lý và sự thật này chúng ta phải hiểu tường tận, y giáo tu hành.
Phương Hiếu
Con xin chư thầy chỉ giúp cho con !nhà của con bị teem trong nhà Nên làm ăn không được, vậy bây giờ con muốn cúng cho các linh hồn và đọc một bài kinh cho họ được siêu thoát .con xin chư thầy chỉ dùm cho con cần cúng cơm như thế nào và đọc bài kinh gì?cúng ở trong hay ở ngoài?vậy con xin cảm ơn chư thầy nhiều !!!
Cùng các vị đạo hữu.
Thưa quý vị. Trải suốt thời gian chiến tranh, tai nạn chết chóc qua đi để lại biết bao nhiêu là hài cốt nằm sâu dưới lòng đất, quanh ta biết bao nhiêu là oan hồn, uổng tử mà ta không thấy không biết, họ không nơi dung thân, lạnh lẽo, đói khát dật dờ, họ chưa nghe đến bài Kinh, chưa nghe đến câu Phật hiệu cũng chưa giác ngộ, nên họ chưa đủ tâm từ bi, bỡi lẽ đó họ luôn quấy phá cuộc sông chúng ta, khi ta vô tình xúc phạn đến họ. là người Phật tử với tâm Từ Bi hãy thương xót họ, xưa kia họ cũng là con người có thân như chúng ta, chúng ta hãy đem đến với họ chút niềm vui qua những buổi hiến cúng thí thực đơn giản.
Nơi nào ( nhà nào) sống gần mồ mả, các ma quấy nhiễu, cuộc không an ổn, mua bán không được.
Nếu có thể Quý vị cũng nên đọc tụng kinh Di Đà, Địa Tạng, Phổ Môn và niệm Phật cho họ nghe.
Hôm nay tôi xin cống hiến cùng chư vị Đạo hữu pháp cúng vô cùng hiệu quả, thường đem lại tốt lành cho gia chủ mà tôi cũng như bạn bè tôi thường cúng mỗi ngày.
Dùng hương hoa, ngũ quả, bánh , kẹo, cốm, cháo trắng đồ chay đơn giản ( tuyệt đối không sát sanh dùng đồ mặn , sẽ nguy hiểm cho gia chủ)
Thiết lễ thời gian cúng mỗi ngày vào chiều tối :
Coppy in ra giấy khi đọc :
PHÁP CÚNG THÍ THỰC
Ngồi xếp bằng , 2 tay chắp khít vào nhau ( hiệp chưởng ấn) tâm thành thanh tịnh, miệng đọc :
Thần chú Tẩy uế :
ÁN LAM ( đọc 7 hoặc 21 biến )
Thần chú an thổ địa
NAM MÔ TAM MÃN ĐA – MỘT ĐÀ NẪM- ÁN ĐỘ RÔ – ĐỘ RÔ ĐỊA VĨ – TA BÀ HA
( đọc 7 hoặc 21 biến )
Niệm Phật :
Nam mô Đa Bảo Như Lai.
Nam mô Bảo Thắng Như Lai.
Nam mô Diệu Sắc Thân như Lai.
Nam mô Quảng Bác Thân Như Lai
Nam mô Ly Bố Úy Như Lai.
Nam mô Cam Lồ Vương Như Lai.
Nam mô A Di Đà Như Lai (đọc mỗi câu 3 lần ).
Nam mô Phật – Nam mô Pháp – Nam mô Tăng.
Nam mô Đại Từ Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát.
Nam mô Đại Thế Chí Bồ Tát.
Nam mô U Minh giáo chủ Địa Tạng Vương Bồ Tát.
Nam mô Đại Trí Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát.
Nam mô Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ Tát.
Nam mô Diệu Kiết Tường Bồ Tát.
Nam mô Chư vị Thánh chúng đồng cư Liên Hoa Bộ.
Nam mô Chư Thiên, Long Thần Bát Bộ Hộ Pháp, cùng tất cả chư vị Kim Cang Thần Hộ Pháp.
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT. Đệ tử:…………………………….Pháp danh……………………
Hôm nay nguyện nương theo oai thần lực bất khả tư nghì của Chú Pháp: LỤC TỰ ĐẠI MINH CHƠN NGÔN, BHRUM TỰ CHƠN NGÔN, DIỆU KIẾT TƯỜNG CHƠN NGÔN và CHÚ PHÁP BIẾN THỰC BIẾN THỦY CHƠN NGÔN.
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT. Kỳ nguyện rằng: Do oai lực Bất khả tư nghì của Chú Pháp khiến cho các món ẩm thực này biến ra cả hư không, vô lượng, vô biên hằng hà sa số, đẳng đẳng cam lồ vị, cùng mọi phương tiện thiện xảo, đầy đủ để cúng dường cho các vị THÀNH HOÀNG BỔN XỨ, XÁ TRẠCH GIA MÔN CHI THẦN,THẦN TÀI, THỔ ĐỊA, các vị PHI NHÂN, các vị HƯƠNG LINH, VONG LINH OAN HỒN, UỔNG TỬ, THẬP LOẠI CÔ HỒN, CHIẾN SĨ TRẬN VONG, ĐỒNG BÀO TỬ NẠN, ANH HÙNG LIỆT SĨ, các vị VONG LINH THAI NHI VÔ DANH, các vị OAN GIA TRÁI CHỦ, NGHIỆP CHƯỚNG BAO ĐỜI… Triệu thỉnh chư vị đồng lai thọ hưởng.
Thần chú triệu thỉnh:
ÁN – BỘ BỘ ĐẾ RỊ – DÀ RỊ – ĐA RỊ – TÁT ĐA- NGA ĐA DA. (đọc 7 hoặc 21 lần lần )
Triệu thỉnh chư vị đồng lai an tọa.
Thần chú giải oan kết:
ÁN- TAM ĐÀ RA – DÀ ĐÀ – TA BÀ HA. (đọc 7 hoặc 21 lần lần )
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT. Nguyện rằng : Khi chư vị đến thọ hưởng được sự cúng dường này rồi thì lập tức tốc báo vãng sanh về 10 phương cõi Tịnh của Chư Phật, tiêu trừ tất cả tội chướng, nghiệp chướng, báo chướng, phiền não chướng, thành tựu được ĐẠI KIẾT TƯỜNG, ngộ nhập PHẬT TRI KIẾN, tốc chứng quả vị VÔ THƯỢNG CHÁNH ĐẲNG CHÁNH GIÁC.
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT.
Phụng thỉnh Chư Phật, Chư Bồ Tát, Chư Hiền Thánh Tăng quang lâm gia hộ cho đệ tử tát Pháp Phật sự được chóng “tựu thành viên mãn”. ( đọc 3 lần )
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT.
Cầu xin Chư Thiên, Long Thần Bát Bộ Hộ Pháp, và tất cả Chư vị Kim Cang Thần Hộ Pháp quang lâm gia hộ cho đệ tử tát Pháp Phật sự được chóng “tựu thành viên mãn”. ( đọc 3 lần )
Tụng chú Quán Thế Âm
OM – MANI PAD MÉ HUM – BỜ RUM – TRI VI EM. ( đọc 7 hoặc 21 biến ).
Chú Biến thực:
NAM MÔ – TÁT PHẠ ĐÁT THA – NGA ĐA PHẠ LỒ CHỈ ĐẾ. ÁN- TAM BẠT RA – TAM BẠT RA – HỒNG (đọc 7 hoặc 21 biến )
Thần Chú Biến thủy:
NAM MÔ TÔ RÔ BÀ DA – ĐÁT THA NGA ĐA DA- ĐÁT ĐIỆT THA. ÁN TÔ RÔ TÔ RÔ – BÁT RA TÔ RÔ- BÁT RA TÔ – TA BÀHA (đọc 7 hoặc 21 biến).
Thần Chú Nhứt tự thủy luân:
ÁN- NOAN NOAN – NOAN NOAN – NOAN. ( đọc 7 hoặc 21 biến )
Thần chú Biển sữa:
NAM MÔ TAM MÃN ĐA MỘT ĐÀ NẪN – ÁN – NOAN. (đọc 7 hoặc 21 biến )
Thần chú Thí Vô Già Thực:
ÁN MỤC LỰC LĂNG – TA BÀ HA
Triệu thỉnh chư vị đồng lai thọ hưởng, hưởng thừa có quyền để dành cho những ngày hôm sau hưởng tiếp.
Thần chú cúng dường:
ÁN – NGA NGA NẴNG – TAM BÀ PHẠ – PHIỆT NHỰT – RA HỒNG (đọc 7 hoặc 21biến).
TỤNG BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA TÂM KINH
Quán Tự Tại Bồ-tát hành thâm Bát-nhã ba-la-mật-đa thời, chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách.
Xá-lợi tử sắc bất dị không, không bất dị sắc, sắc tức thị không, không tức thị sắc. Thọ, tưởng, hành, thức diệc phục như thị.
Xá-lợi tử, thị chư pháp không tướng, bất sanh bất diệt, bất cấu bất tịnh, bất tăng bất giảm.
Thị cố không trung vô sắc, vô thọ, tưởng, hành, thức; vô nhãn, nhĩ, tỹ, thiệt, thân, ý; vô sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp; vô nhãn giới nãi chí vô ý thức giới.
Vô vô minh, diệc vô vô minh tận, nãi chí vô lão tử, diệc vô lão tử tận; vô khổ, tập, diệt, đạo, vô trí diệc vô đắc.
Dĩ vô sở đắc cố, Bồ-đề-tát-đỏa y Bát-nhã ba-la-mật-đa cố, tâm vô quái ngại. Vô quái ngại cố, vô hữu khủng bố, viễn ly điên đảo mộng tưởng, cứu kính Niết-bàn. Tam thế chư Phật y Bát-nhã ba-la-mật-đa cố, đắc A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề .
Cố tri Bát-nhã Ba-la-mật-đa, thị đại thần chú, thị đại minh chú, thị vô thượng chú, thị vô đẳng đẳng chú, năng trừ nhất thiết khổ, chân thật bất hư.
Cố thuyết Bát-nhã Ba-la-mật-đa chú tức thuyết chú viết: Yết-đế, yết-đế, ba-la yết-đế, ba-la-tăng yết-đế, bồ-đề tát-bà-ha. (Câu cuối đọc 3 biến).
Thần chú Vãng sanh :
NAM MÔ A DI ĐA BÀ DẠ
ĐA THA DÀ ĐA DẠ
ĐA DỊA DẠ THA
A DI RỊ ĐÔ BÀ TỲ
A DI RỊ ĐA – TẤT ĐAM BÀ TỲ
A DI RỊ ĐA -TỲ CA LAN ĐẾ
A DI RỊ ĐA – TỲ CA LAN ĐA
DÀ DI NỊ – GIÀ DÀ NA
CHỈ ĐA CA LỆ
TA BÀ HA. (đọc 7 hoặc 21biến).
A Di Đà Phật thân kim sắc
Tướng hảo quang minh vô đẳng luân
Bạch hào uyển chuyển ngũ Tu Di
Hám mục trừng thanh tứ đại hải
Quang trung Hóa Phật vô số ức
Hóa Bồ Tát hiện vô biên
Tứ thập bát nguyện độ chúng sanh
Cửu phẩm hàm linh đăng bỉ ngạn
NAM MÔ TÂY PHƯƠNG CỰC LẠC THẾ GIỚI TAM THẬP LỤC VẠN ỨC NHỨT THẬP, NHỨT VẠN CỬU THIÊN NGŨ BÁ ĐỒNG DANH ĐỒNG HIỆU ĐẠI TỪ ĐẠI BI TIẾP DẪN ĐẠO SƯ A DI ĐÀ PHẬT.
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
NAM MÔ QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT
NAM MÔ ĐẠI THẾ CHÍ BỒ TÁT
NAM MÔ ĐỊA TẠNG VƯƠNG BỒ TÁT.
Nguyện sanh Tây phương Tịnh Độ trung
Cửu phẩm Liên Hoa vi phụ mẫu
Hoa khai kiến Phật ngộ vô sanh
Bất thối Bồ Tát vi bạn lữ
Nguyện dĩ thử công đức
Phổ cập ư nhứt thiết
Ngã đẳng dữ chúng sanh
Giai cộng thành Phật Đạo
Thần chú phổ hồi hướng:
ÁN – TAM MA RA – TAM MA RA – DI MA NẲNG – TÁT CÓT RA – MA HA – CHƯỚC CA RA HỒNG.
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT. Buổi cúng thí thực đến đây đã hoàn mãn. Chư vị… ở Đông về Đông, ở Tây về Tây, ở Nam về Nam, ở Bắc về Bắc.
Sự sinh sự tử lăn lộn mãi trong lục đạo luân hồi đầy khổ ả. Kính mong chư vị hương linh vong linh ngày đêm niệm PHẬT A DI ĐÀ để cầu mong giải thoát về cảnh giới PHẬT A DI ĐÀ.
Trong lúc chư vị nào chưa đủ duyên về với Phật, còn ở lại xin chư vị gia hộ cho con tên………………..cùng gia đình và xóm làng bình an vô sự, tật bệnh tiêu trừ, tai qua nạn khỏi, hộ pháp cho nhau tu hành giải thoát lục đạo luân hồi.
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT.
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT!!!
A Di Đà Phật! Cái gì mà mình cầu, mong muốn cho mình và cho người thân của mình đó gọi là Tham. Trong đạo Phật phải dẹp bỏ 3 thứ tam độc đó là Tham, Sân, Si, niệm phật không nên tự lợi nhưng bản chất của việc làm này là cầu mong tịnh độ ? Con người sống ở kiếp này lại cầu mong sau chết phải được vãng sanh thành phật thì đó không phải là Tham thì đó là thứ gì, sống ở kiếp này mà lại mong muốn phải được tái sanh vào kiếp sau thì không Tham là gì ?! Ai cũng niệm phật và làm nhiều việc Thiện để thành phật thì ai làm việc ác thay cho ? ai làm ra của cải để ăn ? Trong kinh di giáo có nói, ” Giữ tịnh giới, thì các Thầy không được mua bán, đổi chác, sắm sửa đất nhà, nuôi người tôi tớ và súc vật, lo việc gieo trồng, kinh doanh tài bảo. Tất cả những việc này hãy tránh như tránh hố lửa. Kể cả việc chặt phá cỏ cây và đào cuốc đất đai, những việc chế thuốc thang, coi bói tướng coi thiên văn, đoán thời tiết, tính lịch số, đều không thích hợp với các Thầy”. Những đều vừa kể ở trên giờ đã trở nên phổ biến trong các chùa, các Thầy nếu không muốn nói là quá lạm dụng ?! Tại sao Phật giáo chỉ lo thu hút tín đồ, đồng bào các phật tử mà không phải làm trong sạch nội bộ số tu sĩ đã không chấp hành nghiêm giới luật và các lời của đức Phật Thích ca đã dạy trong các Bộ kinh. Tại sao trong kinh nói thế mà cuộc sống tu hành của các vị Thầy, các chùa lại hoàn toàn khác ? Tôi chờ đợi hành động và câu trả lời giải quyết triệt để những việc vừa nêu trên, theo tôi mong muốn, cầu mong cũng là Tham, hãy giải thích cặn kẽ giùm tôi. Bản tính tôi rất ngay thẳng và tôi ghét những cái gì lạm dụng thậm chí lợi dụng kể cả lời nói. Xin quý Thầy hoàn hỷ. A Di Đà Phật!
A Di Đà Phật
Gửi bạn Nguyễn Văn An,
Trước khi chia sẻ cùng bạn chi tiết, Thiện Nhân gửi tới bạn mẩu chuyện nhỏ thời Phật còn tại thế, bạn ráng hoan hỉ đọc kỹ rồi cho Thiện Nhân và các Đạo hữu khác cùng biết ý kiến nghe.
Hoa Trái Của Tu Tập Là Giải Thoát
Có một lần đức Phật cư ngụ tại đồi Ekanala, gần đó có một ngôi làng tên là làng Dakkhinagiri. Dân trong làng chủ yếu theo đạo Bà La Môn. Hôm đó có khoảng hơn 500 người nông dân chuẩn bị ra đồng làm việc. Các nông dân này làm việc cho ông Kasi Bhàradvàja. Đức Phật đắp y mang bát và bước xuống đồi để đi khất thực. Ngài đến nơi chỗ người ta đang phát thức ăn cho các nông dân và đứng sang một bên.
Ông Kasi thấy Phật nên lên tiếng, “Này ông Gotama, chúng tôi phải làm việc rất nhiều trên đồng ruộng, nào là cày bừa, nào là gieo mạ, nào là chăn trâu, nào là dẫn nước vào đồng, khi lúa chín, chúng tôi phải gặt lúa, cái này là cũng phải nhờ mưa thuận gió hòa, các nông dân phải dầm sương dãi nắng, lúc đó mới có cơm để ăn, ông cũng phải vậy ông Gotama, ông cũng phải làm việc trên đồng ruộng, phải cày bừa, phải gieo mạ, phải chăn trâu, phải dẫn nước vào đồng, nói chung là tất cả những việc của người nông dân thì mới có cơm để ăn.”
Đức Phật nói, “Này ông Kasi, tôi cũng làm việc trên đồng ruộng, cũng cày bừa, cũng gieo mạ, cũng chăn trâu, cũng dẫn nước vào đồng, cũng làm những việc mà một người nông dân làm. Tôi đã làm mọi thứ xong rồi nên bây giờ tôi mới ăn.”
Ông Kasi tỏ vẻ hơi ngạc nhiên nên hỏi lại, “Ông Gotama này, tôi nào có thấy cây cày, cái ách, cái lưỡi cày của ông đâu, ông không có tư liệu sản xuất nào cả, tôi không thấy con bò con trâu nào để ông chăn cả, ông nói ông là nông dân nhưng ruộng của ông đâu, mảnh đất ông vừa xới đâu, thóc lúa của ông đâu? Vậy ông nói ông cày là cày cái gì?”
Đức Phật ôn tồn trả lời, “Tôi có đức tin rất lớn vào chánh pháp, đó chính là hột giống giúp tôi lao động hàng ngày. Kỷ luật của tôi là hạt mưa và những cơn mưa, khi nào tôi biết mình cần tinh tấn chăm sóc cho hột giống của mình và khi nào tôi cần nghỉ ngơi. Trí tuệ là cái ách và cái cày, tôi biết điều khiển và chế ngự mảnh đất tâm của mình để phát triển trí tuệ theo ý muốn. Khiêm tốn là cán cày, tôi biết điều phục tâm ngã mạn để học hỏi và đi xa hơn. Tâm là dây cương, biết dừng lại những chỗ cần dừng và tiếp tục bước đi ở những chỗ cần biết đi. Niệm là lưỡi cày và cây roi, có thể chăn được trâu và thả những đàn bò.”
Đức Phật nói tiếp, “Tôi làm việc bằng cách thu thúc sáu căn, thu thúc hành động và thu thúc lời nói. Tôi ăn uống độ lượng để có nhiều thì giờ lao động và sản xuất. Tôi sử dụng sự chân thật để cắt đứt những cọng cỏ dại có thể làm hoang tàn đất tâm. Đến khi đạt tới quả vị giải thoát, tôi mở dây cương thả bỏ, thả đi những lo toan, những vướng bận và những mơ tưởng về hạnh phúc mong manh. Hoa trái của sự tu tập là giải thoát, là hạt lúa trắng trong, ngọt ngào và tinh khiết.”
Đức Phật vẫn nói chuyện với ông Kasi bằng giọng nói nhẹ nhàng, “Này ông Kasi, tinh tấn là sự siêng năng thức khuya dậy sớm, dãi nắng dầm sương, chăm sóc cho ruộng vườn, cho đất tâm của mình. Người tu thương tâm mình như người nông dân thương mảnh ruộng. Nhờ tinh tấn mà tôi đạt đến trạng thái an tịnh và niềm vui tuyệt đối. Tôi đã không còn phiền não và không bao giờ còn quay trở lại phiền não nữa. Phiền não đã cao chạy xa bay, để lại đất tâm niềm an tịnh vĩnh cữu. Giống như người nông dân bỏ đi những sâu bọ và côn trùng có thể gây hại, quyết tâm bảo vệ thuở ruộng của mình. Tôi cày ruộng như vậy đó nhưng tôi cày đến đâu phiền não tan biến đến đó. Do phiền não không còn, hoa trái mọc ra, đó là niềm vui, là an lạc, là thảnh thơi, là hạnh phúc tuyệt đối.”
Nghe lời Phật nói xong, ông Kasi rất cảm kích. Ông bới đầy một bát cơm, rồi ông chế vào một bát sữa, trộn hai thứ lại với nhau, cung kính dâng lên Phật. Ông nói, “Tôn giả Gotama, xin ngài hãy thọ nhận bát cơm sữa này, ngài đích thực là một người nông dân, ngài đã ra đồng, đã cày bừa, đã gieo mạ, đã dẫn nước vào đồng, là một người nông dân thực thụ chăm sóc cho mảnh đất tâm của mình, và hoa trái của ngài là giải thoát, là giác ngộ, là không sinh không diệt.”
Đức Phật đưa tay ra dấu hiệu từ chối, Vật thực này do sự giảng đạo không phải thời cho tôi nên tôi chưa thể nhận vật thực này. Trong lúc này tôi không thể dùng vật thực, nếu ông muốn cúng dường, hãy để một dịp khác thích hợp hơn.
Ông Kasi lấy làm cảm phục, quỳ xuống lạy Phật và xin xuất gia theo Phật. Do thực tập cần mẫn, không bao lâu sau, ông đắc quả A La Hán.
Đức tin là hạt giống
Kỉ luật là hạt mưa
Trí tuệ là cây cày
Khiêm tốn ở ngay đây.
Tâm chính là dây cương
Niệm chính là lưỡi cày
Cắt những dòng cỏ dại
Làm héo úa hình hài.
Thu thúc được sáu căn
Hành động trong chính đáng
Ăn uống có độ lượng
Hướng về quả tối thượng.
Ta mở dây thả bò
Buông hết phiền não lo
Tinh tấn trong an tịnh
Tâm không còn co ro.
Tu cũng là ra đồng
Gieo hạt giống từ bi
Ngày đêm luôn hành trì
Gặt hái quả chánh tri.
Thiện Nhân
Chào anh Nguyễn Văn An,
Phần phúc đáp của anh chứa đựng quá nhiều câu hỏi và mang tính mỉa mai hơn là hỏi vì chưa biết, hay để mở mang kiến thức Phật học. Để trả lời hết mọi câu hỏi của anh có lẽ phải giải đáp bằng một cuốn sách. Tuy nhiên, trên một khía cạnh nhỏ tương tự câu hỏi của anh là niệm phật không nên tự lợi nhưng bản chất của việc làm này là cầu mong tịnh độ ? Con người sống ở kiếp này lại cầu mong sau chết phải được vãng sanh thành phật thì đó không phải là Tham thì đó là thứ gì, có một đạo hữu khác đã nêu câu hỏi tựa như anh, mời anh tham khảo bài Niệm Phật Cầu Vãng Sinh Có Ích Kỷ Không?.
A Di Đà Phật ! Tôi xin cảm ơn câu trả lời qua câu chuyện của tác giả Thiện Nhân và tôi rất tâm đắc dù ở trên đời này không có cái gì là tuyệt đối. Tôi rất thích trang mạng này và những bài viết rất hay, những ý kiến được trả lời một cách thỏa đáng và nhất là kịp thời.
Theo suy nghĩ của tôi cư sĩ Hữu Minh đã có phần nặng lời và sự hoài nghi về câu hỏi của tôi. Tôi cũng xin nói thật và tôi cũng chưa bao giờ nói láo điều gì dù biết “Thuốc đắng thì dã tật, sự thật thì mất lòng”. Nhưng ở đây giáo lý của Đạo phật theo tôi rất đơn giản và sâu sắc, như một nguồn suối mát mà ai cũng có thể tắm nhưng không phải ai tắm xong rồi cũng sạch cả ?! Chính vì cái điều này đã làm cho tôi bức xúc nhất và buồn lòng là các bậc cao tăng, ni, hàng cư sĩ phật tử, huynh trưởng còn mù mờ về giáo lý… nên mỗi câu nói của tôi được người nghe hiểu như là mỉa mai và tôi mong các vị hãy Hoan hỷ cho tôi.
Tôi không phải là phật tử chính thức vì chưa Quy y, nhưng tôi khắc cốt ghi tâm giáo lý và những lời dạy của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni về cuộc sống và tất cả…. Nhưng tôi thường phải chứng kiến các vị xuất gia thường vi phạm giới luật trong nhà Phật mà nay tôi không tiện nêu ra cụ thể ở đây, những bà con phật tử mà gặp những vị Thầy này thì có phải họ coi thường, lầm đường, lạc lối trong cách tu của mình không?Thật tội nghiệp! Có những lúc tôi cũng đã hỏi các vị ấy những câu hỏi tương tự như tôi vừa hỏi ở trên thì những vị này không biết phải trả lời như thế nào đành nổi sân, si lên, chứ không phải là trạng thái bình thản và một trí tuệ vô biên như trong câu chuyện ông Kasi hỏi Đức Phật. Thử hỏi ngày nào mở mắt ra đi làm cũng nhìn thấy mấy cái cảnh này làm sao tôi không khỏi buồn lòng và dẫn đến bức xúc, chính vì tôi sống bằng giáo lý Đạo Phật nhất là thuyết Nhân Quả nên dẫn đến bức xúc, tôi đã tự đi học và tự tìm hiểu giáo lý theo một cách khoa học và logic nhất từ các nguồn tài liệu (tôi ước mơ một ngày nào đó tôi sẽ lạc vào Tàng Kinh Cát nơi sẽ làm cho tôi thỏa mãn để khơi lên Tuệ Giác).
Đức phật có dạy, chúng sanh tu hành hãy tùy duyên bởi vì Thuyết Nhân Quả đã nói rất rõ, nhưng người phàm như tôi không nhắm mắt được, bức xúc rồi dẫn đến buồn lòng mà không làm gì thay đổi được. Tôi phải lấy độc trị độc nhưng xem ra sức người có hạn nhất là thời buổi hiện nay, lời nói, lời dạy, lời khuyên không bằng đồng tiền và chả ai nghe một thằng nghèo, ăn mày đi khuyên một người khác…
A Di Đà Phật!
A Di Đà Phật
Gửi bạn Nguyễn Văn An,
Thiện Nhân rất hoan hỉ khi câu chuyện thời Phật tại thế đã giúp bạn hiểu và có cái nhìn trong sáng hơn về Đạo Phật và giáo lý của Phật.
Hôm nay Thiện Nhân đã có thể trở lại để cùng bạn trao đổi về những bức xúc của bạn đã nêu ra trong ngày 30.03.2014.
Con người sống ở kiếp này lại cầu mong sau chết phải được vãng sanh thành phật thì đó không phải là Tham thì đó là thứ gì, sống ở kiếp này mà lại mong muốn phải được tái sanh vào kiếp sau thì không Tham là gì?!
Chữ THAM bạn dùng bao hàm nghĩa rất rộng, chúng ta bàn cả đời không hết nghĩa. Nhưng vì chúng ta đang nói chuyện Phật pháp, vì thế Thiện Nhân chỉ giới hạn chữ Tham trong đạo Phật. Giáo lý đạo Phật dạy chúng sanh: Bỏ ác hành thiện; Phá mê khai ngộ; lìa khổ được vui; chuyển phàm thành Thánh…
THAM nếu hiểu theo nghĩa đen (nghĩa tiêu cực) là biểu hiện của những hành động và suy nghĩ xấu, không lành mạnh, nhưng nếu hiểu theo nghĩa bóng thì THAM còn có nghĩa là tham vấn, tham dự, tham gia và đồng nghĩa với ham và ham thích. Nếu lấy việc hành thiện là một ví dụ, thì một thành viên, một tập thể, cộng đồng, xã hội, hay một dân tộc đều tham dự vào những việc thiện, hay nói khác đi: chuyên hành thiện (ham thích) làm việc thiện=thành viên… dân tộc đó chắc chắn sẽ luôn sống an lạc, hạnh phúc và hùng cường. Ngược lại nếu xung quanh bạn là những thành viên, một tập thể, cộng đồng, xã hội, hay một dân tộc đều tham dự vào những việc bất thiện, tất những thành viên… cho đến dân tộc ấy sẽ phải trải qua hoạ diệt thảm, suy vong.
Điều này bạn có thể liên hệ ngay xung quanh bạn, tại Việt Nam rồi đối chiếu ra các nước xung quanh và thế giới, tất bạn sẽ nhận ra một cách rõ rệt.
Như vậy một thành viên (thiểu số) cho đến một xã hội công dân (đa số) tụt lùi-phát triển; suy vong-hùng cường; hạnh phúc-bất hạnh vốn phụ thuộc vào hành vi tạo tác của mỗi người. Đây là Nhân-Quả. Đạo Phật luôn lấy Nhân-Quả làm đầu. Như vậy những người đang học Phật, tu hành theo pháp của Phật – Pháp môn niệm Phật (còn gọi là Tu Tịnh Độ) cũng là yếu tố tích cực để cải biến xã hội nơi bạn đang sống, giúp xã hội đó trở nên lành mạnh, thuần thiện và an lạc hơn. Một xã hội muôn dân sống trong an lạc đó chính là Tịnh Độ. Những người đang không ngừng hành thiện để kiến lập nên xã hội đó mà chúng ta không tán thán, lại phê phán, chỉ trích họ, hình như đó không phải là đạo, cho dù là đạo của người phàm phu. Chưa nói pháp môn niệm Phật là do kim khẩu của Đấng Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni nói ra. Nhân duyên nào Đức Thích Ca nói? Hẳn bạn đã biết? Do vậy nếu nói những người tu theo pháp của Phật – Niệm Phật – nguyện một đời vĩnh ly sanh tử – nguyện một đời được làm Phật – nguyện sẽ trở lại cõi Ta Bà này để hoằng pháp, độ sanh là những kẻ THAM=Đại Vọng Ngữ. Tội này lớn lắm đó bạn ơi. Thiện Nhân mong bạn hãy suy xét thật thấu đáo mỗi khi dùng lời. Chuyện đời có thể đùa giỡn, biến trắng thành đen, biến ác, thành thiện, biến không thành có… và có thể thử nghiệm được, nhưng riêng chuyện Đạo Phật, không thể đem ra để ví đùa đâu bạn.
Ai cũng niệm phật và làm nhiều việc Thiện để thành phật thì ai làm việc ác thay cho ? ai làm ra của cải để ăn?
Thiện Nhân nghĩ những lời chia sẻ trên có thể thoả mãn câu hỏi này của bạn.
Trong kinh di giáo có nói, ” Giữ tịnh giới, thì các Thầy không được mua bán, đổi chác, sắm sửa đất nhà, nuôi người tôi tớ và súc vật, lo việc gieo trồng, kinh doanh tài bảo. Tất cả những việc này hãy tránh như tránh hố lửa. Kể cả việc chặt phá cỏ cây và đào cuốc đất đai, những việc chế thuốc thang, coi bói tướng coi thiên văn, đoán thời tiết, tính lịch số, đều không thích hợp với các Thầy”.
Những đều vừa kể ở trên giờ đã trở nên phổ biến trong các chùa, các Thầy nếu không muốn nói là quá lạm dụng ?! Tại sao Phật giáo chỉ lo thu hút tín đồ, đồng bào các phật tử mà không phải làm trong sạch nội bộ số tu sĩ đã không chấp hành nghiêm giới luật và các lời của đức Phật Thích ca đã dạy trong các Bộ kinh.
Tại sao trong kinh nói thế mà cuộc sống tu hành của các vị Thầy, các chùa lại hoàn toàn khác?
Như phần trên Thiện Nhân đã nói: Đạo Phật trọng và luôn lấy Nhân-Quả làm đầu. Những điều bạn bạn trích dẫn không sai. Nhưng có một điều bạn chưa nghĩ sâu xa: thời chúng ta đang sống là thời nào? – Thời Mạt Pháp. Thời chúng sanh phước mỏng, nghiệp dày. Phật gọi là thời: Ngũ trược ác thế. Thời con người không còn sống thuần thiện như thời Phật còn tại thế nữa. Cũng chính vì những lẽ đó mà nhiều nơi, các chư Tăng phải trực tiếp lao động, sản xuất để duy trì mạng sống của mình – mạng có tồn thì pháp mới tồn. Dĩ nhiên đây đó, xung quanh bạn vẫn có chuyện nọ, chuyện kia xảy ra, nó không đúng với giáo pháp và giới luật của Phật. Nhưng bạn đừng quá lo ngại làm gì. Bởi đó là chuyện của người. Lo ngại là: Ta đang nói, đang làm, đang suy tính gì đây? Thân-Khẩu-Ý ta đang tạo tác những gì? Nếu ta nhìn thấy điều bất thiện, nhìn thấy cái ác đang hoành hành mà ta không tự cảnh tỉnh mình để xa lìa, để đừng bao giờ làm, hay phạm phải những việc bất thiện hay việc ác đó, vậy thì giữa ta và họ nào có khác chi?
Thiện Nhân trở lại với hai chữ Nhân-Quả. Kẻ gieo thiện, tất sẽ gặt thiện; kẻ gieo ác, tất sẽ chịu quả ác. Người sáng suốt là người biết nhìn ra xung quanh để cảnh tỉnh chính mình, đạo Phật gọi đó là người biết: phản quang tự kỷ. Nghĩa là: thường biết soi rọi chính mình để sửa chính mình. Hãy thử liên hệ, ai ai cũng làm được điều đó, xã hội nơi bạn đang sống nó như thế nào? Hẳn là rất an lạc. Có một điều nữa là chúng ta thường hay thích nhìn ra bên ngoài. Nhiều người nói: thích “chiếu tướng” người khác, thay vì nhìn vào chính mình, “chiếu tướng” chính mình.
Nhìn lỗi người thì dễ, nhưng nhìn lỗi mình quả là khó lắm. Ngay cả Thiện Nhân cũng vậy. Khó không phải là mình không nhìn được, trái lại, mình sợ, mình chưa đủ dũng khí, nên mình lảng tránh, rồi tự hợp pháp hoá những lỗi lầm đó để chung hành.
Như thế gọi là vị kỷ, là bất nhẫn đối với người. Tổ Huệ Năng nói:
“Sửa lỗi ắt sanh trí tuệ
Giữ quấy trong tâm không hiền” là vì lẽ đó.
Trong cuộc sống xung quanh chúng ta, có nhiều điều với con mắt phàm phu chúng ta không thể lý giải nổi, mà chỉ có Bồ-tát hay chư Phật mới có thể hiểu hay lý giải được điều đó. Mọi sự việc bao giờ cũng gắn liền hai yếu tố: tích cực và tiêu cực và luôn gắn liền với Nhân-Quả.
Phật cũng thường nói: Trong hoạ, có phước, trong phước, có hoạ; Hay trong thiện có ác, trong ác có thiện.
Thiện Nhân lấy một ví dụ để minh chứng: Có một vị tu sĩ nào đó không giữ giới, chuyên hành những việc bất tịnh… Nhìn họ, ta đừng vội thốt lời rẻ khinh, khích bác, hay phỉ báng, hay rao truyền những chuyện đó đến những người khác. Bởi làm thế là ta tạo nghiệp: Phỉ báng Tăng=đoạ địa ngục A Tỳ. Mà hãy quán: Những người đang, hay chuyên hành bất thiện, chuyên hành ác đó họ chính là hàng Bồ tát đang biểu diễn cho chúng ta thấy đó là ác, là bất thiện – nhờ họ mà ta không làm theo; có thể tránh xa, không dính, kẹt=trong ác có thiện. Với hoạ-phước cũng quán chiếu tương tự: Khi ta thấy vị nọ làm ác, làm việc bất thiện=ta thấy hoạ, nhờ thấy hoạ, ta tự cảnh tỉnh mình để không gây hoạ=ta có phước. Cái phước đó nhờ người khác mà ta mới tạo nên được. Thiện-ác, hoạ-phước cách nhau trong một niệm.
Trong Cảm Ứng Thiên có câu này:
Hoạ phước vô môn
Duy nhân tự triệu
Thiện ác chi báo
Như ảnh tuỳ hình
Nghĩa là: Hoạ phước vốn không có cánh cửa, mà những chuyện thiện-ác đều do ta tự gây nên, rồi tự mình phải gánh chịu.
Nếu bạn đã có tâm học Pháp, Thiện Nhân nghĩ, bạn hãy nên xoay trở lại cái nhìn của mình vào tâm của mình. Từ nơi ấy bạn sẽ biết tâm mình đang vô minh hay tâm mình đang toả sáng?
Như vậy THAM hay không THAM tự bạn đã có câu trả lời.
Bạn tham khảo video này để biết thêm Nhân-Quả:
Hoà Thượng từ Địa Ngục trở về
Thiện Nhân
Anh An thân mến,
Tịnh Thái đọc thư anh xong và cũng rất hiểu tâm tình của anh. Anh đã thấy rõ và tin sâu Nhân Quả thì nay Tịnh Thái cũng xin trình bày vài điểm sau cho anh tham khảo:
Khi mình thấy một người làm một điều gì đó ko đúng như lời Phật dạy thì mình phải nên có cái tâm thế nào đây?
Mình phải nên thương họ vì biết cái quả báo mà họ sẽ gánh trong tương lai là vô cùng khủng khiếp, chứ mình ko nên bất bình và ghim lỗi của họ vào trong tâm mình. Vì mình càng bức xúc thì mình càng phiền não, mình càng tạo khẩu nghiệp cho chính mình mà thôi. Thử hỏi ai mà không có lầm lỗi? Khi mình lầm lỗi với ai đó thì mình luôn muốn họ tha thứ cho mình phải không anh? Vậy tại sao bây giờ khi mình thấy lỗi của họ thì mình ko thể bao dung? Mình ko thể bao dung lỗi lầm của người xung quanh thì đời sống chính mình tu tập có được thật sự an lạc hay không? Mình tu hành là muốn giải thoát ra khỏi phiền não mà nay sao mình cứ tự mình buột chặt phiền não của người khác vào trong tâm mình? Vậy có phải mình đang quá khổ rồi phải ko anh?
Phật cũng dạy rõ: Với các vị thị hiện có lỗi lầm thì mình tuyệt đối không tán thán họ nhưng vẫn cung kính, gọi là “kính ly viễn chi”, ko nên gần gũi nhưng cũng không nói lỗi lầm của họ làm gì.
Phật để lại bài kệ rất sâu sắc:
“Chớ tìm cầu lỗi người
Cũng đừng vạch tội người
Lìa lời thô keo bẩn
Người ấy được giải thoát.”
Nếu mình làm được theo lời Phật dạy như vậy thì mình được giải thoát rồi, rất đơn giản, trực tiếp và dễ hiểu nhưng chúng ta do nghiệp chướng tích lũy sâu dày từ vô lượng kiếp nên mãi vẫn chưa làm được, vẫn là ngày ngày vẫn tìm cầu lỗi người, vẫn là vạch tội người, vẫn làm những điều như vậy…Thì làm sao chúng ta được giải thoát đây? Mình càng tu thì mình càng phiền não, càng chấp trước…Cái tâm tự thấy mình hành đúng như pháp và thấy người khác là sai pháp chính là biểu hiện vi tế của tâm ngạo mạn.
Người tu hành dù giữ giới tốt nhưng ngạo mạn thì HT Tịnh Không nói rõ là đời sau rất có thể họ sanh về cõi A Tu La, do cái nhân thích tranh hơn thua, phải trái với người đời…
Tu là chuyển nghiệp của chính mình, chứ không phải chuyển nghiệp của người khác. Cảnh giới bên ngoài mà mình chiêu cảm lấy, cái họa, cái phước mình gặp cũng là nhân quả của chính mình chiêu cảm lấy mà thôi, nào phải của người khác đâu…
Mình thật tin nhân quả thì mình phải nên bình lặng hiểu thật kỹ chỗ này: Tại sao mình không thường được sanh vào nhà tôn quý, được gần gũi các vị Thầy Thiện Tri Thức, ko được sanh vào thời còn Đức Phật mà lại sanh vào thời Mạt pháp này? Tại sao mình hay gặp phải Ác Tri Thức? Tại sao?
Chẳng phải do chính nghiệp nhân trong đời quá khứ của chính mình đã gieo hay sao? Chúng ta rất bất hạnh, thật sự là phước mỏng nghiệp dày nên mới sanh vào thời mạt pháp này. Nhưng may mắn là vẫn còn 1 chút phước báo nên lại được biết đến Phật pháp, phải nói là rất là may mắn, vô cùng may mắn.
Phải nên trân trọng cơ hội này mà tự mình trau dồi, tu tập theo lời Phật dạy, chứ nếu không ngay trong lúc hưởng thụ Phật pháp thì lại tạo nghiệp ở Tam Ác Đạo tiếp mà ko biết.
Bài trả lời đã dài, nay TT chỉ tóm lại 1 câu của Lục Tổ Huệ Năng:
Người chân thật tu hành thì ko thấy cái lỗi của thế gian.
Anh nghiệm xem câu này có đúng hay không?
Nếu TT có nói điều chi không phải, mong anh bỏ qua và góp ý thêm cho Tịnh Thái. Được vậy Tịnh Thái rất là cám ơn anh.
Mong anh sớm có được an lạc thật sự trong Chánh Pháp của Đức Phật.
Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật!
Cư sĩ Thiện Nhân và Tịnh Thái viết bài rất hay. Tôi rất cảm phục các cư sĩ. Nhờ có những bài viết hay của các cư sĩ mà những người như Tôi đây càng ngày càng tinh tấn tu hành hơn. Cám ơn các cư sĩ rất nhiều
A Di Đà Phật