Niệm Phật cầu sanh Tịnh-độ là pháp môn đặc biệt có khả năng đưa một chúng sanh phàm phu nghiệp chướng sâu nặng vượt qua tam giới, đi thẳng về cõi Tây-phương Cực-lạc thành bậc Bất-thối Bồ-tát. Đây là điều bất khả tư nghị của pháp niệm Phật. Chỉ cần trì giữ câu Phật hiệu niệm tới cùng, một lòng tin tưởng vững mạnh, tha thiết nguyện cầu hết báo thân này được vãng sanh Tây-phương Cực-lạc thì nghiệp chướng tiêu trừ, trí huệ phát sanh, cuối đời được vãng sanh, viên mãn thành tựu đạo giải thoát. Thế nhưng, thế gian này có mấy ai chịu tin. Vì lòng tin không vững, vì lý đạo chưa thông, vì tập quán mê mờ đã ăn sâu vào tiềm thức, thành ra nhiều người niệm Phật vẫn còn lo sợ đủ điều. Lo sợ nghiệp chướng sâu nặng, lo sợ không được vãng sanh, lo sợ không được Phật tiếp độ… Đâu ngờ, tiêu chuẩn vãng sanh vốn đã có thừa, nhưng chính vì sự hồ nghi này làm cho mất phần giải thoát. Vô lượng kiếp qua trầm mình trong bể khổ, mong cho được cơ hội thoát nạn, nay cơ may đã tới, đáng lý được toại nguyện, nhưng chỉ vì một chút nghi ngờ này thôi mà đành chịu hụp lặn trong bể khổ luân hồi thêm vô lượng kiếp nữa. Thật quá đáng tiếc!
Trong pháp niệm Phật có ba điều cấm kỵ, đó là: hồ nghi, xen tạp, gián đoạn. Hồ nghi là không tin tưởng, không tin tưởng nên niệm Phật mà còn xin đầu này vay đầu nọ, tục ngữ thế gian gọi là bắt cá hai tay, tưởng rằng chắc ăn, đâu ngờ trụi lũi! Tâm xen tạp thì niệm Phật bị gián đoạn. Ba điều này liên hợp với nhau, tuy ba mà một, tuy một mà ba. Nhiều người thường lo sợ rằng vì bận công chuyện làm ăn không thể niệm Phật liên tục? Không phải vậy đâu. Gián đoạn, hiểu cho cùng lý, chính là Tâm xen tạp chứ không phải là việc làm. Người bận công việc làm ăn, họ vẫn làm việc, nhưng làm xong thì niệm Phật, ngày ngày chỉ niệm Phật, không tu tạp nhạp, thì vẫn gọi là không gián đoạn, chỉ có công phu không cao mà thôi. Tâm xen tạp chính là tâm Bất-định, mất Chánh-định. Lòng tin không vững, nên ý chí chao đảo, không có hướng đi rõ rệt, ý nguyện giải thoát mù mờ, thành ra gặp đâu tu đó, nay tu cách này mai tu cách kia, cầu phước, cầu lộc, cầu thọ, cầu danh, cầu tài, v.v… để ngừa khi lỡ mình không được vãng sanh thì ít ra cũng khỏi bị thua thiệt với người. Đây là dạng người thiếu thiện căn, bạc phước lắm vậy!
Cư sĩ Diệu Âm (Minh Trị)
Kính thưa quý Thầy quý đạo hữu. Con căn tánh thấp kém có việc này không hiểu xin hoan hỉ giải thích dùm con. Con có lần đươc nghe sự tích con tu hú rằng có vị Thầy tu kia đã tu qua 99 đại nạn chỉ cần qua nạn 100 là thành đạo. Nạn 100 là bồ tát Quán Âm biến thành một cô gái rất đẹp đến lả lơi với Thầy. Thầy do sức định chưa tới đã k giữ được mình thì bị Phật bà biến thành con tu hú. Cái đó được lý giải là Thầy k vượt qua được thử thách nên bị thành súc sanh. Con thật tâm k hiểu việc này. Con nghĩ Phật Bồ tát đến coi ta bà này là để cứu chúng sanh. Vì chúng sanh căn tánh yếu nên mới luân hồi mãi như thế này. Vậy thì các ngài lý ra phải hộ pháp giúp đỡ chúng sanh tu hành tinh tấn hơn tín tâm hơn chứ sao lại còn thử thách chúng sanh vậy vô tình làm vậy chỉ để cứu người thượng căn còn loai hạ căn là cho đọa lạc hết sao, như vậy sao gọi là bình đẳng được. Con cứ thắc mắc hoai kính mong quý Thầy quý đạo hữu chỉ dạy. A DI ĐÀ PHẬT.
Thật ra sự tích chim Tu Hú trong dân gian đúng thật là có, nhưng phiên bản truyền lại thì cũng lung tung, đến tai của bạn thì xem chừng đã khác. Giới thiệu bạn sự tích Chim Tu Hú để bạn tham khảo, tính chính xác và nguồn gốc thì mình cũng không dám bảo đảm, nhưng xem qua cũng có đạo lý giáo dục rất hay:
SỰ TÍCH CHIM TU HÚ
1
Xưa, có một người nọ,
Tính ngay thẳng, hiền lành,
Nhưng phải cái nóng nảy,
Làm người ta bực mình.
Cũng chỉ vì nóng nảy
Mà mọi người, mọi nơi
Gọi ông là Bất Nhẫn –
Không kiên nhẫn ở đời.
Để chữa cái thói ấy
Và để thành người thiền,
Bất Nhẫn bèn quyết định
Đi tu ở chùa bên.
Cùng lúc ấy còn có
Một người nữa đi tu,
Tức là ông Năng Nhẫn –
Kiên nhẫn và cần cù.
Hai người cùng xuống tóc,
Cùng lên chùa một ngày,
Cùng chuyên tâm tu luyện,
Thế mà rồi sau này
Chỉ mình ông Năng Nhẫn
Được Đức Phật trải lòng
Cho độ thành chính quả.
Còn Bất Nhẫn thì không.
Ông quỳ trước tượng Phật,
Hỏi nguyên cớ vì sao,
Và để tu đắc đạo,
Ông phải làm thế nào?
Ngài nói: “Tâm con sạch,
Nhưng tính tình chưa nhuần.
Phải kiên nhẫn hơn nữa,
Rồi con sẽ ngộ dần.”
Bất Nhẫn nghe lời Phật,
Ngồi thiền dưới bóng cây,
Theo lối thiền trường định,
Hết ngày lại đến ngày.
Ông ngồi yên bất động,
Mặc kiến cắn rất đau,
Mưa gió hắt vào mặt,
Chim chóc ỉa trên đầu.
Ông chú tâm niệm Phật,
Thời gian cứ trôi qua.
Một năm, hai năm hết,
Rồi sang năm thứ ba.
Và rồi cả năm ấy,
Năm cuối cùng định thiền,
Cũng dần dần sắp hết.
Một ngày nọ, bỗng nhiên
Có một đôi chim én
Đến làm tổ trên đầu,
Rồi đẻ trứng, trứng nở,
Rồi suốt ngày cãi nhau.
Bất Nhẫn vẫn bình thản
Như không gì xẩy ra.
Ý nghĩ hướng đến Phật,
Tâm và thức yên hòa.
Một lần, trời sắp tối,
Chim mẹ ăn hoa sen,
Mải ăn, cánh sen khép,
Kẹt, không thể bay lên.
Đến sáng, hoa nở lại,
Nó thoát, bay trở về.
Chim chồng ghen, chửi mắng.
Ngủ qua đêm, thật ghê!
Mặc chim vợ thề thốt,
Kêu khóc oan lắm thay,
Con chim chồng không chịu,
Cứ ầm ĩ suốt ngày.
Rồi chim vợ nổi cáu,
Rồi bắt đầu đánh nhau,
Không con nào chịu nhún,
Thật đinh tai, nhức đầu.
Cuối cùng, không chịu nổi,
Nhẫn Nhục giật tổ chim
Rồi ném mạnh xuống đất:
“Chúng mày im, im, im!”
Thế là công tu luyện
Trong suốt ba năm ròng
Coi như vứt xuống giếng,
Không lại vẫn hoàn không.
2
Bất Nhẫn không nản chí.
Trước Đức Phật anh linh,
Lần nữa hứa khắc phục
Cái bất nhẫn của mình.
Lần này ông tự nguyện
Làm lái đò không công
Chở đúng một nghìn khách
Muốn nhờ đưa sang sông.
Trong hai năm liên tục
Ông chở đò giúp người
Ngày mưa cũng như nắng,
Không kêu ca một lời.
Cuối cùng, một sáng nọ,
Sau một đêm mưa rào,
Từ thượng nguồn chảy xuống,
Nước xiết và dâng cao.
Có một phu nhân trẻ,
Đôi má đánh phấn hồng,
Cùng đứa con còn nhỏ,
Lúc ấy muốn sang sông.
Vừa xuống thuyền, cô ả
Đã quát mắng bắt đi.
Chắc là vợ quan huyện,
Chẳng coi ai ra gì.
Bất Nhẫn nghe, không đáp,
Chỉ lặng lẽ chèo đò.
Thuyền vừa mới cập bến,
Cô ả lại kêu to:
“Anh cho đò quay lại.
Gói hành lý tôi quên
Còn trên bờ bên ấy.
Quay thuyền đi, nhanh lên.”
Lúc ấy nước đang xiết,
Gió lại nổi rất to,
Mất hai giờ qua lại.
Ông lẳng lặng quay đò.
Khi nhận gói hành lý,
Người đàn bà lại kêu:
“Anh quay đò lần nữa.
Vẫn sót đôi giày thêu.”
Bất Nhẫn không chịu nổi,
Liền văng tục tức thì:
“Tao không là thằng ở,
Mẹ con mày cút đi!”
Thực chất cô ả ấy
Chính là Phật Quan Âm,
Đến để thử Bất Nhẫn
Về cái nhẫn, cái tâm.
Ngài nói: “Ngươi vẫn vậy.
Tu thế thì còn lâu,
Họa chăng là tu hú.”
Ông xấu hổ, cúi đầu.
Bất Nhẫn sau khi chết
Thành loài chim ít bay,
Có tên là Tu Hú,
Trốn trong bụi suốt ngày.
Xem ra anh chàng này nếu thật là tu hành phải biến thành chim Tu Hú thì cũng không phải là Bồ tát Quán Thế Âm bắt phải như vậy, mà do chính nghiệp lực của anh ấy khiến anh ta đời sau phải đọa làm súc sanh, danh từ “Tu Hú” là chỉ ngầm chỉ cho người tu chỉ ở trên Miệng, Hú là giễu cợt, miệng thì nói suốt ngày, thậm chí giảng kinh hoa trời rơi rụng nhưng vẫn phải đọa lạc như thế nào thì vẫn đọa lạc như thế đó.
“Tu Hú” thì đọa lạc, “Tu Hành” thì chứng quả. Do vậy nhà Phật rất chú trọng đến chữ “Hành”, chính là “thực hành”. sửa đổi hành vi, tâm tánh của chính mình.
Còn Bồ Tát Quán Thế Âm tất nhiên là tâm đại từ đại bi, giúp đỡ chúng sanh không biết mệt nhọc, chưa từng ngừng nghỉ thì làm gì có chuyện hại người được chứ.
Khi bạn tiếp nhận thông tin gì thì mình cũng đừng nên vội tin ngay, phải lắng lòng suy nghĩ thật kỹ càng, hỏi han, nghiên cứu…sau khi rõ ràng minh bạch thì bạn sẽ biết sự thật của vấn đề này là như thế nào liền.
Phật pháp thì lại càng phải thận trọng, chớ vội nghe ai đó thì tin ngay rồi chính mình lại tạo nghiệp trong Phật pháp, dễ thấy nhất là phỉ báng chánh pháp, phỉ báng Tam Bảo, khinh chê Đại Thừa, chê bai Tịnh Độ. Việc này nhân quả ghê gớm lắm, quyết đọa Địa Ngục A Tỳ chứ chẳng phải chuyện tầm thường.
Đây cũng là cơ hội để tự nhắc nhở chính mình vậy.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Dạ con đã hiểu và con xin sám hối vì những lời trên do mê lầm mà con đã hỏi ra. Nam mô A DI ĐÀ PHẬT, nguyện con và tất cả chúng sanh đều được vãng sanh về TÂY PHƯƠNG CỰC LẠC. A DI ĐÀ PHẬT.
Chào chú Tịnh Thái!
Chú cho con hỏi một điều mà con vẫn còn chưa thấu suốt:
Đó là khuyên người Niệm Phật, vẫn biết hình tướng người niệm Phật là chánh tâm, thành ý niệm Phật là nơi chân tâm, tự tánh thiện lành; một niệm ác chẳng dám khởi nói chi đến việc sát sinh ăn thịt nhưng đối với những người phàm phu nghiệp chướng sâu nặng đệ tử con nói mãi chẳng nổi, họ có tin mù mờ nhưng chẳng buông bỏ được gì cực chẳng đã con bảo họ khi sát sinh hãy Niệm Phật mong rằng chúng sinh kia khi lâm chung nghe tiếng Niệm Phật mà được thoát khỏi tam đồ ác đạo như trong Kinh Phật đã dạy và cũng mong nhờ vậy mà người sát sinh kia gieo được chút thiện căn. Vậy con làm vậy có trái pháp không, có phải là phá hình tướng người niệm Phật không vậy chú.
Kính xin chú chỉ bảo.
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
Câu hỏi của con rất hay: Rất nhiều người rất nhiệt tình khuyên người niệm Phật mà không quan sát kỹ càng xem người đối diện có đủ nhân duyên điều kiện tiếp nhận câu A Di Đà Phật chưa…nếu họ ko đủ duyên, ko tin, vẫn là tham đắm sâu nặng trong vòng danh lợi dục vọng của thế gian này thì việc khuyên họ niệm Phật xem chừng phải cẩn trọng, nếu không khéo họ sẽ phỉ báng A Di Đà Phật và pháp môn Tịnh Độ, như vậy mình là người khuyên họ thì mình cũng tổn phước, chứ chẳng phải lúc nào khuyên người niệm Phật là đều có phước hết.
Trường hợp của con là một ví dụ rất tốt: Người sát sanh thì có quả báo của sát sanh, khuyên họ niệm Phật thì miệng họ niệm nhưng vẫn sát sanh thì vẫn phải trả quả báo sát sanh, một mạng đền một mạng, chẳng thể nói “…khi sát sinh hãy Niệm Phật mong rằng chúng sinh kia khi lâm chung nghe tiếng Niệm Phật mà được thoát khỏi tam đồ ác đạo như trong Kinh Phật đã dạy…”, việc này là ko đúng như pháp. Phật nào có dạy chúng ta vừa sát sanh vừa niệm Phật thì chúng sanh bị giết kia thoát khỏi tam ác đạo? Chỉ sợ chúng ta khi đó tạo nghiệp còn nặng hơn, bản thân lại còn có thói ỷ lại vào A Di Đà Phật mà sát sanh bừa bãi mà vẫn tự cho rằng mình giúp cho nó sanh về cõi lành, y như cách nghĩ si mê của phàm phu là “cho một dao này, hóa kiếp cho nó sanh làm người đỡ khổ hơn…”. Đây là si mê điên đảo, là tà tri tà kiến, đọa lạc lại càng sâu hơn đó con…
Hơn nữa con nghĩ sao khi người khác nhìn vào người này mà thấy rõ: Chà cái người niệm Phật gì mà kỳ vậy? Vừa sát sanh mà vừa niệm Phật?…Rất có thể họ sẽ sanh ra cái tâm khinh rẻ Phật pháp, nhất là pháp môn Tịnh Độ và người niệm Phật, việc này là mình gián tiếp đoạn mất huệ mạng của người ta rồi, lý ra người ta đời này hi vọng vào Phật pháp, nay vừa nhìn thấy hình ảnh như vậy thì ko muốn học Phật nữa…
Cái tội này không nhỏ chút nào…Do vậy việc khuyên người niệm Phật là phải cẩn trọng chứ không phải gặp ai cũng khuyên niệm Phật đi, niệm Phật đi, vừa sát sanh vừa niệm Phật còn đỡ hơn là ko có niệm Phật…Phật hiệu vào tâm thì nhất định 1 lúc nào đó thì sẽ được độ nhưng tội nghiệp sát sanh và hủy phạm hình tượng Phật pháp thì nhất định cũng phải gánh chịu.
Trong những trường hợp như vậy, con chỉ nên khuyên người ta nếu sát sanh làm nghề mưu sinh thì hãy sớm bỏ nghề, còn sát sanh để làm bữa ăn trong gia đình thì có thể tạm ra siêu thị mua thịt chế biến sẵn, nếu chưa thể ăn chay, chớ nên sát sanh trong nhà. Hơn nữa bản thân con khi thấy con vật bị giết thì phải âm thầm niệm PHật hồi hướng cho nó, chứ người vừa giết nó vừa hồi hướng cho nó thì nó lại càng giận hơn…
Việc này con phải để ý nhé, khuyên người niệm Phật không phải dễ đâu con.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Con thấy Chú Tịnh Thái nói rất đúng và hay nữa. Mong thầy tiếp tục bổ sung và truyền thừa kién thức Phật giáo và nhất là pháp môn Tịnh Độ cho quý đạo hữu được biết thêm. A Di Đà Phật
A Di Đà Phật!
Con rất cảm ơn lời răn của chú; như Ấn Quang Đại Sư dạy người nào niệm Phật, niệm Quán Âm mà để cầu thành tựu cho việc ác thì sét đánh chết; Bởi vậy nên mọi việc phải tùy duyên, con cũng khuyên người ta như chú nói, nhiều người rất đồng ý nhưng mình không biết họ có thật hành không; như nhà con có người con gà thì nó phải sống thêm đc vài tháng vì không ai dám giết, con bảo mang đi cho thuê người khác giết tội còn nặng hơn như trong Kinh A Nan vấn phật sự cát hung Đức Phật đã dạy; nhưng mình khuyên người ngoài, khuyên họ hàng thì đa số nghe trong khi mẹ, vợ thì khó quá đúng là Bụt chùa nhà không thiêng. Bí quá mới con mới khuyên như vậy nhưng mà chỉ được một hôm thôi chú ạ, rồi vẫn đâu vào đấy. Con thường niệm phật, quy y cho các con vật bị mẹ, vợ mua về ngoài ra chẳng làm đc gì hơn dù sao thì việc sát sinh giờ đây cũng hạn chế.
Như vợ con chẳng hiếu sát nhưng giết để cho con ăn tươi thì chẳng ghê gì, chẳng khác gì KInh Phật dạy người mẹ nuôi dạy đc đứa con tạo nên không biết bao nhiêu tội nghiệp.
Đúng là ơn cha mẹ kho báo đáp, người làm con mấy ai hiểu được.
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT!
TÂM TỪ BI SÁNH THỂ NGỌC NGÀ
TRONG CÁC BÁU KHÓ BÌ TÁNH THIỆN
Địa-ngục cũng tại Tâm làm quấy,
Về thiên-đàng Tâm ấy tạo ra.
Cái chữ Tâm mà Quỉ hay Ma,
290 Tiên hay Phật cũng là tại nó.
Tu với tỉnh biết làm chẳng khó,
Nếu lặng Tâm tỏ-ngộ Đạo mầu.
Cảnh dương-gian muôn thảm ngàn sầu,
Ngó vạn vật đài lầu chẳng có.
Sông với núi trước kia mắt ngó,
Khi chết rồi thấy nó đặng nào.
Ai biết đường hãy sớm tẩu-đào,
Kiếm Đạo lý. mà nhờ mà nhõi.
Chịu cay-đắng tu hành mới giỏi,
nam mô a di đà phật
Ta mến yêu những kẻ thiệt-thà,
Nghe cơ-giảng thiết-tha lo-liệu.
Học đạo lý. như đờn trúng điệu,
Hòa bản rồi thì cứ làm theo.
Lũ Tam-Bành trong bụng còn đeo,
Đoàn Lục-tặc ta mau sớm giết.
Mài gươm trí cho tinh cho khiết,
Dứt tâm trần kiếm chữ sắc không.
Đức Di-Đà Phật-Tổ ngóng trông,
Chờ dân-chúng tìm nơi diệt khổ.
Con có thể đăng những bài pháp này lên Facebook không ạ!
thưa chú Tịnh Thái ,
con vừa đọc lời hồi âm của chú viết cho anh tịnh minh xong , thì con có thắc mắc như vậy : nếu như mình làm công ở nhà ng ta nên khi chủ mua đồ ăn về; thịt cá tôm vv ( đều đã chết sẵn ) về thì kêu mình nấu ăn , như vậy thì họ sẽ hận mình hay là hận ng chủ đây ? vì đó là ý của chủ nhân thôi , những ng làm việc thì có ý kiến gì đc ?
con có nghe nói là cho dù nó đã chết sẵn rồi nhưng mình đem nó đi nấu ra ăn cũng k đc , cũng tội , và cũng sẽ bị nó oán hận phải k chú ? và ng ăn cùng ng nấu đều cũng bị tội sát sinh giống nhau luôn hả chú ?
xin cho con hỏi rằng : chim nhà nuôi treo lồng trên cao bị rơi đĩa đáy lồng lên chim đi vệ sinh rơi xuống sượt qua đầu gia chủ. vậy thì có được coi là bị dính đen đủi gì không ạ. nếu có thì phải hóa giải như thế nào ạ? A di đà phật.
Người nào nuôi chim lồng cá chậu, khiến chúng sanh bị giam tù túng trong lồng nhốt, dây xích…tất sau này phải cảm lấy quả báo bị giam cầm, ngục tù, trói xiềng, giam giữ, bị vướng vào vòng lao lý. Là đen đủi lắm vậy.
Đây là nhân quả tất yếu. Phải nên thấy biết như vậy mà khởi tâm sám hối, thương xót chúng sanh kia mà phóng sanh cho chim nó được bay về sống trong tự nhiên, thì may ra mới có thể hóa giải được nghiệp chướng này vậy.
A Di Đà Phật.
Kính thưa quý đạo hữu.
Tôi là một phật tử mới bước đầu tu tập theo pháp môn Tịnh độ. Bước đầu tôi cảm nhận được sự thù thắng của pháp môn này. Từ khi tu tập theo pháp môn Tịnh độ tôi cảm thấy thân tâm an lạc hơn, sự sân hận giảm đi rất nhiều, đặc biệt là những suy nghĩ tà dâm gần như được chế ngự. Trong lúc ngủ mơ tôi từng được Quan thế âm khuyên bảo nên anh chay, niệm Phật. Tôi cũng từng thấy bồ tát Đại thế chí đến dặn dò mình…Thường thì tôi không để ý đến những giấc mơ đó, chỉ tập trung niệm Phật cầu vàng sinh Tây phương thôi. Cách đây mấy hôm, tôi đang ngủ lơ mơ thì thấy có người đến bảo lúc nào con cái tôi đỗ đạt hết thì tôi bị trời sét chết vì tội tà dâm (Trước đây, mặc dù đã có gia đình, có vợ, có con nhưng tôi vẫn lăng nhăng tình ái với vài cô gái, sau này đọc cuốn âm luật vô tình tôi biết mình phạm tội tà dâm rất nặng). Bây giờ hàng ngày tôi vẫn kiên trì niệm Phật 2 thời sáng tối, lễ Phật, giới sát, tuyệt đối không tà dâm, ăn chay, phóng sinh…liệu khi bị sét chết tôi có được vãng sang hay không. Rất mong quý đạo hữu hoan hỷ cho tôi một vài lời khuyên. A Di Đà Phật
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Tâm Minh,
Chư Tổ dạy:
Tội từ tâm khởi đem tâm sám
Tâm được tịnh rồi tội liền tiêu
Tội tiêu tâm tịnh thảy đều không
Thế mới thật là tâm sám hối
*Biết mình phạm lỗi và dũng cảm sửa lỗi, đó thực là người biết nhân, hiểu quả và muốn thay nhân đổi quả. Giấc mơ vốn chỉ là giấc mơ, tuy nhiên nó đã nói lên phần nào tâm địa của bạn. Khi phát tâm tu học chư Hộ pháp luôn luôn đồng hành bên chúng ta, vì thế mọi hành vi, động niệm của mỗi chúng ta đều không thể gian dối. Phật pháp tuỳ duyên, có những nhân duyên chư Hộ pháp thấy cần trực tiếp cho bạn hay để bạn thay đổi; nhưng cũng có khi lại thông báo gián tiếp qua giấc mộng. Nhưng trực tiếp hay gián tiếp cũng là những tín hiệu để bạn nhận diện mình đã làm gì và nay phải làm gì để chuyển hoá những nghiệp lực hiện tiền.
*Vãng sanh hay không phụ thuộc vào tín-nguyện-hạnh có vững chắc hay không. Nếu ngay bây giờ mà tín-nguyện-hạnh của bạn không vững chắc thì dẫu cho không bị sét đánh bạn vẫn chẳng thể nào vãng sanh về Tịnh Độ. Những nghiệp tội bạn đã tạo là vô cùng lớn, bạn phải thực tâm chân thành sám hối và nguyện không bao giờ tái phạm nữa. Thông thường chúng ta nghĩ: khi thân, khẩu hành dâm mới là phạm tội tà dâm; thực thế khi ý khởi dâm thì đã phạm tội tà dâm rồi. Do vậy hàng ngày phải thường quán chiếu ý nghiệp thì mới mong chuyển hoá tận gốc được.
Chúc bạn dũng mãnh tu đạo.
TN
A DI ĐÀ PHẬT
Bạn xem câu chuyện vãng sanh của pháp sư Oanh Kha dưới đây sẽ phá được lòng nghi hoặc của bạn. Niệm phật với lòng nghi hoặc công đức giảm rất nhiều, bạn nên nhớ A DI ĐÀ PHẬT 0 bỏ xót 1 ai nếu chúng sanh ấy muốn về với ngài tin như vậy thì niệm lực mói mạnh mẻ vá thiết tha. Nếu có thì giờ thì tụng kinh Vô Lượng ThỌ, và nghe kinh Vô lượng Thọ để huân tập và tăng trưởng tín nguyên hạnh của mình và đồng thời hóa giải nghi hoặc trong lòng.
Pháp sư Oánh Kha vào triều nhà Tống (việc này ở trong Vãng Sanh Truyện, trong Tịnh Độ Thánh Hiền Lục đều có). Ông là một người xuất gia, phá giới, không giữ thanh quy, đại khái giới luật thanh quy ông thảy đều phạm hết. Thế nhưng ông có một chỗ rất tốt, ông biết được chính mình đã tạo ra tội nghiệp, chính điểm này đã cứu ông. Ông biết được tương lai ông nhất định sẽ đọa địa ngục, nghĩ đến những sự khủng khiếp trong địa ngục nên ông lo sợ, liền thỉnh giáo với các bạn đạo đồng tu của ông có cách gì có thể cứu ông không, có cách nào làm cho ông không đọa vào địa ngục không? Có một bạn đồng tu liền lấy cuốn Vãng Sanh Truyện đưa cho ông xem. Sau khi ông đọc rồi rất là cảm động, liền hạ quyết tâm niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ. Việc này trong truyện ký ghi chép, ông đóng kín phòng của ông lại, niệm một câu A Di Đà Phật đến cùng, ông không hề ngủ, không ăn thứ gì, niệm ba ngày, ba đêm thì niệm ra được Phật A Di Đà. Phật A Di Đà nói với ông: “Ông còn có mười năm dương thọ, trong mười năm này ông cố gắng tu hành, khi đến lúc lâm chung, ta sẽ trở lại tiếp dẫn ông”.
Có cảm ứng như vậy! Chân thật là chúng sanh có cảm, Phật liền có ứng, xem tâm chân thành của bạn, tâm chân thành thì niệm ra được Phật. Pháp sư Oánh Kha liền nói với Phật A Di Đà: “Tập khí của con quá nặng, không thoát khỏi mê hoặc, cho nên mười năm nữa không biết con sẽ phạm phải bao nhiêu tội. Tuổi thọ mười năm con không cần nữa, bây giờ con đi liền với Ngài”. A Di Đà Phật liền đồng ý, Ngài nói: “Được! Ba ngày sau ta đến tiếp dẫn ông”. Oánh Kha rất là vui mừng: “Tốt quá! Ba ngày sau Phật đến tiếp con, con theo Ngài vãng sanh”. Ngài liền mở cửa ra, hân hoan vui mừng nói với mọi người trong chùa: “Ba ngày sau tôi sẽ vãng sanh”. Người trong chùa đều cho là thần kinh của ông không bình thường, một người ác đến như vậy, ba ngày sau thì làm gì có thể vãng sanh? May mà thời gian ba ngày không dài, mọi người náo nhiệt, thử xem ba ngày sau ông có vãng sanh được không! Khi đến sáng sớm ngày thứ ba, ông tắm qua thân thể, thay bộ quần áo mới, xin các đồng tu thời khóa sáng nay chúng ta thảy đều niệm A Di Đà Phật đưa ông vãng sanh; nội dung khóa tụng thì thay đổi một chút, đọc Kinh A Di Đà, niệm Phật hiệu, đưa ông vãng sanh. Khi Phật hiệu niệm được đại khái thời gian chỉ có một giờ đồng hồ, thời gian không dài lắm, ông liền nói với mọi người: “Phật A Di Đà đến rồi (ông nhìn thấy được, người khác thì không nhìn thấy), tôi đi với Phật A Di Đà đây. Cáo biệt mọi người!”. Nói rồi ông liền đi. Ông thật được vãng sanh rồi, không hề có bệnh.
Cách biểu diễn của ông nói với chúng ta một việc, trên Kinh Di Đà đã nói: “Nếu một ngày, nếu hai ngày, cho đến bảy ngày…” không hề sai. Bình thường có làm việc xấu, một câu Phật cũng không niệm, vậy mà niệm Phật chỉ ba ngày thì có thể vãng sanh. Đây không phải là giả, là thật đấy!
Ngày nay chúng ta đóng cửa phòng lại, niệm ba mươi ngày cũng không thể vãng sanh, đây là do nguyên nhân gì? Tâm của bạn là giả, không phải là thật, bạn không phải dùng tâm chân thật, trong mỗi câu Phật hiệu còn có vọng tưởng xen tạp ở trong đó. Bạn không biết địa ngục là đáng sợ, Oánh Kha biết được địa ngục là đáng sợ, không vãng sanh thì phải đọa địa ngục, thật đáng sợ. Ông chỉ có hai con đường, không có cách chọn lựa khác. Ông sợ chịu khổ địa ngục, nên toàn tâm toàn lực chuyên chú một ý niệm cầu vãng sanh Thế giới Tây Phương Cực Lạc. Việc này nói rõ, cho dù đời trước đã tạo tội nghiệp, hoặc giả ngay trong đời này tạo tội nghiệp cũng không sợ, chỉ cần chân thật đầy đủ ba điều kiện tín-nguyện-hạnh này, ngay cả chúng sanh địa ngục cũng có thể ở ngay trong một đời thành Phật, làm Tổ. Pháp môn không thể nghĩ bàn!
Chúng ta mở miệng ra, vì sao không niệm Phật? Tại vì sao phải nói chuyện phiếm? Cho nên mọi người phải biết, bạn không niệm Phật, bạn liền tạo khẩu nghiệp, thì bạn phải chịu khổ báo ở ba đường. Một ngày từ sớm đến tối tiếp xúc với người, người này thì tốt, người kia thì xấu, đều là nói thị phi nhân ngã. Bạn học Phật, đọc Kinh, bái Phật, lễ Phật, tu một chút công đức đó đều bị rơi mất từ nơi cửa miệng của bạn, những gì bạn tích lũy lại đều là tội nghiệp, vô lượng vô biên tội nghiệp. Bạn phải giác ngộ, bạn phải thông hiểu, phải mau hồi đầu. Cái miệng này ngày ngày niệm A Di Đà Phật chính là xưng tán Như Lai. Trong lòng nhớ Phật, miệng niệm Phật, không xen tạp, không gián đoạn, được vô lượng vô biên công đức mà bạn không làm, lại đi tạo tội nghiệp, vậy thì không còn cách nào.
Đó là ý nghĩa của xưng tán Như Lai.
-Pháp sư Tịnh Không-
A DI ĐÀ PHẬT
A Di Đà Phật.
Cãm ơn đạo hữu Thiện Nhân đã cho tôi lời khuyên chân thành, xin hoan hỷ tiếp thu và nghiêm túc sửa mình. A Di Đà Phật.
Cãm ơn đạo hữu Liên Du. A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật.
“Nhìn lại thân nầy, khi thiện thì nghĩ rằng sẽ được vãng-sanh, đó cũng là một tâm-niệm khác; khi ác thì nghĩ rằng khó được vãng-sanh đó cũng làm một tâm niệm khác. Đừng để ý đến thiện ác, hãy biết rằng hễ Niệm-Phật thì tất được vãng-sanh. Do đó từ nay về sau, cho đến suốt đời, một mực xưng-niệm Nam-mô A-Di-Đà Phật. Dù cho tín tâm cạn mỏng, xưng danh yếu đuối đi nữa, cũng phải duy-trì tưởng-niệm quyết-định vãng-sanh. Nếu có tâm lo-lắng về chuyện vãng-sanh, đó cũng là một loại tâm-niệm khác.
Yếu-quyết là ở Niệm-Phật quyết-định vãng-sanh, chứ không phải ở tâm-tình, thể-nghiệm, thính-văn, hoặc truyền-thừa.
Niệm-Phật quyết-định vãng-sanh là Bổn-Tôn của tôi. Thâm-áo của Phật-Pháp chỉ là Nam-Mô A-Di-Đà Phật.”
(Niệm Phật Tông Yếu – Pháp Nhiên Thượng Nhân)
Nam Mô A Di Đà Phật
Kính ngưỡng mọi người cùng niệm Phật, cùng vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc: Nam mô A Di Đà Phật.