Ngày 23 tháng 9 năm 1950 Bổn Không pháp sư nhân kỷ niệm 10 năm viên tịch của Ấn Quang đại sư định viết một bài hoài niệm về ân sư. Trước khi đặt bút viết sư đã thành tâm thắp hương trước di ảnh của thầy. Tối ngày thứ hai trong giấc mộng lạ kỳ sư đã gặp lại vị thầy của mình với tướng mạo cao lớn, hào quang sáng ngời. Sư không khỏi thắc mắc nên đã hỏi:
– Con thấy tướng thầy hào quang chiếu rọi. Chẳng lẽ thầy là Đại Thế Chí Bồ Tát?
– Phải! Đúng rồi.
Con phước mỏng nghiệp dày, sinh vào thời mạt pháp nên ko có cơ duyên gặp được bậc hoá thân bồ tát, nhưng những lời giáo huấn, khai thị của người thực sự đã giúp con rất nhiều trên con đường thoát ly sanh tử. Con vô cùng cảm tạ thâm ân của người ! Nam mô Đại Thế Chí Bồ Tát . Nam Mô A Di Đà Phật .
Trong cuốn “Thủy tư tập”, có một vị cư sĩ đã nói điều đó, nếu có xem chúng ta sẽ biết. Trước bốn năm đại sư vãng sinh, có một người nữ đang ở bậc sơ trung, người này chẳng tiếp xúc với Phật giáo, lại không tin tưởng Phật pháp. Cô ta nằm mộng thấy Quan Thế Âm Bồ tát. Bồ tát bảo với cô ta hiện tại Đại Thế Chí Bồ tát đang giảng kinh thuyết pháp tại Thượng Hải, Bồ tát bảo cô ta nên đi nghe. Cô ta hỏi lại Bồ tát Thế Chí là ai? Bồ tát bảo đó là Ấn Quang đại sư. Sau đó cô đi tìm gặp đại sư và kể về sự tình cho đại sư nghe, nghe xong đại sư mắng cho cô một trận, mỉm cười nói đừng làm động chúng, sau đó cấm cô không được tìm đại sư nữa, cô này trở về không dám nói với ai. Bốn năm sau, lúc đại sư vãng sinh rồi, cô này mới đem sự việc đó công bố cho mọi người biết. Cho nên, đại sư đích thực chính là Bồ tát Đại Thế Chí ứng thân, nhất định không phải là mạo nhận. Thân phận bị lộ mà không đi là có vấn đề. Còn mọi người cho Ngài là Bồ tát ứng thân thì Ngài phủ nhận, không thừa nhận sự thật. Nếu người tự xưng mình là Phật, Bồ tát tái lai nhất định là có vấn đề, chúng ta cần phải cẩn thận.
Trích từ Phật giáo là gì?
Tác giả: Thích Tâm An
A Di Đà Phật…
Chào các vị đồng tu:
Gởi đến Hữu Minh nhờ trả lời câu hỏi của Độ dùm: ở Việt Nam có 1 cư sĩ (x) nói pháp về tu Tịnh Độ rất hay, nói là : “nhớ hình Phật ( A Di Đà) ghi trong tâm như nhớ người mình thương, niệm Phật? Và khi lâm chung thấy ánh sáng (hào quang) thì đi về VSTPCL, nếu thấy lỗ đen thì đừng đi theo (sẽ đoạ)?”
Cư sĩ X cũng có một số người theo trong đó có bạn Độ, những người theo cư sĩ X nói là: cư sĩ X là Đại Thế Chí Bồ Tát tái lai? Độ hỏi người bạn nếu cư sĩ X là đúng ĐTCBT tái lai , bi lộ ra (mấy tháng trước) sao không đi TPCL mà vẫn còn ở ta bà?
Bạn Độ nói lúc Phật (Thích Ca) thị hiện cỏi ta bà hơn 2.500 trước cũng nói “ta là Phật đã thành, chúng sanh là Phật sẽ thành”. Sao Phật còn trụ thế? Gần 80 năm sau Phật mới nhập niết bàn ? Độ ko biết trả lời cho bạn mình? Về pháp tu tịnh độ mình khoảng lớp 5, bạn nói mình trình độ lớp 5 Sao mà khuyên bạn (đại học) được? Vợ chồng bạn Độ : 10 năm trước ăn chay trường, đi ban hộ niệm, phóng sanh, đóng cửa 3 năm tụng kinh Vô Lượng Thọ, niệm Phật NVSTPCL… Khoảng 2 năm trước khi gặp cư sĩ X đến bây giờ không ăn chay, ko đi hộ niệm, ko phóng sanh, ko biết có còn tụng kinh VLT nữa ko. Hên cho Độ mình ko theo vợ chồng bạn Độ.
Lời PS Tịnh Không nói rất đúng “mình tu có một ít thành tu, sẽ có người đến thử mình có ‘Tín’ tâm hay không’. Nên các sư huynh,sư tỷ … Hảy lấy bài học của vợ chồng bạn Độ mà cảnh tỉnh lấy mình. Chuyện vợ chồng bạn Độ, mình chỉ tóm tắt gọn thôi. Bạn Độ nói khi nào mình về Việt Nam, đến gặp cư sĩ giãng pháp cho Độ, theo ý HM mình có nên gặp cư sĩ X đó ko? Mình có gọi nói chuyện với bạn Độ rồi khuyên sớm thức tỉnh, nhưng đường đạo mình còn kém hơn bạn Độ nên khó mà khuyên được?
Độ về Việt Nam 13/7/14, định gặp vợ chồng bạn Độ giúp họ hồi đầu?
HM ,TT, TLPT ,VT góp ý cho mình để giúp vợ chồng bạn Độ. Chân thành cảm ơn các liên hữu…
Amitabha…
A Di Đà Phật, chào bạn Tịnh Độ
Chuyện của hai vợ chồng người bạn của TĐ quả thật là đáng tiếc! TLPT cũng chẳng biết nói thế nào. Chúng ta đã sinh ra vào cái thời pháp nhược ma cường, phải tự hiểu mình đều là hạ hạ căn, nên chỉ biết lấy câu “A Di Đà Phật” để nuôi dưỡng pháp thân huệ mạng hầu mong sớm thoát ly sanh tử. Chỉ có một con đường này mới có thể về đến Tây Phương mà thôi. Làm sao dám nói mình là lớp 5, 6, 7, 8…Đại học ….? Nếu nói kiểu này có lẽ TLPT chỉ là bậc mầm non mà thôi.
Nếu TLPT là TĐ thì khi về VN, TLPT sẽ không đi gặp cư sĩ X gì đó. Vì sao vậy? Vì không muốn gieo vào tâm thức những thứ khác gây nhiễu loạn tâm mình. Đã biết bạn mình vì vị cư sĩ X mà bây giờ không còn ăn chay, không còn tham gia hộ niệm, bỏ cả phóng sanh…..v…v…thì tự mình đã hiểu được mình có nên tiếp xúc hay không? Mình chưa đủ định lực thì mình không nên hiếu kỳ, cũng không nên tiếp xúc nhiều với những vị như thế. Đã chắc gì mình “độ” được cho họ hay là bị “cuốn trôi” theo luôn, rồi lìa xa bến giải thoát? Hãy biết thương mình, bảo hộ cho cái tâm mình được bình an mà niệm Phật. Việc gì cũng có Nhân Quả cả.
Trong quá trình tu học mà ta cầu cảm ứng, cầu thần thông, cầu thấy cảnh giới tốt, cầu thấy Phật .v.v….là điều rất không nên. Vì tâm này là tâm vọng (ma), sẽ cảm ứng với yêu ma quỷ quái. Chúng sẽ dựa vào bạn, thì bạn liền có chướng ngại lớn, bạn thấy mình trở thành Phật, thành Bồ tát….đi cứu đời. Chết là chết chỗ này, ai mà cứu nổi đây?
Chúng ta chỉ y giáo phụng hành, theo kinh Phật mà hành theo, chỉ cần chân chân thật thật, cắm đầu cắm cổ ngu ngu dốt dốt cứ niệm hoài, niệm mãi một câu Phật hiệu. Ngày nào cũng vậy, lại tha thiết phát nguyện vãng sanh Tây Phương thì khi mãn báo thân, A Di Đà Phật cùng Thánh chúng tiếp dẫn ta về Cực lạc. Tội gì phải để tâm suy nghĩ làm thế nào cho được “nhất tâm”, làm thế nào cho được “chứng đắc”, những thứ này đều là vọng tâm, đều là chướng ngại lớn cho ta trên bước đường Tây phương nên cần phải tránh. Lại nữa, chướng ngại tiếp theo là ngã mạn, kiêu ngạo cũng sẽ làm người tu đạo lệch lạc dần con đường tu học của chính mình.
Trường hợp hai vợ chồng người bạn của TĐ chính là một bài pháp hay giúp cho tất cả đồng tu chúng ta luôn luôn phản tỉnh lại mình, cảnh giác và sáng suốt trên con đường tu học.
Cám ơn bồ tát thị hiện một tấm gương cảnh tỉnh cho các liên hữu đồng tu chúng ta!
Nam Mô A Di Đà Phật.
TLPT
A Di Đà Phật…
Xin chào Tìm Lại Phật Tánh: cảm ơn bạn đã hồi âm cho Độ.
Vợ chồng bạn Độ (T) là chuyện hơi bí mật nên mình chưa bật mí được?
TLPT nếu ko gì trở ngại gọi cho Độ: 7716203, 9950449. ĐT của 2 đứa em ở Việt Nam, Độ về Việt Nam 13/7/14. Nhờ TLPT cho ý kiến để giúp bạn (T). Cảm ơn TLPT…
Amitabha…
Nam mô a di đà phật-xin chào bạn Độ. Cổ đức xưa có dạy:
Đi đứng niệm di đà
Nằm ngồi trì lục tự
Thức cũng nghỉ nam mô
Ngủ cũng ghi sáu chữ
Cực lạc muốn vãng sanh
Cứ y hành như thử.
Ngoài ra ba món tư luơng; Tín, Nguyện, Hạnh, là hành trang không thể thiếu trên con đuờng về quê cũ, lòng kiên định, vững chắc muốn biết kết quả thế nào thì chờ hết quả báo thân mình nữa bạn Độ ạ. Trên đường tu tập Ta phải dùng “Trí huệ sáng suốt” để phân biệt đúng sai, mình xem những lời đó đúng với giáo lý của phật dạy về pháp môn tịnh độ không? Nếu đúng thì sao và không đúng thì sao chắc bạn biết phải làm gì?
Tâm của chúng ta cũng giống như một chiếc xe. Chúng ta lái thẳng trên con đuờng chính mà đi cho tới đích cần đến là TPCL của đức phật A Di Đà. Chớ chúng ta không được dừng chỗ này, chỗ kia chơi, vì hai bên đường đầy hiểm nguy, cản trở. Mà nếu có lỡ dừng thì phải dùng “thiên lí nhãn và trí huệ ” để nhận ra và có nhận ra thì vội lên xe đi tiếp chớ quay lại.
Chúc bạn thành công và tinh tấn.
A Di Đà Phật…
Xin chào các vị đồng tu:
Cảm ơn Tuan Chau đã góp ý cho Độ. Có phải bạn là nghệ sĩ Tuấn Châu không?
TC cho mình hỏi: “thế nào là TIN sâu? Thế nào là NGUYỆN thiết? Thế nào là HẠNH (niệm Phật) chuyên? Nhờ bạn lý giải dùm, cảm ơn TuanChau.
Amitabha…
A di dà phật chào Tịnh Độ.
– Thứ nhất TC không phải nghệ sĩ
– Tin sâu:là tin có Nước cực lạc của phật A Di đà,tin có phật, tin có nhân quả…
– Nguyện thiết: nguyện với tấm lòng chân thành,giống như người con xa quê hương lâu lắm chưa về quê ,cho nên nhớ về quê cũ, nhớ về cha mẹ…
– Hạnh niệm là niệm chuyên cần không gián đoạn.
TC xin giải thích đơn giản. Mong Tịnh Độ thông cảm. Cảm ơn.
Chúc Tịnh Độ khoẻ ngày càng tinh tấn.
mình xin góp ý kiến một ít nhé.theo mình nghĩ b đã tin vào phật pháp thì đừng nên để mất như bạn của b.ta cần suy nghĩ rộng hơn xa hơn cái trí óc phàm phu của ta.đã có con người,con vật và nhiều con khác thì phải có những chúng sinh có đức độ cao hơn chúng ta đó là phật là thánh và cũng có chúng sinh đức độ thấp hơn chúng ta là địa ngục,ngạ quỷ,súc sanh.trí hụê chúng ta làm sao thấy hết vũ trụ mênh mông mà nói không có tây phương,không có phật thánh.con kiến nó có biết ta là ai không dù ta có nói với nó.với đôi mắt bé nhỏ nó chỉ nhìn được vài cm thôi.cũng như chúng ta chỉ nhìn thấy 1km trở lại thôi.trong khi khoa học phát triển ngày càng chậm,thời kỳ mạt pháp này cái gì cũng đi xuống,chậm hơn trước.nếu có duyên b sẽ phải gặp người đó.tùy duyên thôi b ak.đó cũng kiểm chứng lòng tin của ta mà thôi.
A Di Đà Phật,
Gửi các Đồng Tu,
Nhắc tới Ấn Quang Đại Sư, cuốn sách Ấn Quang Đại Sư GNL của Ngài. Mình chẳng biết nói gì, nhiều lúc đọc một đoạn Ngài nói thôi mà mình ngồi trầm ngâm cả giờ luôn (tâm thì vẫn niệm Phật nhé 🙂
HN phàm phu tục tử chỉ có chút tâm sự vậy. Quý vị thiên tánh trí huệ tốt thì chắc sẽ đọc rất nhanh thôi và có thể chia sẻ để mọi người cùng biết những lời Ngài nói thì lợi lạc biết bao!
A Di Đà Phật
HÒA THƯỢNG TUYÊN HÓA THƯỢNG NHƠN KỂ VỀ SỰ HÓA THÂN THỊ HIỆN CỦA BỒ TÁT ĐẠI THẾ CHÍ
Bây giờ chúng ta nói thêm về Lão Pháp Sư Ấn Quang. Ngài vốn người tỉnh Sơn Tây; sau khi thọ Cụ Túc Giới, Ngài đến núi Phổ Đà “bế quan.” Trong suốt thời gian “bế quan” này, từ sáng đến tối Ngài ngồi ngay ngắn, chuyên chú xem tạng Kinh một cách hết sức cung kính. Mỗi khi ra nhà vệ sinh Ngài đều thay y phục và mang dép khác. Sau khi đi vệ sinh và tẩy tịnh xong, Ngài lại thay bộ đồ ấy ra, rồi mặc lại y phục mà Ngài thường mặc lúc xem kinh. Cho dù nhà vệ sinh rất sạch sẽ, Ngài vẫn thay đổi y phục như thế—y phục mặc lúc xem kinh thì không mặc khi vào nhà vệ sinh, còn y phục mặc khi vào nhà vệ sinh thì không mặc lúc vào phòng xem kinh. Từ sáng đến tối, Ngài đều xem kinh sách với một thái độ hết sức cung kính, cẩn trọng. Ngài tu ở đạo tràng Quán Âm Bồ Tát trên núi Phổ Đà suốt mười tám năm ròng, và ngày ngày đều chuyên tâm xem kinh sách, không hề xao lãng.
Sau mười tám năm miệt mài tu học, Lão Pháp Sư Ấn Quang đến Nam Kinh giảng Kinh A Di Đà; quý vị có biết thế nào không? Một bậc cao tăng thạc đức như thế, mà giảng kinh lại không có ai đến nghe cả; ngoại trừ một người duy nhất, ngày ngày chăm chỉ đến và ngồi ở băng ghế. Thấy vậy, Lão Pháp Sư nghĩ rằng người này hẳn rất thích nghe giảng, nên một hôm Ngài vui vẻ hỏi han ông ta: “Ông nghe tôi giảng có hiểu hết không?” Sở dĩ Ngài hỏi như thế là vì Ngài vốn người Sơn Tây, khẩu âm hơi khó nghe.
Người ấy trả lời: “Ồ! Thưa Pháp Sư, tôi không hiểu gì cả!”
-“Ông không hiểu ư!? Thế ông ngồi đây làm gì?”
Người ấy đáp: “Tôi đợi Pháp Sư giảng kinh xong để tôi cất dẹp các băng ghế. Tôi là kẻ có phận sự thu dọn băng ghế ở đây chứ không phải đến nghe giảng!”
Chao ôi! Lão Pháp Sư nghe qua thì trong lòng vô cùng đau xót, tự nhủ rằng từ nay sẽ không đến thuyết giảng ở đất Nam Kinh này nữa! Quý vị xem, Ngài giảng kinh chẳng ai đến nghe, có được một người đều đặn đến thì lại không phải để nghe giảng, mà là chờ Ngài giảng xong để cất dẹp các băng ghế!
Về sau, Hội Cư Sĩ Lâm ở Thượng Hải cung thỉnh Lão Pháp Sư Ấn Quang đến giảng Kinh A Di Đà; Ngài nhận lời và lần này, khi Ngài thuyết giảng ở Thượng Hải, thì có rất nhiều người đến nghe. Bởi Phật Giáo ở Nam Kinh bấy giờ không được hưng thịnh lắm, cho nên mặc dù Ngài là bậc thạc đức cao tăng, nhưng vì không có người thông báo, phổ biến tin tức, nên chẳng ai biết để đến nghe Ngài thuyết pháp cả. Còn Thượng Hải là nơi có đông đảo đệ tử quy y của Ngài cư ngụ; những người này biết Sư Phụ mình sắp đến giảng Pháp liền loan báo khắp nơi, nên mọi người nô nức rủ nhau đến nghe Pháp rất đông. Trong số thính chúng đó có một cô học sinh trạc mười tám mười chín tuổi, và chưa phải là tín đồ Phật Giáo. Có một đêm nọ cô nữ sinh này nằm mộng, thấy có người mách với cô rằng: “Ngươi nên đến Cư Sĩ Lâm để nghe giảng kinh. Đại Thế Chí Bồ Tát đang hoằng dương Phật Pháp ở đó, và Ngài hiện đang giảng Kinh A Di Đà!”
Sáng hôm sau, cô đọc báo, quả nhiên thấy có đăng tin giảng Kinh A Di Đà ở Cư Sĩ Lâm và người giảng là Lão Pháp Sư Ấn Quang. Cô kinh ngạc tự hỏi: “Thật kỳ lạ! Sao đêm qua mình nằm mơ lại nghe nói là Đại Thế Chí Bồ Tát giảng Kinh A Di Đà kia mà?” Thế là cô ta liền rủ thêm một số bạn học và cùng nhau háo hức đi nghe giảng; và cô còn kể cho họ biết rằng cô chiêm bao thấy vị Pháp Sư này chính là Đại Thế Chí Bồ Tát!
Tuy vậy, cô nữ sinh này cũng không biết Đại Thế Chí Bồ Tát là ai, nên bèn đi hỏi những người am hiểu Phật Pháp hơn. Những người này lại hỏi cô ta đầu đuôi sự việc, vì sao lại hỏi như thế; thì cô đáp: “Tôi mộng thấy có người mách bảo rằng Đại Thế Chí Bồ Tát đang giảng Kinh A Di Đà tại Cư Sĩ Lâm ở Thượng Hải, và bảo tôi hãy đến đó nghe giảng.”
Những cư sĩ nghe cô nói như thế bèn nghĩ: “Vị Pháp Sư này có lẽ là Bồ Tát Đại Thế Chí hiện thân đến thật đấy!” Thế là họ tới gặp Lão Pháp Sư Ấn Quang và thưa với Ngài rằng có một nữ sinh nằm mộng thấy có người bảo Ngài chính là Đại Thế Chí Bồ Tát và đang giảng Kinh Di Đà ở đây. Lão Pháp Sư liền quở: “Các người chớ nói bậy!” Ngài quở trách những người này một hồi, vì vậy không còn ai dám nhắc đến chuyện đó nữa.
Về sau, cô nữ sinh này cũng quy y với Lão Pháp Sư Ấn Quang. Trong giấc chiêm bao ấy, cô còn được cho biết là vị Đại Thế Chí Bồ Tát này chỉ còn ở lại thêm ba năm nữa mà thôi, và sau đó thì Ngài phải trở về, không ai còn gặp được Ngài nữa. Quả nhiên ba năm sau, nhằm năm Dân Quốc thứ 33, Lão Pháp Sư Ấn Quang viên tịch. Sau khi Ngài viên tịch mọi người mới biết Ngài là Bồ Tát Đại Thế Chí. Sinh thời, Lão Pháp Sư Ấn Quang rất thích chép chương “Đại Thế Chí Bồ Tát Niệm Phật Viên Thông” trong Kinh Lăng Nghiêm; và rất nhiều cư sĩ vẫn còn giữ được những bản chép tay đặc biệt này với chính bút tích của Ngài.
Như vậy, Lão Pháp Sư Ấn Quang là điển hình của một bậc cao tăng thạc đức được khai ngộ trong thời cận đại; cho nên không thể nói là sau khi Phật diệt độ năm trăm năm thì không có bậc A La Hán xuất thế! Kỳ thực, chẳng những A La Hán mà cao hơn cả A La Hán cũng có nữa! Sau khi Lão Pháp Sư Ấn Quang viên tịch và nhục thân được thiêu hóa, thì còn lại rất nhiều Xá Lợi. Người chưa chứng quả hoặc chưa khai ngộ thì không bao giờ có Xá Lợi; có Xá Lợi thì không phải là người thường.
Trích: Kinh Đại Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Thiển Thích, HT. Tuyên Hóa Giảng Thuật.
Nam Mô Đại Thế Chí Bồ Tát
Chư Phật, Bồ Tát thị hiện nhiều mà sau khi các ngài thị tịch thì chúng ta mới biết qua những vị có cơ duyên. Ở VN, Đức Đại Thế Chí hóa thân là Hòa Thượng Thích Thiền Tâm (1926-1992). Trích “xét công hạnh, Ðại sư không những chỉ giáo hóa bằng ngôn giáo mà còn bằng cả thân giáo. Bao nhiêu người nhờ vào những tác phẩm của ngài hay được gặp gỡ ngài mà được lợi lạc nơi pháp môn Tịnh độ. Ðiểm qua những dịch phẩm và trước tác của ngài, điểm nổi bật là một trình độ Phật học uyên thâm, một mức độ hiểu biết sâu xa các nền triết học ngoài Phật giáo được trình bày bằng một văn pháp giản dị, chính xác, trong sáng, trau chuốt, nhẹ nhàng, thanh thoát, bóng bảy nhưng không hoa mỹ, cầu kỳ, ý tứ thâm trầm nhưng dễ hiểu.”
hay
“Tuy rất bận rộn, Hòa thượng vận tiếp tục soạn thuật các tác phẩm quan trọng sau đây: Phật Học Tinh Yếu, Niệm Phật Thập Yếu, Duy Thức Học Cương Yếu, Ðại Bi Tâm Ðà Ra Ni (Ðại Chánh Tạng, quyển 20, kinh số 1060, bản Hán dịch của ngài Già Phạm Ðạt Mạ). Riêng cuốn Niệm Phật Thập Yếu là một tác phẩm cực quý cho hành giả Tịnh nghiệp, luận về mọi phương diện sự lý của pháp Trì Danh Niệm Phật, cách thức tu tập, ngăn ngừa chướng duyên cho hành giả Tịnh độ. Vì thế, tác phẩm này đã liên tục được tái bản, tục ấn. Ngay cả Tịnh Tông Học Hội Ðài Loan cũng đã trùng ấn tác phẩm này với số lượng lớn (10.000 cuốn).”
(http://phatgiao.org.vn/tu-lieu/201611/Tieu-su-Vo-Nhat-ai-Su-Thich-Thien-Tam-24921/)
Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát
Hòa thượng Thích Trí Tịnh (1917-2014) là hóa thân của Quán Thế Âm Bồ Tát.
Xin quý vị và các bạn sen vui lòng xem thêm về ngài Thích Trí Tịnh và Thích Thiền Tâm tại:
http://tinhtonghochoi.vn/chi-tiet-tin-tuc/-/view-detail/tam-thu-thong-bach-suy-ton-to-su-tinh-đo-tong-viet-nam
A Di Đà Phật…
Xin chào Phạm Hieu:
Theo mình nghĩ cố lão Hòa thượng Thích Thiền Tâm là Tổ của Tịnh Độ Tông. Khi Hòa Thượng còn sống đã có xá lợi chiếc răng rồi, răng của Hòa thượng Thích Thiền Tâm búa sắt đập không sao cả. Còn về thông tin Hòa Thượng là Bồ Tát Thế Chí tái lai thì mình tin, nhưng chưa có thông tin chính xác, nên sẽ chưa có mọi người tin.
Còn cố lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh cũng là Tổ Tịnh Độ Tông. Hòa thượng là Bồ Tát Quán Âm tái lai mình cũng tin chuyện đó, nhưng chưa có thông tin chính xác nên sẽ có người vẫn chưa tin về chuyện trên.
Cũng xin chân thành cảm ơn Phạm Hieu đã đang tin tức trên, các liên hữu có thông tin về chuyện hai Cố lão Hòa Thượng thì bổ xung thêm. Xin cảm ơn…
A Di Đà Phật………
Nam Mô Đại Thế Chí Bồ Tát
Dạ kính thưa liên hữu Tịnh Độ.
HIếu có tìm hiểu thêm thì thấy các tác phẩm (bao gồm cả kinh sách dịch) của Hòa thượng Thích Thiền Tâm để lại như:
• Kinh Quán Vô Lượng Thọ.
• Tịnh Học Tân Lương.
• Lá thơ Tịnh Độ.
• Hương Quê Cực Lạc.
• Phật học Tinh yếu. 01- 02- 03
• Duy Thức Học cương yếu.
• Tịnh độ Thập nghi luận.
• Kinh Đại Bi Tâm Đà La Ni.
• Niệm Phật Thập yếu.
• Tây phương Nhựt khóa.
• Tịnh Độ Pháp Nghi.
• Kinh Phật Đảnh Tôn Thắng Đà La Ni.
• Mấy điệu sen thanh.
• Tam Bảo Cảm ứng lục.
Trong đó đặc biệt cuốn sách Niệm Phật Thập Yếu là cuốn sách quý dành cho những người tu tập, thực hành pháp môn Niệm Phật. Như lời giới thiệu “luận về mọi phương diện sự lý của pháp Trì Danh Niệm Phật, cách thức tu tập, ngăn ngừa chướng duyên cho hành giả Tịnh độ”. Ở đây hành giả theo pháp môn thù thắng này có thể tìm thấy các thắc mắc trên con đường tu tập của mình. Lời văn thực sự là “giản dị, chính xác, trong sáng, trau chuốt, nhẹ nhàng, thanh thoát, bóng bảy nhưng không hoa mỹ, cầu kỳ, ý tứ thâm trầm nhưng dễ hiểu”. Khi đọc xong, người đọc sẽ thấy cuốn sách này có giá trị cao quý lẫn thực tế và không khác gì một cuốn nữa của Ấn Quang Đại Sư vậy.
Không chỉ ở VN, Chư Phật, Bồ tát còn thị hiện tại những nơi khác cần dẫn dắt, cứu độ chúng sanh. Tại Nhật Bản, sơ tổ Tịnh Độ Tông Nhật Bản là Pháp Nhiên Thượng Nhân cũng là Đức Đại Thế Chí thị hiện. Trích như sau:
“Đương thời Tể tướng Đằng Nguyên Kiêm Thực rất ngưỡng mộ Thượng Nhân. Có lần thỉnh ngài vào điện Nguyệt Luân để tham vấn về Tịnh Tông Yếu nghĩa, giảng xong Ngài từ biệt ra về, khi đi đến cây cầu ở trước điện, tể tướng quỳ lạy dưới đất không cầm được nước mắt, giây lâu mới quay lại hỏi các người tùy tùng: “Vừa rồi các người có thấy Thượng Nhân trên đầu có hào quang, dưới chân có hoa sen đỡ rời khỏi mặt đất, hình dáng giống như Đức Đại Thế Chí hay không?”. Có người thấy, có người không. Từ đó cầu này được đặt tên là cầu Viên Quang.
Có lần cử hành Niệm Phật thất 21 ngày ở Chùa Linh Sơn. Vào nửa đêm ngày thứ 5, có vài người thấy Đức Đại Thế Chí cùng với đại chúng kinh hành Niệm Phật nên vội đảnh lễ. Giây lát ngước lên thì hình Đức Đại Thế Chí biến thành hình Thượng Nhân. Do đó mới biết rằng ngài là hóa thân của Đức Đại Thế Chí.”
http://www.tinhdo.net/cacbaivietlienquan/164-niemphattongyeu.html
http://www.khanhanh.fr/phathoc/baiviet/niemphat.htm
Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát
Đức Quán Thế Âm thị hiện là hòa thượng Thích Trí Tịnh. Ngài là bậc tùng lâm thạch trụ của Phật giáo Việt Nam. Là dịch giả của rất nhiều bộ kinh lớn mà nhờ đó chúng ta ngày nay được đọc tụng, tu tập theo những lời dạy trong kinh. Riêng với pháp môn Niệm Phật, ngài có cuốn được biết đến nhiều nhất là “Hương Sen Vạn Đức”.
Sau khi ngài thị tịch, nhập tháp hào quang chiếu sáng trên bầu trời rất vi diệu. Xin quý vị và các bạn sen xem từ phút 5:50 trở đi. Có cả hình cánh sen hồng quanh hào quang chói lọi.
https://www.youtube.com/watch?v=jEbsjmNA7gI
A MI ĐÀ PHẬT
https://drive.google.com/file/d/1_eUNBgmRnW1hqYla4UDhTCzgPgQh9DPs/view?usp=sharing
Dạ cuốn “Niệm Phật Thập Yếu” Hiếu xin được gửi lại đường dẫn cập nhật ở trên (do hôm nay lỡ tay xóa cả thư mục trên google drive vì quá dung lượng). Kính nhờ BBT hoan hỉ sửa lại giùm hòng giúp cho bạn sen nào muốn đọc bản mềm cuốn “Niệm Phật Thập Yếu” vẫn có thể đọc hay tải về ạ.
A MI ĐÀ PHẬT
ẤN QUANG ĐẠI SƯ XÁ LỢI KÝ
“Xá-lợi” tiếng Phạn, đúng là “thiết-lợi-la”, tiếng Hoa nói “linh cốt”, là công đức hành giới định tuệ nhẫn huân thành. Xưa kia Thế Tôn Thích Ca nhập niết bàn cũng vậy, tự châm lửa trà-tỳ, thân vỡ vụn thành xá-lợi ngũ sắc, lóng lánh sáng rực không hư hoại, còn biến hóa thần kỳ, đó là xá-lợi Phật. Về sau hễ cao Tăng đức độ, trà-tỳ đều có xá-lợi, nhưng độ bóng láng, kiên cố các loại không thể so sánh với của Phật. Nay xá-lợi của đại sư Ấn Quang ở Linh Nham đáng được ghi nhận.
Đại sư sanh Tây 100 ngày rồi trà-tỳ, vừa đúng gặp ngày Thánh lễ Thế Tôn nhập niết bàn, là ngày bỗng nhiên trời quang mây tạnh, Tăng và tục đưa tiễn đông hơn hai ngàn. Lão Hòa thượng Chân Đạt châm lửa. Đến tối, khói trắng như tuyết, hiện ánh sáng ngũ sắc. Tối ngày hôm sau, Hòa thượng Diệu Chân trụ trì chùa Linh Nham, cùng đại chúng đến nơi trà-tỳ nhặt cốt, màu trắng cứng chắc, nặng như khoáng, chạm vào có tiếng vang như chuông. Xương đỉnh đầu nứt ra năm cánh, như hoa sen. Răng còn nguyên không hoại, 32 chiếc (Biên tập chú: Đại sư là cao niên 80 rồi mà răng hoàn toàn không bị rụng, cũng là hiếm thấy vậy.) Vô số xá-lợi được phát hiện, hình dạng có hạt châu, có cánh hoa, có kiểu dạng viên. Màu sắc thì có màu đỏ, có màu trắng, có màu bích, có ngũ sắc. Hình sắc đẹp lạ thường, đếm được hơn trăm.
Nhặt xong, phân ra làm sáu tụ, mỗi tụ đầy mâm, ghi chú lên trên là “ngũ sắc xá-lợi châu”, châu là hạt tròn mà rời; ghi “ngũ sắc tiểu xá-lợi hoa”, hoa là hình hạt châu dính nhau thành hoa; ghi “ngũ sắc đại xá-lợi hoa”, đại hoa là những miếng mỏng như đóa hoa; ghi “ngũ sắc huyết xá-lợi”, huyết là thịt hóa thành; ghi “ngũ sắc xá-lợi khối”, nhiều hình dạng tạp lẫn lộn như khối; ghi “nha xỉ tam thập nhị lạp”, được gọi là xá-lợi răng vậy. Sáu tụ này, sẽ cất giữ ở núi làm tư liệu kỷ niệm lưu truyền cho hậu thế chiêm ngưỡng. Tro hỏa táng còn sót lại sau khi nhặt, liền có tín sĩ (chú: thiện nam, nam tín đồ) lễ lạy khấn cầu xin, chắc chắn có được. Như cư sĩ Ngô Quốc Anh của Philippines là một trong số đó. Ngài giống như pháp sư Quảng Hiệp của Singapore, được xá-lợi ngũ sắc trước; thượng nhân Pháp Độ của Ngũ Đài sơn được xá-lợi màu xanh thúy; cư sĩ Nhạo Tuệ Bân của Thượng Hải được xá-lợi máu viên to, đều là nhân duyên đặc biệt. Thượng nhân Diệu Chân lấy sáu tụ xá-lợi, chụp hình phân tặng tri thức. Người gần xa thấy được, không ai không ca ngợi là hiếm có, thậm chí có người phát tâm nghinh thỉnh cúng dường, làm kỷ niệm lâu dài.
Ký giả viết: Đại sư một đời, nghiêm tịnh giới luật, chuyên chí Tịnh độ. Một chiêu sau cùng, đã hiện tướng tốt sanh Tây làm tấm gương cho hậu thế, lại lưu xá-lợi để biểu dương tướng pháp thân bất hoại, khiến cho người hữu duyên chiêm lễ cúng dường, khắp cả đều được công đức. Đại sư từ bi độ chúng sanh, hoằng nguyện vô tận, có đủ chứng minh, há chỉ tịnh đức trang nghiêm thôi sao!
Thời gian giữa mùa xuân Tân Tỵ năm 30 Trung Hoa Dân Quốc
Tịnh Nghiệp Học Nhân Cổ Phạm Nông Ký Đông kính lễ cẩn thuật.
A di đà phật
HQ xin phép chép lại và dịch thơ bản chữ Hán “ĐẠI THẾ CHÍ BỒ TÁT KỆ” của PS Bổn Không, để cúng dường quý bạn sen hữu duyên tham khảo. Hiện mình chưa có bản dịch thơ nên tạm dich như thế, có gì không phải mong quý bạn sen hoan hỷ góp ý bỏ qua, Nếu có bản dịch nào tốt hơn mong quý bạn post lên cúng dường đại chúng.
A di đà phật
Nguyên tác
金瓶寶冠擁青螺,百億牟尼漾碧波。
絕妙香塵嚴極樂,無邊光色淨娑婆。
攝生方便歸安養,念佛圓通渡愛河。
足步蓮花大勢至,現前接引見彌陀
Dịch âm:
Kim bình bảo quan ủng thanh loa
Bách ức Mâu ni dạng bích ba,
Tuyệt diệu hương trần nghiêm Cực lạc,
Vô biên quang sắc tịnh Sa bà.
Nhiếp sinh phương tiện quy an dưỡng,
Niệm phật viên thông độ ái hà,
Túc bộ liên hoa Đại thế chí,
Hiện tiền tiếp dẫn kiến Di đà.
Tạm dịch thơ:
Mũ báu bình vàng mái tóc xanh
Trăm ngàn tia sáng toả chung quanh
Hương thơm tuyệt diệu nghiêm Cực Lạc
Quang sắc vô biên tịnh Ta bà
Phương tiện nhiếp sanh về An Dưỡng
Niệm Phật viên thông độ quần manh
Hoa sen nâng gót Đại Thế Chí
Hiện kiến Di Dà niệm Phật danh.
Ghi chú:
ủng thanh loa (擁青螺).
Ủng là giữ,bao bọc. Loa là búi tóc trên đầu. Thanh là màu xanh. Vậy mình tạm hiểu câu thơ đầu là trên đỉnh đầu của Bồ tát Đại Thế Chí có nhục kế chứa bình báu bằng thất bảo (kim bình- kim là vàng, chỉ lấy vàng làm tượng trưng), có mũ báu bằng thất bảo (bảo quan) và chiếc mũ này đội trên mái tóc xanh của Bồ tát. Bảo quan này là Thiên quan như kinh Quán Vô Lượng Thọ mô tả như sau:
“Thiên quan của Ðại Thế Chí Bồ Tát có năm trăm hoa báu, mỗi mỗi hoa báu có năm trăm đài báu, trong mỗi mỗi đài, tướng dài ngắn của quốc độ thanh tịnh vi diệu chư Phật mười phương đều hiện rõ. Nhục kế trên dỉnh như hoa bát đầu ma, trên nhục kế có một bình báu đựng các ánh sáng, khắp hiện Phật sự”
Nam mô A di đà phật
Cám ơn bạn Hương Quang
Theo mình biết thì những bài kệ tán thán Bồ Tát Quan Thế Âm thì nhiều, nhưng Kệ tán thán Bồ tát Đại Thế Chí thì rất ít. Bài kệ của Ps Bổn Không trong video Ấn quang Đại sư là hóa thân Đại Thế Chí Bồ Tát ở trên ý nghĩa rất hay và khá rõ ràng, tuy nhiên ở câu thứ hai “Bách ức Ma ni dạng bích ba” này, mình ko hiểu lắm. Đạo hữu HQ và Ban biên tập hoặc quý Đạo hữu khác có thể giải thích thêm giúp mình được không?
Nam mô A di đà phật
Đúng vậy, bạn Thanh Trúc.
Bài kệ tán thán Bồ Tát Đại Thế Chí này của Ps Bổn Không thật đặc biệt vì nó được sáng tác vài tháng trước khi được gặp Ấn Quang Đại sư trong giấc mộng, có thể nói là cảm ứng đạo giao không thể nghĩ bàn.
“Bách ức Ma ni dạng bích ba”.
Bách là trăm, ức là mười vạn, vạn là mười ngàn (10.000). Vậy ức là trăm ngàn (100.000) và bách ức là mười triệu (10.000.000).
Ma ni là một loại châu báu rất quý ở Ấn Độ. Theo truyền thuyết, loại báu này có đặc tính rất trong sạch và các chất dơ bẩn không thể bám vào được. Đặc biệt, khi bỏ ngọc mani vào nước đục, nước sẽ hóa ra trong. Bỏ vào chất độc, chất độc liền bị khử. Cũng có tên là ngọc ly cấu. Cũng theo truyền thuyết, ai được ngọc mani thì cầu gì được nấy. Vì vậy cũng có tên là ngọc như ý.
Trong kinh có nói về ngọc Ma ni như sau:
“Về ngọc mani thì có ba tính chất, tâu đại vương.
Thứ nhất, ngọc mani trong sạch, thuần khiết; cũng vậy, bậc hành giả có giới hạnh, nuôi mạng trong sạch và thuần khiết như ngọc mani vậy.
Thứ hai, ngọc mani bản chất không dính các vật dơ uế; cũng vậy, tâm của bậc hành giả không để cho các xấu ác làm hoen ố mình; không thân cận bạn bè hoặc người có tâm xấu ác.
Thứ ba, ngọc mani thuộc dòng dõi ngọc cao quý vô song, giữ gìn phẩm chất cao quý vô song của mình; cũng vậy, bậc hành giả noi gương ngọc mani để gìn giữ phẩm chất dòng dõi cao thượng của mình. Ấy là dòng dõi Thánh nhân Tu-đà-huờn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm và A-la-hán; nghĩa là bậc hữu học, bậc vô học, bậc đắc tam minh, bậc đắc lục thông”.
“Bách ức Ma ni” , mười triệu châu Ma ni. Con số bách ức(mười triệu), chỉ là đại diện cho số nhiều, ý nói đến con số vô lượng hạt châu chứ không phải định số.
“dạng bích ba” (漾碧波)
Ba là sóng nước.
Bích là ngọc bích hoặc những gì có màu xanh.
Dạng là sự chuyển động qua lại, sóng sánh của nước.
Như trong bài thơ Hí đề của Nguyễn Trãi có câu tương tự như sau:
Pha lê vạn khoảnh dạng tình ba (玻瓈萬頃漾晴波)
Nghĩa là:
Nước trong sóng sánh như vạn khoảnh pha lê.
Vậy, nghĩa đen của câu “bách ức Ma ni dạng bích ba”, có thể tạm hiểu là “nước xanh sóng sánh như trăm ức viên ngọc báu Ma ni”.
Sự dao động, chuyển động của sóng nước tạo nên hình ảnh lấp lánh rất đẹp mắt, trông giống như sự lấp lánh của vô số viên ngọc Mani. Cách mô tả này rất giống với cách nói vạn khoảng pha lê của Nguyễn Trãi.
Tuy nhiên, nếu hiểu chữ “ba” theo nghĩa sóng nước thông thường trong “dạng bích ba” thì theo mình nghĩ không phù hợp với bài kệ mô tả thân tướng Bồ Tát Đại Thế Chí.
Chữ “ba”, nghĩa là sóng này, theo mình, không phải là sóng nước, mà là sóng ánh sáng, cũng tương tự như âm ba là sóng âm thanh vậy,
Vậy, “bách ức ma ni dạng bích ba”, được
hiểu thành “thân của Bồ tát phát ra ánh sáng hào quang uốn lượn thành dạng sóng màu xanh ngọc bích lấp lánh rực rỡ như trăm ức viên hạt châu Ma ni”.
Cũng có thể hiểu theo nghĩa khác “thân tướng của Bồ Tát được nghiêm sức bởi vô số (trăm ức) hạt châu Ma ni và vô số hạt châu này đều phóng vô số hào quang xanh dạng sóng uốn lượn chiếu xa chung quanh”.
Trên đây là theo thiển ý của HQ, nếu quý bạn sen huynh đệ có cao kiến góp ý bổ sung, xin hoan hỷ ban cho vài dòng pháp thí.
Nam mô A di đà phật
Nam mô A Di Đà Phật
xin hoan hỷ về những chia sẻ hữu ích cho hàng sơ học như mình được hiểu thêm, bài viết bạn rất hay
Xin hoan hỷ hoan hỷ
A Di Đà Phật
Điều quan trọng đối với chúng ta là đừng bao giờ bị lung lạc tín tâm. Hãy bền chí đến cùng với chí nguyện của mình. Quý vị sẽ thành tựu. A Di Đà Phật!