Các vị muốn học Phật, nhất định phải phát bồ đề tâm. Đối nhân xử thế, tiếp xúc với các vật (việc) phải dùng tâm chân thành. Người khác đối xử với ta bằng ý ác, lừa dối ta, ta vẫn phải dùng thành tâm đối xử với họ. Vậy thì ta chẳng phải là đã chịu thua thiệt rồi sao? Không sai. Bạn không chịu thua thiệt, không chịu bị lừa phỉnh thì bạn sẽ mãi làm phàm phu. Nếu bạn muốn làm Phật, làm Bồ Tát thì phải cam tâm tình nguyện bị thua thiệt, bị lừa phỉnh. Bạn phải hiểu rằng, thời gian bạn chịu thua thiệt, lừa phỉnh rất ngắn ngủi, quá lắm chẳng qua là chỉ một đời này mấy mươi năm mà thôi. Sau khi mấy mươi năm này qua đi, bạn thật đã thành Phật rồi, thì mới biết là không hề thua thiệt, không hề bị lừa phỉnh đâu. Nếu hiện tại không chịu được thua thiệt, không chịu bị lừa phỉnh, thì đời đời kiếp kiếp bạn thật sự thua thiệt và bị lừa phỉnh. Bài toán này phải cố mà tính toán nhé.
Quý vị nhất định phải nhớ kỹ: đối nhân, xử thế, tiếp vật phải dùng một tâm, không dùng hai tâm. Có lẽ có người nói: tôi dùng cái tâm này thì trong cái xã hội ngày nay mà nói, đi đâu cũng phải chịu thua thiệt, phải chịu bị lừa phỉnh. Không sai! Có lẽ chịu thua thiệt một chút là phải bị lừa phỉnh. Thử hỏi: bạn có thể bị thua thiệt bao nhiêu năm? Bạn có thể bị lừa phỉnh bao nhiêu năm? Coi như là bạn sống một trăm tuổi, thì chỉ bị thua thiệt, bị lừa phỉnh mấy chục năm này, tương lai thành Phật, thành Bồ tát. Nếu mấy chục năm này không chịu bị thua thiệt, không chịu bị lừa phỉnh thì tương lai đời đời kiếp kiếp ở trong ba đường ác. Sao lại không chịu suy nghĩ nhiều chút, rốt cục cái nào thua thiệt? Cái nào bị lừa phỉnh? ……Nhìn xa hơn một chút xem thì cho dù có chịu thua thiệt cỡ nào, bị lừa phỉnh cỡ nào cũng cam tâm tình nguyện. Giữ cho tâm địa thanh tịnh thuần khiết, nhất quyết không để bị nhiễm ô, cái này mới quan trọng.
Đối với người học Phật, nếu bị người ta chửi thì tuyệt đối không chửi lại câu nào, không sanh lòng sân hận, vì người ta giúp ta tiêu nghiệp chướng mà. Nghiệp chướng tiêu rồi, ta cảm ơn họ còn không kịp, làm sao lại muốn báo thù cơ chứ? ……Vì thế đừng nên tính toán việc bị người làm hại, đừng nên cho rằng bản thân bị thua thiệt, bị lừa phỉnh. Bạn thật sự không có thua thiệt, không có bị lừa đâu. ……Bạn biết rõ phước báo của bạn càng tích lũy càng sâu dày, không những chẳng bị thua thiệt, thật ra lại còn có lời lớn nữa cơ. Vậy nên trước mắt cứ xem như chịu thua thiệt, chịu bị lừa phỉnh, giàu có, danh dự đều bị tổn thất; nào ngờ rằng trong nháy mắt sự giàu có, niềm vinh dự của bạn lại được tăng lên không biết bao nhiêu mà kể. Người y giáo tu hành được chư Phật hộ niệm, Long Thiên Thiện Thần bảo hộ, thì đâu thể nào bị thua thiệt, bị lừa phỉnh.
Người học Phật nhất định phải nhớ kỹ: không được kết oán thù với bất kỳ ai. Đấy là người thật sự thông minh, thật sự có trí tuệ. Đối với oan gia trái chủ phải cố hết sức nhẫn nhịn, nhẫn một đời thì trả xong nợ. Vì vậy phải học nhẫn nhịn, đừng sợ bị thua thiệt, đừng sợ bị lừa phỉnh. Chịu thua thiệt là phước chứ không phải là họa, luôn luôn được tiêu tai diệt tội. Nhẫn nhịn chắc chắn là điều đúng đắn.
Phật Thích Ca Mâu Ni lúc còn tại thế còn bị sáu nhóm Tì kheo, sáu thầy ngoại đạo sỉ nhục trước mặt; sau lưng thì chửi mắng ác độc, nhiều lắm. Phật không có tính toán với bọn họ cũng không biện luận với bọn họ. Chửi, kệ họ, chửi lâu rồi, chửi mệt rồi thì bọn họ tự nhiên không chửi nữa. Hà tất gì phải đi chấp nhặt với bọn họ? Phải nhẫn, đấy là điều chư Phật, Bồ tát đã tu, chúng ta phải nên học theo vậy.
Trích Niệm Phật Thành Phật
Lão pháp sư Tịnh Không giảng
Một vị cư sĩ Diệu Âm biên soạn
Chúng đệ tử Diệu Âm (Sen Vàng) chuyển ngữ
Chịu thiệt thòi mới được lợi ích lớn
Trích Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa
Tịnh Không Pháp Sư chủ giảng
Chuyển ngữ: Tử Hà – Biên tập: Bình Minh
A DI ĐÀ PHẬT đối với con chỉ có Phật, Bồ Tát mới nói được những lời này. Hàng phàm phu nghiệp chướng như con sẽ cố gắng phản tỉnh mình mà thực hành theo lời Phật dạy. A DI ĐÀ PHẬT nguyện con cùng chúng sanh đồng sanh về Cực Lạc Quốc.
Kính gửi cư sĩ Diệu Âm
Trước hết con xin cảm ơn bài viết hữu ích của chú, con có câu này muốn hỏi chú cùng các bạn đồng tu nếu ai có thể giải thích cho con. Để nhẫn nhịn chịu thiệt thòi ai mắng chửi hay đánh đập con, xúc phạm con con có thể làm được nhưng cái tâm ấm ức thì con không diệt được, nhiều khi bị mắng chửi con suýt nữa mắng chửi lại nhưng sợ luân hồi con lại im lặng nhưng im lặng con lại ấm ức, con chỉ diệt được cái bên ngoài chứ không diệt được cái bên trong như vậy con đường thành đạo có đến được với con không?
Con cảm ơn cư sĩ và các bạn đồng tu trả lời câu hỏi của con.
Nam Mô A Di Đà Phật
Bạn HVTP thân mến,
Bạn như vậy mới là phàm phu, nếu tâm không có ấm ức thì bạn là Bồ tát rồi. Khẩu nghiệp bạn giữ được thì còn gì bằng, trong thập thiện khẩu nghiệp có 4 phần. Do vậy khẩu đặc biệt quan trọng, tu không phải được ngay bạn à, không ngừng nỗ lực. Chư Phật, Bồ tát luôn bên bạn ủng hộ, hộ trì cho bạn, luôn giữ vững tín tâm bạn sẽ vãng sanh.
A Di Đà Phật
Vài dòng chia sẻ với bạn HVTP
Tôi đã từng gặp những tình huống như bạn mấy lần rồi. Tuy chưa xảy ra chuyện va chạm, đánh đập mà chỉ là nói xách mé qua lại hoặc nói “sốc” nhau trong chuyện làm ăn. Điều đặc biệt là trước kia khi mình chưa phát tâm đầu Phật, những người này đều là kẻ “dưới cơ” mình. Ví dụ như họ từng là nhân viên cho gia đình mình, thậm chí có những kẻ là “đàn em” trong các mối quan hệ xã hội.
Khi họ thấy mình thay đổi đột ngột trong xã giao, lời ăn tiếng nói khác hẳn trước kia, họ lấn tới thấy rõ (tuy là chỉ số ít thôi). Nhưng quả thực trong thời gian đầu tôi đã không thể kiềm chế được. Khi nổi cái sân si phàm phu lên để áp chế lại thì kỳ lạ thay: Cả một đám người không thấy ai dám hó hé lại một câu. Và cũng ngay lập tức cảm giác hối hận trong tôi ùa về, xâm chiếm toàn bộ cơ thể. Tôi ngồi thừ ra, thẫn thờ tự nhủ: “Lại một thử thách không thể vượt qua”. Ngay cả người thân (Vợ, cha, mẹ…) cũng không dám can thiệp ngay lúc đấy, mà chỉ nhỏ nhẹ, tỏ vẻ ngạc nhiên về thái độ giận dữ thái quá sau khi mình nguôi giận.
Sau này khi gặp tình huống tương tự, tôi ráng kiềm chế cơn giận, phản tỉnh trong đầu câu A Di Đà Phật tức thì, đồng thời đặt nhanh một câu nghi vấn: Chư Phật, Bồ Tát đang thử mình nè. Chưa hết, phải xoá bỏ nội dung sự việc, hình ảnh (mang tâm lý ấm ức) đó ngay lập tức. Cũng phải luyện tập mấy lần nữa (phải mất một thời gian khá dài đấy bạn à). Khó lắm, khó vô cùng, nhưng chúng ta phải bắt buộc vượt qua thôi. Không còn con đường xử lý nào khác hơn được nữa. Đúng không bạn?
Vài lời chia sẻ, mong rằng giúp bạn thêm những bổ ích trong tu tập hàng ngày.
Chúc bạn ngày càng tinh tấn và sáng suốt trong mọi tình huống.
A Di Đà Phật.
Hôm qua trong lúc làm bếp mình có đặt cái dĩa xuống bàn thì vô tình đè chết 1 con kiến. Mình đã phạm sát giới rồi. Bây giờ mình không biết phải làm sao hết. Mình không cố tình. Mình chỉ biết niệm phật thôi. Cho mình hỏi là trong sinh hoạt hằng ngày khi đi đứng vô tình mình đạp trúng những sinh vật nhỏ vậy phải làm sao? Từ khi tu Tịnh độ mỗi khi đi đứng mình luôn để ý dưới chân, nhưng lâu lâu vẫn vô tình đạp trúng các sinh vật nhỏ. Mình sợ sát nghiệp mình gây ra lại nặng hơn.
Xin chào bạn Đức Huy,
Lúc trước nhà VT cũng có rất nhiều kiến, đi không cẩn thận thì sẽ đạp chết, bởi vì chúng nó bò ra ngoài để tìm thức ăn, nếu có ai làm đổ đồ ăn thì chúng sẽ bu lại chỗ đó.
Sau đó VT đã tìm được biện pháp giải quyết tức là giữ gìn trong nhà sạch sẽ, nhất là đường đi, không cho rơi rớt đồ ăn nữa bằng cách thường xuyên quét dọn, lau chùi nhưng khi làm như vậy thì chúng đói quá, cũng bò đi tùm lum để tìm kiếm thức ăn.
Cuối cùng VT tìm được giải pháp vẹn toàn tức là tìm một nơi vắng vẻ ít người qua lại (trong góc tường là thích hợp nhất), sau đó xây cho chúng một căn nhà bằng những viên gạch, sau đó bỏ đồ ăn ở bên trong. Thế là chúng nó chỉ ở trong nhà của chúng và đi thẳng hàng thẳng lối, không đi vào những nơi không cho phép nữa.
Mục đích xây nhà là để tránh mưa nắng và nhất là thức ăn không bị mèo chó ăn mất. Cách một hai ngày thì bỏ thức ăn mới vào, thức ăn cũ chúng sẽ ăn hết trơn luôn. Hiện tại VT có 2 “nhà kiến” giống như vậy, có thể nuôi cả mấy ngàn con kiến đều được no đủ. 🙂
Nam Mô A Di Đà Phật
Mến chào Trần Hà Đức Huy
Thiện Minh mạo muội chia sẻ vài dòng với câu hỏi của bạn. Thực ra đây là một câu hỏi trong phạm vi, tình huống rất nhỏ. Nhưng để trả lời đúng đắn và rốt ráo (liễu nghĩa cả Lý lẫn Sự) thì đúng là cả một vấn đề. Rất mong được sự góp ý, chỉ dạy thêm của các liên hữu đồng tu khác.
Căn cứ vào giới bất sát cũng như luật nhân quả, luận về tội thì dù cố ý hay vô tình làm chết các sinh vật khác dù rất nhỏ như: Kiến, muỗi, côn trùng…đã có giết tất nhiên là đã thành tội. Tuy nhiên vấn đề nặng nhẹ có khác. Giới sát sanh Phật cấm chủ yếu là cấm giết người, từ đó hạ thấp dần như: trâu, bò, chó, mèo, gà, vịt, rùa, cá…Quan trọng là yếu tố phụ thuộc vào Nguyên Nhân trong khi gây tạo, do đó kết quả có nặng, nhẹ, sai biệt khác nhau.
Ví dụ như khi Phật tử quét dọn sân chùa cho sạch sẽ, ta đâu có chủ tâm tìm giết kiến, bọ, côn trùng…Nếu chúng bị chết,chẳng qua đó cũng là nghiệp quả của chúng mà thôi. Chẳng lẽ sợ chúng chết, chúng ta cứ để mặc cho cỏ, rác mọc um tùm, tràn ngập cả sân chùa? Nếu thế, thì tại sao có bài kệ được đề cao việc quét dọn sân chùa:
Thường tảo già lam địa
Thời thời phước huệ sanh
Tuy vô nhơn khách chi
Diệc hữu Thánh nhơn hành.
Nghĩa là:
Thường quét đất sân chùa
Phước huệ luôn sanh trưởng
Tuy không khách đến viếng
Cũng có Thánh nhơn qua.
Theo Phật Học Quần Nghi thì có một định lệ ngay từ khi Phật còn tại thế, do nhà tắm của các Tỳ kheo lâu ngày không dùng nên đầy rẫy sâu nhỏ. Các Tỳ kheo làm công việc dọn dẹp không biết xử lý như thế nào? Phật nói: “Đó không phải là làm hại đến côn trùng mà để duy trì môi trường vệ sinh của con người mà phải quét tước, dọn dẹp, không phải là mục đích sát thương cho nên không coi là sát sinh. Đương nhiên, không được phun thuốc có chất độc để giết hại côn trùng chỉ dùng phương thức quét tước, dọn dẹp tiêu độc để phòng ngừa, ngăn cản không cho côn trùng xâm nhập, sinh sôi nảy nở”.
Trong cuộc sống, khi làm công việc, sinh hoạt trong môi trường hiện đại, chúng ta vô ý giết hại côn trùng. Vì vậy, chỉ có thường xuyên niệm Phật A-Di-Đà nguyện cho các loài chúng sanh ngu si, vô trí sau khi chết được siêu sinh Tịnh Độ thì coi như không phạm giới sát sinh. Tất nhiên phải cẩn thận đề phòng, giảm bớt cơ hội sát thương côn trùng thì đó là biểu hiện của lòng từ bi.
Nếu đã biết rằng tự mình gây ra sát sinh mà trong lòng không hối hận thì tức là không có lòng từ bi. Bồi dưỡng tấm lòng từ bi mới là trọng điểm của việc không sát sinh, cũng chính là tinh thần của Phật và chư Bồ Tát giáo hoá độ thế.
Cuối bài, Thiện Minh xin được trình bày tóm tắt thiển ý (chủ quan của mình) để trả lời câu hỏi của Đức Huy:
Trên đời vốn không có việc nào thuần thiện và không có việc nào thuần ác (Dưới phán xét phàm phu của con người). Có lúc thiện với đối tượng này nhưng lại là ác với đối tượng khác và ngược lại. Cái chúng ta cần làm là suy xét xem hành động nào có phần thiện nhiều hơn để làm. Chứ cứ chấp vào mấy điều nhỏ nhặt mà bỏ qua cái lớn lao thì e rằng hại nhiều mà lợi ít.
“Các Pháp đều không, do Tâm tạo
Tâm nếu diệt rồi tội sạch trong
Tội trong Tâm diệt cả đều không
Thế ấy mới là Chân Sám Hối.”
Vạn Pháp quy Tâm.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Nam Mô A-Di-Đà-Phật.
Cảm ơn Tịnh Minh và Tô Hùng Cường, câu trả lời của TM giúp mình an tâm nhiều lắm. THC có suy nghĩ giống mình lắm bởi nếu có lúc nào không kiểm soát được mình thấy buồn lắm, có cái tâm tự soi lại mình dằn vặt lương tâm mới làm mình tinh tấn tu hành tốt hơn đấy bạn ạ. Chỉ sợ cứ dằn vặt lỗi của người mới là điều nguy hiểm.
Cảm ơn Tịnh Minh và Tô Hùng Cường
A Di Đà Phật
A Di Đà Phật, xin chào các bạn đồng tu
Cảm ơn Tìm lại Phật tánh, Viên Trí… Đã trả lời những câu hỏi hôm qua.
Hôm nay có vài câu hỏi. PS Tịnh Không thường dạy: “Học vi nhân sư, Hành vi thế phạm.”?
– Sau khi PS Tịnh Không vãng sanh để lại 20 chữ: “chân-thành, thanh-tịnh, bình-đẳng, chánh-giác, từ-bi.
Nhìn-thấu, buông-xuống, tự-tại, tuỳ-duyên, niệm Phật”. Xin các đồng tu trả lời dùm, cám ơn…
A Di Đà Phật…
Đạo hữu Tịnh Độ nên dành thời gian nghe pháp, đọc pháp ngữ của Hòa Thượng Tịnh Không ắt đạo hữu sẽ đến lúc tỏ ngộ, bởi vì Phật pháp không như các môn các khoa học khác, nghe rồi tìm lý lẽ giải thích để hiểu. Ở Phật pháp thì ta phải nghe rồi thực hành, chân thành mà làm ví như Phật bảo không sát sinh ta tuyệt đối không sát sinh, Phật bảo không ăn ngũ vị tân tân ta tuyệt đối không ăn. Phật bảo gì ta nghe vậy, thật thà như đứa trẻ nghe lời cha mẹ dạy, không thắc mắc, không nghi … cung kính, quyết chí mà làm. Đến lúc nào đó nhờ công tu tập ta tự tỏ ngộ được phần nào. Vì tự tánh, trí huệ trong ta vốn đầy đủ như Chư Phật nhưng vì nghiệp chướng ngăn che nên mê mê hoặc hoặc, do vậy ta không cần phải dùng tư duy học hỏi, suy nghĩ mà tìm hiểu Phật pháp, chỉ cần nghe pháp nhiều như Hòa thượng Tịnh Không khuyên nghe pháp ngày 8h, còn thì giờ thì niệm Phật đến lúc chướng tiêu thì huệ khai, đạo hữu sẽ tự tỏ ngộ.
Cơm ai ăn người ấy no, người khác ăn rồi tả cho đạo hữu món ăn đó như thế nào thì đạo hữu cũng không thể cảm nhận được, cũng không thể no được. Mà cũng một món ăn thì mỗi người ăn một cảm nhận khác nhau.
Chân thành tu học, niệm Phật.
Rất mong đạo hữu càng tu tập càng hội nhập sâu vào biển Phật trí của Như lai, tâm càng thanh tịnh.
Rất tránh như hiện nay nhiều người học Phật đọc nhiều, nghe nhiều nhưng không chú trọng thực hành dẫn đến tâm ngã mạn ngày càng tăng trưởng càng tu cách Phật càng xa, đáng tiếc vô cùng.
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT!
Xin chào các bạn đồng tu:
Nhờ các bạn giải thích câu PS Tịnh Không nói: chân-thành, thanh-tịnh, bình-đẳng, chánh-giác, từ-bi.
Nhìn-thấu, buông-xã, tư-tại, tuỳ-duyên, niệm-Phật.???
Làm sao mình khống chế vọng niệm ???
Cảm ơn các bạn đồng tu.
A Di Đà Phật…
Xin chào các bạn đồng tu:
Sao trang gởi phúc đáp không có VNI ?
Cảm ơn Tịnh Thái đã trả lời các câu hỏi của Độ ngày 21/4/14.
– Mình có người bạn, khi đến ngày giỗ của mẹ bạn thì cúng toàn là đồ mặn. Mình có khuyên bạn nên cúng cho bác đồ chay, bạn nói sống ăn gì đến ngày giỗ thì cúng cái đó? Mình đã suy nghĩ định nói LÁO với bạn là: Nằm mơ thấy mẹ bạn nói đừng cúng đồ mặn cho bác nữa. Nếu mình làm như vậy thì có tội không? Đúng hay sai? Nói láo hay là yên lặng? Các bạn cho ý kiến giúp mình với.
– Nhân tâm quả Phật cùng cảm ứng. Thân thể cảnh giới dần chuyển biến. Nhờ các bạn giải thích dùm, cảm ơn…
A Di Đà Phật…
1. TT xin gửi Tịnh Độ tham khảo câu chuyện của TT:
Ngày xưa gia đình bên nội của TT cũng là cúng mặn trong các ngày giỗ của ông bà theo “tập tục” đó, đến đời bà nội cũng là như vậy. Sau khi nội mất thì Mẹ TT cũng nghĩ như vậy mà định cúng đồ mặn vào ngày giỗ của bà nội, may mắn là lúc đó TT đã biết đến Phật pháp và đã ăn chay trường. Cho nên khi Mẹ nói ý định là sẽ cúng mặn khi giỗ bà thì TT mới chân thành khuyên Mẹ: “Mẹ ơi! Nhà mình mà cúng mặn thì tổn phước lắm đó Mẹ, còn nếu mình cúng chay thì cả gia đình mình được phước rất lớn. Mẹ nên cúng chay và đãi khách bằng đồ chay là tốt nhất.”
Không hiểu sao lúc đó khuyên Mẹ có một câu như vậy mà Mẹ lại nghe theo…cũng ko hiểu sao lúc đó mình lại nói như vậy nữa. Chắc là chư Phật Bồ Tát gia trì rồi, tự nhiên một câu nói như vậy, tự nhiên liền thành tựu, ko hề có tính toán gì trước hết, cũng chẳng cần nói dối gì hết. Từ đó trở đi là gia đình mình đều cúng chay hết mỗi khi giỗ ông bà, đoạn dứt hẳn tập tục cúng mặn tồn tại trong gia tộc từ mấy trăm năm nay (việc cúng mặn sai lầm này chí ít cũng đã duy trì từ 4,5 đời trước…hoặc có thể 10 đời hơn cũng ko biết chừng).
Có những việc cần phải nhẫn nại và đợi cho đầy đủ nhân duyên, lại phải tự nhiên được Phật Bồ Tát gia trì thì mới có thể thành tựu, nếu muốn gấp gấp thành tựu việc tốt thì có thể mình sẽ gặp trở ngại…Cách hay nhất là từ trong gia đình của mình làm trước, làm được tốt đẹp viên mãn rồi, sau đó nhân ngày giỗ mời bạn mình qua tham dự giỗ chay tại gia đình mình, họ thấy, họ cảm nhận trực tiếp từ trường thanh tịnh của việc cúng chay, biết đâu ngay lúc đó Tịnh Độ ko cần nói gì mà họ tự về nhà cúng chay cho người thân của họ? Hoặc khi đó mình chỉ cần nói một câu chân thành khuyên bảo thì họ liền nghe theo, vì cái mình nói cùng cái mình làm là tương ưng cộng với chính mắt họ thấy bàn thờ bài trí tôn nghiêm thanh tịnh với các món chay như vậy thì họ sẽ cảm động mà nghe theo…
2/ “Nhân tâm quả Phật cùng cảm ứng
Thân thể cảnh giới dần chuyển biến…”
Đây là trích dẫn từ trong bài thơ “THÂM DIỆU THIỀN KỆ” của cố lão cư sĩ Hạ Liên Cư – được đệ tử của Ngài là cố cư sĩ Hoàng Niệm Tổ thu thập và giảng đại ý như sau:
“…Chúng ta niệm Phật là tu hành trong nhân địa (thời gian tu nhân của Bồ Tát). Cái tâm của chúng ta hiện tại đang niệm Phật là cái tâm trong nhân địa gọi là “nhân tâm”. Cái niệm chúng ta đang niệm là Phật A Di Đà, Phật là vị đã đắc quả Giác Ngộ gọi là “quả Phật”. Lúc chúng ta niệm Phật, “nhân tâm” của chúng ta và “quả Phật” của Phật A Di Đà hỗ tương cảm ứng lẫn nhau. Trong tâm của chúng ta bao gồm vạn đức của Phật A Di Đà. Tâm của Phật trùm khắp mọi nơi (biến mãn nhất thiết xứ); chúng ta đang niệm Phật là niệm trong tâm Phật, Như Lai đều thấy đều biết, không có chút nào có thể làm giả dối được. Hơn nữa, tâm của chúng ta và tâm của Phật cũng đều trùm khắp mọi nơi, cho nên Phật cũng có ở trong tâm của chúng ta. Tại vì sao chúng ta có thể niệm Phật được? Tại vì Phật đang niệm chúng ta, Phật đang nhiếp thọ chúng ta đó. Nếu Phật không nhiếp thọ thì chúng ta bị phiền não trói buộc không thể niệm Phật được. Lúc chúng ta niệm Phật là lúc Phật niệm chúng ta, nhân tâm quả Phật cảm niệm lẫn nhau, cảm ứng đạo giao thì không thể nghĩ bàn. Cho nên từ từ làm cho căn thân (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, và ý) và cảnh giới bên ngoài của chúng ta dần dần thay đổi, tự nhiên chuyển hóa cải tiến. Cho nên mới nói [Thân thể cảnh giới dần chuyển biến (Căn thân khí giới tiềm chuyển hoán)]. Khí giới là tất cả vạn vật, núi sông đại địa, lớn tới cả thế giới, nhỏ thì đến hạt bụi (vi trần). Tất cả mọi thứ này trong lúc chúng ta niệm Phật, tự nhiên không hay không biết dần dần thay đổi chuyển biến (trở nên tốt).
Chuyện này còn khó hiểu hơn chuyện thân tâm của chúng ta tùy theo tự tâm và chỗ cảm ứng của chư Phật mà tạo nên những sự biến hóa. Nên biết tự tâm và ngoại vật là không hai. Kinh Hoa Nghiêm có nói: “tri nhất thiết pháp giai thị tự tâm”, tạm dịch là “Biến tất cả các pháp đều là tự tâm”. Khởi Tín Luận nói: “Tam giới hư vi, duy tâm sở tác”, tạm dịch “Tam giới tất cả đều do tâm tạo”. Duy Thức Xu Yếu nói: “Chư cảnh vô thể, tùy chấp nhi sanh, nhân tự tâm sanh, hoàn dử tâm vi tương”. Tất cả đều giải thích rõ đạo lý “tâm vật không hai, vật và ta là một”. Cổ Thiền Sư nói: “Khắp đại địa cũng như một con mắt của sa môn”, nghĩa là nói cả quả địa cầu này là một con mắt của ông sư. Mặt đất bao la vậy cũng chỉ là một con mắt của tự thân, lúc niệm Phật là “nhân tâm” và “quả Phật” cảm ứng lẫn nhau. Tất cả nhật nguyệt, tinh tú, nam nữ, già trẻ bao gồm trong “nhân tâm” làm sao không chịu sự cảm hóa của “nhân tâm”? Cho nên người thiệt tình dụng công thì tất cả thế giới vạn vật đều chuyển biến trở nên tốt đẹp hơn, trở nên thích hợp hơn, càng chuyển biến thành thích hợp với bạn và sự tu hành của bạn. Thí dụ có người là vì oan nợ đến gặp bạn, bạn niệm Phật thì từ từ oan nợ của bạn và người đó được hóa giải. Chúng ta nên biết một địa phương nào có người dụng công, nguyên vùng đó sẽ được lợi ích. Chúng ta đừng cho rằng niệm Phật là tiêu cực ích kỷ, một người niệm Phật chân chánh tạo phước cho cả vùng đó. Không những họ tạo phước cho vùng đó, mà còn tạo phước cho cả địa cầu, họ còn tạo phước cho cả pháp giới luôn. Tất cả không có gì là không thể chuyển biến được. Cho nên chúng ta có chuyện phiền não gì thì đều nên chăm chỉ niệm Phật hiệu này. Nhưng mà tại sao những chuyện phiền não này luôn tìm đến phá khuấy bạn hoài vậy? Tại vì bạn dụng công không được đắc lực. Nếu bạn dụng công đắc lực rồi thì nó sẽ không phá khuấy bạn nữa. Tất cả ta và mọi người, tất cả thế giới đều từ từ âm thầm thay đổi. Cho nên người xưa khi đi đến một địa phương lạ, họ làm sao biết được chỗ đó có người hiền đức? Họ biết được là nhờ xem xét cây cối sông núi cảnh vật ở đó, nếu quả là có người đắc đạo ở chỗ đó, tất cả vạn vật ở đó đều khác hẳn…”
Hi vọng là lão cư sĩ Hoàng Niệm Tổ giảng như vậy thì Tịnh Độ và các bạn đồng tu chúng ta ai cũng được chút phần lợi ích.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Phiền não của đa số đồng tu mới phát tâm là tâm phan duyên quá mạnh. Chúng ta phải hiểu ý mà cư sỹ Hạ Liên Cư nhắc nhở: phải tự độ mình đã, độ mình rồi mới độ đc người gọi là tự độ độ tha; tiếc là nhiều đạo hữu tự mình chẳng gắng tu sửa mình, mình chưa thực hiện được thì nói được ai.
Ấn Tổ là Bồ tát thị hiện nhưng phải hơn 50 tuổi Ngài mới hoằng pháp lợi sanh …còn lúc trước Ngài thị hiện chuyên trốn trong núi chuyên tu niệm Phật. Nếu chúng ta đời trước không có thiện duyên với chúng sanh thì đời này có nói bể họng cũng không ai nghe. Vì vậy nếu thấy mình kém duyên hãy nên chuyên tu, chuyên phóng sinh, bố thí kết thiện duyên…đừng làm những gì quá sức mình.
A di đà phật.
Ý kiến của bạn Minh Tinh mình thấy rất đúng và thi thoảng mình cũng mắc như vậy.M không giám tìm hiểu sâu quá vì hay sinh lắm lời,rồi phan duyên nhiều,…và m cảm thấy rất xấu hổ vì bản thân chưa làm được chi cả mà đi dạy người.M nghĩ là chuyên nhất nhiệm phật rồi sẽ tự mình ngộ và việc thực hiện sẽ dễ dàng hơn,m nghĩ vầy kpit có đúng không nữa.:)
A di đà phật.
A di đà phật
A di đà phật