Trong suốt 49 năm thuyết pháp độ sinh, đức Phật đã tuyên thuyết rất nhiều giáo lý và ngày nay đã được chư liệt vị tổ sư kết tập lại thành tam tạng giáo điển, bao gồm kinh tạng, luật tạng, và luận tạng. Kể từ đó đã hình thành nên 10 tông phái (10 con đường tu tập) để giúp cho chúng sinh tùy theo căn cơ của mình mà lựa chọn để có thể tiến nhanh trên con đường hướng đến quả vị giác ngộ và giải thoát. Trong rừng giáo lý mênh mông bát ngát của Phật giáo có không biết bao là con đường, chứ không chỉ riêng 10 con đường mà thôi. Tuy nhiên 10 con đường này là 10 con đường chính nhất, 10 đại lộ để có thể đưa người bộ hành chúng ta đi đến đích mà không sợ lạc lối. Tịnh Độ tông là một trong mười tông phái, một trong mười con đường đó. Pháp môn Tịnh Độ dạy cho chúng ta chuyên tâm niệm Phật để được vãng sinh về cõi Tịnh Độ. Nhưng trong việc hành trì pháp môn dễ tu, hành giả chúng ta lại gặp không ít những khó khăn, không ít những thắc mắc vì sự hiểu biết về pháp môn này còn có phần bị hạn chế. Vì thế những câu hỏi trong chương trình sẽ hy vọng phần nào giải đáp thắc mắc của quý vị để chúng ta có những bước tiến xa hơn, vững chãi hơn trong sự tu tập pháp môn này, cũng như trên lộ trình giác ngộ và giải thoát.
Đại đức giảng sư: Thích Pháp Đăng
Tôi là một phàm phu trí cạn phước mỏng, nhưng tôi có niềm tin vô cùng mãnh liệt với pháp môn niệm phật, nhưng với tư duy của tôi, xin chia sẻ với các bạn đôi điều về những suy nghĩ đối với pháp môn thù thắng này, nói là pháp môn dễ tu nhưng phải rất khó để tin nhận, lời của đức Phật bổn sư là vạn lần xác thực, xin mời các bạn tham khảo để thấy nó dễ mà khó như thế nào:
1. Trước hết (bất cứ các bạn tu pháp gì) các bạn phải được thân người, các bạn thật là may mắn khi được làm “đất dính trên đầu móng tay” so với cả một “miền đại địa” chúng sinh đọa trong tam ác đạo.
2. Khi đã được thân người thì các căn (quan trọng) của các bạn phải đầy đủ, như người mù và điếc họ không thể nghe pháp, người thiểu năng về trí tuệ (tâm thần) không thể nghe pháp.
3. Khi đã được thân người lành lặn rồi, các bạn phải được sinh ra nơi có Phật pháp lưu trụ, như người ở vùng xa xôi hẻo lánh, người dân tộc thiểu số… đến danh từ Tam Bảo còn chưa nghe thấy nói chi đến việc nghe pháp Phật.
4. Khi đã được thân người hoàn hảo, sanh ra nơi có Tam bảo, thì các bạn phải chọn đạo Phật làm tôn giáo giải thoát của mình, vì rất nhiều người sinh ra nơi có Phật Pháp họ không chọn Phật Pháp mà chọn đạo thiên chúa, đạo hồi, ấn giáo…
5. Khi đã chọn Phật Pháp rồi bạn phải chọn cho mình một pháp môn phù hợp để giải thoát, (vì Đạo phật chia ra rất nhiều tông phái không dễ gì các bạn chọn ngay Tịnh độ mà hành trì), và phải có trí huệ để tin nhận, chắc lọc, không bị đi con đường sai lệch vì có rất nhiều người theo đạo phật mà họ không có một chút kiến thức nào, họ bị các tà sư thuyết pháp cho nghe, kết quả cả họ lẫn vị sư thuyết pháp kia đều rơi vào ác đạo.
6. Tiếp đó, các bạn đã chọn pháp thù thắng nhất (pháp môn niệm phật cầu vãng sanh) thì các bạn phải kiên trì đến cùng, nhiều bạn đã trải qua nhiều bước như vậy, đã chọn pháp môn niệm phật rồi, nhưng một khi nghe một vài lời phiến diện, có vẻ “như là” đúng của các tông phái khác, thì các bạn liền buông bỏ, đáng tiếc lắm thay.
7. Và khi các bạn đã chọn và kiên trì đến cùng, lấy cái thân mạng này không chút phân vân do dự một lòng quy mạng phật A Di Đà cầu vãng sanh, thì lúc đó các bạn đã ra khỏi sinh tử, vĩnh ly sống chết an vui cùng cực, chỉ chờ ngày mà chứng thành Phật quả (so với các bạn tu các pháp khác phải trải qua 3 đại a tăng tỳ kiếp, các bạn thì chỉ có một đời mấy chục năm ngắn ngủi để thoát ly).
Vì vậy các bạn hãy nhẩm tính từ bước 1 tới bước 7 có phải các bạn (tu Tịnh độ) đã may mắn hơn là trúng giải đặc biệt tờ vé số 20 con số hay không, như tôi thì nói còn phải hơn số đó nhiều.
Và này các bạn đạo hữu, nếu các bạn tu những pháp môn khác mà chưa giải quyết được sinh tử ngay trong đời này, thì liệu các bạn có dám khẳng định một lần nữa các bạn có được trúng được số độc đắc một lần nữa hay không, hay các bạn phải lo sợ đủ điều không được trúng số như vậy mà còn có khi mắc nợ (bị đọa ác đạo lâu lắm lâu lắm mới hội đủ được những điều như trên), và những điều kiện trên cần phải hội đủ không thiếu một thứ (dành cho những lần tái sanh sau đó của các bạn, tức là mỗi lần tái sanh thì các bạn BẮT BUÔC phải trúng số LIÊN TIẾP…) mới có thể tiếp tục tiến tu, bước đi trên con đường giải thoát.
Và các bạn tu tịnh độ nên nhớ khi đã trúng số độc đắc rồi thì nhớ đi lãnh thưởng (đi về Cực Lạc) đừng có bị ma lôi kéo “xin” phần thưởng của các bạn, đừng nghe lời phiến diện của bất cứ môn phái nào mà nghe theo, hãy ghi nhớ hãy ghi nhớ, đáng quý lắm thay những người bạn liên hữu của tôi.
Các bạn hãy ghi nhớ lời dạy vô cùng quan trọng của Đức Bổn Sư trong Kinh Niệm Phật Ba La Mật nói phẩm thứ hai: “Bởi vậy mà Ta, Thích Ca Mâu Ni Thế Tôn hôm nay trân trọng xác quyết rằng: VÃNG SANH ĐỒNG Ý NGHĨA VỚI THÀNH PHẬT, VÌ VÃNG SANH TỨC LÀ THÀNH PHẬT”
Nam Mô A Di Đà Phật.
Phuong Phap Tu hoc Tinh Do
Kính chào các đaọ hữu, tôi 42 T ( Nữ) cũng là một người đang học tu theo phương pháp Tịnh Độ, tôi có một vài điều xin ngỏ cùng để các vị tư vấn giúp.
1/ Sau kết thúc mỗi khoá hành trì hàng ngày( tối và sáng), tôi đều vái 3 vái xưng niêm danh hiệu “ Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật” 3 lần và nói “ con xin vâng lời dạy của Ngài chí thành xưng niệm Hồng Danh Đức Phật A Di Đà cầu nguyện vãng sang Tây Phương Cực Lạc, con xin cầu nguyện cho muôn mọi chúng sanh đều được giải thoát, đều được vãng sanh về Cực Lạc”
Hỏi: Tôi đang nghĩ là việc xưng niêm như vậy để tỏ lòng biết ơn và tuân theo lời dạy của Ngài Thích Ca, bởi nếu không có lời dạy của Ngài thì chúng ta không thể biết đến Tây Phương Cực Lạc, không biết đến danh hiệu Phật A Di Đà mà xưng niệm để cầu nguyễn vãng sanh. Và viêc này không có nghĩa là niệm tạp, hoặc cầu vãng sinh thì phải niêm A Di Đà chứ không ai lại niệm Thích Ca.
Các vị cho ý kiến để tôi biết mình suy nghĩ như vậy và làm như vậy đã đúng chưa?
2/ Tại bàn làm việc ở cơ quan, tôi có để một bức ảnh Phật A Di Đà to gần bằng khổ A5 (tính cả khung). Tuy nhiên do là bàn làm việc nên có rất nhiều giấy tờ, tài liệu và các đồ dùng VP ( kéo, bút, gim, kẹp gim… để trong hộp hoặc vứt lăn lóc trên bàn). Hoặc có khi cả đồ ăn vặt cũng bày lên ( NV VP thì khó tránh khỏi việc này). Sau khi hết giờ làm việc trong ngày thì mới thu sếp gon gàng.
Hàng ngày hoặc 2 ngày / lần tôi lại lấy giấy ăn ( giấy khô dùng đề lau miệng), lau sạch khung ảnh một cách thành kính ( cơ quan có tạp vụ nhưng ảnh Phật là do cá nhận mình dùng).
Hỏi: Việc để tạp nhạp trên bàn như vậy có bất kính không ( ảnh dùng để tôi luôn cảnh tỉnh ý thức, ngôn ngữ của mình hàng ngày trong lúc làm việc, và cũng để tôi nhớ xưng niêm danh hiệu Ngài khi có thể, còn ở nhà tôi đã có ban thờ hành trì Tối/ Sáng rồi).
3/ Tôi được biết có thể dùng phương pháp trong Duy Thức Học để niệm đạt “ Nhất tâm bất loạn” bằng cách thu âm tiêng niêm Phật của mình, sau đó lắng nghe và tập hành trì trong một khoảng thời gian nhất định nào đó ( có thể phải vào thất khoảng từ 10 – 20 ngày để tu học và thu âm/ hoặc cũng có thể được hướng dẫn thu âm qua ĐT).
Hỏi: Việc này không biết có nên không? Vì như vậy giống như là mình không cần phải” Hạnh”, mà chỉ công phu trong một thời gian nào đó?
4/ Thời khoá lễ và niệm danh hiệu Phật A Di Đà hàng ngày của tôi là:
– Sáng khoảng 1 tiếng ( 15 phút hồi hướng và Phát Nguyện, 45 phút niệm),
– Tối khoảng 2, 5 tiếng, gồm các việc sau:
+ 1 tiếng đọc kinh Vộ Lượng Thọ, chia làm 2 lần: đọc từ phẩm thứ nhất đến 24, ( tối hôm sau đọc tiếp từ phẩm 25 đến hết)
+ 1 tiếng niệm Phật : vừa lạy vừa niệm 20 phút, niệm danh hiệu 4 chữ: 40 phút.
+ 30phút: đọc 12 nguyện đảnh lễ Đức Phật A Di Đà, Phát nguyện, Phục Nguyện, hồi hướng .
Hỏi: Tôi định giảm thời gian đọc kinh và tăng thêm thời gian cho niệm danh hiệu A Di Đà ( Tức hiên tại tôi chia đọc kinh ra làm 2 buổi ( mỗi buối 1 tiếng), thì tôi sẽ chia làm 3 buổi , mỗi buổi đọc 45 phút). Vậy theo các đạo hữu thì nên thế nào cho hợp lý và được thành tựu?
(Sau này về hưu thì có thể không hạn chế thời gian niệm).
5/ Trong câu thứ 3 của 12 đảnh lễ Đức Phật A Di Đà là “ …Cho đến lúc lâm chung không tham đắm ngũ dục”
Tôi là NVVP, là người cũng ưa hình thức ( gọn gàng ,sạch sẽ, trẻ trung ), do vậy trước khi đi làm tôi cũng trang điểm nhẹ, và chuẩn bị quần áo (Tôi là người khá tiết kiệm, quần áo, váy Công sở nhiều nhưng chủ yếu do mọi người cho).
Hỏi: Tôi cũng không rõ việc trang điểm, chú ý một chút tới trang phục khi đi làm thì có phải là mình vẫn còn đang “ Tham” không?
6/ Trong quá trình hành trì ( ngồi niệm), tôi hay có tật bẻ khớp tay, chân vì mỏi và cũng vì thói quen.
Hỏi: Việc này có bất kính không?
7/ Hỏi: trứng gà công nghiệp ( màu đỏ), có phải là trứng không có trống, nên khi ăn thì sẽ không phạm vào tội sát sinh, vậy ăn trứng thường ( không phải trứng lộn), thì có phải tội sát sinh không?
8/ Hỏi: các Oan gia, trái chủ có được coi là chúng sinh không?
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, Nam Mô A Di Đà Phật.
Nguyện cầu cho muôn mọi chúng sinh đều đựoc giải thoát
Kính thư
A Di Đà Phật – Xin chào chị,
1. Niệm danh hiệu Đức Bổn Sư thì theo em nghĩ tuy là tạp niệm nhưng cũng là niệm Phật, là thiện niệm, dù sao cũng tốt hơn ác niệm hay dục niệm. Thiết nghĩ nếu chị đã có tâm nguyện như vậy thì cứ tiếp tục như vậy, không có sao cả. Bởi vì những người mà chỉ niệm danh hiệu A Di Đà Phật thôi là vì họ đang chuẩn bị sắp sửa chuyển sang giai đoạn công phu cao: Niệm Phật Công Phu Thành Phiến. Chị cũng chớ quá lo ngại vì niệm Phật công phu thành phiến là để nắm chắc phần vãng sanh chứ không phải là phải niệm Phật đạt công phu thành phiến thì mới được vãng sanh. Hơn nữa cũng không nên cầu cho công phu được thành phiến, chỉ cầu sanh Tây Phương mà thôi còn việc thành phiến thành khối là tự nó sanh ra giống như mình lái xe là mong để đến nơi chứ không phải mong cho xe mình nổ máy lớn tiếng hay phun khói nhiều. Việc phun khói và nổ máy là tự nó sanh ra, không cầu mà tự được vậy. Chính vì thế cho nên Ngẫu Ích Đại Sư dạy:” Được vãng sanh hay không là ở nơi Tín Nguyện, còn phẩm vị cao hay thấp là do trì danh sâu hay cạn”. Do vậy chúng ta chỉ cần Tin Sâu Nguyện Thiết Tán Loạn Niệm Phật Cũng Được Vãng Sanh.
2. Có câu:” Một phần cung kính được một phần lợi ích, mười phần cung kính được mười phần lợi ích”. Do vậy nếu hoàn cảnh không thuận tiện thì theo em nghĩ chị nên để hình Phật trong destop của computer, khi nào chắp tay niệm Phật thì hãy mở ra, còn lúc đang làm việc thì chỉ niệm Phật trong tâm là được rồi. Tấm hình Phật đó nên lộng kính rồi treo lên chỗ cao ráo sáng sủa là tốt nhất.
3. Điều này theo em nghĩ chị nên tham khảo trong bài Thời Nay Không Nên Tu Kiết Thất Niệm Phật Một Mình, Thư Gửi Các Đồng Tu Về Niệm Phật Đạt “Bất Niệm Tự Niệm” của cư sĩ Diệu Âm và các trao đổi gần đây của cư sĩ Hữu Minh, cư sĩ Tịnh Thái ở đây.
4. Đối với hành giả tu Tịnh Độ thì tụng kinh là trợ hạnh, niệm Phật là chánh hạnh. Do vậy nếu chị giảm thời gian tụng kinh để niệm Phật thì cũng tốt chứ không có sao. Bởi vì Tu Tịnh Nghiệp Niệm Phật Tốt Hơn Tụng Kinh.
5. Không tham đắm ngủ dục (tiền của, sắc đẹp, danh lợi, ăn ngon, ngủ nhiều) là ý nói nơi tâm mình đừng có tham luyến, chấp trước. Phật dạy:” thiểu dục tri túc”(ít muốn, biết đủ) tức là chúng ta không đòi hỏi quá nhiều vì đó là tham. Khi được thì cũng không có gì phải mừng mà khi mất thì cũng không có gì phải buồn đó chính là TỰ TẠI. Tuy nhiên khi đi làm thì mình đâu thể nào ăn mặc xấu xí giống như ăn mày được, có phải không? Do vậy mình cũng phải sửa soạn lại cho tưom tất đó gọi là TÙY DUYÊN (tùy thuận vào ánh mắt của người khác) nhưng cũng chớ nên lạm dụng quá để trở thành như người ta nói “điệu” hay “khêu gợi” thì không tốt cho lắm.
6. Việc này không làm trước bàn Phật thì không sao. Phật vốn từ bi không bao giờ trách tội một ai cả. Sở dỉ cái tội phát sanh là do tâm bất kính của mình mà ra (nhất thiết duy tâm tạo). Do vậy nếu tâm mình không có bất kính thì sẽ không có tội vạ gì cả.
7. Điều này chị nên đọc trong bài Ăn Chay Có Nên Dùng Trứng? thì sẽ rỏ.
8. Oan gia trái chủ là chúng sanh, có thể là trong thân hoặc ngoài thân, có thể là vô hình hay hữu hình…có khi lại chính là vợ chồng con cái. Thiết nghĩ chị nên tìm hiểu Câu Chuyện Về Oan Gia Trái Chủ để biết thêm chi tiết và quan trọng hơn hết chính là lo tìm Cách Giải Trừ Oán Thù Của Oan Gia Trái Chủ.
Vài lời chia sẻ, hy vọng giúp ích phần nào cho chị nhé.
Nam Mô A Di Đà Phật
Kính chào các đạo hữu
Tôi là một phật tử tu tại gia theo pháp môn Tịnh độ, xin hỏi các Quý vị một vào điều như sau:
1/ Việc Nghe Pháp: Do tôi chỉ có thể tranh thủ nghe qua mạng internet tại cơ quan vào lúc buổi trưa ( khoảng 45 phút), vì là giờ nghỉ trưa và nghe qua tại nghe nên tôi nằm trên ghế để nghe. Thực tế thì tôi đã nghe Pháp trong tình trang này khá lâu ( khoảng 1 năm), và từ những bài Pháp này tôi đã có những bài học/ lời dạy của các bậc Thầy cho việc hành trì trên con đường tu hành của mình. Việc vừa nằm vừa nghe này có phải là không cung kính?
2/ Ăn chay: Tôi ăn chay trường, xong tôi lại cho con gái tôi ( 12 tuổi) ăn mặn. Việc tôi mua độ mặn về nhà cho cháu ăn thì có tôi bị oán thù của các oai gia không?
3/ Sự phát triển trí não: Người ta ( y học) cho rằng ăn thịt nhiều thì sẽ thông minh-> phát triển trí não. Theo tôi nghĩ thì con người có thông minh hay ngu si là do quả báo từ các kiếp trước, cộng với việc thái độ học tập của người đó ở kiếp này như thế nào, chứ không phải do ăn thịt, thậm trí nếu theo nhân quả thì ăn thịt còn gây thêm oán thù của các oai gia trái chủ?. Nhờ các vị cho ý kiến.
4/ Buổi tối hàng ngày tôi ngồi đọc kinh, sau đó niệm Phật, trong khi đó con gái tôi mở tivi để xem phim rất ồn ào, tôi muốn hỏi như vây thì việc đọc kinh và niêm Phật của tôi có ý nghĩa gì không?
( tôi vẫn biết tâm của mình hướng về việc mình làm thì chuyện bên ngoài cứ mặc kê nó diễn ra).
5/ Tôi có lịch tu tâp hàng ngày Tối/ Sáng. ( tối khoảng 3 tiếng/ sáng khoảng 1 tiếng). Việc này duy trì đều tuy nhiên hôm nào quá mệt hay buồn ngủ thì tôi nằm tại giường niệm Phật, hôi hướng và phát nguyện. Việc nằm tại giường so với việc hành trì dưới ban thờ Phật có hiệu quả khác nhau thế nào?
( ghị chú: Tôi đã ly hôn, sống cùng con gái 12 tuổi nên phòng ngủ của mẹ con tôi không có sự uế trược mà chỉ không được gọn gàng vì cháu bày đồ chơi lung tung).
6/ Việc dâng đồ lễ lên ban thời thông thường ta hay để số lẻ, nhưng nếu dâng số chẵn thì có được không?
7/ Niệm Phật thành tiếng và niệm thầm ( hoặc niệm trong tâm) có gì khác nhau về công đức?
Kính Thư
Nam mô a di đà Phật.
N.Hậu
A Di Đà Phật,
1. Đạo hữu tranh thủ buổi nghỉ trưa mà nghe pháp là rất đáng quý, ngồi nghỉ nghe pháp như vậy là ổn, ko có gì sai phạm. Việc này là tùy duyên, tranh thủ lúc rảnh rỗi trên công sở mà nghe pháp, rất là tốt, nên phát huy.
2. Con gái nếu nó muốn ăn chay mà bạn ko cho nó ăn chay thì bạn có lỗi lớn, làm chướng duyên người khác ăn chay, sau này tu tập bạn sẽ gặp nhiều trắc trở, cũng là do người khác làm chướng ngại bạn tu hành. Còn nó chưa muốn ăn chay, hay ko thích ăn chay thì bạn nấu đồ mặn cho nó ăn cũng là làm tròn bổn phận làm Mẹ, ko sao hết, cứ mua thịt cá làm sẵn trong siêu thị, tăng cường thêm rau củ quả cho nhiều hơn trong thực đơn hàng ngày cho cháu thì sẽ tốt cho sức khỏe của cháu và cũng nhờ đó sau này cháu sẽ thích rau củ hơn…rồi khi đủ duyên nó sẽ chuyển sang ăn chay trường luôn ko chừng.
3. Hoàn toàn đồng ý với bạn.
4. Chị có thể nói con bật tivi nhỏ lại 1 chút trong thời gian Chị công phu có được ko? Đây cũng là dạy cho cháu biết cách để ý đến Mẹ, quan tâm đến sở thích của Mẹ, hơn là sở thích cá nhân. Mà hình như Chị cũng chiều cháu lắm phải ko? Mà đôi lúc như vậy sẽ khiến cho cháu ỷ lại vào Mẹ, ko chịu tự lập, hoặc tệ hơn là có thái độ vô ơn đối với sự quan tâm chăm sóc của Mẹ, vì nghĩ rằng nó “đương nhiên” là được như vậy. Tuổi của cháu đang tuổi dậy thì, khó dạy, khó bảo, Chị nên để ý nhiều đến cháu mới được.
5. Nằm niệm Phật thầm thì được, ko được niệm thành tiếng, vì niệm thành tiếng khi nằm là ko cung kính. Trong phòng ngủ cũng có phòng vệ sinh cũng là bất tịnh, thân thể bận đồ ngủ là bất tịnh, nằm ngủ, sinh hoạt thô tháo là uế trược. Cho nên mỗi phòng đều có công năng riêng của nó, chứ ko xáo trộn lẫn với nhau được. Vì vậy, khi mệt thì chị nên lên phòng thờ công phu 1 thời ngắn thôi rồi xuống phòng ngủ, nằm niệm Phật thầm cho đến ngủ quên luôn thì sẽ hay hơn.
6. Dâng đồ lễ quý ở tâm thành kính, ko có dính mắc vào số lượng, hay số chẳn lẽ. Hễ dính vào số thì liền chấp trước, mê tín. Con số trong Phật Kinh đề cập là biểu pháp viên mãn chứ ko phải để chúng ta chấp chặt vào số rồi phân biệt số này tốt, số kia xấu, người học Phật chân chánh thì ko nên phân biệt như vậy.
7/Niệm Phật thầm hay thành tiếng công đức như nhau: Miễn sao nhiếp trọn sáu căn, tịnh niệm tương tục. Tâm người niệm Phật thì phải có Phật, vậy thì công đức bình đẳng, ngoài miệng niệm thành tiếng hay niệm thầm đều là tùy duyên, ko có hơn kém.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Kính Chào Quý Đạo Hữu!
Tôi xin Trích từ một bài viết trên trang Tịnh độ có đoạn như sau:
“Hành giả bất luận làm công đức gì, dù chỉ giúp kẻ khó một đồng tiền hay chỉ cứu mạng sống cho một con kiến, sau khi làm xong, cũng phải quán tưởng đức Phật A Di Đà như đương đứng trước mặt mà chắp tay cung kính đọc bài kệ hồi hướng sau đây”:
Nguyện đem công đức này
Trang nghiêm chốn Phật độ
Trên đền bốn ơn sâu
Dưới cứu ba đường khổ
Nếu có kẻ thấy nghe
Đồng phát tâm Bồ đề
Khi mãn báo thân này
Nước Cực lạc cùng về.
=========
Tôi đã đọc được lời dạy này và muốn viết vài lời mong hỏi các Quý vị thiện tri thức góp ý để cho việc tu tập của mình có hiệu quả. Bài Tôi viết hơi dài, ngưỡng mong quý vị hoan hỉ đọc kỹ, đọc hết để hiểu ý Tôi và góp ý cho Tôi. Nam mô A Di Đà Phật.
Hàng ngày sau mỗi buổi CÔNG PHU TỐI, Tôi thường phát nguyện, hồi hướng như sau:
“ Việc này được thực hiện sau khoá công phu Tối
Thời gian cho một buổi tối là khoảng 3 tiếng cho các việc sau: 45 phút để đọc kinh Vộ Lượng Thọ ( mỗi ngày đọc 16 phẩm: tức quyển kinh có 48 phẩm thì được chia làm 3 buổi), 90 phút để niệm và lạy Phật, và 30 phút cuối thì tôi đọc phát nguyện và hồi hướng” .
Về phần phát nguyện và hồi hướng tôi xin trinh bày như sau:
I/ PHÁT NGUYỆN:
Tôi thực hiện tất cả các phương pháp phát nguyện sau: 4 cách
– Cách 1: Đọc 12 câu phát Nguyện đảnh Lễ Đức Phật A Di Đà, Bài nguyện vãng sanh , Bài Phục Nguyện, Tự Quy Y ( 4 mục này ở phần cuối của Quyển Kinh Vô Lượng Thọ)
– Cách 2: Phát nguyện bằng việc mượn lời của 1 vị Đại sư ( tôi không nhớ rõ là của Ngài Liên Trì, hay của Ngài Ngẫu Ích hay của một vị nào đó…), bài nguyện như sau:
“ Một lòng con xin quy mạng hết một báo thân này được vãng sanh về Tây Phương Cưc Lạc, đất nước của Đức Phật A Di Đà. Ngưỡng nguyện Đức Phật A Di Đà từ bi cùng chư Phật 10 phương phóng quang tiếp dẫn, soi chiếu cho con mà nhiếp thọ con. Nay con chánh niệm xưng hiệu Như Lai vì đạo Bồ Đề cầu sanh Tịnh Độ. Khi xưa Phât lập thệ: Nếu chúng sinh nào muốn về nước ta, hết lòng tin ưa, xưng danh hiệu ta cho đến 10 niệm như không được sanh, Ta không thành Phật….” ( tôi chỉ viết đến đây vì chắc bài này Quý vị cũng biết nên tôi không viết hết ). Sau đó tôi đọc tiếp lời nguyện của mình.( tức cách 3, 4)
– Cách 3: Lời Phát nguyện của bản thân ( Được chia làm 3 nhóm như sau):
a/( Nguyện chung cho tất cả chúng sinh): Con nguyện cho muôn mọi chúng sinh đang bị đoạ lạc ở tất cả các cảnh giới, tất cả các kiếp nạn, tất cả các hình hài, hình tướng, môi trường, hoàn cảnh, nơi chốn đoạ lạc của chúng sinh trong 6 nẻo, trong 3 cõi cho đến 10 phương pháp giới bất kỳ chúng sinh nào còn đang bị đoạ lạc trong vòng luân hồi nhân quả mà chưa được vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc thì con nguyện đều được Đức Phật A Di Đà, cùng chư Phật 10 phương và Thánh Chúng gia trì để được thoát khỏi vòng đoạ lạc của mình, và được mở khai trí huệ, mở khai sự nhận thức để hiểu được chân lý của nhân quả và sự giải thoát.
b/( Nguyện cho chúng sinh trong 3 cõi): Con nguyện cho tất cả chúng sinh ở trong 3 cõi khổ đau nhất là: Địa Ngục, Ngã Quỷ, Súc Sinh được Đức Phật A Di Đà, cùng chư Phật 10 phương và Thánh Chúng gia trì để nhanh chóng được giải thoát khỏi kiếp nạn của mình, bới vì nếu theo tự nhiên và theo nhân quả thì những chúng sinh này sẽ bị đoạ lạc rất lâu, vì vậy con nguyện cho họ được gia trì để nhanh chóng thoát khỏi kiếp nạn của mình, bởi vì chỉ có thoát khỏi kiếp nạn đó thì họ mới có cơ hội để học Phật, niệm Phật.
c/ (Nguyện cho các đối tượng khác): Con nguyện cho tất cả các chúng sinh đang ở trong cảnh giới là oan gia, trái chủ ( từ vô hình đến hữu hình). Con nguyện cho tất cả các chúng sinh chưa được siêu sinh, chưa được siêu thoát. Con nguyện cho tất cả các chúng sinh đang sống trong sự hận thù, trong sự ân oán sân hận. Con nguyện cho tất cả những chúng sinh còn trong sự vô minh không có trí huệ => Tất cả đều được Đức Phật A Di Đà, cùng chư Phật 10 phương và Thánh Chúng gia trì để được mở khai tâm trí, mở khai trí huệ, mở khai lòng từ bi, mở khai sự hoan hỉ.
– Cách 4: Phát nguyện vì sự vô thường, đau khổ của Cõi Ta Bà này mà cầu về Tịnh Độ, tôi phát nguyện như sau:
Tất cả muôn mọi chúng sinh đang bị đoạ lac trong vòng luân hồi nhân quả này là những chúng sinh trong vô lượng kiếp đã tạo ra rất nhiều tồi ác, và nghiệp chướng cho nên bị đoạ lạc. Vì vô minh, vì không nghe lời Phật Pháp, vì không tin nhân quả nên đã tạo nghiệp. Là chúng sinh kiếp này may mắn gặp được ánh sáng và trí Huệ mà đức Phật ban cho, con xin nguyện xả bỏ tất cả mọi thứ vô thường trong cuộc sống này từ: Tiền bạc, vật chất, danh vọng, sự nghiệp, hạnh phúc, đau buồn, hờn giận, tham si…, tất cả những điều gì làm cản trở cho con đường trở về Tây Phương đều xin xả bỏ hết và chỉ chọn ước nguyện duy nhất là hết một báo thân này được Vãng Sanh về Tây Phương Cực Lạc. Ngoài Quốc độ này ra con không cầu bất ký một quốc độ nào khác, không cầu bất kỳ một phước báu nào khác. Khi được về Tây Phương con xin được tiếp tục niệm Phật và tu hành để có cơ hội quay trở lại thế giới Ta bà này cứu độ những chúng sinh còn chưa được may mắn. Con tin tưởng tuyệt đối lời dạy của Đức Thích cá Mâu Ni, con tin tưởng tuyệt đối vào 48 lời Phát nguyên của Đức Phật A Di Đà, con tin tưởng tuyệt đối vào đất nước Cực Lạc ở Tây Phương do Đức Phật A Di Đà sáng lập ra, con tin tưởng tuyệt đối vào sự tán thán của 10 phương chư Phật nói công đức vô lượng, vô biên của Đức Phật A Di Đà và con cũng tin tưởng duyên của con kiếp này được gặp Phật. Chỉ có Đức Phật mới là người thương chúng con nhất, chỉ có Đức Phật là người hiểu nguyên nhân vì sao chúng con bị đoạ lạc, chỉ có Đức Phật mới biết muốn thoát khỏi vòng đoạ lạc này thì phải làm thế nào? Và chỉ có Đức Phật mới là người đủ lòng từ bi, đủ trí huệ và công đức để cứu vớt chúng con. Chúng con là những đứa con bị lạc nhà, lạc cha, đang lang thang nơi đất khách và mong mỏi được về nhà, về với người cha của mình là đất nước Tây Phương Cực Lạc. Đức Phật A Di Đà là người cha Quý kính của Chúng con, người Thầy của Chúng con, vị giáo chủ của Đất nước Tây Phương Cực Lạc. Cho dù hiện tại định lực của con còn kém, trí huệ của con còn ít, nghiệp chướng còn sâu dày, phước đức còn cạn mỏng, tội lỗi và thói hư tật xấu còn chưa sửa được hết cho dù trong ý thức biết rõ là mình đang sai nhưng từ vô thỉ kiếp đã làm nhiều tồi lỗi nên hiện tại vẫn bị chướng ngại chưa dút trừ được. Cho dù vậy bằng trái tim của mình, bằng sự lựa chọn của mình, bắng khác khao của mình, bằng trí huệ mà Đức Phật ban cho, con nguyện hết một báo thân này đươc Ngài tiếp dẫn về Tây Phương Cực Lạc. Và con xin được gia trì để mở khai trí huệ, mở khai tâm từ, và cho con có đựoc sức khoả để việc hành trì của con được tiến bộ.
Con Nam mô A Di Đà Phật. Và con cũng nguyện cho tất cả chúng sinh đang bị đoạ lạc ở các cảnh giới khổ đau nhất sẽ được thoát khỏi kiếp nạn của mình, con nguyện cho tất cả các chúng sinh đang ở trong cảnh giới là oan gia, trái chủ ( từ vô hình đến hữu hình). Con nguyện cho tất cả các chúng sinh chưa được siêu sinh, chưa được siêu thoát. Con nguyện cho tất cả các chúng sinh đang sống trong sự hận thù, trong sự ân oán sân hận. Con nguyện cho tất cả những chúng sinh còn trong sự vô minh không có trí huệ => Tất cả đều được Đức Phật A Di Đà, cùng chư Phật 10 phương và Thánh Chúng gia trì để được mở khai tâm trí, mở khai trí huệ, mở khai lòng từ bi, mở khai sự hoan hỉ.
Tôi muốn hỏi ?
– Tôi phát nguyện như vậy đã đầy đủ chưa, lời nguyện có bị lòng vòng không, có cần phải nói tóm tắt cho gọn câu chữ không? Bởi vì việc phát nguyện này cũng mất khoảng 20 phút. Quý vị cho ý kiến, và nếu nên nguyện cho vắn tắt thì giúp tôi sửa lại. A di đà Phât.
II/ HỒI HƯỚNG:
Tôi thực hiện việc hồi hướng như sau: Con xin được hồi hướng cho con và MUÔN MỌI CHÚNG SINH có bao nhiêu công đức, phước đức từ trong vô thỉ kiếp, đến hiện tại và vị lai, tất cả những gì được gọi là công đức và phước đức từ đời đời, kiếp kiếp, ngày ngày, tháng tháng, năm năm, giờ giờ, phút phút giây giây con xin được hồi hướng hết về Tây Phương Lạc để học Phật, để theo Phật, để trở thành Phật, để chứng ngộ giải thoát và độ khắp chúng sinh.
Tôi muốn hỏi ?
– Hồi hướng cho MUÔN MỌI CHÚNG SINH. Ở đây Tôi muốn gom lại cách phát nguyện này để không loại trừ và bỏ xót bất cứ một trường hợp nào, không bỏ xót bất cứ một công đức nào mà không được chuyển về Tây Phương. Do vậy Tôi muốn hỏi là: Nếu trong các tình huống ngay thời điểm mình làm mà không nhớ hoặc không kịp hồi hướng ( tức tối về nhà làm lễ mới đọc) thì có được coi là công đức này “đã” được hồi hướng từ trước khi nó chưa có không? Và có tác dụng không ? Hay cứ phải đọc ngay tại thời điểm mình làm công đức thì mới có hiệu quả?
III/ SÁM HỐI:
Con xin được sám hối tất cả những tội lỗi và thói hư tất xấu của mình đối với tất cả chúng sinh. Tất cả chúng sinh trong vòng luân hồi nhân quả này cho đến các vị Thánh chúng đã Vãng Sanh về Tây Phương Cực Lạc đều là con của Đức Phật, đã là con của Đức Phật thì đều là anh em một nhà vì vậy con không ghét bỏ một ai, không oán trách một ai, không giận hơn một ai, chỉ vì không có duyên nên không chơi với nhau, không ở với nhau, còn tất cả mọi chúng sinh đối với con đều là Bồ Tát, đều là thiên tri thức, đều là ân nhân của con. Con cũng xin được hoan hỉ đối với tất cả chúng sinh đã vô tình hay cố ý làm hại con, làm tổn thương con và cầu nguyện cho tất cả đều được giải thoát.
Lạy 3 lạy, vái ba vái sau đó đứng lên
( Cuối cùng tôi có vái 3 vái và đọc 3 lần : Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật), sau đó tôi đọc câu này: con xin vâng lời dạy của Ngài, chí tâm xưng niệm Hồng danh Đức Phật A Di Đà cầu nguyện Vãng sanh về Tây Phương Cực Lac. Ngưỡng nguyện Đức Phật A Di Đà từ bi cùng chư Phật 10 phương phóng quáng tiếp dẫn cho con và tất cả muôn mọi chúng sinh đang bị đoạ lac trong vòng luân hồi nhân quả này đều đựơc giải thoát, đựơc vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc.
Hết khoá lễ
Tôi hỏi: việc tôi khấn Đức Thích Ca Mâu Ni nhu vậy có hợp lý không?
Kính mong chư vị góp ý cho tôi, trân trọng cám ơn. Nam Mô A Di Đà Phật
Nam Thi
Tôi đang Tu ( Tu Tịnh Độ: Niệm Phật 4 chữ A di đà Phật và đọc Kinh Vô Lượng Thọ) thì con gái gặp chướng ngại ( mẹ Tu, con gặp chướng ngại thì có nghĩa là mình cũng ảnh hưởng vì nó còn nhỏ 11 tuối đang phục thuộc tất cả vào mẹ), do đó tôi phát nguyện đọc thêm 100 quyển Kinh Địa Tạng để hồi hướng cho con và oan gia trái chủ ( tức 1 quyển đọc 1 lần). Hiện tại tôi đã đọc được 1 tháng ( tức còn 2 tháng nữa thì đủ cho phát nguyện đọc 100 quyển) , nay có người nói tôi không nên đọc nhiều Kinh vì sẽ khó “ Vãng Sanh”, Tôi cũng vừa xem qua nội dung Kinh Ba La Mật thì nhận thấy trong đó Đức Thích Ca Mâu Ni thuyết rất rõ : “ Nếu có thiện-nam-tử, thiện-nữ-nhân nào, đủ lòng tin thì chỉ cần chuyên nhất xưng niệm danh hiệu NAM-MÔ A-DI-ĐÀ PHẬT, suốt cả sáu thời trong ngày và giữ trọn đời không thay đổi, thì hiện tiền chiêu cảm được Y báo, và Chánh báo của Phật A-Di-Đà ở cõi Cực-Lạc.”.
Tôi xin được hỏi 2 điều:
– Nên dừng lại không đọc Kinh Địa Tạng nữa, mà chỉ đọc Kinh Vô Lượng Thọ và Niệm Phật thôi?
– Mình đã phát nguyện đọc 100 lần thì phải thực hiện cho đủ, sau đó sẽ dừng không đọc Kinh Địa Tạng nữa mà chỉ Niệm Phật và đọc Kinh Vô Lượng Thọ và phát nguyện vãng sanh như trước đây?
Thực tế thì trước đây tôi không có ý định đọc các bản Kinh khác ngoài Kinh Vô Lượng Thọ, sau đó gặp sự cố về con gái nên Tôi phát tâm đọc 100 quyển Kinh Địa Tạng, vậy nếu hiện tại tôi chọn Phương án 1 ( Tức dừng lại không đọc Kinh Địa Tạng nữa) thì có phải là mình” hứa “ mà không thực hiện ? Tội này quá lớn ( vì phát nguyện trước ban Phật). Và nếu không đọc Kinh Địa Tạng nữa mà chỉ chuyên tâm niêm phật và đọc Kinh Vô Lượng Thọ thì việc gỡ vướng mắc cho con có được không?
Tôi hỏi vì muốn đường Tu của mình được mở lối chắc chắn hơn vì mình là hạng phàm phu trí cạn phước mỏng, căn cơ thì sâu dày nên chưa rõ phương hướng thì rất dễ bị lạc lối.
Kính mong các vị hoản hỉ,
Nam mô bổ sư thích ca mâu ni Phật
N Thi
A Di Đà Phật
Góp ý cho đạo hữu 2 phương án.
1.Phương án 1
Đạo hữu tiếp tục trở lại niệm Phật và tụng kinh Vô Lượng Thọ
“Tôi phát tâm đọc 100 quyển Kinh Địa Tạng, vậy nếu hiện tại tôi chọn Phương án 1 ( Tức dừng lại không đọc Kinh Địa Tạng nữa) thì có phải là mình” hứa “ mà không thực hiện ? Tội này quá lớn ( vì phát nguyện trước ban Phật). ”
Mười phương đều hoan hỷ khuyến tấn chúng sanh niệm A Di Đà Phật.Chúng sanh ở bất cứ hoàn cảnh nào,đang tu pháp môn nào mà trở lại niệm Phật,Chư Phật đều hoan hỷ chào đón như mẹ chờ con.
-Bạn có gặp Phật Thích Ca,Ngài cũng khuyên bạn niệm A Di Đà Phật
– Bạn có gặp Phổ Hiền Bồ Tát,Ngài cũng khuyên bạn niệm A Di Đà Phật
– Bạn có gặp Văn Thù , Quan Âm,Thế Chí,Địa Tạng Bồ Tát.Các Ngài cũng khuyên bạn niệm A Di Đà Phật
Trong kinh Niệm Phật Ba La Mật, Phật Thích Ca cũng nói rất rõ ràng
“Nầy đại chúng ! Nơi thời kỳ Chánh pháp cuối cùng, hoặc về sau nữa, nếu có người nào tin nhận, ghi nhớ rõ ràng nghĩa thú của Kinh Niệm Phật Ba-La-Mật nầy, rồi nương theo đó xưng niệm danh hiệu Nam-mô A-Di-Đà Phật. Dẫu một niệm, hai niệm, cho tới mười niệm hoặc nhiều lần của mười niệm thì các ngươi phải biết người ấy chắc chắn được Phật thọ ký, hiển phát năng lực của tánh không, tỏ ngộ tri kiến Như-Lai, và bước thẳng vào cảnh giới Thánh Trí tự chứng.
Nầy đại chúng, nếu các ngươi thấy người nào thọ trì kinh này, và thường xuyên niệm Phật, thì phải khởi lòng tôn trọng y như kính ngưỡng chư Phật vậy. Chớ nên móng tâm ngăn trở người thọ trì kinh nầy, chẳng được phơi bày lỗi lầm, sai trái của người niệm Phật.
Nầy đại chúng, nên biết rằng, vô lượng vô biên muôn ức na do tha vi trần số Hóa-thân và Ta khắp tất cả quốc độ trong mười phương, cũng đều giảng nói KINH NIỆM PHẬT BA-LA-MẬT, cũng đều khuyến phát chúng sanh siêng năng niệm Phật. Tất cả chư Phật phân thân của Ta luôn luôn phóng đại quang minh nhiếp thọ và thủ hộ những chúng sanh niệm Phật, không bỏ rời. ”
-Bạn đọc kỹ lại đoạn kinh xem,chê người niệm Phật thì cũng giống như chê Phật vậy,làm sao bạn lại nghĩ mình niệm Phật cầu vãng sanh Cực Lạc mang tội lớn,đã có chư Phật bảo hộ rồi,bạn cứ yên tâm.
-Toàn bộ Phật Pháp nằm trong câu A Di Đà Phật và tất nhiên toàn bộ kinh Địa Tạng cũng ở gọn trong câu A Di Đà Phật. A Di Đà Phật là pháp tới tạng thân thu nhiếp tất cả,làm gì có pháp nào mà ở ngoài câu A Di Đà Phật
-Cho nên niệm 1câu A Di Đà Phật có nghĩa đồng thời bạn đã tụng hết cả kinh Địa Tạng rồi.Cho nên bạn không nên nghĩ rằng mình niệm Phật là mình đã không tụng kinh Địa Tạng.Nếu bạn nghĩ thế thì cũng đành chịu
2. Phương án 2
Bạn bỏ ra 2 tháng tụng kinh Địa Tạng xong rồi chuyển sang tụng kinh Vô Lượng Thọ,như thế cũng được không sao cả ,nếu như điều này làm cho bạn cảm thấy an tâm
Vấn đề là không được hoài nghi,khi tụng kinh Địa Tạng thì hết mình tụng kinh Địa Tạng,khi tụng kinh Vô Lượng Thọ thì hết mình tụng kinh Vô Lượng Thọ
Phật và Bồ Tát thì không có vấn đề gì,chỉ sợ nhất là những hành giả niệm Phật có nảy sinh những ý nghĩ làm chướng ngại chính mình.
A Di Đà Phật
A Di Đà Phật.
Có câu “LINH TẠI NGÃ, BẤT LINH TẠI NGÔ.
Linh cũng do người, không linh cũng do người. Chú yếu không phải tụng kinh gì mới đem lại lợi ích cho gia đình nói riêng, và tất cả khắp chúng sanh nói chung. Điều quan trọng đó là phải xem lòng tin và chí nguyện của người tụng có chân thật không thôi.
Mỗi người mỗi căn duyên sai biệt, nếu cãm thấy kinh nào mình phát khởi lòng tin tha thiết nhất thì khi một lòng tụng kinh ấy chắc chắn sẽ dễ chiêu cảm linh ứng không nghi ngờ. Còn nếu không có lập trường bên trong vững chắc, hướng tâm ra ngoài nghe lời bắt chước thì dễ đi vào con đường mê tín.
Kinh nào cũng từ kim khẩu Đức Phật thuyết hết làm gì không linh ứng? Tuy linh ứng nhưng người tụng cũng phải có duyên chân thành mới cảm ứng đạo dao nan tư nghì chứ.
Nếu bạn đã phát tâm đọc trọn 100 quyển kinh Địa Tạng mà tâm hồn không có tín khởi thâm nhập thì liệu có lợi ích lớn hay không? Nếu bạn có tâm tha thiết để đọc thì cũng nên thực hành cho trọn lời nguyện ấy đừng có nghi ngờ so đo chi. Quyết định thì cứ làm đừng có cái tâm do dự, bạn đọc tụng kinh của Phật chứ đâu phải đọc pháp ngoại đạo đâu mà sợ mang tội thất hứa?
Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật,
Đạo hữu kính mến,
1/Điều thứ nhất TĐ muốn nói cùng đạo hữu: Niềm tin của đạo hữu chưa thực vững chắc, vì chưa vững chắc nên vừa có người góp ý khác một chút thôi thì đạo hữu đã thoái tâm bồ đề, rồi muốn từ bỏ lời phát nguyện của mình rồi;
2/Thứ hai, khi đạo hữu phát nguyện trì Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện 100 ngày nhưng tâm đạo hữu chưa thực vì con gái, mà chỉ muốn thử nghiệm xem Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện có thực linh nghiệm như đã được nghe, được giảng không thôi.
Xuất phát từ 2 yếu tố này, dẫu đạo hữu có tiếp tục trì Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện, TĐ nghĩ cũng chỉ là hành xác, chứ thực không mang lại lợi lạc nào cho con gái.
Công đức Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện là vô cùng thù thắng, nhưng nó chỉ thực sự thù thắng khi người trì tụng kinh địa tạng bồ tát bổn nguyện với tâm thanh tịnh và vì chúng sanh đang gặp khổ nạn không phân biệt thân-sơ mà phát tâm trì. Trong bước đầu học Phật mà tâm đạo hữu đã giao động như vậy, nếu không quán chiếu sâu sắc, khi đi vào hành trì đạo hữu sẽ gặp chướng ngại lớn trong hành trình tu đạo.
3/Pháp môn Tịnh Độ luôn lấy niệm Phật làm chánh hạnh và trì tụng kinh chú là trợ hạnh. Sao gọi là Chánh hạnh? Là giữ tâm hạnh luôn chân chánh. Tâm này là tâm luôn trì giới mọi nơi, mọi chốn chứ chẳng phải chỉ khi đối bàn thờ Phật mới cần trì giới. Sao gọi trợ hạnh? Là nương vào kinh pháp chúng ta mới hiểu rõ nhân-quả báo ứng, hiểu rõ những lời giáo huấn của Phật để đi cho đúng đường, vì thế chánh-trợ phải song hành. Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện cũng là giáo pháp của Phật, vì muốn chúng sanh thời mạt pháp biết cội nguồn nhân-quả báo ứng, hiểu đạo hiếu hạnh, công đức tu trì, niệm Phật, bố thí, trì giới… mà Phật đã mượn nhân duyên lên cung trời Đao Lợi để thuyết pháp cho mẹ là Mẫu hậu Ma Gia trước khi Ngài nhập niết bàn. Do vậy khi đạo hữu phát tâm thanh tịnh tụng Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện, đồng nghĩa đạo hữu đang hành theo lời Phật dạy và cũng đang niệm Phật, bởi niệm Phật A Di Đà chính là niệm mười phương chư Phật trong đó có cả Phật Thích Ca. Do vậy có thể nói rằng: Tụng kinh cũng chính là đang niệm Phậtvậy.
3/Thực tế thì trước đây tôi không có ý định đọc các bản Kinh khác ngoài Kinh Vô Lượng Thọ, sau đó gặp sự cố về con gái nên Tôi phát tâm đọc 100 quyển Kinh Địa Tạng, vậy nếu hiện tại tôi chọn Phương án 1 ( Tức dừng lại không đọc Kinh Địa Tạng nữa) thì có phải là mình” hứa “ mà không thực hiện ? Tội này quá lớn ( vì phát nguyện trước ban Phật). Và nếu không đọc Kinh Địa Tạng nữa mà chỉ chuyên tâm niêm phật và đọc Kinh Vô Lượng Thọ thì việc gỡ vướng mắc cho con có được không?
Đây là điều mà khi mới phát tâm tu học chúng ta hay bị mắc phải: Phát nguyện theo cảm tính chứ chưa thực vì giác ngộ, vì lẽ đó khi gặp chướng duyên thì ngay lập tức đã bỏ cuộc để duyên theo cảnh mới.
Bồ tát hạnh khác phàm phu hạnh là hạnh Bồ tát luôn thanh tịnh và vì tất cả vì chúng sanh mà làm; nếu bạn phát nguyện vì con gái – 1 chúng sanh và các oan gia trái chủ của con gái – nhiều chúng sanh (trong đó có cả vô và hữu hình) để trì Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện, đồng nghĩa bạn đang học cách thực hành hạnh của Bồ tát – hạnh này có tác dụng trợ duyên không chỉ cho con gái bạn, hơn thế sau hơn 100 ngày trì tụng, chính bạn sẽ tỏ tường hơn về nhân quả báo ứng cũng như hạnh nguyện của chư Phật, chư Bồ tát cũng như chư Thiên, Thần, Hộ pháp – từ đó mà bạn vững bước hơn trên đường tu đạo. Như vậy 100 ngày trợ hạnh là hoàn toàn có lợi lạc thiết thực chứ chẳng phải vô ích mà bạn đã hoảng sợ, lo mình mất cơ hội vãng sanh vì không tụng Kinh VLT và không được niệm Phật. Đó là chấp pháp – khi chấp sẽ bị kẹt trong pháp – khi kẹt sẽ sanh vọng pháp, nghĩa là các pháp mình hành đều khởi sanh từ tâm vọng tưởng, phân biệt, chấp trước.
TĐ hy vọng đôi dòng trao đổi có thể giúp bạn lý giải phần nào vướng kẹt trong bạn, từ đó bạn có thể suy ngẫm để tự khai thông trên đường học và tu đạo.
Chúc bạn tinh tấn.
TĐ
A Di Đà Phật.
Có 2 vị Lạt-Ma là Ajo và Reto cùng theo học 1 thầy. Reto là 1 học giả tinh thông Kinh điển, có thể giảng giải, trích dẫn hầu như tất cả sách vở 1 cách dễ dàng, trong khi Ajo chỉ chuyên tâm Lễ Bái và Thiền Định.
Lạt Ma Reto ghi danh vào Đại Học Drepung, tốt nghiệp thủ khoa, trở nên 1 Pháp Sư nổi tiếng của Tây Tạng, trong khi Lạt Ma Ajo vẫn ẩn tu tại làng Chumbi.
Sau nhiều năm không gặp nhau, 1 hôm Pháp Sư Reto có dịp công du qua làng cũ. Nhớ đến người huynh đệ đồng môn, ông ghé lại ngôi chùa xưa thăm hỏi. Gặp nhau cả 2 đều mừng rỡ chuyện trò vui vẻ, Reto bèn hỏi Ajo đã tu học đến đâu. Lạt Ma Ajo thành thật thưa rằng: “Bao năm nay chỉ chuyên tụng 1 bộ Kinh A Di Đà mà thôi”. Pháp Sư Reto lắc đầu than cho chú em quê mùa hủ lậu, Kinh điển thiên kinh vạn quyển không đọc mà chỉ đọc tụng có 1 bộ Kinh tầm thường mà gần như ai cũng biết. Reto bèn giảng giải cho Ajo một hồi về những pháp môn cao siêu cho đến tận khuya mới đi ngủ.
Vừa chợp mắt ít lâu, ông đã giật mình tỉnh giấc vì thấy ánh sáng ở đâu chói loà cả 1 vùng. Ánh sáng này phát ra từ phía chánh điện ngôi chùa nên ông ngạc nhiên rời trú phòng bước ra xem thế nào…………………………
Hào Quang Tỏa Sáng Khi Niệm Phật
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2011/01/hao-quang-toa-sang-khi-niem-phat/
Nam Mô A Di Đà Phật.
Nam mô A Di Đà Phật.
Cảm niệm công đức các vị liên hữu Hãy niệm A Di Đà Phật,liên hữu Huệ Tịnh,liên hữu Trung Đạo,đã viết phúc đáp cho chủ đề tụng kinh Địa Tạng.
Trân trọng tất cả ý kiến của các vị liên hữu!
Nam mô A Di Đà Phật.
Trân trọng cám ơn các bạn Sen đã tư vấn và góp ý cho tôi. Thật sự con đường Đạo nếu không hiếu rõ vấn đề hoặc căn cơ còn thấp thì rất dễ bị chướng ngại. Bản thân tôi thấy mình có duyên với pháp môn này nhưng do nghiệp dày, phước mỏng không có trí huệ nên chưa rõ con đường mình đang đi có bị trật hay không, vì vậy sự chia sẻ mà các quý vị gửi đến là động lực cho tôi cố gắng nhiều nhất có thể để vượt qua những khó khăn cả trong đường đời và đường đạo
Tất cả các ý kiến của quý vị, tôi xin trân trọng cám ơn
Nam mô a di đà Phật
N Thi
Kính chào các Quý vị đồng tu, tôi xin hỏi một vài khúc mắc sau.
– Trong nhà vệ sinh, nếu niệm Phật thầm trong tâm thì có được không?
– Nằm trên giường( quần áo ngủ) mà nghe Pháp thì có tôi không?
– Để ảnh Phật A di đà trên bàn làm việc tại cơ quan ( cỡ khoảng bằng 1 bàn tay ảnh được đóng khung). Mục đích đê hàng ngày mình nhớ và niệm hoặc khi mình có những ý niệm xấu khởi lên thì mình cũng có thể suy kìm lại. Việc này có bị tội không?
Hàng ngày mình đã hồi hướng tất cả công đức, phước đức về Tây Phương Cực Lạc rồi, có nghĩa là hiện tại mình đã hết sạch công đức, phước đức ? Vì có người nói các vấn đề mà tôi hỏi ở trên đều sẽ bị tổn phước.
– Tôi thờ 3 bức ảnh: 1 bức Phật A Di Đà treo trên cùng, 2 bức còn lại là ( Tây Phương Tam Thánh và Địa Tạng Vương Bồ Tát): 2 bức này để cùng hàng và đặt ở phía dưới bức ảnh Phật A Di Đà: Tồi hỏi như vây đã đúng chưa?
– Khi thân lạy thì miệng niệm A Di Đà Phật. Vậy việc lạy và niệm này là mình đã lạy cả Quán Thế Âm, Đại Thế Chí và Địa Tạng chưa? Hay là chỉ có tác dụng đối với Phật A Di Đà thôi ( vì cả ảnh của 4 Quý Ngài đều thờ chung 1 ban
Cám ơn các quý vị
Kính gửi các vị đồng tu. Tôi 42 tuổi là một người đang thực hành Pháp Môn Tinh Độ. Hiên tại tôi đang gặp mốt vấn đề không biết có thể gọi là chướng ngại không? Tôi xin ngỏ ý để các vị đọc và tư vấn giúp tôi.
Tôi tìm hiểu và ngộ ra được sự vi diệu của việc Niệm Phật cầu nguyện Vãng Sanh được khỏang 3 năm, và thực sự đi vào tu tập theo thời khoá được 1 năm ( vì trước đây chưa có nhà riêng). Tôi đang ở cùng với con gái 12 tuổi ( tôi đã ly hôn).
Thời khoá tu tâp chính của tôi như sau:
– Buổi Sáng: 2,5 tiếng. Gồm có 2 tiếng vừa lạy Phật vừa Niệm Phật ( tức là cứ 1 lần lạy thì tôi lại niệm 4 chữ A Di Đà Phật liên tục: khỏang 7-9 câu). Trong 2 tiếng tôi lạy được khoảng 400 lạy. 1 nửa tiếng còn lại thì dành 10 phút đầu và 20 phút cuối của thời khoá để phát nguyện Vãng sinh, sắm hối, hồi hướng công Đức
– Buổi Tối: 2,5 tiếng. Thực hiện tương tự như thời khoá buổi sáng
– Buối Trưa: dành 30 phút nghe Pháp ( g nghỉ trưa tại cơ quan)
Ngoài các thời khoá chính, thì trong thời gian làm việc nhà, việc cơ quan, hay đi đường, trước khi ngủ, tôi tranh thủ Niệm Phật hoặc nghe pháp ( tuỳ theo từng tình huống).
Hiện tại, tôi không thực hiện phương pháp ngồi để xưng niệm danh hiệu Phật vì tôi hay bị hôn trầm, và cũng vì tôi nghĩ rằng việc vừa lạy vừa xưng niêm danh hiệu Phật sẽ tăng thêm công đức nên thời khoá chính của tôi là dành 4 tiếng cho việc vừa lạy Phật, vừa niệm danh hiệu Phật như trên.
Trước đây ngày nào tôi cũng dành 45 phút để đọc Kinh Vô Lượng Thọ ( tức 1 tuần đọc được 2 quyển), nay tôi muốn tăng thời gian niệm Phật nên chỉ dành việc đọc Kinh cho ngày Chủ Nhật ( đọc hết 1 quyển ).
Việc thờ Phật: tôi thờ 3 ảnh: 1 ảnh Phật A Di Đà, 1 ảnh Tây Phương Tam Thánh, 1 ảnh Địa Tạng Bồ Tát, cách bổ trí như sau:
Bức ảnh Phật Di Đà treo trên cùng, hàng dưới là1 bức Tây Phương Tam Thánh và một bức ảnh Địa Tạng treo ngang nhau.
( hàng ngày thực hiện 2 lần cho việc rửa chén đựng nước, thay nước cúng, thay nước cho hoa tươi hơn, và lau bàn thờ bắng giấy lau miệng ( dành riêng một tập).
Tôi ăn chay trường và không ham muốn cho việc đi chơi, mua sắm, tán ngẫu, xem tivi
Tôi ghi chép chi tiết ra như vậy, các quý vị tham khảo để tư vấn cho tôi, vì tôi đang gặp một vấn để đó là con gái tôi đang học lớp 5, hè vừa rồi thì lên lớp 6 nhưng tự nhiên cháu cương quyết đòi bỏ học ( hiện nay đã 3 tháng tính từ đầu năm học mới, cháu chỉ ở nhà, không thích tiếp xúc với môi trường bên ngoài cũng như người lạ). Tôi cũng đã cho cháu đi kiểm tra về sức khoẻ, và gặp chuyên gia tâm lý, nhưng không có vấn đề gì. Do vậy tôi cũng nghĩ về một khía cạnh là: “ Mình đang thực hành việc tu tập nên găp chướng ngại”. Tôi đang phân vân nếu như qua thời gian thuyết phục mà cháu vẫn cương quyết không đi học thì tương lại của cháu sẽ rất vất vả ( lớn lên cháu sẽ phải tự kiểm sống bằng việc lao động chân tay). Tôi dùng hết lý lẽ và tình cảm để phân tích cho cháu về việc đi học và không đi học thì tương lai sẽ thế nào nhưng cháu cương quyết không thoả hiệp. Việc tạm nghỉ học này không thể kéo dài ( hiên tại tôi phải chấp nhận cho cháu nghỉ 1 năm), và sau 1 năm này nếu như tôi vẫn không thể làm cách nào để cháu đi học thì tôi không biết mình phải làm gì. Tôi không đủ can đảm để nổi khùng lên đánh cho cháu một trận vì cháu cãi mẹ rất ngang ( cháu không làm bất cứ việc gì kể cả việc chăm sóc bản thân). Cũng có người nói tôi nhu nhược nên để cháu như vậy nhưng họ không ở cương vị của một người theo Phật Pháp nên tôi cũng không nghĩ đó lời họ góp ý là vấn đề. Tôi có sai không?
Tôi nhờ các vị, đọc tham khảo cách tu tập, cách thờ 3 bức ảnh Phật ( tính ra là thờ 4 vị Phật), sau phân tích cho tôi để tôi hiểu và định tâm hơn trên con đương Tu .
Nam mô a di Đà Phật.
N Hậu
A Di Đà Phật,
1. Thời khóa của Chị định ra khá tốt, miễn sao Chị thấy an lạc. Nhưng TT thấy phần nghe pháp hơi ít. Nếu tăng cường lượng thời gian nghe pháp cùng niệm Phật 50/50 thì công phu Nhìn Thấu Buông Xả sẽ nâng cao. Các việc làm thường ngày sẽ rõ ràng tường tận hơn, cách đối nhân xử thế tiếp vật cũng linh hoạt, hiệu quả và viên mãn hơn.
HT. Tịnh Không có lần chia sẻ: Nếu 2 người dụng công tu tập – Một người chỉ chuyên niệm Phật 10 năm thì thành tựu. Còn người vừa niệm Phật vừa nghe pháp thì 5 năm thành tựu. Gọi là Hành Giải phải tương ưng thì công đức tu tập mới được viên mãn, thành tựu sẽ thù thắng hơn. Niệm Phật là Hành, nghe pháp là Giải.
Chị nên chuyên nghe bài giảng 1 Bộ Kinh của HT. Tịnh Không – TT đề xuất bộ Thập Thiện Nghiệp Đạo cho Chị:
http://www.tinhkhongphapngu.net/video/Thap-Thien-Nghiep-Dao/
Văn bản:
http://www.tinhkhongphapngu.net/Thap-thien-nghiep-Dao-Kinh/page-16/
2. Về vấn đề con chị không chịu đi học tiếp:
Rất đáng tiếc là chưa được Chị chia sẻ nguyên nhân thật sự tại sao cháu lại ko muốn đi học tiếp…Phải tìm hiểu ra được đúng nguyên nhân rồi mới tìm cách giải quyết được.
Nhưng có vài điểm sau TT xin chia sẻ để Chị cân nhắc thêm:
– Thời gian Chị dành cho cháu có lẽ ko nhiều: Ngày làm việc 8-10h, thời gian tu tập cũng hơn 4h sáng và tối, vậy 2 mẹ con một ngày có bao nhiêu tiếng để nói chuyện, gần gũi với nhau? Chắc là ko nhiều…Còn khi Chị có thời gian thì Chị có lẽ cũng thường chiều theo ý cháu nhiều hơn là phân biệt chỉ bày cho cháu cái lẽ nào đúng, cái nào sai, cái nào xấu, cái nào ko nên làm, cái nào con ko nên đòi hỏi, cách nói chuyện của con với mẹ như thế là ko được,v.v…cho đến lắng nghe tâm tình của con trẻ. Tận hết bổn phận người Mẹ, hiểu thấu con mình, dạy con nên người, đây chính là một người Mẹ gương mẫu, là hạnh nguyện của 1 vị Bồ Tát.
Chư Phật, Bồ Tát thị hiện tại gia cũng là như vậy, là phải trước tận hết bổn phận với gia đình, trên thì với cha mẹ, ông bà, dưới thì với con cái, làm 1 tấm gương hiếu thuận cha mẹ tốt nhất cho nó xem. Sau mới thành tựu công phu niệm Phật cầu sanh Cực Lạc. Mà thật ra, niệm Phật chính là niệm ra được cái tâm Hiếu Kính, niệm ra được cái Hiếu Hạnh của mình, vì tâm hiếu là tâm Phật, hạnh hiếu là hạnh của Phật. Vậy cái gì là Hiếu Hạnh? Tận hết bổn phận chính là Hiếu hạnh.
Có lẽ đôi lúc mình cũng nên hi sinh thời khóa của mình để dành nhiều thời gian hơn cho con mình Chị ạ. Phật pháp không lìa sinh hoạt, chơi với con, nói chuyện với con, dạy con cũng chính là tu hành, cũng chính là lục độ của Bồ Tát vậy. Chị có nghĩ vậy không?
Mong sớm nhận được hồi âm của Chị.
Nam Mô A Di Đà Phật.