Trần Tánh Lương tự Tích Châu, quê ở huyện Vô Vi, tỉnh An Huy. Ông là người thuộc giới thương chánh, tuổi trung niên mới sanh được một đứa con trai đặt tên là Thiện Thọ, bẩm sinh tánh khá thông minh, nhưng chẳng may lại yểu số vào lúc mười bốn tuổi. Tánh Lương tự nghĩ mình xưa nay giữ lòng nhân hậu thường làm điều phước đức, tại sao lại tuyệt tự, nên đối với việc nhân quả báo ứng hoàn toàn không tin. Bà bạn kế phối là Hồ phu nhơn tánh hiền lành rất tin Phật pháp, biết mối chấp của chồng không thể giải thích, chỉ gắng sức âm thầm tu trì, niệm thánh hiệu Quán Thế Âm để cầu tự. Không bao lâu cô có thai, nhưng lúc sắp sanh bỗng vương nạn. Trong vòng hai mươi chín ngày, cô không thể ăn uống nói năng hoặc day trở, mình nóng hực như lửa, thân gầy tợ củi khô. Các hàng danh y Trung, Tây đều bó tay, tuyệt không còn hy vọng cứu sống.
Một đêm Hồ thị nằm mơ thấy bà lão cầm cành hoa sen cọng dài, phất từ đầu đến chân bảo: “Do túc nghiệp ngươi mới vương trọng bịnh, song cũng may nhờ biết tu niệm chí thành. Nay ta quét trừ nghiệp chướng và cho ngươi một đứa con tốt!”. Lúc đó cô cảm thấy thân tâm mát mẻ, kinh lạ vui mừng chợt tỉnh, thì bịnh dường như tan biến đâu mất, xuống giường đi lại như thường. Sáng ra liền sanh được một đứa con trai nặng cân khỏe mạnh, tướng mạo phương phi tốt đẹp. Sự kiện khác thường này làm cho Tánh Lương rất kinh ngạc! Nhưng sau khi hỏi han và nghe vợ thuật lại mọi chi tiết, ông mới tin sự lý nhân quả trong ba đời đều chân thật không phải hư vô. Nơi thâm tâm, ông rất cảm ơn đức từ bi rộng lớn của chư Phật, Bồ Tát. Từ đó vợ chồng cùng trường trai niệm Phật, quyết ý tu trì, cứu giúp người nghèo khổ hoạn nạn, cất chùa trai Tăng, tất cả việc lành đều gắng hết sức tu hành. Biết việc Hồ thị dứt bịnh sanh con chính do đức Quán Thế Âm cứu độ, nên Tánh Lương thường đến chùa núi Phổ Đà triều lễ Đại sĩ. Vợ chồng đều quy y với Ấn Quang pháp sư, Trần Tánh Lương pháp danh là Liu Viên, và vợ Hồ thị pháp danh là Liu Thường. Khoảng Dân Quốc năm đầu, các chùa nơi núi Phổ Đà đều khiếm lương thực, và toàn vùng bị chánh phủ trưng dụng cho kiều dân người Đức ở. Tánh Lương bôn tẩu nhờ các bạn trong hàng quan liêu giúp đỡ can thiệp, nên kết cuộc khỏi tai qua. Cư sĩ lại tự xuất của trùng tu tháp Đa Bảo và làm các Phật sự xây cất lại bản sơn để báo ân Tam Bảo.
Niên hiệu Dân Quốc thứ chín, vợ chồng và con cái năm người cùng thọ giới Bồ tát nơi chùa Pháp Nguyên tại Bắc Kinh. Ba năm sau, Liu Thường bỗng lâm bịnh. Vào ngày hai mươi tám tháng hai, đúng đang niệm Phật, cô bỗng thấy hai vị đồng tử cầm tràng phan có bốn chữ: “Tây Phương Tiếp Dẫn”. Biết là điềm sắp vãng sanh, cô nhờ chồng mình thỉnh bốn vị Tăng đến nhà giúp sám hối niệm Phật. Tới ngày hai mươi tám tháng sau, bịnh được an lành. Nhưng sang thượng tuần tháng tư, Liu Thường lại thấy trong người không khỏe, tự biết quy kỳ sắp đến, liền một lòng niệm Phật cầu sớm vãng sanh. Vào bữa mùng năm, Tánh Lương thỉnh chư Tăng đến nhà, bảo người trong gia thuộc hợp cùng đại chúng luân phiên trợ niệm cho ngày đêm tiếng Phật không dứt. Liu Thường cũng thầm trì niệm theo. Sáng ngày mùng sáu cô bảo người nhà nấu nước cho mình tắm gội thay y phục. Đoạn cố gắng đến trước bàn phật niệm hương lễ bài, rồi nhờ xây giường để mình nằm nghiêng bên hữu day mặt về hướng Tây. Khi nằm yên xong, cô chuyên tâm niệm Phật cho đến giờ Hợi, bỗng chợt ngồi dậy chấp tay nói: “Tây phương Tam Thánh đã đến!”. Lại bảo: “Còn thiếu ba ngàn câu Phật, niệm đủ tôi sẽ đi!”. Lúc đó hàng Tăng tục hơn ba mươi người đều lớn tiếng niệm hồng danh. Liu Thường cũng cao tiếng niệm theo được một lúc gương mặt lộ nét tươi cười rạng rỡ mà qua đời. Khi ấy trong nhà bay thoảng mùi hương lạ. Giờ Ngọ hôm sau nhập liệm, đảnh đầu cô vẫn nóng, tay chân mềm dịu, hơi thơm hãy còn.
Khi Thiên Thọ, đứa con trai đầu lòng yểu số, vì gấp cầu tự, Tánh Lương cưới thêm cô thiếp là Sa thị mới mười bảy tuổi. Về nhà chồng được mấy năm cô nhờ sự huấn luyện, cũng khởi lòng tin chân chánh, quy y với Ấn Quang pháp sư, pháp danh là Liu Từ. Từ đó Sa thị giữ chắc năm giới, trường trai niệm Phật. Về sau Liu Từ đau dây dưa mãi không lành, nằm trên giường bịnh suốt hai năm. Song lòng tin nguyện bền chắc, cô vẫn không rời câu niệm Phật. Ngày rằm tháng hai năm Dân Quốc thứ mười chín, nhằm lễ vía đức Thế Tôn nhập Niết bàn, cả gia đình cùng thỉnh chư Tăng tập họp tại nhà, tu Đại Bi Sám Pháp. Vừa đến ngọ lễ sám xong, đứa con gái bưng chén nước, tự nói thấy trong đó chao động phóng ra ánh sáng. Tánh Lương đứng một bên vội đỡ tay bưng chén giùm. Lúc đó cô lại bảo thấy tay ông cầm hoa sen, e rằng thời khắc vãng sanh đã đến. Tánh Lương nghe nói liền ra ngoài thỉnh chư Tăng vào phòng trợ niệm. Liu Từ bổng quì nơi giường cúi lạy nói: “Đức Quán Thế Âm Bồ tát từ cõi Cực lạc phóng quang tới chiếu sáng khắp thân mình”. Tánh Lương khuyên cô nên xả bỏ tất cả, chỉ một lòng chuyên cầu Đại sĩ tiếp dẫn. Liu Từ vâng lời chấp tay chúc nguyện: “Con đau bịnh chịu sự thống khổ đã nhiều, cầu cho người đời sớm được giải thoát, xa lìa bịnh khổ. Xin Bồ tát xót thương tiếp dẫn con về cõi Cực lạc!”. Quá ngọ hai giờ, cô nói: “Bồ tát đã quang lâm! Xin thỉnh chư Tăng ra ngoài, để con lau mình thay y phục”. Nhưng khi vừa thay áo, cô lại bảo: “Đức A Di Đà đã đến từ xa, đang duỗi tay phóng quang tiếp dẫn, có Vi Đà Kim cang theo hầu hạ, xin mau thỉnh chư Tăng vào trợ niệm!”. Lúc đó Liu Từ không kịp mặc áo tràng vội ngồi kiết già chấp tay liên tiếp niệm A Di Đà Phật rồi nói: “Tôi đi đây!”. Đoạn liền nhắm mắt lặng lẽ vãng sanh, hai tay vẫn còn chấp nơi ngực. Khi ấy tất cả người trong nhà đều nghe dị hương bát ngát. Đến trưa hôm sau đảnh đầu cô còn nóng, sắc mặt tươi tắn sáng nhuần hơn lúc sanh tiền.
Tánh Lương mục kích thê, thiếp do niệm Phật đều được điềm lành và chứng nghiệm vãng sanh một cách hiện thật, lòng tin càng thêm bền chắc. Sau khi ấy ông tu chỉnh ngôi tiền đường thờ cúng trang nghiêm như cảnh chùa am, để bảng hiệu Niệm Phật Cư Sĩ Lâm, thường tập họp chư liên hữu lại cùng nhau tu trì sách tấn. Mùa đông năm Tân Mùi cư sĩ vương bịnh, sắm lễ thỉnh chư Tăng chùa thiên Phước đến lưu trụ tại Cư Sĩ Lâm, mỗi ngày vào phòng xưng hồng danh, để được thường nghe Phật hiệu thành tựu chánh niệm. Tới ngày mười một tháng ba năm Nhâm Thân (1932), vào lúc chánh ngọ, Tánh Lương nói: “Tôi thấy Phật, Bồ tát tướng tốt trang nghiêm và hoa sen rất to đẹp!”. Chư Tăng cùng người nhà biết thời khắc Tây quy của ông đã đến, đều họp lại phòng cao tiếng niệm Phật. Cư sĩ cũng ngồi lần chuỗi sẽ niệm theo, tới quá ngọ hai giờ yên lặng vãng sanh.
Chiều hôm ấy cư sĩ Từ Huất Như, bạn thân của Tánh Lương, cũng là vị Lâm trưởng, nghe tin cáo phó vội cho mời đoàn liên hữu cùng đến phúng điếu. Khi phái đoàn tới nơi thì đã tám giờ tối. Chư liên hữu đều thấy Tánh Lương vẫn còn ngồi kiết già ngay thẳng, tay cầm chuỗi, gương mặt tươi tỉnh như sống. Thử dò xem thì đảnh đầu còn nóng, tay chân mềm dịu.
Trích Mấy Điệu Sen Thanh
Bành Tế Thanh
Cố hòa thượng Thích Thiền Tâm dịch
A Di Đà Phật! Bài hay và xúc động…
Gửi Cư sĩ Viên Trí và các bạn!
Mình muốn chia sẻ một câu chuyện về một người vừa mất cách nay mấy tháng được vãng sanh ở quê mình,tôi xin cam đoan chuyện này là chuyện thật và mình muốn chia sẻ với mọi người để thấy được câu phật hiệu thật là linh nghiệm, ngay như mình đây, khi vừa biết về pháp môn tịnh độ thì mình đã tin và phát tâm ăn chay, niệm phật mỗi ngày, dù là rất ít nhưng mình nghĩ góp gió thành bão, vì vậy cho nên mình rất tin và nghĩ câu chuyện này sẽ giúp cho những ai tin tưởng thì sẽ càng tin sâu và tinh tấn niệm phật để sau này được vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc Thế Giới.
Người này ở sát ngay nhà mình, mình gọi là Cậu Ba. Cậu tu theo đạo Phật Giáo Hòa Hảo, thường ở quê mình đa số mọi người đều tu theo đạo Phật Giáo Hòa Hảo. Riêng mình đã rời xa quê bấy lâu nay, lên Tp học và lập nghiệp ở đây, thỉnh thoảng mới về thăm nhà cho nên ko có hiểu sâu về đạo này, mình chỉ biết đi chùa và niệm phật, đến khi mình phát hiện ra trang web này thì mình ăn chay và niệm phật. Mình xin phép trở lại câu chuyện của cậu ấy. Cậu ấy sống cùng với mẹ và em, không lập gia đình riêng,có lần Cậu cũng bỏ nhà lên núi đi tu, nhưng ba mẹ ko đồng ý nên cậu về nhà, tu tại gia. Từ đó về sau Cậu thường đi làm từ thiện, kiếm thuốc nam với đồng đạo. Ngày 17/3/2013 Cậu đi lấy thuốc ở Vĩnh long về ghé Huyện Tam Bình nghỉ lại ở nhà đồng đạo, trong lúc chờ ban hậu cần nấu cơm thì Cậu có mắc võng vào cột nhà nghỉ ngơi thì bất ngờ cây cột bị ngã đập vào ngực của Cậu ( do nhà để trống với lại cũ nữa). Mọi người vội đưa Cậu vào bệnh viện cấp cứu. lúc này cậu còn tỉnh táo và nói với mọi người trong đoàn là từ đây ko còn đi chung được nữa rồi, “từ giờ em bỏ mẹ em rồi”. Nói xong thì cậu niệm Nam mô A Di Đà Phật, Nam Mô A thì cậu tắt thở, lúc đó khoảng 7h tối. Lúc này mấy người đồng đạo cùng nhau đọc bài Tây Phương như sau:” Nam mô Tây Phương Cực Lạc thế Giới tam thập lục vạn ức, nhất thập nhất vạn, cửu thiên ngũ bá, đồng danh đồng hiệu đại từ đại bi tiếp dẫn vong linh A Di Đà Phật”. Ở quê mình theo đạo Phật Giáo Hòa Hảo, thường lúc chết là đọc bài này theo chỉ dạy của Đức Huỳnh Giáo Chủ, chứ ko niệm Nam mô A Di Đà Phật ngắn gọn. Rồi các đồng đạo cứ niệm bài Tây Phương ở trên cho đến lúc chở cậu về tới nhà và tiếp tục niệm cho tới khoảng 3h khuya thì họ thấy sắc mặt cậu hồng hào, thân thể thì mềm mại, họ mới kêu mọi người trong nhà ra xem, sau đó họ tiếp tục thay phiên nhau niệm đến sáng hôm sau thi có một chú trưởng đoàn kiểm tra thì thông báo là cậu được vãng sanh vì toàn thân của cậu đều lạnh chỉ có trên đỉnh đầu là còn nóng, thân thể thì mềm mại, sắc mặt thì hồng hào, tuy bị cây đập vào người nhưng cơ thể cậu không có vết bầm dập hay trầy xước gì cả, toàn thân đều lành lặn. Sau đó tin đồn bay xa, có người ở tỉnh lân cận hay tin cũng đến viếng đám tang cậu cho đén lúc đem chôn rất đông.
Mình viết bài này lên đây cũng là có thắc mắc muốn hỏi. Bài niệm phật tiếp dẫn của Đức Huỳnh Giáo Chủ mà ban hộ niệm niệm ở trên đó, bạn nào biết có thể giải thích các chữ trong bài giúp mình được không? Dù mình biết bài này cũng linh nghiệm như câu Nam Mô A Di Đà Phật, nhưng sao Đức thầy ko dạy niệm Nam MÔ A Di Đà Phật cho ngắn gọn, lại còn nhiếp tâm hơn. Đa số các gia đình theo đạo này khi có hậu sự đều đọc bài này, đén khi chôn xong thì mới mở máy niệm phật ở bàn thờ người quá cố liên tục suốt 49 ngày.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Xin chào Quỳnh Kim
Câu “Nam Mô Tây Phương Cực Lạc thế giới, tam thập lục vạn ức, nhất thập nhất vạn, cửu thiên ngũ bách, đồng danh đồng hiệu, Đại Từ Đại Bi tiếp dẫn vong linh … (họ tên người quá vãng)… A Di Đà Phật”
Trích từ Kinh: NIỆM PHẬT BẢO-VƯƠNG
Trong thời kỳ đức Bổn sư THÍCH CA MÂU NI THẾ TÔN còn tại thế, một ngày kia đức Bổn sư thấy có 2 Ông bà già lụm cụm đang niệm Phật và lấy từ hạt lúa để ghi số (Tức là hễ niệm một câu NAM-MÔ A-DI-ÐÀ PHẬT thì lấy ra một hạt lúa bỏ vào trong hũ để nhớ số đếm).
Ðức Bổn sư THÍCH CA NHƯ LAI thấy thế, nên Ngài mới đi đến, ngồi xuống kế bên mà dạy cho hai Ông bà già đang niệm Phật ấy rằng:
“Ta có một pháp rất hay, dạy 2 ngươi niệm Phật một câu thì được số hạt thóc rất nhiều đếm không kể xiết!”
Hai ông bà già nghe Phật nói vậy rất mừng rỡ, liền quỳ xuống chân thành đảnh lễ Phật và cầu xin Phật từ bi chỉ dạy, vì chúng con tuổi đã quá già rồi…
Lúc ấy Phật THÍCH CA dạy niệm như thế nầy :
“Nam Mô Tây Phương Cực Lạc Thế giới, tam thập lục vạn ức, nhất thập nhất vạn, cửu thiên ngũ bách đồng danh đồng hiệu, đại từ đại bi tiếp dẫn đạo sư A-DI-ÐÀ PHẬT”
Một vạn ức = 10,000 X 100,000 = 1 tỷ.
Tam thập lục vạn ức = 36 vạn ức = 36 tỷ.
Nhứt thập nhứt vạn = 10 x 10,000 = 100,000
Cửu thiên ngũ bách = 9,000 + 500 = 9,500
Nhứt thập nhứt vạn cửu thiên ngũ bá = 100,000 x 9,500 = 950 triệu
Tổng gom hết các câu trên, tức là 36 tỷ 950 triệu Thượng Thiện Nhân ở cõi Phật đồng tiếp dẫn vong linh. Một câu nguyện tuy ngắn gọn, nhưng ý nghĩa vô cùng rộng lớn. Nếu thân nhân quan tâm, vì người quá cố, nhớ hằng ngày, hàng tuần thất mà thành tâm cầu nguyện bài Vãng Sanh trên và đồng thời niệm Phật, làm các việc phước thiện, rồi hồi hướng cho các vong linh, ắt quyến thuộc quá cố của chúng ta sẽ được thoát khổ, siêu lên cõi Phật. Như vậy, kẻ còn người mất đều được lợi ích. Giới trẻ tuy thương kính ông bà cha mẹ, nhưng đâu biết các việc trọng đại nầy. Chính các việc đó mới thật sự là hiếu kính sâu xa, mới là phước hiếu vô lượng!
Phần trên được trích từ Phương Pháp Cầu Siêu Cho Thân Nhân. Có lẻ Đức Huỳnh Giáo Chủ nương theo đó mà lập ra. Đối với giáo lý của đạo Hòa Hỏa thì VT không biết nhiều, nếu muốn biết thêm thì hỏi các vị tu theo giáo phái ấy.
Đối với đạo tràng tu Tịnh Độ thì VT chỉ nghe có hai câu này: Nam Mô Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Đại Từ Đại Bi, Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật và Nam Mô A Di Đà Phật. Đặc biệt là trong trường hợp hộ niệm thì chỉ nên niệm 4 chữ hoặc 6 chữ, nếu dài quá thì người sắp lâm chung khó mà theo kịp, vì lúc tứ đại phân ly sẽ khổ sở vô cùng, Phật diển tả như là con rùa lột bỏ cái mai rồi nhúng vô nước sôi vậy.
Nghe qua câu chuyện trên thì VT nhận thấy vị ấy trước giờ phút lâm chung đã tự biết niệm Phật và có lẻ đã vãng sanh trước lúc hộ niệm nhưng nếu như có hộ niệm thì càng tốt, bảo đảm vững chắc hơn.
Còn về cái câu: ” Nam Mô Tây Phương Cực Lạc thế giới, tam thập lục vạn ức, nhất thập nhất vạn, cửu thiên ngũ bách, đồng danh đồng hiệu, Đại Từ Đại Bi tiếp dẫn vong linh … (họ tên người quá vãng)… A Di Đà Phật , theo như bài viết đó thì có lẻ chỉ dùng vào trường hợp để cầu siêu mà thôi.
Nam Mô A Di Đà Phật
Cám ơn Viên Trí rất nhiều!
A Di Đà Phật
Mong có thêm nhiều chuyện vãng sanh được các đạo hữu chia sẻ.
Nam mô A Mi Đà Phật
Các anh chị muốn biết nhiều về Phật giáo Hoà Hảo thì vào website phatgiaohoahao.net sẽ biết được rất nhiều thông tin về Đức Huỳnh Giáo Chủ. Mình cũng là một tín đồ của PGHH.
Xin nói thêm về bài nguyện trên, Đức Huỳnh Giáo Chủ có dạy nếu như người mất là nhà sư thì kết thúc bằng câu “…đại từ đại bi tiếp dẫn đạo sư A Di Đà Phật “, lúc bình thường khi cúng lạy ta có thể đọc bài trên nhưng câu cuối là “…đại từ đại bi phổ độ chúng sanh A Di Đà Phật “.
a di đà phật!!!!
con có 1 thắc mắc mong đk mọi người giải đáp giúp ạ. con cũng chỉ mới biết tới phật pháp và tìm hiểu sâu đến phật pháp thôi ạ. Con có quen 1 a cũng am hiểu về phật pháp, chúng con nc, chia sẻ nhiều rồi đem lòng yêu nhau. Nhưng cả gđ con đều phản đối vì tuổi chúng con thuộc vào tứ hành xung( được mỗi cái hợp mạng ạ) Còn gđ a ấy thì ko phản đối j vì mọi người đều biết tới Phật pháp. Con có thắc mắc là trong Phật pháp thì có quan niệm ntn về tứ hành xung? Chúng con đến với nhau liệu có được ko ạ? Như người đời thì có rất nhiều vấn đề như vợ chồng ko hòa thuận, con cái khó nuôi, làm ăn vất vả, gặp nhiều khó khăn, có khi vợ chồng có người mất sớm… nói chung những trường hợp xung quanh con con đều mắt thấy tai nghe như vậy. Thành gia lòng con còn nhiều lăn tăn, với lại gđ lại phản đối nhiều quá. Bên tình bên nghĩa con ko biết làm sao??? Vừa ko muốn bố mẹ, gđ phiền lòng, vừa ko lỡ bỏ đi ty của mình, bỏ đi cơ hội tiếp tục học đạo( vĩ gđ con ko muốn cho con đi sâu vào phật Pháp) Ai có thể dẫn đường chỉ lối giúp con ko ạ. A di đà phật, con xin cảm ơn!!!!
A Di Đà Phật
Nhà Phật không có quan niệm gì về tứ hành xung và nếu có những quan niệm gì nằm ngoài Nhân quả thì đấy là những lý luận ngoại đạo, tà tri tà kiến, mê tín dị đoan. Và bởi vậy gia đình bạn trai (họ hiểu Đạo) mới không phản đối hai bạn. Còn bạn dù mới tìm hiểu Phật pháp đi nữa, bạn cũng nên biết rằng: Những hiển hiện ở thế gian (tốt- xấu, đau khổ- hạnh phúc, giàu có- nghèo khổ…) đều bị chi phối bởi Luật Nhân- quả; đó cũng là nền tảng đầu tiên của người Phật tử khi bước đầu học Đạo: tin sâu Nhân- quả.
Hãy duy trì tình cảm trong sáng cho đến khi được sự tác hợp đôi lứa của cha mẹ hai bên. Có thể cha mẹ bạn nhất thời không đồng ý, vấn đề ở hai bạn có khéo léo trong cách hành xử, có đem được Phật pháp vào trong cuộc sống để giúp cha mẹ dần dần tỉnh giác mà tu học không? Một người con thật sự hiếu thảo nên gạt tình cảm riêng tư qua một bên (không có nghĩa là từ bỏ), xem nhẹ tình cảm riêng tư, hiếu dưỡng lẫn hiếu đạo, nếu các bạn làm được chắc chắn cha mẹ không những đồng thuận mà sẽ rất hạnh phúc và tự hào vì có những đứa con như thế…
Nam mô A Di Đà Phật xin thường niệm
Chúng ta đôi khi xem trên phim ảnh, hoặc cũng có khi chính chúng ta từng nói câu này với vợ/chồng mình rằng :
“Nếu có kiếp sau, mình mong vẫn sẽ là vợ chồng của nhau”
Nói ra nghe thì dễ dàng và mùi mẫn. Nhưng những ái luyến trong gia đình là sợi dây kiên cố nhất trong mọi loại nghiệp báo trói buộc chúng ta vào luân hồi.
Chúng ta là vợ chồng của nhau cốt yếu là do ta nợ nhau. Một chữ “NỢ” duy nhất để mô tả quan hệ vợ chồng – theo luật NHÂN QUẢ. Có những người chồng khổ vì vợ, và ngược lại vợ khổ vì chồng. Đơn giản giải thích rằng ai nợ ai nhiều hơn mà thôi.
Ví dụ :
Giả sử kiếp thứ nhất anh A đi ngang qua đoạn đường, cứu mạng chị B bị tai nạn giao thông.
Sang kiếp thứ hai, vì chị B nợ anh A ơn cứu mạng. Nên hai người thành vợ chồng. Chị B ở kiếp thứ hai này hết mực thảo hiền thương chồng thương con. Chăm lo cung phụng anh chồng.
Sang kiếp thứ ba. Vì trong suốt kiếp thứ hai chị B đã quá tận tâm, trả nghiệp cho anh chồng ơn cứu mạng ở kiếp thứ nhất . Nên tình cảm chị dành cho anh A không còn mạnh mẽ nữa. Nhưng rốt cục chị vẫn tận tụy chăm sóc chồng. Kiếp này tuy hai người vẫn ở chung đến hết kiếp, nhưng cơm không lành, canh không ngọt như xưa nữa.
Sang kiếp thứ tư , vì đã trả hết nợ, tình cảm cũng chẳng còn, tuy rằng hai người năm 20 tuổi vẫn gặp lại nhau. Nhưng đơn giản chỉ là hẹn hò ăn uống xem phim. Uống trà, cà phê cà pháo vớ vẩn. Gắng chút duyên tàn…….rồi thôi. Đường ai nấy đi, trong bể luân hồi vĩ đại này vĩnh viễn A và B không bao giờ còn gặp lại nhau nữa!
Luân hồi là như thế. Là KHỔ ĐAU như thế. Là CHÁN CHƯỜNG như thế. Là HỢP – TAN như thế. Là BẤT ĐỊNH như thế. Tại sao chúng ta vẫn còn si mê mãi không chịu tỉnh ngộ?
Sưu tầm