Hỏi: Con nghe nói hộ niệm vãng sanh, nhứt là cho người hấp hối sắp chết, nhưng con không hiểu phải hộ niệm như thế nào mới đúng cách? Và phải làm sao cho người chết được lợi lạc vãng sanh? Kính xin Thầy hoan hỷ chỉ dạy cho chúng con được hiểu rõ.
Đáp: Đây là một vấn đề rất hệ trọng đối với những người tu theo pháp môn Tịnh độ, niệm Phật cầu vãng sanh. Những người mà tịnh nghiệp của họ đã thuần thục, hiện đời họ đã niệm Phật chứng được niệm Phật Tam Muội, tức được nhất tâm bất loạn, Thánh cảnh hiện tiền rồi, thì việc hộ niệm không cần thiết nữa. Vì họ đã vãng sanh ngay trong hiện đời rồi. Thật ra, trong thời mạt pháp nầy, đối với hạng người nầy thật không phải dễ có. Đó phải là bậc thượng căn thượng trí mới có được.
Ngoài ra, nếu chưa được như thế, thì giờ phút sắp lâm chung, đối với việc hộ niệm hay trợ niệm là điều tối thiết yếu, thiết nghĩ, chúng ta cũng cần nên tìm hiểu thật kỹ về vấn đề nầy.
Trong khuôn khổ giới hạn của trang giấy phạm vi vấn đáp, chúng tôi không thể nào trình bày cho tận tường chi tiết hết được. Ở đây, chúng tôi chỉ xin được trình bày một cách khái yếu vấn đề mà thôi.
Đời người, khi sắp mất, hay cuối nẻo đường trần có 3 lối rẽ để đi. Một là tiến thẳng lên Thánh đạo, vãng sanh Cực Lạc tức thời, lối đi nầy chỉ dành cho những người cực thiện. Hai là lối đi vào thiện đạo và ba là lối đi vào ác đạo. Lối đi vào thiện đạo dù có được tốt đẹp ít khổ, nhưng vẫn còn quanh quẩn luân chuyển vào nhơn đạo hoặc thiên đạo. Thứ ba là lối đi vào ác đạo, đây là con đường trầm luân thọ khổ muôn kiếp, mà không một ai muốn bước chân vào. Tuy không muốn, nhưng nghiệp ác hiện đời đã gây tạo, thì phải tránh như thế nào đây? Cho nên đối với hai hạng người sau nầy, thì việc hộ niệm trong giờ phút sắp lâm chung thật vô cùng quan yếu. Nhưng phải hộ niệm như thế nào để cho người sắp lâm chung mới được lợi lạc vãng sanh? Đó là điều mà người đóng vai trò hộ niệm giúp cho những người sắp chết, thiết nghĩ, cũng cần nên biết qua.
Hai chữ hộ niệm có nghĩa là giúp cho người sắp chết có được chánh niệm. Chữ niệm nầy, có nghĩa là chánh niệm. Nói cách khác là mình giúp (hộ) cho họ nhớ (niệm) Phật, tức đồng với tâm niệm Phật, vì tâm niệm Phật là chánh nhân thành Phật. Vì muốn nhắc nhở người bệnh luôn nhớ đến Phật, mà không nhớ đến duyên trần, vì nhớ đến duyên trần là mất chánh niệm hay tịnh niệm, thì rất trở ngại cho việc vãng sanh. Do đó, mà người hộ niệm là chiếc phao nổi để người bệnh sắp chết nương vào.Vì sao? Vì lúc nầy, người bệnh tứ chi đau nhức rã rời, nếu là người bị mang chứng bệnh nan y, như ung thư chẳng hạn, thì sự hành hạ xác thân, bởi cơn đau nhức hoành hành thật là khó tả. Do đó, tâm thần của họ dễ bị tán loạn, dù cho bình thường, họ có công phu niệm Phật, nhưng vì chưa đạt đến chỗ thuần thục, nên dễ bị tán tâm. Bởi thế, nên họ rất cần người khác hộ niệm. Lúc nầy, người bệnh hoàn toàn mất hết tự chủ, tinh thần rối loạn, nghĩ nhớ lung tung, thật khó tập trung vào câu hiệu Phật. Nên người hộ niệm phải giúp cho họ tập trung tinh thần về với chánh niệm bằng cách chí thành tha thiết niệm Phật.
Điều ta nên nhớ, người bệnh vừa dứt hơi thở, nhưng chưa thật chết hẳn, thần thức chưa hoàn toàn rời khỏi thể xác, ít nhứt là 2 tiếng đồng hồ, nên giờ phút nầy, vẫn còn rất cần thiết cho việc hộ niệm, niệm Phật.
Người bệnh được vãng sanh hay không, ngoài phần chánh nhân tu niệm bình nhật của họ ra, phần lớn là nhờ vào giờ phút hộ niệm nầy. Do đó, những người thân quyến hay con cháu trong gia đình, là những nhân tố chánh giúp cho người thân của mình không bị đọa lạc vào cảnh khổ. Nếu giờ phút quan trọng nầy, mà thân nhân hay bạn bè, không biết cách hộ niệm, chẳng những không niệm Phật giúp cho người thân mình có thêm chánh niệm, trái lại, còn gây thêm cho họ nhiều rối loạn, lo âu, buồn bực v.v… thì thật là tai hại nguy hiểm vô cùng. Cho nên, nếu mọi người thật sự thương thân nhân của mình, thì chỉ nên một lòng chắp tay tha thiết mà thành tâm niệm Phật.
Ngoài ra, không nên có thái độ hay lời nói gây xúc phạm đến người bệnh sắp lâm chung. Vì lúc nầy hơn bao giờ hết, người bệnh dễ hay sanh bực tức giận hờn.
Cách hay nhất trong giờ phút nầy, nên cần có ít nhất là một người biết cách trợ niệm, để giúp đỡ chỉ bảo mọi việc cho thân nhân và bạn bè. Người nầy rất là cần thiết. Vì thân nhân của người sắp chết, ai nấy đều tỏ ra rất bối rối lo buồn, nên không còn đủ bình tĩnh để lo trợ niệm giúp đỡ cho bệnh nhơn.
Thế nên, theo kinh nghiệm của chúng tôi, thì phải có người thông hiểu mọi việc hộ niệm túc trực bên cạnh bệnh nhơn, vừa nhắc nhở bệnh nhơn niệm Phật, vừa khuyên nhủ thức nhắc bằng những lời pháp ngữ cảnh tỉnh, để bệnh nhơn tăng thêm đạo lực tín tâm và dễ được định tâm niệm Phật hơn. Bởi vậy, những người hộ niệm nầy, phải được thay phiên nhau niệm Phật liên tục, tùy hoàn cảnh mà khéo léo dùng chước phương tiện để giúp cho bệnh nhơn và trong thân quyến. Điều nầy, thật rất là cần thiết quan trọng. Người hộ niệm phải có tấm lòng bi cảm và hòa ái nhẫn nại đối với bệnh nhơn. Đó là thể hiện lòng từ bi vị tha nhân ái cao cả của Bồ tát Quán Thế Âm.
Tóm lại, muốn cho việc hộ niệm vãng sanh đạt được kết quả cao, theo thiển nghĩ của chúng tôi, cần phải hội đủ những điều kiện cần thiết để thực hiện qua 3 yếu tố quan trọng như sau:
I. Người hộ niệm
II. Bệnh nhơn.
III. Thân bằng quyến thuộc.
I. Người hộ niệm.
Đối với người hộ niệm đóng một vai trò chủ chốt rất quan trọng trong việc hộ niệm, nên cần phải thông hiểu về việc hộ niệm nầy. Sau đây là những điều mà người hộ niệm cần biết:
1. Nên khuyên bảo thân quyến và sắp xếp mọi việc cần thiết trong lúc hộ niệm cho người bệnh hấp hối sắp lâm chung. Tối kỵ nhứt là gây xáo trộn khóc than trong giờ phút nầy. Những ai không dằn lòng được xúc động, thì tốt hơn hết là nên mời họ bước ra ngoài, đừng để bệnh nhơn nghe tiếng khóc than.
2. Thái độ và cung cách, nhứt là lời nói đối với người bệnh phải hiền hòa dịu ngọt, nên khuyến nhắc người bệnh nhớ niệm Phật và cần gợi lại những công hạnh mà người bệnh đã thực hiện.
3. Ngoài việc niệm Phật và khuyến nhắc bệnh nhơn ra, tuyệt đối không được nói lời gì khác, mà gây cho bệnh nhơn không vui dễ mất tín tâm và tán loạn.
4. Tùy trường hợp, hoàn cảnh nơi bệnh nhơn nằm, mà linh động niệm Phật to tiếng hoặc nhỏ tiếng, tốt hơn hết là chỉ niệm Phật cho bệnh nhơn vừa đủ nghe, không nhỏ quá và cũng không nên lớn tiếng quá. Theo kinh nghiệm cho biết, lúc nầy, càng niệm lớn tiếng, bệnh nhơn càng không nghe rõ. Tốt hơn hết, là nên niệm vừa đủ cho bệnh nhơn nghe thôi. Và khi niệm, phải niệm đủ 6 chữ : Nam Mô A Di Đà Phật. Phải niệm chậm rãi và từng chữ cho thật rõ ràng.
5. Phải thay phiên nhau niệm Phật liên tục không cho gián đoạn, cần khuyến khích thân nhân cùng thay phiên nhau niệm Phật. Trong phòng bệnh, ngoài tiếng niệm Phật ra, tuyệt đối phải giữ yên lặng, không được nói chuyện ồn ào làm loạn tâm bệnh nhơn vô ích.
6. Khi người bệnh đã thật sự tắt thở, cứ để như vậy mà chí thành niệm Phật liên tục, không nên sửa làm động đậy bệnh nhơn, ít nhứt là 2 tiếng đồng hồ. Điều nầy rất quan trọng, chúng ta cần phải lưu ý. Vì khi bệnh nhơn mới tắt thở, thần thức chưa rời khỏi xác thân. Nên rất cẩn trọng quan tâm về vấn đề nầy. Còn nhiều chi tiết khác, nhưng ở đây, chúng tôi chỉ xin nêu ra 6 điều quan trọng mà người hộ niệm cần ghi nhớ trong khi hộ niệm mà thôi.
II. Bệnh nhân.
Người bệnh là yếu nhân chính trong việc quyết định cuộc đời mình. Đây là giờ phút quan trọng để mình quyết định cho sự chọn lựa. Nếu là một liên hữu đã phát nguyện niệm Phật cầu vãng sanh, thì trong lúc bệnh nặng, nên buông bỏ tất cả duyên trần, không bận tâm với bất cứ vấn đề gì, nhứt là đối với việc gia đình nhà cửa con cháu v.v… Không ai thương mình bằng chính mình thương mình. Trước giờ phút phân ly đôi ngã, dù đó là người thân yêu nhứt đời mình, họ cũng không thể nào thay thế được gì cho mình.
Trong nỗi niềm cô đơn tuyệt vọng, cái chết gần kề với mình, thì thử hỏi mình còn tham đắm luyến tiếc thứ gì nữa chớ! Nghĩ thế, mình nên dốc hết tâm lực còn chút hơi tàn mà quyết lòng niệm Phật cầu sanh Tây phương, theo bản nguyện sanh tiền của mình đã phát nguyện. Nên nhớ đến lời khuyên dạy chí tình chí thiết của Hòa Thượng Thiện Đạo, vị Tổ thứ hai của Liên Tông. Ngài thường khuyên dạy cho những người tu Tịnh độ, niệm Phật như sau: “Người niệm Phật khi sắp mãn phần, muốn được sanh về Tịnh độ, thì điểm cần yếu là đừng sợ chết. Phải thường nghĩ thân nầy nhơ nhớp, biết bao điều khổ lụy trói vây! Nếu bỏ được thân huyễn hôi nhơ, sanh về Cực Lạc thọ thân kim cương thanh tịnh, sẽ thoát khỏi luân hồi khổ thú, hưởng vô sự an vui. Ví như bỏ chiếc áo cũ rách đổi lấy đồ trân phục, còn điều chi đáng thích ý bằng! Nghĩ như thế, buông hẳn thân tâm không còn lo buồn tham luyến. Lúc vừa có bệnh, liền tưởng đến sự vô thường, một lòng niệm Phật chờ chết. Nên dặn thân thuộc chớ lộ vẻ bi thương, cùng bàn việc hay dở trong nhà. Nếu có ai đến thăm, chỉ khuyên nên vì mình niệm Phật, đừng hỏi thăm chi khác…”.
Đó là chúng tôi trích dẫn một đoạn khuyến nhắc của Ngài, để chúng ta nhớ đến mà hết lòng niệm Phật. Nên biết, Tổ Thiện Đạo là hóa thân của đức Phật A Di Đà. Lời Ngài dạy thật là thiết tha bi mẫn. Đây là lời khuyên chung của Tổ, không nhứt thiết là chỉ có liên hữu không thôi. Nếu ai nghe theo lời khuyên dạy nầy của Ngài, mà thật tâm tha thiết hành trì, dốc lòng niệm Phật, thì cũng được lợi lạc vãng sanh về Cực Lạc.
Xin tất cả hãy nghĩ đến tương lai sướng hay khổ của đời mình mà tự mình phải cố gắng buông bỏ tất cả, chỉ có một con đường trước mắt là niệm Phật cầu vãng sanh về Cực Lạc mà thôi. Hãy nhớ đến bản nguyện của đức Từ Phụ A Di Đà lúc nào Ngài cũng sẵn sàng chờ đón chúng ta. Đó là trọng tâm chính yếu mà người bệnh sắp lâm chung cần ghi nhớ thực hành để được lợi lạc cho chính mình.
III. Thân bằng quyến thuộc.
Việc hộ niệm người bệnh được vãng sanh hay không, những người trong thân quyến đóng vai trò không kém phần quan trọng. Nếu thật sự thương thân nhân của mình trong giờ phút quyết định cuộc đời vui hay khổ nầy, y cứ theo lời chư Phật Tổ chỉ dạy, chúng tôi xin thành thật có đôi lời khuyến nhắc chung qua một vài điều thiết yếu sau đây:
1. Phải tỏ thái độ có lòng thương kính từ ái và tuyệt đối không được dùng lời nói mất hòa khí trong gia đình. Tuyệt đối, không nên đem việc nhà ra bàn luận. Nếu để cho người bệnh biết được những sự việc không hay xảy ra, thì sẽ gây tác hại lớn cho việc vãng sanh, vì người bệnh sẽ phiền muộn, tham, sân, si nổi lên dễ sa vào ác đạo như tên bắn.
2. Phải làm và nghe theo sự thức nhắc, sắp xếp của người có trách nhiệm hộ niệm cho thân nhân của mình. Những người nầy, họ vì thân nhân của mình mà hết lòng hộ niệm, nên chúng ta cần tôn trọng những lời chỉ bảo của họ.
3. Không nên kêu khóc lớn tiếng và kể lễ bất cứ điều gì, chỉ một bề niệm Phật. Phải gắng dằn lòng xúc động trong giờ phút nầy. Nên nhớ đây là yếu tố quan trọng mà người mới lâm chung có được vãng sanh hay không, đều tùy thuộc vào thân quyến.
4. Tất cả nên vì người mất mà phải thành tâm niệm Phật, tụng kinh cầu siêu suốt trong thời gian từ khi mất cho đến trải qua 49 ngày.
5. Trong thời gian cư tang, nên tu tạo nhiều phước lành để hồi hướng cho người quá cố sớm được siêu sanh thoát hóa.
Riêng đối với thân hữu bạn bè, chúng ta cũng nên quan tâm lưu ý. Tục ngữ ta có câu: “một con ngựa đau cả tàu không ăn cỏ”. Hay “nhứt gia hữu sự bá gia ưu”. Nghĩa là: một nhà có việc trăm nhà đều quan tâm lo lắng giúp đỡ. Vì thế, nên khi hay tin người bạn thân của mình bệnh nặng, thì bạn bè thường hay đến thăm. Đến thăm là vì nghĩ tình thương bạn. Do đó, nếu thật thương người bạn mình trong giờ phút quan trọng nầy, thì chỉ nên hiệp lực cùng với những người khác mà đồng tâm niệm Phật. Nếu không quen niệm, thì chúng ta cũng không nên nói những chuyện gì khác. Vì như thế, chỉ làm cho người bạn của mình đang nằm chờ chết càng thêm rối loạn tinh thần mà thôi, chớ không có ích lợi gì.
Thế nên, nếu thật sự thương bạn mình, thì chúng ta chỉ nên giữ yên lặng là tốt lắm rồi. Được thế, thì chẳng những người bệnh được lợi ích mà những thân quyến của người bệnh cũng mang ơn chúng ta rất nhiều. Xin tất cả hãy quan tâm cho vấn đề nầy. Đừng vì thói quen tình cảm của mình mà gây tác hại cho người bệnh, đang cần đến sự trợ niệm thiết thực của chúng ta. Nếu không như thế, thì rất tội nghiệp cho người bạn của chúng ta lắm! Họ đang khao khát cần sự giúp đỡ của chúng ta, như người sắp chết đuối mong chúng ta cứu vớt họ vậy. Mong lắm thay!
Tỳ kheo Thích Phước Thái
Tham khảo thêm: Hộ Niệm Cho Người Lâm Chung Là Gì? [Đại đức giảng sư: Thích Đức Hiền]
Hộ Niệm Cho Người Lâm Chung Có Cần Thiết Không? [Audio only]
Đại đức giảng sư: Thích Trí Huệ
Xét rằng trong quá khứ không ít nhiều chúng ta vốn tạo đủ thứ tội. Dù một tội nhỏ cũng có khuynh hướng làm cho ta chìm trong sanh tử luân hồi hay nặng có thể khiến chúng ta đọa trong ba ác đạo. Người tín đồ Phật giáo VN nếu không may chẳng hiểu biết giáo lý siêu thoát của đức Phật đương nhiên phải chấp nhận theo giòng sanh tử vô gián đoạn để chịu khổ đau triền miên. Thêm nữa tùy quốc độ chúng ta sinh sống có điều kiện được thiện hữu tri thức khai ngộ cho thấy tầm quan trọng của sự hộ niệm hay không?. Phần đông quan niệm chết là hết hay chết rồi thỉnh thầy tụng kinh là đủ rồi! Hay may mắn hơn gia đình con cái hiểu biết phát tâm ăn chay tụng kinh niệm Phật làm các công đức hồi hướng cho người chết. Việc làm này xét ra chỉ giúp tăng trưởng phước lộc cho người chết để giúp họ tái sanh trong một cuộc đời hạnh phúc nhưng tuyệt nhiên khó có thể giúp họ vãng sanh về cõi Phật A DI ĐÀ mãi mãi không còn đọa lạc ở trong vòng luân hồi đau khổ nữa. May mắn thay! Giờ đây khắp thế giới đang có phong trào niệm Phật cầu vãng sanh và có nhiều tổ chức hộ niệm giúp người lâm chung được vãng sanh. Chúng ta phải mau mau nắm lấy cơ hội này. Hoặc là tạo điều kiện tốt để được giúp đỡ hộ niệm. Hoặc là trực tiếp phát tâm Bồ tát tham gia vào ban hộ niệm để giúp người vãng sanh.
Thực tế rất nhiều tín đồ trú ngụ nơi các quốc độ có Phật pháp lưu hành. Nhưng vì nghiệp chướng trói buộc, họ không ham cầu học đạo, không biết Phật giáo hay quan niệm sai lầm về đạo Phật. Một số không nhỏ đi chùa chỉ mục đích tìm vui hý luận và cầu bình an cho mình và gia đình chứ không hề thực tâm học đạo.
Chúng tôi cảm thấy cần gây tạo phong trào niệm Phật cùng khắp để có thể giúp đỡ tâm linh siêu thoát cho mọi người trong giai đoạn chánh pháp cuối cùng này. Vì sợ không còn kịp nữa. Một thời đại đang xãy ra nhiều hiểm nạn kinh khủng như thiên tai động đất, thêm nữa thế chiến thứ ba đang đe dọa con người cùng nhiều sự cảnh báo thảm nạn khác. Thực tế chúng ta đang sống trong căn nhà lữa mà gần 3000 ngàn năm trước đức Thế tôn đã thuyết trong kinh Pháp hoa. Ngài còn huyền ký rằng thời đại này là thời kỳ đấu tranh kiên cố. Con người ta chủ yếu là đua nhau đấu tranh mọi mặt, gây tạo những mâu thuẫn phiền não vô phương cứu độ. May chỉ nhờ vào đại nguyện lực của Phật A Di Đà mới cứu nổi chúng sanh. Chúng ta nương nơi nguyện lực này mà được vãng sanh chứ sức phàm phu không thể nào tu các pháp môn mà được sanh cõi Phật. Và sự thật đã có rất nhiều người nhờ niệm Phật hay được hộ niệm mà được vãng sanh với bằng chứng hiển nhiên.
Chúng tôi tha thiết thỉnh cầu các nơi chưa có ban hộ niệm hãy lập ban hộ niệm. Nếu có rồi hãy cũng cố cho vững chắc. Tín đồ Phật giáo hãy nên ngồi xuống nhìn thẳng vào thực tế chúng ta đang sống trong hầm lữa nguy hiểm vô cùng tận. Hãy dẹp bỏ mọi thói quen hý luận vui chơi nơi các đạo tràng Phật giáo mà hãy nghiêm túc học đạo giải thoát.
Thích Trí Như
Nam Mô A Di Đà Phật
Xin hỏi lúc người bệnh hấp hối thân nhân có được ở lại bên cạnh trong phòng mà người bệnh nằm hay phải ra ngoài
Trong lúc bịnh nhân sắp tắt thở, giây phút này tối quan trọng, là giai đoạn khẩn cấp nhất. Người nhà lúc này thường nghĩ rằng phải tập trung ở trước mặt bệnh nhân, trường hợp này ban hộ niệm phải ngăn cấm, đừng cho họ khóc, đừng để họ kêu: “Ba ơi! Má ơi!” ầm ĩ lên. Hãy khuyên họ phải nhất mực niệm Phật, đừng vì tình cảm mà làm hư hỏng hết mọi sự.
Nếu biết người đang lâm chung khi sống chưa có công phu niệm Phật, lại là người sống rất tình cảm, may phước lúc cuối đời có duyên lành từ nhiều đời trước nên được hộ niệm, được khai thị và họ tiếp nhận câu A Di Đà Phật cầu sanh Cực Lạc thì tốt nhất gia đình thân quyến nên lánh mặt vào thời điểm hấp hối, ko nên đứng trong tầm mắt của người sắp mất, nên ra ngoài, qua phòng bên cạnh mà niệm Phật hay lạy Phật thì tốt nhất. Tránh lảng vảng trước mắt họ khiến cho họ sanh khởi 1 niệm tham luyến, yêu tiếc con cháu thì hỏng hết đại sự vãng sanh của người đó, việc này ko thể ko biết.
Bạn nên xem thêm:
http://www.chuaphuochue.com/Quy-Tac-Tro-Niem-Luc-Lam-Chung-Tinh-Tong-Hoc-Hoi-Uc-Chau.pdf
A Di Đà Phật.
Xin thầy chỉ giúp con.
Mẹ con mất đến nay gần 3 tháng rồi. Nhưng tới giờ con mới được 1 người bạn chỉ cho biết là niệm phật và đọc kinh hồi hướng cho mẹ sẽ giúp cho linh hồn mẹ dc chuyển giới vào cõi phật.
Mẹ con mất do tai nạn. Nhà con cũng đã làm lễ cho mẹ rồi, vì con ko biết nên đã bỏ wa mất giai đoạn ,tụng kinh niệm phật hồi hướng cho mẹ trong vòng 49 ngày. Đến giờ con mới biết và đọc kinh niệm phật cho mẹ thì có còn tốt ko thầy.
Con ở nhà ck nen ko có ban thờ mẹ, con chỉ ngồi trong phòng đóng cửa tĩnh tâm niệm phật như vậy có dc ko thầy? Con đang đọc kinh a dì đà.
Mong thầy giải đáp giúp con ạ. Con cảm ơn thầy
A DI ĐÀ PHẬT
A Di Đà Phật
Chào bạn Phương Liên!
*”Đến giờ con mới biết và đọc kinh niệm phật cho mẹ thì có còn tốt ko”
Ngài Pháp Nhiên Thượng Nhân dạy “Vì người chết mà niệm Phật hồi hướng thì Phật A Di Đà phóng quang minh soi chiếu địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh. Kẻ bị chìm trong ba đường dữ mà chịu khổ thì hết khổ. Người chết sau khi lâm chung được giải thoát.” (Trích niệm Phật Tông Yếu)
Qua 49 ngày, bạn đọc Kinh, niệm Phật hồi hướng thì mẹ bạn vẫn nhận được sự lợi ích.
“Con ở nhà ck nen ko có ban thờ mẹ, con chỉ ngồi trong phòng đóng cửa tĩnh tâm niệm phật như vậy có dc ko”
Niệm Phật thời niệm Phật được ở mọi lúc mọi nơi, niệm xong thì hồi hướng cho người đã mất, không nhất thiết là phải ngồi dưới bàn thời người mất đó. Giả như đọc Kinh trong phòng, bạn nên chọn chỗ sạch sẽ trang nghiêm mà đọc tụng, cần ăn mặc chỉnh tề nhé!
Nam mô A Di Đà Phật
Dạ chào thầy!
Con tên Thiện.
con có một số chuyện muốn được thầy chỉ giúp với ạ.
mẹ của con đang mang bệnh rất nặng, tuổi già thêm phần bệnh tật hành hạ,
là còn út trong nhà! nhìn thấy mẹ như vậy con sót thương nhưng không giúp ít gì được cho mẹ cả.
không biết làm sao để mẹ giảm bớt đau đớn cả, con rối lắm.
chỉ có thể đứng nhìn mẹ như vậy, đôi khi con còn né tránh nửa, không dám nhìn mẹ, vì càng nhìn nổi đau trong con nó lại càng lớn hơn,
mẹ con thì rất hiền lương nhưng sao mẹ của con lại phãi chịu nhiều đau đớn như vậy hả Thầy, đó có phãi là nghiệp của kiếp trước không ạ.
Nếu là nghiệp, vậy con có thể Tụng Niệm giảm bớt nghiệp đó không ạ.
mong thầy giãi đáp giúp con với ạ!
Nam Mô A Di Đà Phật
A Di Đà Phật,
Chào bạn Thiện. Bạn vì lòng thương xót của đứa con út trước cảnh đau đớn bệnh tật của mẹ mà vào trang này để hỏi, phải biết bạn có tâm hiếu kính đối với cha mẹ mình. Bạn hỏi mẹ bạn chịu cảnh đau đớn như vậy có phải nghiệp báo báo từ những đời kiếp trước không? Xin trả lời bạn đúng là như vậy, mẹ bạn vì đã sát sanh hại vật, đã làm cho các chúng sanh khác bị đau đớn từ những đời kiếp quá khứ cũng như trong đời này nên phải chịu qủa báo chịu đau đớn, đây chính là nhân quả nghiệp báo hiện tiền mà không ai không phải nhận lấy. Cũng như bạn viết ở trên, có thể tụng niệm để chuyển nghiệp được không? Xin thưa với bạn là nếu bằng lòng thành, vì mẹ mà tụng Kinh niệm Phật sẽ có thể chuyển được nghiệp. Bạn nên vì mẹ mà thỉnh kinh Địa Tạng Bồ tát Bổn Nguyện về để đọc tụng vì kinh này gọi là kinh đại báo hiếu. Nếu có thể thì bạn nên quỳ trước mặt mẹ khuyên giải mẹ vài câu nói về nhân quả nghiệp báo sau đó bảo mẹ hãy lắng nghe bạn đọc Kinh. Kinh Địa Tạng khá dài gồm 3 quyển Thượng, Trung, Hạ bạn có thể chia đọc 3 lần. Phải đọc rõ ràng từng chữ một để mẹ của bạn có thể nghe thấy rõ. Sau khi đọc xong biết rõ lợi ích của việc niệm Phật rồi thì bạn hãy khuyên mẹ niệm Thánh hiệu Nam mô A Di Đà Phật. Bạn cũng nên niệm Phật và hồi hướng cho oan gia trái chủ của mẹ để hóa giải những ân óan đồng thời phát nguyện bạn, cùng mẹ và tất cả oan gia trái chủ đồng sanh về Cực Lạc. HÂ tin rằng với lòng thành của mình bạn sẽ thành công, chúc mẹ bạn chóng lành bệnh và phát tâm học Phật. Nếu mẹ bạn sức quá yếu thì bạn nên mời Ban Hộ niệm về hộ niệm cho mẹ vãng sanh Tây phương Cực Lạc. Danh sách BHN ở trên trang chủ ĐVCT.
Nam mô A Di Đà Phật.
Bạn Thiện,
Cái ”rất hiền lương” mà bạn nhìn thấy, chưa chắc là tiêu chuẩn của ‘hiền lương’ trong luật nhân quả. Tuy nhiên người chưa học Phật khó hiểu đc, nên không cần nói sâu vào, chúng ta nên tìm cách cứu lại sức khỏe mẹ trước đã.
Như cư sĩ H.A nói, đúng thật muốn giúp mẹ bớt đau khổ, hết bệnh thì phải nên đọc kinh Địa Tạng bổn nguyện. Kinh này có công năng tiêu trừ nghiệp chướng nên lúc này nên vì mẹ mà đọc. Nhưng thí dụ bạn chưa thỉnh kinh về đc, thì để tiện lợi hơn, bạn có thể đọc trên laptop, link: http://www.dharmasite.net/KinhDiaTang.htm#1
Như Cư sĩ H.A nói, bạn có thể chia đọc 3 lần. Nhưng nếu từ chữ ”Phẩm thứ nhất” đọc đến cuối trang đó (tức đến chữ ”hết quyển hạ”) luôn trong một lần là tốt nhất. Vì như vậy tiêu trừ nghiệp chướng không thể nghĩ bàn. Nhưng lúc đọc cứ nhìn chữ mà đọc là đc , đừng lo suy nghĩ ý nghĩa của kinh. Cũng đừng suy nghĩ đều gì cả! Vì nếu suy nghĩ bừa bài tức gọi là vọng tưởng, thì công đức lợi ích không bằng bạn lấy lòng chân thành cung kính mà đọc. Và lại lúc đọc không được ăn, uống, nói chuyện với ng khác, quần áo phải kín đáo, ngồi lên ngay thẳng. Tôi đã thấy nhiều người vừa đọc 1 câu vừa nói chuyện 1 câu. Như thế là có thêm tội bất kính chứ không có lợi ích chi cả. Nên mới phải nói ra như thế, để những ai mới bắt đầu đọc kinh hiểu là phải tôn trọng kinh điển lúc đọc. Nếu như làm giống như đọc sách bthường thì còn có tội thêm!
Lại nếu có thể ở trước hình hay tượng Phật hay Bồ tát mà đọc lớn tiếng càng tốt. Nếu không thì cứ ngồi bàn sạch sẽ tự đọc 1 mình rồi Hồi hướng công đức ấy cho mẹ. Đọc từ phẩm nhất đến hết phẩm 13 là gọi 1 lần. Đọc 3 đến 7 lần như vậy mẹ sẽ đỡ bệnh, không cần bác sĩ, (bỡi BS không trị đc nghiệp bệnh). Đọc từ đầu đến cuối khoảng chừng 2 rưỡi đến 3 tiếng thôi. Đọc quen như mình thì chỉ 1 tiếng 45p là đc. Nên hãy vì mẹ mà bỏ ra 3 tiếng 1 ngày để thành kính đọc nhé. Không phải 1 lần là hết bệnh, bạn nên đọc 7 lần như thế, hồi hướng công đức cho mẹ, mẹ sẽ đỡ đau khổ. Không đc kinh thường kinh, đọc qua loa, không thành ý. phải giữ lòng thành mà đọc thì mới có kết quả bạn nhé.
Làm như vậy để mẹ bớt bệnh cái đã, rồi sau đó bạn hãy tìm học đến pháp niệm Phật sanh Tịnh độ, sẽ có lợi ích lớn!
Hoặc nếu gđ bạn có điều kiện thì hãy vào chợ mua thật nhiều loài vật rồi đem phóng sanh, công đức cứu mạng ấy sẽ trị đc bệnh của mẹ. Mà phải mua ở chợ chứ không phải ở nơi chùa miếu nhá. Vì ở chợ mới thật sự là cứu mạng, vì nếu bạn không mua họ, thì người ta mua về giết rồi xào nấu luộc chiên để ăn! Mong bạn có thể cứu lại đc mẹ, khiến mẹ mau hết bệnh và sống trong hạnh phúc cùng bạn. A di đà phật.
Chào Nancy!
Thiện xin thành tâm cám ơn Nancy đã nhiệt tình giúp đở.
cám ơn một lần nửa vì cái “Link” luôn ạ.
nếu có thể cho Thiện xin “Link” Facebook hoặc zalo để mình nói chuyện cho tiện. mong bạn giúp đở cho ạ ^^
Nancy đây. tên việt là Gia Hữu 🙂
Xưa mình cũng có fb đồ dữ lắm, mà giờ xóa hết rồi. để tgian dư cho việc tu học/niệm Phật thôi. mình ở mỹ nên k có xài ứng dụng zalo. nhưng nếu cần, bạn có thể email, GH thường là trả lời email liền.;
[email protected]
A Di ĐÀ Phật,
Dạ con đội ơn Cư Sĩ Hoàng Ẩn đã chỉ dẫn con ạ.
Con sẽ thành tâm nghe theo lời thầy ạ.
Con còn thắt mắt này nửa xin thầy giúp với ạ, vì con chưa một lần Tụng Niệm, con không biết cách Tụng Niệm như thế nào là đúng, và như bạn #Nancy nói ở trên thì con đã hiễu được vài phần ạ.
Nhưng con thắt mắt không biết trước hoặc sau khi mình đọc Tụng bộ “Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện” mình có cần nêu rỏ tên tuổi của mẹ và con không ạ.
Hay chỉ cần đọc Tụng bộ “Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện” là được ạ?
Mong thầy chỉ dẫn giúp còn với ạ.
Nam Mô A Di Đà Phật.