Anh Trần Ngọc Thanh, sinh năm 1971, sống đường 30/4, P.12, Tp.Vũng Tàu, tỉnh BR-VT. Cha mẹ anh có 3 người con, 2 nữ 1 nam, có mình anh là con trai. Khi anh được 19 tuổi, ba anh đưa anh về nhà nội phụ chú anh làm nghề giết mổ heo. Tiền lương phụ việc không nhiều nhưng do không biết Phật pháp nên chỉ nghĩ có một cái nghề để mưu sinh.
Anh theo nghề sát sanh này 12 năm ròng rã. Tiền làm bao nhiêu dùng để chơi đánh bài, đánh bi da, gái gú….Anh kể mỗi đêm giết khoảng 4-5 con heo, còn vào những ngày Tết, do mọi người đều có nhu cầu mua thịt heo về kho Tết nên vào những dịp lễ giết rất nhiều. Mỗi lúc kéo heo ra làm thịt, heo kêu la thảm thiết, bốn chân bẹt ra không chịu đi vì chúng cũng biết thân phận sắp chết. Thế là anh dùng cái móc, móc vào họng heo để kéo chúng ra, rồi đập đầu chúng cho ngất. Sau đó lôi chúng lên cái bàn để sẵn dao thọc huyết nhọn chọc ngay cổ heo cho máu chảy ra. Có con chưa chết nó còn chạy lòng vòng một chặp sau mới chết.
Con nào mà huyết chưa ra hết thì dùng chân đạp vào bụng cho máu đổ ra hết, không hề có chút thương xót. Sau đó móc vào miệng heo rồi nhúng đầu heo vào chảo nước sôi và cạo lông. Sau khi cạo xong thì cắt đầu và mổ bụng, lôi hết bộ đồ lòng heo ra, rồi lấy mật heo nuốt vào bụng vì cho rằng bổ. Toàn bộ những thứ này được rửa sạch sẽ sau đó mang ra chợ bán. Người ăn vào làm sao biết được miếng thịt họ đang ăn biết bao nhiêu là oán hận không cùng của súc sanh, bệnh tật cũng từ đây mà vào. Từng thớ thịt do sự sợ hãi, oán hận tràn ngập khắp các tế bào thì có gì mang lại sự bổ dưỡng cho cơ thể người?
Sau năm 31 tuổi anh giải nghệ và đi phụ làm lơ xe, sau đó làm tài xế lái xe tải. Năm 2002 người anh bắt đầu nổi u hạch, cứ như vậy cho đến 2007 thì người phát bệnh nổi khối u rất nhiều (40-50 cục u) và mệt mỏi, toàn thân nhức nhối rất khó chịu. Anh vào BV nhiệt đới Sài gòn xét nghiệm thì phát hiện ra bệnh viêm gan siêu vi B, đau gan lói hông. Khối u nhiều nên anh phải qua BV Ung Bướu để trị. BS không cho mổ, báo nếu mổ khối u sẽ phát tán đầy người mà chết. Đã vậy lại thêm chứng nhức đầu bưng bưng. Bệnh khổ ập đến liên tục khiến cho anh cứ than với vợ: “Kiểu này chắc chết quá, sống hổng nổi”. Anh cũng có duyên được đi chùa cùng với vợ ở Kiên Giang nhưng cũng chưa biết cách sám hối mà ngày nào cũng còn thèm ăn thịt bò, heo, gà, vịt….trong khi vẫn đi tìm thuốc nam để trị hết bệnh. Làm sao hết bệnh đây?
Một duyên lành sót lại là anh có lần ghé quán cơm chay Liên Thành thì xem được đĩa thầy Giác Nhàn trình chiếu tại đây. Trong đĩa thầy khuyên nên ăn chay, phóng sanh, tụng kinh Vô Lượng Thọ, niệm Phật A Di Đà mới chuyển hóa được nghiệp bệnh. Ban đầu anh phát tâm ăn chay một tháng 4 ngày, đối với một tài xế như anh quá khó vẫn còn thèm mặn. Rồi nghe hoài đĩa giảng của Thầy Giác Nhàn, nhớ Thầy dạy anh nên khấn nguyện Quán Thế Âm Bồ Tát cầu Ngài gia hộ.
Anh hành trì được 2 năm, tháng nào cũng đi phóng sanh, duyên đưa đến anh chuyển nghề lái xe tải mà lái xe ôm ở bến xe Bà Rịa, vừa chạy xe ôm vừa niệm A Di Đà Phật nên khách “bo” thêm cho 10, 20 ngàn. Vợ anh làm công nhân. Anh bảo hồi lái xe tải chở giấy cho một công ty bao bì nhưng tham lam, ăn cắp dầu và giấy bán để dành được 3 cây vàng. Thế nhưng có vàng thì bệnh nặng quá bao nhiêu tiền vàng đổ ra vẫn không trị hết bệnh. Đến sau này được xem nhiều đĩa giảng của Đại Đức Thích Giác Nhàn, anh phát nguyện trường chay niệm Phật thì vợ anh cũng trường chay niệm Phật phóng sanh, tụng kinh Vô Lượng Thọ rồi cầu sanh Tây Phương Cực Lạc Thế giới.
Hiện giờ thì gan anh đã hết đau, đi khám BS bảo con siêu vi nằm yên rồi không quậy nữa nên anh không còn bị đau bụng bẹ sườn phải. Những khối u to cũng đã giảm nhiều, không còn đau nhức hành hạ, căn bệnh nhức đầu thì hết hẳn. Anh trở nên tự tin hơn, và tinh tấn hành trì theo pháp môn Thầy Giác Nhàn đã hướng dẫn. Ba anh cũng bị nổi hạch, bướu. Anh còn khuyên con gái anh nên niệm Phật, ăn chay, phóng sanh để đừng đi theo con đường của anh, sát sinh ăn thịt nhiều nên người đầy bệnh tật. Và giờ con gái anh đến giờ lại nhắc nhở anh lạy Phật, niệm Phật.
Bây giờ tiền làm ra hai vợ chồng anh tằng tiện để dành chút ít hàng tháng để phóng sanh chuộc lại lỗi lầm ngày xưa. Cũng nhờ cố công tạo phước lành này hai vợ chồng anh được người em giúp đỡ mở quán nước ở Bến xe Hoa Mai để mưu sinh, không còn tạo nghiệp bất thiện nữa.
Anh đem bài học của mình, nhân quả mình đã tạo mà khuyên các vị Phật tử cố gắng ăn chay. Mình ăn thịt chúng sanh thì quả báo bệnh tật hành hạ thân thể đau đớn. Cố gắng phóng sanh, sám hối nghiệp chướng bằng cách tụng kinh, niệm Phật, lạy Phật để tạo phước lành. Tiền làm có giàu bao nhiêu đi nữa mà sát sanh ăn thịt hoài thì bệnh tật triền miên thì cuộc sống nào có sung sướng gì? Xin chư vị hãy phát tâm ăn chay, phóng sanh, niệm Phật cầu vãng sanh Tây Phương Cực Lạc thế giới, “lìa khổ được vui”.
(Diệu Âm Lệ Hiếu kính ghi lại từ lời kể của anh Trần Ngọc Thanh – Đĩa giảng Phương Pháp Trì Niệm Danh Hiệu Đức Phật A Di Đà kỳ 25 – Thầy Thích Giác Nhàn)
A Di Đà Phật…
Xin chào các vị đồng tu:
Gởi Viên Trí lời cảm ơn: Độ đã L/L tiệm bán máy niệm Phật ở CA. Nhưng máy NP mình thích họ ko sản xuất nửa. Và đã hồi âm 8/6/14. Mình có thắc mắc nhờ các liên hữu góp ý dùm Độ:
-mình đã ăn chay trường hơn 4 năm, và bắt đầu ko ăn trứng nữa. Bây giờ ở nhà lo công chuyện nhà, có nổi khổ là khi nấu nướng thịt, cá … thấy máu là tanh, muốn ối ? Mình ko vui khi nấu ăn trong gia đình toàn đồ mặn? Độ bị nghịch duyên? Nấu đồ ăn mặn mình có bị tội giáng tiếp hành hạ chúng sanh hay ko? Gia đình ăn mặn (3 tịnh nhục)??? Cảm ơn các bạn liên hữu góp ý dùm Độ.
A Di Đà Phật…
A Di Đà Phật
Gửi bạn Tịnh Độ,
Nhưng máy NP mình thích họ ko sản xuất nữa
Hành giả Tịnh Độ là học thực tập cách buông xả vạn duyên. Máy NP cũng chỉ là trợ duyên, do vậy chỉ cần tiếng niệm Phật trong máy phù hợp với tần số của mình là được. Nhọc nhằn chi mà bạn phải kiếm đúng chủng loại mới yên tâm để niệm Phật? Chỉ một niệm chấp nhỏ này mà bạn không vượt qua được sẽ dẫn đến vướng kẹt nhiều nhiều chuyện khác, đặc biệt là lúc cận tử nghiệp ập tới, một niệm không hài lòng vì một điều vẩn vơ nào đó khởi lên, rất có thể bạn đã bỏ lỡ cơ hội vãng sanh của mình.
Độ bị nghịch duyên? Nấu đồ ăn mặn mình có bị tội gián tiếp hành hạ chúng sanh hay không?
Nghịch hay thuận đều từ tâm bạn khởi. Nếu bạn coi đó là nghịch thì trong tâm bạn luôn khởi ý nghĩ đối kháng và luôn phải tìm cách để hoá giải nó. Thay vì đối kháng, bạn hãy coi đó là chuyện xảy ra thường ngày trong “Huyện”, từ đó tìm cách chuyển hoá dần dần có tốt hơn không?
Trong nghịch cảnh nếu bạn biết dụng pháp, bạn sẽ chuyển từ nghịch sang thuận.Ví thử vợ con bạn thích ăn mặn đấy là chuyện của họ, chẳng phải của bạn, bạn phải thực sự tôn trọng, bởi (có thể thôi) duyên Phật pháp của họ chưa tới. Chuyện của bạn là hoan hỉ chấp nhận sự chống trái đó – chấp nhận sự đối kháng của đối phương, lấy đó làm động cơ để rèn dũa, cảnh tỉnh và hoàn thiện mình.
Hết sức quan trọng: Bạn đừng bao giờ khởi ý niệm, hay bày tỏ quan điểm trước vợ con: ăn chay tốt, ăn mặn xấu; tu đạo là hay, không tu là dở; tu đạo được lợi lạc này, không tu thiệt thòi điều nọ; tôi tu tôi sẽ về Tịnh Độ, các người không tu sẽ bị nọ, bị kia… Bởi thực tế ai tu người đó chứng; nghiệp ai tạo, người đó mang. Bạn chẳng thể tu thay hay gánh nghiệp thay cho vợ con. Nhưng khi những ý niệm trên luôn dấy khởi rồi phát sanh thành hành động, bạn sẽ tạo thêm và khoét sâu vào những đối kháng giữa bạn và vợ, con, khiến cho không khí gia đình thêm căng thẳng.
Trong các hạnh của Bồ tát có hạnh: hoá thân tuỳ lúc, nói pháp tuỳ cơ. Giản đơn để bạn hiểu: Con cái chúng ta hay nói dối, hay có biểu hiện sân giận, nhiều khi chính chúng ta phải “tập” nói dối và có hành vi sân hận hơn đứa trẻ đó. Có thể một hai lần đầu đứa trẻ không để ý, nhưng những lần kế tiếp đứa trẻ sẽ bừng tỉnh, và hỏi: Sao ba, má cứ nói dối hoài và sân giận thế? Ba, má xấu quá đi! Đến lúc này chúng ta đã có thể thở phào rồi, bởi duyên lành đã khởi trong tâm đứa trẻ và chúng ta chỉ cần “thành khẩn” nhận lỗi trước mặt con: Ồ! Ba, má thật tệ! Vừa nói dối lại còn sân giận nữa. May là có con nhắc nhở, ba má hứa sẽ phải sửa đổi và sẽ không phạm lỗi nữa. Khi thấy chúng ta “thành khẩn” như vậy, chắc chắn đứa trẻ sẽ rất hoan hỉ vì nó đã làm được việc tốt lại có thể chỉ và “thứ lỗi” cho ba má nữa. Hành động tự “phát lồ sám hối” của chúng ta trước đứa trẻ đã đánh động vào tâm thức của nó, và đến khi đứa trẻ tái phạm tật xấu, lúc này ta chỉ việc giả đò hỏi: Ồ, bữa lâu ba má nói dối và nổi sân, con nhắc ba má làm sao nhỉ? Rất có thể lúc này đứa trẻ lúc này sẽ vô tư nói: lúc ấy nhìn ba má xấu lắm. Lúc này chúng ta chỉ cần nhỏ nhẹ nói: Ồ, vậy mà hôm nay con lại làm y chang như ba má. Vậy là cả nhà mình sẽ phải cùng nhau sửa lỗi rồi. Chỉ cần nói vậy là đủ, chẳng thêm, chẳng bớt, tự đứa trẻ sẽ suy nghĩ và chuyển hoá hành vi của mình.
Tâm Bồ tát khác tâm chúng ta ở chỗ: thân “tạo nghiệp” nhưng tâm không tạo nghiệp. Nghĩa là vì phàm phu mà hiện thân, ứng khẩu phàm, dùng thân, khẩu phàm để giáo hoá phàm phu, nhưng tâm vẫn như như chẳng gợn một niệm cấu, tịnh.
Tương tự cho chuyện ăn mặn. Nhiều khi muốn độ người ăn mặn mình phải có phương tiện khéo. Chẳng phải tôi ăn chay, bà ăn mặn; bà một mâm, tôi một mâm để không hôi dơ, chung đụng. Trái lại, nhiều khi cũng phải học cách “hoá thân” phàm, rồi ăn chung – Chung mà chẳng Chung. Ví thử: trong nồi canh mặn, cho thêm nhiều đồ chay, rau xanh vô đó, rồi đến bữa, vợ con ăn mặn, mình gắp đồ chay. Sự chung bát, chung nồi, chung đũa sẽ không tạo nên khoảng cách người tu, người không tu và áp lực ăn uống riêng rẽ trong gia đình, cũng nhờ đó hoà khí không bị xứt mẻ. Khi đồ chay thường xuyên được nấu chung, chắc chắn vợ con bạn cũng sẽ thường xuyên (vì nhỡ đũa gắp phải) mà được thưởng thức cùng. Từ sự nhỡ nhàng đó, lâu dần sự mặn-chay đã được bão hoà, và tiến tới mặn cũng được, chay cũng chẳng sao. Khi những bữa ăn đã giảm từ ngon, hảo hạng… xuống chỉ cần đủ, no bụng là được thì việc đưa pháp vào chuyển hoá tâm thức cho vợ con bạn là chuyện tầm tay.
Mấu chốt của hành động “hoá phàm” này của bạn là không bị tâm phàm đồng hoá. Đây chính là pháp: Đối cảnh mà chẳng sanh tâm.
Về chuyện vợ con bạn chưa muốn tu, chưa thích tu, bạn đừng quá nhọc lòng. Phần vì bạn chưa đủ Hảo Tâm để có thể độ người, phần vì duyên lành chưa đến với vợ con bạn. Thế nào là người Hảo Tâm? Trong Kinh Kim Cang Luận Phật nói như sau: “Hai chữ hảo tâm ít người làm được, nếu có lòng hảo tâm, làm việc lợi ích cho người chẳng cần trả ơn, làm việc giúp người chẳng cần quả báo, cúng dường cho người chẳng cần phước báo, làm lợi ích cho người chẳng cần ân báo những đến hạ tâm mình xuống, làm cho lòng muốn của người được đầy đủ. Khó bỏ xả mà bỏ xả đặng, khó nhịn mà nhịn đặng, khó làm mà làm đặng, khó cứu mà cứu đặng, chẳng luận bà con hay người dưng, lấy tâm bình đẳng cứu giúp làm đúng sự thật. Chẳng phải miệng nói mà lòng không làm, con người cái miệng nói hảo tâm mà lòng không làm từ thiện; người hiền tâm thường làm những việc tốt mà miệng chẳng khoe khoang. Ý nghĩ giúp ích cho người mà thôi, chẳng cầu danh vọng cho mình như vậy mới thật là hảo tâm. Không phải như những người bỏ ra có một tấc mà muốn lấy vô được một thước, gieo giống ít mà muốn đặng trái nhiều, như vậy đâu phải là người hảo tâm”.
Giác Thiện có một lời khuyên, nếu bạn thấy hay thì thử nghiệm: Hãy hoan hỉ, thầm lặng tu, hàng ngày khi công phu, âm thầm hướng về phía vợ, con, lạy 3 lạy rồi sám nguyện những lời sau: “Đệ tử từ vô thỉ kiếp tới nay, vì vô minh, vì kiến chấp, mê lầm nên đã trót tạo những ác nghiệp khiến vợ, con con không được sống trong an lạc. Nay đối trước Phật tiền đệ tử một lòng thành tâm sám hối và phát nguyện từ nay cho đến mãi mãi về sau con luôn cảnh giác thân tâm, giữ gìn thân ý cho thanh tịnh, quyết không phạm phải những tội chướng như xưa nữa. Đệ tử nguyện cầu hồng ân Tam Bảo, đức Phật A Di Đà cùng Chư Long Thần Hộ pháp từ bi gia hộ cho con có thể hoá giải những chướng duyên trên đường tu hành và gia hộ cho con có được phương tiện khéo, giúp vợ con con khởi được niềm tin nơi chánh pháp, cùng nhất tâm niệm Phật để chúng con đồng vãng sanh Tây Phương Cực Lạc”.
Nếu bạn có thể thành tâm sám nguyện như thế, GT có thể khẳng định, trong vòng 3 tháng, những chướng duyên trong gia đình sẽ dần được hoá giải. Hoá giải nhanh hay chậm phụ thuộc vào lòng thành khẩn và biết dụng phương tiện khéo từ chính nơi bạn vậy.
Chúc bạn sớm vượt qua được những vướng kẹt trong tâm để làm một biểu pháp tốt giúp cho gia đình mau hoàn thiện.
Giác Thiện
A Di Đà Phật…
Chào Viên Trí: nhờ bạn cho lý giải câu hỏi của Độ ngày 9/6/14. Chân thành cảm ơn Viên Trí.
A Di Đà Phật…
A Di Đà Phật – Chào Tịnh Độ
Thì đó, “tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa” mà. Nếu như bạn đi làm thì vợ ở nhà lo việc bếp núc như vậy bạn sẽ không cần phải nấu đồ ăn, bây giờ thì lại than. Cũng có thể xem là Nghịch Duyên, Nghịch Duyên như là cái lò Bát Quái của Thái Thượng Lão Quân dùng để luyện đan, nếu qua được thì thành công sớm hơn, cao hơn thuận duyên nhưng nếu qua không được thì nó đốt cho mình cháy ra tro luôn vậy.
Trong trường hợp này thì thuận duyên là ý nói những người mà gia đình đã phát tâm ăn chay trường sẳn, do đó mình không có được công đức “khuyên người ăn chay” nên kém hơn nghịch duyên vậy.
Sở dĩ bị “cháy ra tro” là trường hợp mình không khuyên được người ta ăn chay là vì mình không có “phương tiện khéo”, mình nói khiến cho người ta chạm tự ái, nổi sân, sau đó mình “đổ thừa” Phật, khiến người ta mất niềm tin với Phật là đoạn mất huệ mạng của người ta. Bên cạnh đó có đôi khi chìu ý người ta, vô tình mình cũng đã trực tiếp hay gián tiếp sát sanh, thậm chí tệ hại hơn là người ta khuyên mình ăn mặn rồi mình cũng ăn mặn luôn.
Tam tịnh nhục là không thấy, không nghe, không biết con vật đã vì mình mà chết. Nhưng có thể không thấy và không nghe nhưng làm sao lại không biết? Trừ phi là có người đã chế biến giống như đồ chay rồi gạt mình thôi.
Có lẽ đây cũng là thử thách của bạn, có qua được hay không còn tùy thuộc vào đạo hạnh của bạn. Nói chung là phải có phương tiện khéo vì mình phải cảm hóa để người ta hoan hỉ phát tâm ăn chay. Thèm mà ráng nhịn là giải pháp tạm thời, không phải biện pháp rốt ráo. Lúc trước VT có nghe kể có một người đã mang mấy con hổ đến một ngôi chùa ở Thái Lan nhờ quý thầy nuôi dùm, sau một thời gian thì quý thầy đã cảm hóa được chúng và cuối cùng chúng đều ăn chay trường hết.
Nói tóm lại, vợ đi làm cực khổ, về nhà là mệt lắm rồi, nếu không có đồ ăn thì cô ta dễ nổi sân ghê lắm. Do đó bạn cần chuẩn bị cơm nước sẵn sàng, nếu không nấu được đồ mặn thì cứ nấu đồ chay, miễn sao có đồ ăn là được. Không nên khinh thường người ăn mặn cũng chớ nên chê bai mỉa mai đồ mặn khiến người ta chạm tự ái, nổi sân là điều không hay. Mục đích ăn chay là để tăng trưởng lòng từ bi, tránh tạo nghiệp sát sanh. Do đó nếu mình ăn chay trường mà chưa có lòng từ bi, vẫn tạo nghiệp sát sanh thì…chưa được tốt cho lắm. Nếu bạn chưa đủ khả năng cảm hóa cô ta thì bạn cứ nấu đồ chay rồi ăn chay, còn cô ta ăn gì, nấu gì thì là chuyện của cô ta, cô ta có cằn nhằn thì phải nhẫn nhịn, không nên cãi vả.
Sở dĩ phiền não phát sanh là do bạn sợ bị vợ (của ta) mắng (ta), sợ bị vợ (của ta) bỏ (ta). Nếu như bạn biết buông xả cái ta và của ta thì sẽ không có phiền não. Ở đây ý nói nơi tâm không tham chấp chứ không phải bảo bạn ly dị. Khi mà tâm bạn có từ bi (thương yêu hết thảy chúng sanh) có bình đẳng (tất cả chúng sanh đều là Phật vị lai) thì bạn sẽ tự biết phải làm thế nào mà không cần phải hỏi ai hết. Còn thắc mắc, khó xử là do phân biệt chấp trước (đây là thịt động vật, nấu cho vợ của ta và con của ta ăn). Nếu đổi ngược lại nấu thịt của vợ ta và thịt của con ta cho động vật ăn, liệu bạn có làm được không? Cho nên đó cũng chính là phân biệt và chấp trước vậy, vốn từ vô minh mà ra. Phật Tánh là Từ Bi, Bình Đẳng, Chánh Giác…Khi niệm Phật thì trong tâm cần có Phật (tánh), khi trong tâm có Phật (tánh) thì mọi suy nghĩ, hành động, lời nói đều giống như Phật nên cũng chẳng cần phải hỏi ai nữa.
Nam Mô A Di Đà Phật
A Di Đà Phật…
Xin chào các vị đồng tu:
Cảm ơn Viên Trí, và Giác Thiện đã góp ý cho Độ.
– Độ có đi làm hay ở nhà, thì vợ mình cũng muốn đi làm (nail) thì vui hơn, ở nhà như địa ngục (vợ nói)? Mình ưa nói thẳng (lời thật thường dễ mích lòng)? Bây giờ hai bạn khuyên, Độ cố gắng hoà thuận trong gia đình. Còn về mình khó nhọc lắm mới ăn chay trường được, Độ gặp nạn gần chết nên mình thức tỉnh, gần cảnh chết như cuốn phim quay lại quá khứ của Độ toàn là chuyện ác mình đã làm trong đời này. Cho nên mình hồi đầu niệm Phật, NVSTPCL, và ăn chay trường.
Trong Gia đình khó khuyên là vì hưởng phước khó tu? Nên dễ bị tam thế oán (đời trước tu phước, đời này hưởng phước (ko tu), đời sau có thể bị đoạ). Phước càng nhiều (ko tu huệ), sanh tử càng nhiều?
Viên Trí góp ý cho Độ, cảm ơn nhiều…
A Di Đà Phật…
Nam Mô A Di Đà Phật
Làm ơn cho con hỏi, con ở nhà trọ nên không có bàn thờ Phật, cũng không kiếm nơi nào tịnh để lễ Phật, con may là chỉ ở cùng em trai nên buổi tối trước khi đi ngủ con lạy các danh hiệu Phật, Bồ Tát mà con biết mỗi danh hiệu ba lạy, như vậy có đúng không? với cả con mở hình Phật trên máy tính để lạy sau đó tắt đi, đôi khi mở chú đại bi do sư thầy tụng để ở đầu giường ngủ cho tới sáng như thế có được không?
con xin chân thành cảm ơn!
A Di Đà Phật!
Con hiện đang là một công chức nhà nước, có duyên với trang duongvecoitinh nên đã vào xem, tìm hiểu mới khoảng 2 tuần nay thôi. COn hiểu ra nhiều điều qua các bài viết, qua các video, các bài giảng của các thầy. Con biết ơn vô cùng vì đã tìm gặp được trang web này. Cuộc sống có nhiều điều tai nghe mắt thấy nên khi nghe các thầy giảng về nhân quả, con càng hiểu thêm, càng giác ngộ được những điều Phật dạy là rất đúng, là nên học, nên biết và nên làm theo. Kể từ khi hiểu được chút ít về phật pháp, con bỗng thấy sợ thịt cá, mặc dù 30 năm nay món ăn chủ yếu trong gia đình đều là thịt, cá. Một năm có đc mấy ngày tư tết là mẹ con làm chay, con có ăn nhưng tâm ko thành kính, lại quên, lại ăn phải đồ mặn.
Kể từ nửa tháng nay, con cũng khó xử quá, gia đình thường ăn mặn, nhưng giờ con ra chợ, mua mấy món thịt cá về nấu như mọi khi, mà trong lòng thấy trắc ẩn. Lên bữa con ăn qua quýt, canh rau là chính, con cũng chuẩn bị thêm món xào có tàu hủ và ăn món chay đó, đến nay cũng đc mấy ngày rồi.
Con vẫn làm món mặn cho chồng và con của con, vì không thể đột ngột cho họ căn chay theo luôn được, mà lại nghĩ, mình vì ko muốn tội sát sinh mà không ăn thịt, nhưng còn con mình thì sao? Cứ làm món mặn cho bé ăn, bé lại đưa vào mình nào gà, nào vịt…sao thấy tội lỗi đầy mình? Con khó xử quá! Có hôm ra chợ mua miếng thịt heo, bao nhiêu xề thịt con khôgn ghé, lại chọn đúng xề thịt mà ở đó có miếng thịt ngay cổ, còn vết dao chỗ cổ heo. Xui khiến thế nào con mua về ngay miếng đó, mà không thấy sợ, Về nhà làm thịt, chuẩn bị nấu nưóng mới rợn gai óc, thấy vết dao ấy con sợ quá! Đến khi kho thịt, ko hiểu làm thế nào mà khét đen hết cả nồi mặc dù con không cố ý làm hư? Mà từ lúc mới chế biến, con cũng có ý nghĩ không muốn ăn thịt kho này nữa.
Rồi con lại nhớ lại chuyện cũ, ngày xưa để tổ chức đám cưới, nhà con đã sát sinh 1 con bò và bao nhiêu gia súc khác. Đến ngày thôi nôi cháu gái nhà con, lại sát sinh heo, chó.
A di đà phật, nếu con có duyên gặp và hiểu về phật pháp trước khi sát sinh, con nguyện sẽ không gây điều ác. Giờ con nhớ lại, và thấy rõ mình có tội, nhất là với đứa con gái nhỏ của mình, 1 con heo, con chó đã bị giết trong ngày thôi nôi của bé, thật là oan uổng, con sợ sau này bé lại phải gánh nghiệp mà cha mẹ mình đã gây ra. Con thành thật hối lỗi, và muốn tạo công đức để các con con đừng bị nghiệp báo.
Các Thầy ơi, vui lòng chỉ dạy cho con giờ con phải làm gì? Tận trong thâm tâm, con tin ở đức Phật, con tin với lòng sám hối con sẽ điều chỉnh được cuộc sống của mình theo lời Phật dạy, để cái tâm được thanh tịnh, để không gây nghiệp ác nữa.
Một lần nữa, con xin gởi đến Quý Thầy lòng thành kính và biết ơn. Nam mô a di đà Phật!
Thái Quỳnh
A Di Đà Phật
Gửi bạn Thái Quỳnh,
Thiện Nhân cùng các đạo hữu xin chúc mừng bạn đã đến với ngôi nhà Tịnh Độ (ĐVCT), đây là một cơ duyên rất lớn mà chị đã có được, bởi Phật nói: Thân người khó được. Phật pháp khó nghe. Chị đã có thân người, có một gia đình hạnh phúc, nay lại có duyên lành đến với Phật pháp, đặc biệt là pháp môn Tịnh Độ kể như cả hai điều Phật dạy, đời này chị đã thật không uổng phí.
Thiện Nhân và các Đạo hữu rất cảm động trước tấm lòng trân thành và biết sám hối của chị, đây là điều vô cùng trọng yếu với một người muốn học Phật và tu hành theo pháp của Phật.
Trở lại với những quan ngại của chị trong mối quan hệ, sinh hoạt, ăn uống của gia đình, TN nghĩ đây là điều hết sức bình thường của mỗi người, mỗi gia đình người Việt khi chưa hiểu đạo và tu đạo Phật. Vấn đề là khi chúng ta đã hiểu, lý giải và giác ngộ được những việc làm (trong đạo Phật gọi là hành vi tạo tác, động niệm) của chính mình rồi, chúng ta sẽ phải làm gì? Những gì chị đang làm chính là sự giác ngộ và đang dần chuyển hoá những hành vi tạo tác – sống trong vô minh, sống trong ô trược, ác thế từ vô thỉ kiếp tới nay của mình.
Kể từ khi hiểu được chút ít về phật pháp, con bỗng thấy sợ thịt cá, mặc dù 30 năm nay món ăn chủ yếu trong gia đình đều là thịt, cá. Một năm có được mấy ngày tư tết là mẹ con làm chay, con có ăn nhưng tâm ko thành kính, lại quên, lại ăn phải đồ mặn.
30 năm ăn đồ mặn, ngày tư Tết có đồ chay, ăn với „tâm không thành kính“ (nói cho đúng là miệng ăn chay mà tâm thèm ăn mặn) nhưng nay nhờ hiểu được chút ít Phật pháp chị bỗng thấy sợ ăn mặn. Phật nói: Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh, nhưng vì bị vô minh, ô trược che lấp nên không nhìn thấy Phật tánh của chính mình. Việc chị bỗng sợ ăn mặn và thấy xấu hổ khi ăn chay mà tâm không thành kính đồng nghĩa với bức mà vô minh, tâm ô trược đã dần dần bị rạn nứt, lòng từ bi và Phật tánh trong chị đang dần dần hé lộ. Đây là điều thật đáng chúc mừng.
Kể từ nửa tháng nay, con cũng khó xử quá, gia đình thường ăn mặn, nhưng giờ con ra chợ, mua mấy món thịt cá về nấu như mọi khi, mà trong lòng thấy trắc ẩn. Lên bữa con ăn qua quýt, canh rau là chính, con cũng chuẩn bị thêm món xào có tàu hủ và ăn món chay đó, đến nay cũng được mấy ngày rồi.
Đây chính là sự chuyển hoá nội tâm – Tâm này là tâm đạo chứ không phải tâm phàm (tâm không tu đạo và chưa giác ngộ đạo). Từ tâm vô minh – Sao gọi là vô minh? Không hiểu Nhân-Quả: Người làm thiện ắt gặp quả thiện; kẻ hành ác ắt gặp quả ác. Không biết đời là vô thường, là bể khổ của sanh tử luân hồi; là sanh, lão, bệnh, tử, cầu bất đắc khổ, ái biệt ly khổ, oán thù phải chung sống, đối diện với nhau là khổ, và sự hoại diệt không ngưng nghỉ của sắc thân tứ đại. Sao gọi là ô trược? Thân luôn sát sanh, hại vật, tà dâm, trộm cắp. Khẩu luôn nói những lời thêu dệt, dối trá, lưỡng thiệt, sân giận. Ý luôn tham lam, sân hận và ngu si. Nay nhờ có niềm tin nơi chánh pháp nên bức màn vô minh, tâm ô trược trong chị đã dần được hé mở, lộ ra Chân Tánh thường tồn vốn có= Lòng từ bi hỉ xả xuất hiện.
Từ-Bi-Hỉ-Xả là gì?
Từ: là mang niềm vui, sự hỉ lạc cho mọi chúng sanh (người, vật, cỏ cây), không phân biệt họ là kẻ giàu, người nghèo, chẳng nghĩ họ dân quê, hay thành thị. Người sang-hèn khi gặp khổ cảnh, gặp khó mình cũng đều tận dùng mọi phương tiện để giúp đỡ, mang lại niềm an lạc cho họ.
Bi? Là trước sự đau khổ của đồng loại không khởi tâm phân biệt họ là ai, nguồn gốc ra sao, địa vị, hoàn cảnh thế nào… mình đều khởi tâm xót thương và muốn được gánh, chia sẻ cho họ vợi nỗi đau.
Hỉ? Là tâm luôn an lạc trước mọi biến cố thăng-trầm của bản thân thế thái nhân tình. Cuộc sống cho dù gian nguy, khổ cực tâm vẫn chẳng sanh phiền não, u sầu; hay dẫu có thăng tiến, thành đạt, vương giả cũng chẳng cho đó là điều mĩ mãn.
Xả: là buông bỏ, không nắm giữ, không chất chứa. Coi mọi chuyện thực như gió thoảng, mây bay.
Trong đạo Phật gọi đó là Tứ Vô Lượng Tâm – Tâm không ngằn mé và cũng là Bồ tát hạnh – Tâm này người tu đạo, hành đạo phải luôn thường quán chiếu, nuôi dưỡng và làm tăng trưởng=đem lại sự lợi lạc cho chúng sanh.
Việc chị ra chợ, mua thịt, cá về nấu ăn cho gia đình bỗng động lòng trắc ẩn, rồi có nấu lên, ăn cũng chỉ qua quít cho xong bữa cho thấy: lòng Từ trong chị đã trỗi dậy mãnh liệt. Trong kinh Phạm Võng, giới không phóng sanh Phật nói: Tất cả nam-tử là cha ta, tất cả nữ-nhân là mẹ ta. Từ nhiều đời ta đều thác-sanh nơi đó. Vì lẽ ấy nên chúng-sanh trong lục-đạo đều là cha mẹ ta. Nếu giết chúng để ăn thịt, thời chính là giết cha mẹ ta, mà cũng là giết thân cũ của ta. Tất cả chất tứ-đại đều là bổn-thân bổn-thể của ta, cho nên phải thường làm việc phóng sanh và khuyên bảo người làm. Nếu lúc thấy người đời sát sanh, nên tìm cách cứu-hộ cho chúng được thoát khỏi nạn khổ!
Tuy nhiên để chuyển hoá chuyện ăn mặn sang chay chị cần phải có thời gian, chớ nên dùng áp lực và tạo áp lực ăn chay cho chính bản thân và gia đình. Phật pháp phải tuỳ duyên. Duyên chưa tới với ai, chớ vội nhắc, giục hay khẩn nài họ theo mình. Làm thế sẽ khiến họ sợ đạo Phật và nghĩ đạo Phật chỉ đem lại sự phiền não cho cuộc sống.
Trước mắt, thay vì hàng ngày, hàng tuần mình ra chợ, nhờ người giết, thịt, hay chọn cho mình những món đồ mặn hợp với khẩu vị, về nhà lại nghĩ ra đủ thứ món để chiên, xào, nấu nướng rồi thưởng thức, thì nay chị nên vào siêu thị, mua những đồ mặn đã giết, thịt sẵn về rồi khi làm, nấu nên dùng tâm Từ bi để quán tưởng những món đồ đó chẳng phải là sơn hào, hải vị gì, mà chỉ là món rau, đậu để nuôi sống bản thân. Kết hợp vừa làm vừa niệm Phật và hồi hướng cho những chúng sanh đã vì mình mà phải bỏ mạng được vãng sanh Tây Phương Cực Lạc. Kế đó khi nấu ăn ráng kèm thêm ít nhiều đồ chay vào đó. Đến bữa thì mình cứ lẳng lặng ăn đồ chay, nếu có bị „ép“ ăn mặn thì cứ hoan hỉ ăn nhưng quán tưởng đó là rau, dưa thôi (mới đầu thì khó vì tâm ăn mặn còn mãnh liệt, nhưng nếu năng thực hành và quán chiếu sẽ quen dần). Làm thế, thứ nhất bản thân chị tránh được tự mình sát sanh, hay bảo người khác sát sanh cho mình mua, ăn. Thứ hai, khi kèm thêm đồ chay vào đồ mặn, vô hình chung mình đã tự nhắc nhở cái tâm „thèm đồ mặn“ của chính mình, và gián tiếp giúp cho người nhà quen dần với những đồ ăn chay=gieo chủng tử từ bi vào tâm mọi người.
Quan trọng: khi ăn chung cùng gia đình, không nên tỏ ra ghê sợ khi phải ăn mặn trước mặt mọi người, làm thế sẽ tạo không khí căng thẳng, mất hoà khí trong bữa ăn; trái lại, như đã nói nếu không có lựa chọn, chị cứ hoan hỉ ăn theo kiểu „tân-cổ gieo duyên“ (tân=tập ăn chay; cổ là quen ăn mặn; gieo duyên là nay hoà chay-mặn để cùng ăn) để không có khoảng cách chay-mặn đã. Khi những bữa ăn kèm đồ chay thường xuyên diễn ra trong gia đình mà không có phản ứng từ phía người nhà, chị nên tìm cơ hội khi cả gia đình thuận hoà, rồi thử khéo léo đề xuất mình nên giảm bớt ăn thịt trong tuần, rồi trong từng bữa ăn hàng ngày. Lý do: vì thực phẩm mặn hiện quá nhiều hoá chất; các loại gia súc bị giết thịt trong thời gian quá ngắn, vì thế lượng thuốc kích thích tăng trọng chưa kịp tiêu hoá, nếu hàng ngày ăn những thứ đó vào cơ thể là vô tình đưa những hoá chất chưa kịp tiêu trong thân súc sanh vào cơ thể mình=sanh bệnh. Thứ nữa: con vật cũng giống như người. Khi bị giết thịt chúng đều khởi tâm sân hận. Mối sân hận đó sẽ ngấm vào máu, thịt và nội tạng của chúng. Và khi chúng ta ăn những thứ đó vào cơ thể=đưa những thứ sân hận và thú tính vào người…
Trong chuyện khuyên giải chị phải hết sức khéo léo, chớ nên nói: người ăn chay mới từ bi; người không ăn chay là không từ bi; hay ăn chay mới là Phật tử, không ăn chay không phải là Phật tử. Tôi ăn chay tôi sẽ vãng sanh Cực lạc, các người không chịu ăn sẽ mãi mãi đoạ lạc sanh tử luân hồi… Thực tế thì ăn chay mới chỉ là hình thức, bởi chay phải từ tâm=chay tịnh. Nếu tay gắp đồ chay, nhưng tâm nghĩ đồ mặn=giả chay.
Có hôm ra chợ mua miếng thịt heo, bao nhiêu xề thịt con khôgn ghé, lại chọn đúng xề thịt mà ở đó có miếng thịt ngay cổ, còn vết dao chỗ cổ heo. Xui khiến thế nào con mua về ngay miếng đó, mà không thấy sợ, Về nhà làm thịt, chuẩn bị nấu nướng mới rợn gai óc, thấy vết dao ấy con sợ quá! Đến khi kho thịt, ko hiểu làm thế nào mà khét đen hết cả nồi mặc dù con không cố ý làm hư? Mà từ lúc mới chế biến, con cũng có ý nghĩ không muốn ăn thịt kho này nữa.
Áp lực chay-mặn và nấu nướng đồ mặn trong chị quá lớn. Nếu tiếp tục tình trạng đó cũng không phải là giải pháp hay. Hãy thực hành niệm Phật trong mọi nơi, mọi chốn, mọi hoàn cảnh. Tuỳ duyên để niệm. Thuận duyên thì niệm lớn tiếng; không thuận duyên thì niệm nhỏ, niệm thầm hoặc niệm trong tâm. Hồng danh A Di Đà Phật có công năng giúp chị vượt qua những chướng ngại đó.
Bí quyết: Niệm Phật phải có Tín-Nguyện-Hành=Tin sâu-Nguyện thiết-Thực tâm hành.
Rồi con lại nhớ lại chuyện cũ, ngày xưa để tổ chức đám cưới, nhà con đã sát sinh 1 con bò và bao nhiêu gia súc khác. Đến ngày thôi nôi cháu gái nhà con, lại sát sinh heo, chó. A di đà phật, nếu con có duyên gặp và hiểu về phật pháp trước khi sát sinh, con nguyện sẽ không gây điều ác. Giờ con nhớ lại, và thấy rõ mình có tội, nhất là với đứa con gái nhỏ của mình, 1 con heo, con chó đã bị giết trong ngày thôi nôi của bé, thật là oan uổng, con sợ sau này bé lại phải gánh nghiệp mà cha mẹ mình đã gây ra. Con thành thật hối lỗi, và muốn tạo công đức để các con con đừng bị nghiệp báo.
Phật nói: Có hai dạng người đáng kính trọng: Một là không bao giờ phạm lỗi. Hai là phạm lỗi nhưng biết sửa lỗi. Những việc làm trên xuất phát từ sự vô minh vì chị chưa hiểu đạo và chưa biết đạo. Nay hiểu rồi, biết rồi mình phải dũng mãnh thực tâm sửa đổik, thực tâm hành.
Chư Tổ dạy:
Tội từ tâm khởi đem tâm sám
Tâm được tịnh rồi tội liền tiêu
Tội tiêu tâm tịnh thảy đều không
Thế mới thật là tâm sám hối
Thế nào gọi là sám-hối? Sám là nguyện sửa tất cả những tội lỗi đã gây tạo từ vô thỉ kiếp tới nay vì vô minh, vì tham, sân, si, vì cống cao, ngã mạn mà gây nên; Hối là nguyện từ nay về sau sẽ không gây tạo những tội lỗi đó nữa. Niệm Phật có thể giúp chị hoá giải những tội lỗi đó. Ví thử: Khi tâm khởi ý niệm ăn mặn, tâm khởi sân, giận, phiền não… chị hãy khởi tâm niệm ngay Phật hiệu A Di Đà: Nam Mô A Di Đà Phật! Hay A Di Đà Phật! từ 1-5 lần. Nếu bặt ngay ý niệm=chị đã khắc chế ý niệm ăn mặn, sân, giận, phiền não… thành công; ngược lại cứ tiếp tục niệm cho tới khi bặt những ý niệm đó thì thôi.
Chuyện những con vật đã bị gia đình giết thịt trong dịp thôi nôi con gái, TN nghĩ chị có thể biến hành động sám hối của mình bằng việc phóng sanh (mua chim, cá, các loại thú khác) rồi làm lễ phóng sanh, hồi hướng công đức cho những con vật đã bị gia đình giết thịt và nguyện cho chúng được sanh về cõi an lạc. Quan trọng là phải thành tâm sám hối, tất những con vật bị mình giết thịt sẽ không còn khởi tâm oán thù, rồi tìm duyên để buộc mình phải trả quả nữa.
Chuyện học Phật pháp là chuyện cả đời, chẳng phải chốc lát hay vài ngày, vài tháng mà chúng ta có thể đắc đạo. Mọi chuyện chị cứ thong thả, tuỳ duyên, hoan hỉ vừa học, vừa quán chiếu (suy luận) và thực tâm hành. Phương châm: Mọi chuyện đều lấy Nhân-Quả làm trọng. Sai đâu sửa đó và sửa tận gốc.
Hy vọng những dòng trao đổi này có thể giúp chị gỡ rối phần nào trong việc ăn chay, ăn mặn và lấy đó làm tiền đề giúp cho gia đình cùng hiểu đạo, theo đạo và cùng tu-hành theo đạo Phật. Muốn chuyển được người thân bản thân chị phải thực tâm hành. Có gì khúc mắc trong quá trình tu học, mong chị cứ hoan hỉ trao đổi, các Đạo hữu sẽ đồng hành cùng chị.
A Di Đà Phật
Thiện Nhân
Kính chào Thầy Thiện Nhân,
Cảm ơn Thầy đã tận tình chỉ dạy và tháo gỡ những khúc mắc mà con đang gặp phải. Chúc Thầy và các bậc đông tu được nhiều sức khỏe, tạo nhiều công đức giúp chúng sanh thoát cảnh khổ ải triền miên.
Thầy cho con hỏi thêm, muốn làm lễ phóng sanh thì phải làm ở đâu? nghi thức làm thế nào? và phải chọn ngày lành tháng tốt gì hay không? Hay tình cờ mua được con gì, thả ngay con đó thì có được không? Con xin thành thật biết ơn Quý Thầy!
A di đà Phật.
Thái Quỳnh.
A di đà Phật
Gửi bạn Thái Quỳnh,
TN cùng các Đạo hữu rất vui khi thấy những trao đổi có thể giúp bạn gỡ được phần nào những vướng mắc trong tâm. Tâm trạng của bạn là hết sức bình thường cho mỗi người khi bước vào tìm hiểu đạo, học đạo và tu đạo. Thường ngày chúng ta sống với tâm vô minh (tham, sân, si, ngã mạn, chấp trước) và đã quen với sự vô minh đó, cho đó là bình thường, là vui, là hạnh phúc. Nay nhờ biết, học Phật pháp, nhờ quán chiếu được nhân-quả, biết được đời là bể khổ, là vô thường, giả tạm… và chúng ta muốn tìm cách chuyển hoá lối sống với những tạp niệm vô minh (bất thiện niệm) từ vô thỉ kiếp tích tụ trong bộ nhớ (đạo Phật gọi là A lại da thất) tới nay bằng cách dùng hồng danh A Di Đà Phật – niệm Phật để nhiếp tâm (đối trị) cái tâm vô minh kia thì mình thấy những cảnh giới bất thiện hiện rõ mồn một, hoặc dồn dập từ đâu kéo về như thác lũ.
Nhiều người không hiểu, hoặc cho là do tu theo pháp của Phật; hoặc do nguyên nhân niệm Phật, nên bị ma, quỉ ám, bởi họ nghĩ, trước khi chưa niệm Phật, những cảnh giới đó không có (hoặc không xuất hiện) và cuộc sống rất đỗi „bình thường“. Thực tế hoàn toàn không phải như vậy. Chẳng qua trước đây chúng ta quen sống trong động loạn, không có giây phút nào biết sống cho đúng với tự tánh thanh thịnh của chính mình, nay nhờ giác ngộ, biết cách chuyển hoá, nên mới thấy rõ cái tâm mê mờ của mình từ trước tới nay mà thôi. TN nói điều này để khi bạn đi vào thực hành pháp niệm Phật bạn đã biết được khái niệm những biến chuyển trong tâm để không còn nghi ngờ hay sợ hãy rồi sanh ra mất niềm tin và phương hướng.
Về chuyện ăn chay, ăn mặn, bạn cứ tuỳ duyên, tuỳ tâm, tuỳ hỉ mà làm. Đừng quá cưỡng cầu. Một ngày bạn ăn thêm chay cũng chưa thể đạt thành chánh quả; có thêm một ngày cùng ăn mặn với gia đình cũng không bị đoạ làm quỷ dữ đâu mà bạn phải quá lo sợ. Chay-mặn quan trọng là tự tâm của mình. Bởi có người ăn chay mà tâm chẳng chay, hoặc ngày phải ăn chay, ngày mai, ngày mốt phải ăn mặn gấp đôi ba lần để bù vào ngày ăn chay cho đủ lượng ca-lo đã bị thiếu hụt. Nếu ăn như thế thì thà mình cứ hoan hỉ ăn mặn để khỏi phải tự hành hạ thân, tâm cho khổ.
Nếu vì gia duyên ràng buộc bạn chưa thể ăn chay được theo ý nguyện, bạn cứ thực hành theo cách TN hướng dẫn, bởi đó là hằng thuận chúng sanh. Muốn độ sanh, nhiều khi mình phải hoà mình với họ, rồi tìm nhân duyên để khuyên, chuyển họ. Bằng không, nếu mình tạo khoảng cách chay-mặn rạch ròi=tự mình đã cô lập chính mình và mình đã đánh mất cơ hội độ chuyển người thân. Phật pháp tuỳ duyên là thế.
muốn làm lễ phóng sanh thì phải làm ở đâu? nghi thức làm thế nào? và phải chọn ngày lành tháng tốt gì hay không? Hay tình cờ mua được con gì, thả ngay con đó thì có được không?
Chuyện này thật đơn giản, đơn giản hơn nếu bạn có tâm phóng sanh. Nếu bạn ở VN, thì chuyện đó lại càng dễ thực hiện. Tuỳ theo khả năng tài chính bạn có -có nhiều mua nhiều, phóng sanh nhiều, có ít mua ít, phóng sanh ít.
Những con vật phóng sanh thường là: chim, cá các loại. Nghi thức bạn có thể download tại đây rồi in ra nhé.
Quan trọng: phóng sanh phải xuất phát từ tâm từ bi của chính mình, chẳng phải vì cầu danh, lợi, vì chuyện nọ, chuyện kia, hay vì bị nọ, bị kia mà phóng sanh. Nếu khởi tâm nghĩ như thế, cho dù bạn phóng sanh cả vạn lần, và cả vạn chim muôn… bạn cũng chẳng có thêm mảy may công đức. Khi tâm bạn đã an lạc được như vậy, bạn cứ tuỳ hỉ, sắp xếp thời gian, ngày, giờ thuận tiện theo sinh hoạt trong gia đình, rồi đi mua chim, thú về. Nếu thuận duyên thì rủ người nhà cùng đi mua, rồi về nhà cùng làm Nghi Thức Phóng Sanh. Những bước đầu bạn hãy tự mình âm thầm làm, đừng rủ rê hay khuyến nhủ những người khác làm gì. Bởi một lời chê bai, hay ngăn cản của họ sẽ khiến cho tâm bạn bất an. Do vậy nếu người thân hoan hỉ đi mua chim thú cùng là điều tốt= mình gieo duyên cho họ; ngược lại cũng chẳng sao. Mình cứ âm thầm làm – sự âm thầm của mình chính là biểu pháp giúp họ nhìn thấy ý nghĩa của việc mình đang làm. Đến một lúc nào đó họ sẽ tự giác ngộ.
Người tu đạo Phật cần nhất phải có chánh Tín và chánh Tư duy. Mọi chuyện trong đời đều có và đều từ Nhân-Quả mà ra. Không có ngày tốt, cũng chẳng có năm, tháng, hay cung, số tốt gì cả. Tất cả đều là mình tự làm, tự chịu, tự làm, tự hưởng.
Có bốn câu kệ về nghiệp nhân, quả báo, TN ghi lại để bạn cùng suy ngẫm:
“Giả sử bá thiên kiếp
Sở tác nghiệp bất vong
Nhân duyên hội ngộ thời
Quả báo hoàn tự thọ”.
Tạm dịch :
Dù trải qua trăm ngàn kiếp
Chỗ tạo nghiệp không mất
Khi nhân duyên đến rồi
Quả báo tự chịu lấy.
Chúc bạn luôn tỉnh giác để sớm vượt qua khổ nạn.
TN
TB. Thiện Nhân cũng là cư sĩ như bạn chứ không phải Tu sĩ. Bạn cứ hoan hỉ chia sẽ như tình đồng đạo là được rồi. Cảm ơn bạn.
Kính chào Cư sĩ Thiện Nhân,
Một lần nữa Quỳnh rất biết ơn cư sĩ Thiện Nhân đã tận tình chỉ dạy con nhiều điều và hiểu thêm rất nhiều vè Phật pháp. Trong thâm tâm con quý cư sĩ Thiện Nhân và tôn kình như bậc Thầy, nên xin phép được gọi là Thầy Thiện Nhân, không biết có gây khó khăn gì cho Thầy hay không?
Kính chúc Thầy và những người đồng tu được an lạc, khỏe mạnh.
A Di Đà Phật.
Thái Quỳnh.
A Di Đà Phật
Chào Thuý Quỳnh,
Lời khen của bạn khiến TN nhớ lại lời dạy của Khổng Tử: “Người khen ta mà khen phải là bạn ta. Người chê ta mà chê phải là thầy ta. Còn kẻ xu nịnh ta là cừu địch, muốn hại ta…”.
Phật nói: Ta là Phật đã thành, các chúng sanh là Phật sẽ thành. Luận lời dạy của Phật và của cổ Đức TN thấy chúng ta là người đang tầm đạo, học và tu đạo, vì thế chúng ta chính là bạn Đạo của nhau, được vậy là TN đã mãn nguyện lắm rồi.
Đường đời vốn lắm gian nan. Đường đạo cũng gian nan, chông gai và thử thách không kém. Quan trọng là chúng ta có đủ tỉnh giác, dám dũng mãnh để đón nhận và vượt qua những thử thách đó không thôi Thái Quỳnh ạ.
TN ghi lại 4 câu kệ quan trọng nhất trong lời phát nguyện của Phật A Di Đà khi Ngài còn tu hạnh Bồ Tát để chúng ta luôn thường quán chiếu:
Hạnh của con quyết định vững bền
Xin Phật thánh trí chứng biết cho
Dẫu cho thân nát trong các khổ
Nguyện tâm như vậy thề không thoái.
Ráng lên nhé. Nếu TQ còn gì khúc mắc cứ hoan hỉ mạnh dạn chia sẻ. Những câu hỏi của TQ đặt ra cũng chính là đang giúp mình, giúp người đó.
Chúc vạn sự an lạc.
TN
Kính gửi Thầy Thiện Nhân,
Thầy ơi cho Quỳnh hỏi 2 chuyện mà trong lòng còn khúc mắc:
1/ VỢ chồng con định thờ Phật Quan Âm, nhưng mẹ ngăn cản, bảo đừng vì cũng ko có gì là tốt hơn mà trái lại còn thêm phiền ” Nói thiệt với bây là cũng chẳng khác gì con nít, đòi hỏi đủ thứ, bây chịu nổi không”. Con không hiểu bà nói ý gì nữa? Nhưng ý 2 vợ chồng đều muốn thờ Phật.
2/ Trong cơ quan con đang làm hiện giờ, có 1 sếp trưởng phòng, ko thích con từ lâu lắm rồi, bây giờ lại gặp nhau, làm việc chung phòng. Ít bao giờ la rầy hay nhắc nhỡ, nhưng sau đó thì ngấm ngầm báo cáo sếp lớn, phê bình con trong cuộc họp, sơ hở 1 câu nói cũng bị phê bình là người thực dụng, người có lối sống tư bản..vv…nói chung là tìm mọi cách để nói xấu con với mọi nguời. Con nghe nhiều về việc này, sinh ra bức bách quá, muốn kìm lại cơn giận, nhưng vẫn ko thôi buồn, mỗi khi có người chạy qua nói “ê, mày chọc giận sếp mày nữa hả?”. Sao người ta có thể có mà nói không, không mà nói có? Mà mình im lặng thế, không giận, không nói cho phải lẽ thì có phải cách hay không? Hay người ta lại cho là mình nhu nhược? Vì con đang xét vào Đảng, và chịu sự giám sát của trưởng phòng, mà con biết hắn muốn đẩy con xuống, ko cho vào Đảng luôn. Thật tình con chưa làm gì có lỗi với sếp đó. Lỗi lớn nhất là gì Thầy biết không? Là con làm việc nguyên tắc quá, không làm theo ý hắn, vì con không thể nói 1 ra 2, 2 mà ra 3…
Con đau đầu người này qua Thầy ơi!
A Di Đà Phật!
Thái Quỳnh!
A Di Đà Phật
Gửi Thái Quỳnh
Xin lỗi TQ vì mấy ngày qua TN vắng nhà nên không hồi âm ngay được, mong TQ hoan hỉ thứ lỗi nhé.
Mẹ ngăn cản, bảo đừng vì cũng ko có gì là tốt hơn mà trái lại còn thêm phiền ” Nói thiệt với bây là cũng chẳng khác gì con nít, đòi hỏi đủ thứ, bây chịu nổi không”. Con không hiểu bà nói ý gì nữa?
Bà cụ nói có ý đúng và có ý chẳng đúng.
Đúng: nếu người thờ Phật lấy đó là phương tiện để vọng cầu theo những thị dục cá nhân, điều này đồng nghĩa: Được đáp ứng theo những thị dục bản thân=sanh tín tâm=tiếp tục chạy theo thị dục và ngược lại sanh phiền não=than thân trách phận, than trời, trách đất…
Chẳng đúng: bởi Phật và Bồ tát vốn chẳng độ, chẳng hề ban công, phát lộc cho bất cứ ai, dù đó là kẻ thượng căn, thượng trí, là kẻ giàu sang, phú quý… hay đó là kẻ hạ căn, ngu dốt, bần cùng, nghèo khó… Sở dĩ có sự “ban”, “độ”, có sự “thiêng” và “chẳng thiêng” từ Phật này, Bồ tát nọ là do tâm mê tín mà sanh khởi. Thứ nữa: Phật và Bồ tát vốn từ bi, tự tại, vô ngại và có vô lượng ứng hoá thân. Do vậy nếu nói: Chúng sanh thờ Phật, Bồ tát rồi mưu cầu đủ thứ (thị dục phàm phu) thời Phật, Bồ tát sẽ nổi giận là hiểu theo lý của người phàm tục, và đã đồng hoá Phật và Bồ tát như những ông quan phụ mẫu ngoài đời: kẻ hạ dân “biết điều”=được quan phụ mẫu thương xót, sẽ ban cho phước lộc; ngược lại sẽ chỉ chuốc hậu hoạn… Do vậy thờ Phật, Bồ tát tuy có nhiều hình thức, tựu trung có hai: Giác ngộ mà thờ và Vô minh mà thờ. Giác ngộ khi thấu hiểu chân lý Nhân-Quả, thấu hiểu đời là vô thường, là sanh, lão, bệnh, tử…; Vô minh là biến Phật, Bồ tát thành những người chuyên cung phụng theo những thị hiếu, dục vọng của bản thân. Nếu hai bạn đã phát tâm thờ Phật và quyết tâm thờ Phật, TN nghĩ hai bạn phải có sự tìm hiểu và giác ngộ thấu đáo và con đường mình sẽ đi. Bằng không, nếu bước khởi đầu đã không có chánh tín, sự thờ Phật, Bồ tát sẽ chuyển hoá sang thành mê tín.
Trong cơ quan con đang làm hiện giờ, có 1 sếp trưởng phòng, ko thích con từ lâu lắm rồi, bây giờ lại gặp nhau, làm việc chung phòng. Ít bao giờ la rầy hay nhắc nhỡ, nhưng sau đó thì ngấm ngầm báo cáo sếp lớn, phê bình con trong cuộc họp, sơ hở 1 câu nói cũng bị phê bình là người thực dụng, người có lối sống tư bản..vv… nói chung là tìm mọi cách để nói xấu con với mọi nguời.
Khi nói đến Phật pháp chúng ta phải nói tới duyên nợ. Thuận duyên=vui vẻ, an lạc; Nghịch duyên (mang nợ, mắc oán) với nhau tất sanh chuyện chẳng lành. Khi mình luôn bị người khác “chiếu tướng” một cách vô cớ, nếu tinh ý, bạn phải hiểu mình đã thực sự làm những điều mà người khác không ưa thích. Nếu bạn luôn tìm cách tiếp diễn những điều đó trước mặt người đối diện, tất sẽ sanh bất đồng và sẽ xảy ra đôi co không ngưng nghỉ. Trong đời: sự đôi co, tranh cãi… xảy ra vốn vì lợi-hại, thắng-thua, thiệt-hơn, phải-trái, đen-trắng, chính nghĩa-phi nghĩa… Cái lợi của ngày hôm nay ngày mai đã trở nên hậu hoạ; cái thắng của hôm nay, ngày mai đã trở nên thua thiệt; cái phải của hôm nay, ngày mai đã trở nên trái nghịch; cái chính nghĩa của hôm nay, ngày mai đã trở thành phi nghĩa… Như vậy, trong cuộc sống đâu có điều gì là cố định? Nếu bạn cứ mải mê đeo đuổi những điều bất định đó=tự chuốc khổ não vào thân.
Trong đạo: vốn quán chiếu và xem sự bất định đó là vô thường. Sao gọi là vô thường? Bởi nó không cố định, luôn thường biến đổi và sanh-diệt không ngưng nghỉ. Bạn chấp sự vô thường đó=bạn tự cột chặt những phiền não vào tâm của chính bạn=cuộc sống chẳng thể an lạc.
Người tu đạo khác người không tu đạo ở chỗ: Đối cảnh mà chẳng sanh tình; Phạm lỗi nhưng biết sám hối và sửa đổi. Sao gọi là đối cảnh? Bạn đối diện với người đồng nghiệp nọ, cho dù bạn chẳng làm gì anh ta, thậm chí bạn còn đối xử rất hoà nhã, lịch thiệp, lễ kính với anh ta, nhưng vẫn bị anh ta phủ nhận, hay tìm cách dèm pha, nói xấu, mưu hại… Trước những cảnh huống đó nếu bạn biết quán chiếu: à, chắc chắn mình đã phạm sai lầm rồi; đã từng làm những điều anh ta không ưa thích rồi, nay mình phải sửa bằng được, nguyện không làm những điều khiến người khác phải nổi sân, phải thù ghét mình nữa=tâm bạn đang sám hối; đang nguyện sửa đổi lỗi lầm; Và khi gặp những cảnh huống nói trên bạn chẳng sanh phiền não, chẳng nổi sân hận, chẳng nghĩ tới chuyện mua thù, kết oán, hay tìm cách để “trả đũa”… =đối cảnh mà bạn chẳng sanh tình – Tình chính là ái dục – tham-sân-si chính là ái dục – ái dục là nhân của đoạ lạc, của sanh tử luân hồi. Biết đó là nhân bất thiện mà mình một mực lao vào=mình đang sống trong vô minh.
Tổ Huệ Năng dạy: Phàm phu tức Phật, phiền não tức bồ đề. Một niệm ngu tức phàm phu, một niệm trí tức Phật.
Sao gọi là niệm ngu? Bạn bị người khác “chiếu tướng” liền sanh tâm phiền não; oán thù, muốn trả đũa=niệm của phàm phu. Ngược lại, bạn coi đó như gió thoảng, mây bay, rồi tự nhìn nhận lại hành vi tạo tác của chính mình để sửa đổi=tâm an lạc=niệm của Phật – Tâm thường an lạc, trí tuệ khai mở=tâm giác ngộ=đồng tâm Phật. Phàm phu tức Phật hàm nghĩa đó.
Sao gọi phiền não tức bồ đề? Bồ đề là giác ngộ. Giác ngộ điều gì? Mọi chuyện sanh, xảy ra trong cõi đời này đều là hư giả; cái thân của chúng ta cũng là hư giả, nay ta gom, chấp hai cái hư giả đó và cho đó là thật=tâm sanh phiền não; Thay vì thế, ta buông xả chúng: Bạn thích “chiếu tướng” tôi ư? Bạn thích dèm pha, bôi xấu, nhục mạ tôi ư? Tôi hoan hỉ đón nhận. Bởi bạn đang là Thiện Trí Thức giúp tôi thành tựu hạnh Nhẫn Nhục Ba La Mật. Có Nhẫn sẽ sanh Định – Định là sự an lạc của tự tánh. Có Định sẽ sanh Huệ – Huệ là sự tỉnh, trí giác vô ngại. Người giúp bạn thành tựu 3 đại hạnh: Nhẫn-Định-Huệ cùng một lúc mà bạn sanh phiền não, rồi thù oán họ=bạn chẳng khéo tu, và đang tự thui chột trí tuệ của mình mất rồi. Giác ngộ điều đó=bạn đã chuyển hoá mọi phiền não thành niềm vui, thành sự hỉ lạc=phiền não tức Bồ đề hàm nghĩa đó.
Con nghe nhiều về việc này, sinh ra bức bách quá, muốn kìm lại cơn giận, nhưng vẫn ko thôi buồn, mỗi khi có người chạy qua nói “ê, mày chọc giận sếp mày nữa hả?”. Sao người ta có thể có mà nói không, không mà nói có? Mà mình im lặng thế, không giận, không nói cho phải lẽ thì có phải cách hay không?
Thiện Nhân lại nhắc lại câu nói: Người tu đạo (thực tu) khác người không tu đạo ở chỗ: biết quán chiếu mọi hành vi động niệm thân-khẩu-ý của chính mình, luôn biết sửa đổi và buông xả.
Trong Tứ Vô Lượng Tâm: Từ-Bi-Hỉ-Xả mà Phật dạy thì hạnh Xả là tối thượng. Trước đồng loại, cho dù là người sang, kẻ khó; người da vàng cũng như người da trắng… bạn luôn luôn hoan hỉ, hoà đồng chia vui, sẻ ngọt với họ=Bạn có lòng Từ; Bạn luôn thấy xót thương, đồng cảm, sẵn sàng chia sẻ, gánh vác mọi nỗi khổ đau cho đồng loại=trong bạn lòng Bi đang hiện tồn; Bạn thường hoan hỉ trước những thành đạt, hạnh phúc của người khác và luôn mong muốn cho họ được sống trong an lạc, hạnh phúc=tâm Hỉ trong bạn thường tăng trưởng; Bạn giúp đời, giúp người; chia vui, sẻ khó và cảm thấy hỉ lạc trước những hỉ lạc của người mà chẳng đem những thứ đó chất chứa trong tâm=bạn đang thực hành tâm Xả – Xả là không nương chứa.
Trở lại chuyện bạn nêu: Bị người khác “chiếu tướng”, trọc tức, dèm pha… bạn không phản ứng, nhưng tâm lại hun đúc sự bực bội, nóng giận=bạn chưa có tâm từ-bi-hỉ-xả. Im lặng của người tu đạo khác với “im lặng” của người không tu đạo. Người tu đạo im lặng nhưng biết tự quán chiếu hành vi tạo tác của mình để sửa đổi và xa lìa những hành vi bất thiện. Người không tu đạo “im lặng” bằng cách hun đúc mọi bực tức, nóng giận, oán thù vào trong tâm, rồi chờ thời cơ để giải toả, “thanh toán” những sân hận đó.
Bạn phải thường cảnh giác. Nếu ai đó khen bạn: chịu nhịn giỏi thế? Nhẫn giỏi thế? Bạn phải hiểu ngay là: Mình còn dở nhiều quá, mình còn sân nhiều quá nên mình mới phải nhịn, mới phải nhẫn nhiều như vậy. Nếu tâm bạn thường hỉ lạc thì đâu cần phải nhịn, phải nhẫn nữa?
Vì con đang xét vào Đảng, và chịu sự giám sát của trưởng phòng, mà con biết hắn muốn đẩy con xuống, ko cho vào Đảng luôn. Thật tình con chưa làm gì có lỗi với sếp đó. Lỗi lớn nhất là gì Thầy biết không? Là con làm việc nguyên tắc quá, không làm theo ý hắn, vì con không thể nói 1 ra 2, 2 mà ra 3…
Tiến thân trong đời là điều ai sanh ra trong cõi đời này cũng đều mong muốn và hướng tới. Tuy nhiên, người tu đạo và không tu đạo có cách tiến thân khác nhau.
Tiến thân của người đời là dùng đủ mọi mánh khoé, phương tiện (nhiều khi là hạ đẳng nhất) – miễn sao đạt được vị trí, quyền lợi, bổng lộc…
Người tu đạo luôn quán chiếu lối sống thiểu dục tri túc – nghĩa là lối sống ít mong cầu và luôn biết đủ. Tại sao lại như vậy? Bởi đời là vô thường, là vô cùng ngắn ngủi. Thời Phật còn tại thế, Ngài đã hỏi 3 vị Sa Môn.
Ðức Phật hỏi một vị Sa môn: “Sinh mạng của con người tồn tại bao lâu?”. Ðáp rằng: “Trong vài ngày”. Phật nói: “Ông chưa hiểu đạo”.
Ðức Phật lại hỏi một vị Sa môn khác: “Sinh mạng con người tồn tại bao lâu?”. Ðáp: “Khoảng một bữa ăn”. Phật nói: “Ông chưa hiểu đạo”.
Ðức Phật lại hỏi một vị Sa môn khác nữa: “Sinh mạng con người tồn tại bao lâu?”. Ðáp: “Khoảng một hơi thở”. Phật khen: “Hay lắm! Ông là người hiểu Ðạo”.
Mạng sống của chúng ta chỉ kéo dài trong một hơi thở, vậy thì tại sao bạn phải ráng thủ chấp những chuyện phiền não của đời sống thế tục, thường tình, rồi lấy đó làm tiêu điểm sống để sanh thêm phiền não?
Cách đối trị khi bị người „chiếu tướng“ và tâm sanh phiền não: đối diện những cảnh huống này, bạn hãy khởi tâm nghĩ: chỉ có họ đúng, ta sai; chỉ có họ là người trí tuệ, ta là kẻ hạ căn, dốt nát; chỉ có họ là Bồ tát, còn ta là kẻ phàm phu. Đồng thời ngay lúc ấy bạn niệm hồng danh A Di Đà Phật. Niệm đến khi nào cảm giác tức tối, khó chịu, sân hận trong tâm biến mất, thế vào đó là sự nhẹ nhõm, an lạc trong tâm hiện tồn. Đó chính là lìa khổ được vui, phá mê khai ngộ và chuyển phàm thành Thánh.
Trong pháp Niệm Phật Ba la Mật Phật dạy về cách niệm Phật với tâm lìa bỏ như sau:
„Người niệm Phật chỉ buộc tâm vào danh hiệu Phật, chăm chú lắng nghe, mỗi câu rõ ràng, mỗi niệm phân minh, quên cả thân, quên cả cảnh, quên cả cái ý thức biết ta đang niệm Phật. Như thế gọi là niệm Phật với cái tâm lìa bỏ“.
Bạn hãy ráng thực hành theo pháp này, ngày qua ngày, đối cảnh, tiếp vật ắt chẳng còn phiền não loạn nữa.
Thiện Nhân chép tặng bạn bài kệ của Phật trong Kinh A Hàm để bạn cùng suy ngẫm rồi tìm cho mình một giải pháp sống, làm việc sao cho thật an lạc nhé.
Biết Ðược Lỗi Mình Mới Khó
Dễ thay thấy lỗi người
Lỗi mình biết mới khó
Lỗi người ta phanh tìm
Như tìm thóc trong gạo.
Còn lỗi mình che đậy
Như kẻ gian giấu bài.
Cầu chúc bạn luôn sống trong an lạc và nhất tâm niệm Phật. Đó cũng chính là bạn đang thờ Phật.
TN
A Di Đà Phật,
Nói chung ai đi làm cũng dễ có mâu thuẫn, hoá giải vđ này rất đơn giản, như sếp của TM trước rất mâu thuẫn với TM nhưng học Phật rồi thì TM luôn tìm ưu điểm của họ để đánh giá họ tốt trước tập thể, điểm xấu thì mình đừng lôi nó ra, dần dần họ lại quý mình.
Tâm ai cũng thích khen mà!
Xin đừng nói lỗi người!
A Di Đà Phật.
Kính gửi Thầy Thiện Nhân,
Hôm 13/8/2014 con có gởi cho Thầy các vướng mắc, mong được Thầy chỉ bảo, vừa rồi ngày chủ nhật con mở ra thấy có vị trả lời ngắn gọn nhưng không phải Thầy Thiện Nhân.Hôm nay mở ra xem không thấy câu hỏi của mình và 1 phúc đáp đâu nữa? Không biết nó lạc đi đâu hở Thầy, hay là câu hỏi đó không được duyệt?
A DI Dà Phật!
Thái Quỳnh.
Kính gửi Thầy Thiện Nhân,
Con đọc được hồi âm rồi. Cảm ơn Thầy rất nhiều ạ vì bận công việc nhưng vẫn tranh thủ xem bài của con! Giờ chỉ mỗi việc tu tập theo cách Thầy nói, mà sao vẫn ức trong lòng Thầy ơi! Thật sự mấy hôm rồi con buồn và cảm giác không có niềm tin, tự hỏi mình phấn đấu vào Đảng rất khó khăn, bị nhiều ý kiến phê bình trái chiều chỉ vì lý do làm đúng, làm ngay thẳng (như Đảng, Bác Hồ đã dạy), sau này khi trở thành đảng viên rồi mình có bị biến chất không? Đảng viên ngày nay được dạy không tham nhũng, lãng phí, được dạy về đạo đức cách mạng…nhưng có mấy ai tuân thủ lời dạy đó? Cứ cho là mình không quan tâm nhiều đến những việc người ta làm, nhưng trong tập thể, mà mình quá khác họ thì mình sẽ bị loại sớm muộn thôi.
Chuyện ngày xưa của con, xin báo cáo cho Thầy rõ là: ngày xưa công tác ở 2 đơn vị khác nhau, có phối hợp để làm việc và liên quan tới chi phí. Ý sếp này muốn kiếm một số tiền thông qua hoạt động mà 2 bên phối hợp thực hiện. Nhưng sếp cũ của con công tư phân minh, quyết không cho ăn hối lộ. Lúc đó con làm kế toán, có nhận được điện thoại của sếp hiện tại cũng xoay quanh vụ tiền bạc đó, con không thể giúp gì được vì sếp đã quyết định rồi.Thật ra trong lòng cũng không muốn chi mấy khoản vô bổ như vậy, vì còn biết bao nhiêu người cần được hỗ trợ chứ không phải chỉ để phục vụ một cách lãng phí như vậy. Theo như lời dạy của Thầy, khi người ta soi chiếu mình, phải xem lại mình, mình làm điều người ta không thích, sau này mình sửa đổi, không làm những điều trái mắt người ta nữa…vv… Nhưng mà, con phải sửa thế nào đây? Giờ con trở về làm việc chung, giữ thái độ hòa nhã, nhưng sau 1 năm đã ngầm hiểu sếp này không để yên cho con, luôn tìm mọi cách cản trở con vào Đảng, báo cáo sai sự thật cho sếp cấp trên, trong khi con không có quyền gặp sếp cấp trên, sếp cấp cao chỉ nghe trưởng phòng báo cáo thôi. Cứ thế này, con chắc còn lận đận việc kết nạp đảng lắm, mà cảm thấy mình bị oan quá. MÌnh không gây lỗi để phải chịu như vậy!
Về cái kiểu tham lam, bòn rút của sếp thì con thấy rõ. Cả phòng đi công tác, mấy ngày trời được thanh toán mỗi người 200,000đ, cộng lại khoảng 1,000,000đ. Trước khi đi sếp bảo ứng tiền để chi ăn sáng, mà thực tế không có chi, do cơ quan đối tác đã mời rồi. nhưng khi về thì cũng không thấy sếp trả lại. Mà những bao nhiêu lần như thế, rồi cũng không ai nói gì cả, sếp thích thì cho sếp. Con cũng không quan tâm việc đó nữa, chỉ quan tâm việc làm thế nào để sếp đừng xem con là đối tượng “đặc biệt”? Mà Thầy ah, phải làm vừa lòng và chìu chuộng sếp ấy theo cái kiểu mà sếp làm, theo tính cách của sếp con không làm được. Huhu..thật sự có lúc buồn quá, con khóc. Chỉ mong Thầy Thiện Nhân hiểu là con làm đúng, cái tâm không lệch lạc thì con mới cảm thấy an ủi hơn.
Xin lỗi vì con đã quá dài dòng.
A Di Dà Phật!
A Di Dà Phật
Gửi Thái Quỳnh,
Thật sự mấy hôm rồi con buồn và cảm giác không có niềm tin, tự hỏi mình phấn đấu vào Đảng rất khó khăn, bị nhiều ý kiến phê bình trái chiều chỉ vì lý do làm đúng, làm ngay thẳng (như Đảng, Bác Hồ đã dạy), sau này khi trở thành đảng viên rồi mình có bị biến chất không? Đảng viên ngày nay được dạy không tham nhũng, lãng phí, được dạy về đạo đức cách mạng…nhưng có mấy ai tuân thủ lời dạy đó? Cứ cho là mình không quan tâm nhiều đến những việc người ta làm, nhưng trong tập thể, mà mình quá khác họ thì mình sẽ bị loại sớm muộn thôi.
TN nghĩ đảng viên của bất cứ một đảng nào trên toàn thế giới đều dạy con người ta phải sống có đạo đức, tôn chỉ cương lĩnh, mục đích của đảng và không được phép tham nhũng hay biển thủ công quỹ… Tuy nhiên đó là lý thuyết, còn đi vào thực tiễn thì lại là một vấn đề khác. Trong bất cứ môi trường xã hội nào cũng đều có những bất cập, bất đồng xảy ra. Tuy nhiên bối cảnh một xã hội có sự kiểm soát lẫn nhau thì những bất cập sẽ được hạn chế và có những biện pháp khắc chế tối đa, cũng nhờ đó mà con người, khuôn diện xã hội cũng luôn được trong sáng, lành mạnh; ngược lại nếu chúng vượt ra ngoài tầm kiểm soát, đương nhiên sẽ là động lực khiến cho con người, môi trường sống và xã hội xung quanh chúng ta trở nên không làm mạnh và thiếu trong sáng. Nếu chiếu xét sự việc cả ở góc độ Đời và Đạo thì nguyên nhân gây ra sự nhũng nhiễu đó xuất phát từ lòng tham, sân, si vô độ của con người. Trong đạo Phật tham, sân, si Phật ví đó là ba độc. Phật nói: Ngu si tà kiến là một độc, tham lam chẳng đủ là hai độc, sân nộ tật đố là ba độc. Ba độc này còn hoài thì người ấy phải đọa trong tam đồ, một khi mất thân người muôn kiếp khó trở lại đặng (Phật Thuyết Đại Thừa Kim Cang Luận). Ai có thể nhìn ra và dũng mãnh dám nhìn nhận đó là ba độc? – Người ngộ đạo, giác đạo và dũng mãnh tu đạo! TQ có nằm trong số những người đó không? Câu hỏi này TQ sẽ phải tự mình lý giải.
Sống trong tập thể mà mình không hoà đồng, đương nhiên mình sẽ bị cô lập rồi. Tuy nhiên sự “hoà đồng” TQ cần phải tách bạch: Hoà đồng để tạo thêm lợi ích, sức mạnh và sự tồn vong cho tập thể? Hay hoà đồng để khiến tập thể ấy trở nên thua lỗ, rạn nứt rồi suy vong? Những lý giải TN nêu ra chỉ mang tính chiếu xét chứ thực tế sẽ thật khó áp dụng cho môi trường sống tại VN, nguyên nhân tại sao hẳn TQ đã rõ. Như vậy sống trong môi trường làm việc phức tạp như vậy bản thân TQ sẽ phải tỉnh giác và rạch ròi hơn trong mọi hành vi, động niệm của thân-khẩu-ý và cũng sẽ phải tự phân định cho mình hai con đường: Tà-Chánh. Tà=Tiến thân + ”lợi ích” phe nhóm=khuynh hoại tập thể? Chánh=chỉ cần giữ mình trong sạch để làm “ngọn cỏ gió lùa”? Cả hai con đường đều có sự lợi-hại, được-mất. Đường đời vốn dĩ gian nan và đa sự là vậy. Sự lựa chọn nào là khéo léo và hữu ích? – điều này phải tuỳ thuộc quyết định nơi TQ.
Mối quan hệ đồng nghiệp, đặc biệt với “sếp” thật ứng biến khó lường. Môi trường làm việc của TQ phức tạp như vậy; TQ đã từng một thời làm ông sếp nọ mếch lòng, sự phẫn uất ấy chắc chắn vị sếp ấy đã tạc dạ, ghi lòng, vì thế khi gặp lại, vị sếp sẽ chẳng ngần ngại gì để tiếp tục “khai thị” khi TQ tiếp tục muốn bất hợp tác; với một tập thể phức tạp; một ông “sếp” luôn tìm cách “chiếu cố” khi TQ không tuân thủ theo ý của ông ta và những người cộng sự của ông sếp… mà TQ vẫn muốn nuôi dưỡng niềm tin nơi đó để tiến thân và cống hiến lý tưởng tốt đẹp của mình đó là điều thực khó khả thi, có phần phiêu lưu và lạc quan thái quá chăng? Do vậy hoặc TQ phải hoan hỉ chấp nhận giải pháp “đồng thuận” với sếp để yên thân và mình sẽ được “phì da”; hoặc tiếp tục đối nghịch – làm người lương thiện – để mình tiếp tục bị “chiếu tướng”? TN nghĩ bạn sẽ chỉ còn một lựa chọn: Sống theo tôn chỉ, nhân cách, tư duy, lý tưởng, mục đích chân chánh của bản thân=mình sẽ luôn chịu, bị thua thiệt và phải chấp nhận làm thân con kiến; hay sống kiểu “dĩ hoà vi quý” để lấy nơi dưỡng thân, dưỡng nghiệp? (đôi bên cùng có lợi). Nếu TQ coi việc tiến thân vào đảng là mục đích tối thượng của cuộc đời, cho dù phải hy sinh tất cả, miễn sao được đứng trong hàng ngũ của đảng=phải chịu “ba cùng” thôi. Nhưng theo thiển nghĩ của TN, đảng thời nay đã khác xưa lắm rồi; con người thời nay cũng khác xưa nhiều lắm rồi. Có những tôn chỉ, giá trị, mục đích với thời xa xưa nó còn đôi chút hiệu dụng; nhưng lấy nó để áp dụng cho hiện tại thì nhiều khi khập khiễng và khó khả thi biết chừng nào. Theo những gì TQ nói, TN thấy bạn không có nhiều lựa chọn, nói khác đi là đi hay ở mà thôi. Đi được gì, mất gì? Và ở mất gì, được gì? TQ hãy cân nhắc thật kỹ xem giải pháp nào là thích ứng nhất cho con người của mình?
Về cái kiểu tham lam, bòn rút của sếp thì con thấy rõ. Cả phòng đi công tác, mấy ngày trời được thanh toán mỗi người 200,000đ, cộng lại khoảng 1,000,000đ. Trước khi đi sếp bảo ứng tiền để chi ăn sáng, mà thực tế không có chi, do cơ quan đối tác đã mời rồi. nhưng khi về thì cũng không thấy sếp trả lại. Mà những bao nhiêu lần như thế, rồi cũng không ai nói gì cả, sếp thích thì cho sếp. Con cũng không quan tâm việc đó nữa, chỉ quan tâm việc làm thế nào để sếp đừng xem con là đối tượng “đặc biệt”? Mà Thầy ah, phải làm vừa lòng và chìu chuộng sếp ấy theo cái kiểu mà sếp làm, theo tính cách của sếp con không làm được. Huhu..thật sự có lúc buồn quá, con khóc.
Trong kinh Tứ Thập Nhị Chương Phật nói về 20 điều khó của kiếp con người: “Làm người có 20 điều khó: Nghèo nàn bố thí là khó – Giàu sang học đạo là khó – Bỏ thân mạng quyết chết là khó – Thấy được kinh Phật là khó – Sanh vào thời có Phật là khó – Nhẫn sắc nhẫn dục là khó – Thấy tốt không cầu là khó – Bị nhục không tức là khó – Có thế lực không dựa là khó – Gặp việc vô tâm là khó – Học rộng nghiên cứu sâu là khó – Diệt trừ ngã mạn là khó – Không khinh người chưa học là khó – Thực hành tâm bình đẳng là khó – Không nói chuyện phải, trái là khó – Gặp được thiện tri thức là khó – Thấy tánh học đạo là khó – Tùy duyên hóa độ người là khó – Thấy cảnh tâm bất động là khó – Khéo biết phương tiện là khó”.
Trong trao đổi trước TN có nói: cách tiến thân của người tu đạo là thiểu dục tri túc. Thiểu dục là gì? Là bớt tham ái ngũ dục: tài, sắc, danh, thực, thuỵ (của cải, sắc đẹp, danh vọng, ăn ngon và ngủ nghỉ.) Tri túc là gì? Là thực hiện lối sống luôn biết đủ. Có thịt ăn thịt, chẳng có ăn rau, ăn đậu, lạc cũng vẫn hoan hỉ. Tiện nghi có gì sài nấy; chẳng có cũng chẳng phải bon chen, ganh đua tạo dựng, mua sắm cho bằng người mới thôi. Của cải giàu cho dù chất cao như núi hay thân nghèo chẳng mảnh áo che thân, khi lìa đời, rốt cuộc chẳng ai mang theo được gì, ngoài cái nghiệp thiện-ác mình đã tạo tác. Vậy mình có cần ráng phải đánh đổi tất cả để mang lại cái hư không ấy? Sắc đẹp, danh vọng cũng vậy, chỉ là một thoáng phù du, sớm nở, tối tàn, nay còn, mai mất, nay vinh, mai nhục. Mình đắm say trong sự còn mất phù du ấy có phải là người thông minh và trí tuệ?
Thực ra đời cũng chính là đạo và đạo cũng chính là đời. Hoà mình vào đời để tu đạo. Và dùng giáo lý của đạo để hoàn thiện cuộc đời. TQ đã đến với ĐVCT hãy ráng thư lòng tìm hiểu những giáo lý Phật pháp để thấu hiểu thêm về bể khổ, nguồn mê của cuộc đời, từ đó tìm cho mình một giải pháp sống – chí ít – dẫu chưa chọn đạo, nhưng cũng giúp cho đời mình và thân quyến của mình được sống trong an lạc. TQ ráng suy ngẫm thật kỹ „20 điều khó của kiếp người“ mà Phật dạy – chắc chắn sẽ biết mình phải làm gì?
TN chép tặng bạn câu kệ của chư Tổ:
“Tri túc chi nhơn, tuy ngọa địa thượng du vi an lạc, bất chi túc chi nhơn, tuy xứ thiên đường diệt bất xưng ý” .
Nghĩa là: Người biết đủ, dù nằm trên đất cát vẫn an lạc, trái lại, người không biết đủ, dù ở cung trời cũng không vừa ý.
Chúc an lạc và tinh tấn.
TN
Đệ tử đã ăn chay từ 19/2 ngày vía quan âm đến nay. Nhưng vì hoàn cảnh gia đình còn khó khăn, con vẫn muốn ăn chay nhưng con có thể kèm theo đó mở ra buôn bán mặn, có ảnh hưởng gì không? Gia đình con cũng 1 mình con ăn chay, nhưng con vẫn phục vụ ăn uống hàng ngày cho gia đình bằng các món mặn, như vậy có ảnh huởng gì không Thầy?
Con xin hoan hỷ cảm tạ!!!
A Di Đà Phật!!!
A Di Đà Phật
Gửi bạn Thu Hà,
*Bạn phát tâm ăn chay là điều rất đáng quý, nhưng bạn lại muốn kinh doanh đồ ăn mặn để bán cho mọi người thì trong tâm bạn sẽ có sự xung đột – còn gọi là xung đột nội tâm, nghĩa là sự rằng xé giữa tu đạo và không tu đạo. Khi có sự xung đột đó mà bạn không hoá giải ngay, lâu ngày tâm đạo sẽ bị tâm phàm lôi kéo và bạn sẽ tiếp tục bị cuối trôi trong dòng đời thế tục…
*Ăn chay mới chỉ là bước khởi đầu của thực hành hạnh từ bi với chúng sanh muôn loài chứ không phải ăn chay chính là tu đạo, bạn phải nhận định rõ ràng và minh bạch chuyện này, bằng không sẽ dẫn tới vướng kẹt trong mọi mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình và ngoài xã hội. Việc mình ăn chay thì cứ hoan hỉ và âm thầm ăn; Ai chưa ăn được thì cũng cứ để họ hoan hỉ tiếp tục ăn, bởi mỗi người đều có cái duyên và cái nghiệp riêng, khi duyên chưa tới và nghiệp còn sâu nặng, những người chưa muốn ăn chay bạn quyết không thể khiến họ nổi sân rồi thốt lời thị phi và việc tu đạo của bạn.
*Người phát tâm ăn chay phải luôn kèm theo giữ giới. Giữ giới chính là bỏ tất thảy việc ác, hành tất thảy việc thiện và luôn giữ tâm mình thanh tịnh. Đây là 3 việc lớn nhất của đời người mà ai trong chúng ta muốn thành tựu đạo quả, muốn một đời vĩnh ly sanh tử luân hồi đều phải dũng mãnh và thực hành một cách rốt ráo mới mang lại lợi lạc thiết thực.
Chúc bạn tỉnh giác và dũng mãnh tu đạo.
TN
Dạ kính thưa Thầy ! Con mong những điều thắc mắc của con thấy sẽ hồi đáp?
Con có yêu 1 người, nhưng nhà anh ấy lại làm nghề mổ heo, ba mẹ anh ấy đã làm nhiều năm, khi đến với anh con không biết công việc của nhà anh là nghề sát sinh, đến khi yêu nhau rồi thì con mới biết và không thể dứt tình cảm với anh được? Và anh là con trai út, con sợ sau này anh sẽ nối nghiệp gia đình, thật sự con rất sợ? Và con có nói với anh khuyên anh nên từ bỏ và tụng kinh niệm phật để tránh sau này phải chịu hậu quả của luật nhân quả, và cho con hỏi nếu sau này anh vẫn theo nghề sát sinh thì con là vợ anh ấy, không thể khuyên được anh, thì có mang nghiệp sát sinh không?
A Di Đà Phật
Gửi Tịnh Anh!
Phúc đáp hơi trễ mong bạn hoan hỷ.
Bạn hãy vào http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2010/12/nghich-duyen-video/ để tìm câu trả lời nhé.
Nhân vật Liên Hương (trong bài) sống trong nghịch duyên và không phải ai cũng rơi vào trường hợp tương tự. Nếu chẳng phải nghịch duyên thì nhờ công đức tu hành mà cảm hóa người thân bỏ đồ đao. Còn giả như bạn tu hành chẳng đến nơi đến chốn, chẳng chuyển được nghiệp, lại bị nghiệp lôi kéo, làm nghề sát sinh thì sao tránh khỏi quả báo!?
Nam mô A Di Đà Phật
gửi Tịnh Anh,
Lẽ thường : nghiệp ai nấy mang.
A Di Đà Phật
Nam mô a di đà phật
Cho con hỏi những người nói sốc chọc mình nóng giận thì họ có bị gì không ạ
Có 2 Nguyên Nhân Là Người Ta chọc bạn: 1.là kiếp trước bạn có làm như vậy với họ 2.là người ta đang gieo nhân thì người ta sẽ gặp quả! a di đà phật
Hơn 30 năm trước có một ngôi làng ở gần Phong Nguyên, trong làng đó có một gia đình nuôi một con mèo. Cũng như mọi người , gia đình này cũng có một bếp lò rất lớn, lúc bấy giờ hầu hết mọi người ở quê đều đun bằng củi, rơm, nên trong bếp lúc nào cũng có hơi ấm. Mùa đông mèo rất thích chui vào trong lò ngủ, gia đình này cũng làm nông nên người vợ thức dậy sớm để lo cơm nước chồng con. Ngày nào cũng vậy, trước khi nhóm bếp bà đều dùng cây đuổi mèo chạy ra.
Một ngày nọ, trời lạnh hơn bình thường, cho nên dù đuổi thế nào con mèo cũng không chịu ra. Người vợ tức tối nói trong bụng: “Được mày không ra thì tao cho mày chết luôn”. Ngay tức khắc bà lấy một nắm rơm lớn, rồi mồi lửa đun vào, con mèo do quá ham ngủ, kết quả bị thiêu chết.
Hơn một năm sau, người vợ sinh được một đứa con, nhưng toàn thân mềm nhũn như bún, tay chân ốm tong ốm teo, suốt ngày chỉ nằm trên giường , dù chạy chữa rất nhiều thầy, mua nhiều thuốc nhưng bệnh vẫn y như cũ, đến khi tuổi đã lớn, nhưng cũng phải cần người chăm sóc, đau đớn không thể chịu nổi. Cứ mỗi năm bà sinh mỗi đứa, liên tục sáu đứa đều như đứa đầu vậy. Tất cả sáu đứa đều la khóc nằm bại liệt trên giường. Rất nhiều hàng xóm qua xem, ai ai cũng lắc đầu cho đây là chuyện kì quái.
Nguyên do của chuyện này là do khi mèo mẹ bị thiêu chết, trong bụng nó đang có mang, tất cả mèo con trong bụng nó cũng đều bị thiêu chết luôn. Không lâu sau, người vợ vì quá đau lòng nên sinh bệnh và qua đời. Trước khi nhắm mắt, tự nhiên bà kêu: “Meo meo”, khiến cho ai nghe cũng rởn tóc ráy. Có người hỏi: “Tại sao sáu đứa con của chị bị bệnh mềm nhũn như bún” bà liền nói: “Lúc con mèo bị thiêu chết trong bụng nó có mang sáu con mèo con, sáu đứa con của tui là sáu con mèo nó đầu thai lên đó”. Nói xong bà nhắm mắt. Báo ứng hiện đời thật đáng sợ, đây cũng là cảnh báo cho những ai cho nhân quả là chuyện huyễn hoặc, là mê tín, không có thật.
Ác nghiệp trong thế gian rất nhiều, mà sát sinh là ác nghiệp đứng đầu. Giới luật trong nhà Phật có nhiều loại, nhưng phạm giới sát là tội nặng nhất, tôi có lời khuyên tất cả chư vị đồng tu hãy luôn luôn mở rộng lòng từ, thương yêu tất cả muôn loại vạn vật .
Trong cuộc sống mà chúng ta có thể: “Không sát sinh, tích chứa phước thiện thì sẽ không có oán thù”. Tiến lên một bước nữa là luôn tu hạnh phóng sinh, nuôi dưỡng tất cả căn lành. Căn lành này phải được nuôi trồng cho đến khi thành Phật mới thôi.
(Trích từ Báo ứng hiện đời – Tác giả: Quả Khanh – Dịch giả: Hạnh Đoan)