Một câu A Di Đà Phật, vốn là thuốc A Già Đà, có thể trị bá bệnh tiêu tai khỏi nạn, thật sự rất tốt. Ở đây lại kể ra một vị niệm Phật thành khẩn được cảm ứng. Nhà vị cư sĩ này ở đường Tam Dân Đài Trung, nguyên quán Phúc Châu, tên là Tôn Phụng Anh tuổi khoảng hơn ba mươi.
Cô ta lúc trẻ ở Đại lục đã tin Phật, đã trồng căn lành. Lúc kháng chiến thắng lợi, Đài Loan được khôi phục, sau khi cô ta chuyển về Đài Trung, bắt đầu niệm Phật, do vì là hàng xóm của bà Vạn, đã từng tham gia ban Phục Hưng của liên xã, nhưng cô ta cách ban Song tu rất gần, buổi giảng kinh các ngày chủ nhựt thường đều tham gia.
Có một hôm cô ta nói với tôi: “Sư tỷ! Tôi niệm Phật A Di Đà được cảm ứng như thế, sao mà khuyên người ta niệm Phật, người ta đều chẳng chịu niệm?”. Tôi hỏi cô ta từng được cảm ứng như thế nào? Cô ta liền đem một đoạn sự thật bảy năm trước nói với tôi.
Cô ta nói: “Vào tháng 7, bảy năm về trước có một lần bão lớn. Nhà vệ sinh lúc trước của nhà tôi là làm bên một con rạch sau nhà, cách nhà một đoạn. Kế bên nhà vệ sinh có một cây đa lớn từ thời Nhật chiếm cứ để lại. Tôi 9 giờ tối đêm đó ra đi vệ sinh. Lúc bước vào nhà vệ sinh, bên tai liền nghe dường như có người nói với tôi “Nhanh nhanh đi ra! Nguy hiểm, nguy hiểm!”, liên tiếp nghe được ba, bốn lần như thế.
Tôi sợ quá chạy ra ngay, u một hơi chạy vào trong nhà bếp, bỗng nhiên nghe một tiếng rầm to như sét đánh, chỉ thấy cây đa to kia bị gió thổi ngã, ngã xuống đúng ngay nhà vệ sinh, nếu như nó ngã vào nhà thì thật không biết ra sao! Chồng tôi vừa nhìn thấy nhà vệ sinh bị cây đa ngã đè, liền to tiếng gọi con cái, biểu nhanh nhanh ra cứu má tụi bây, bả đang ở trong nhà vệ sinh kìa! Nếu như bị đè thì tiêu rồi! Tôi lúc đó từ nhà bếp ung dung đi ra vừa cười vừa nói với chồng con rằng: “Tôi ở đây nè, không cần phải lo sợ, do vì Phật A Di Đà kêu bên tai tôi nhanh chóng đi ra, nguy hiểm, nguy hiểm! Thành ra tôi không đi vệ sinh gì cả liền chạy ra, vừa chạy đến nhà bếp cây đa to liền ngã xuống.
Nếu như không có Đức A Di Đà Phật đại từ đại bi cứu tôi, e rằng bây giờ tôi đã tan xương nát thịt rồi!”. Tôi nghe xong truyện cảm ứng của cư sĩ Tôn Phụng Anh, bèn khen và chúc phúc cô ta. Lại hỏi cô ta: “Phương pháp tu hằng ngày của cô như thế nào?”. Cô ta nói: “Chồng tôi là một viên chức nghèo, lại có sáu đứa con vừa trai vừa gái, cho nên nhất định phải lượng mức thu mà chi. May được tu theo pháp môn này không cần phải tốn tiền gì cũng có thể tu được. Tôi hằng ngày sớm tối ngoài thắp hương lễ Phật ba lễ ra, lúc giặt đồ cũng niệm Phật, lúc nấu cơm cũng niệm Phật, lúc quét nhà cũng niệm Phật.
Tôi cứ như thế luôn luôn niệm trong tâm tôi. Gặp người hàng xóm liền khuyên họ niệm Phật, khuyên họ đi nghe giảng kinh, đáng tiếc là họ đều không tin, có người còn cho tôi là ngu mê, cho nên xem họ suốt ngày đều nói chuyện tào lao luống qua ngày tháng, rất là tội nghiệp cho họ”. Tôi liền an ủi cô ta, nói rằng: “Cô dụng công như thế, tâm không rời Phật, cuối cùng nhất định được giải thoát. Đời này không có biện tài độ chúng sanh, phát nguyện vãng sanh Cực lạc, lúc đầy đủ biện tài, thừa nguyện lực trở lại, cứu độ hết thảy chúng sanh”.
Cư sĩ Tôn Phụng Anh có một hôm lại nói với tôi: “Tôi vào mùa hè năm ngoái, cũng từng nhờ Phật gia bị, thoát khỏi được tai nạn một lần”. Tiếp theo cô ta nói: “Việc xảy ra vào tháng 5 năm ngoái, có một đêm khoảng hơn 2 giờ, ở trên mạch đập của cánh tay trái tôi, đang ngủ bỗng nghiên bị con gì cắn một cái, đau thấu tim phổi, lập tức lớn tiếng kêu đau, chồng tôi và đứa con lớn thức dậy thì thấy một con trùng lớn đang bò trên cánh tay tôi, hai cha con liền tóm lấy con trùng to đó dán chặt trên tường.
Tôi lúc đó đau muốn chết, chỗ bị cắn dường như có cái gì đó, nó chạy khắp người, thẳng lên đau đến trên óc, có cảm giác như cái đầu phình to lên như cái đấu, nhưng trong lòng rất hiểu cái đau nhức dữ dội đó, nếu như đau đến trong tim thì bỏ mạng, do vì ngực ngạt đến nỗi thở không được, tôi tự nghĩ nhứt định số mạng đã định sống đến đây là hết, e không có cách gì cứu được! Lúc tôi bị cắn, thì cảm thấy sanh mạng khó giữ, do vì đau quá, tôi liền nhứt tâm to tiếng niệm “A Di Đà Phật”.
Mặc dù cái đau đã chạy đến trên óc, cho dù nó chạy đến trong tim, tôi vẫn cứ một mực nhứt tâm niệm Phật, hy vọng Đức Phật A Di Đà đến tiếp dẫn tôi đi”. Lúc đó tôi bèn hỏi cô ta: “Chạy đến trong tim là mất mạng, nhưng cô uống thuốc gì hay chích thuốc gì mà cứu được vậy?”.
Cô ta đáp: “Đêm hôm khuya khoắt, đi đâu mời thầy thuốc? Không có chích cũng không có uống thuốc gì hết, tôi tự mình một lòng một dạ chỉ muốn vãng sanh Tây phương, cứ niệm Phật mãi không dứt, niệm đến không còn sợ gì nữa hết, trong tâm không còn vướng mắc chút gì, chỉ có một câu “A Di Đà Phật”.
Ngay lúc đó, bỗng nhiên thân thể cảm thấy nhẹ nhàng dễ chịu lại, không những đầu không còn đau, ngực cũng không còn ngạt nữa, chưa đến sáng đã tỉnh táo lại, tinh thần cũng vẫn như cũ, nhưng cũng còn rất mỏi mệt, hôm sau nằm nghỉ trên giường một ngày thì bình an vô sự”.
Tôi lại hỏi cô ta: “Con trùng đó nó ra làm sao? Bao lớn? Tại sao cắn người đau ghê gớm vậy?”. Cô ta nói: “Hiện giờ vẫn còn dính trên vách dài khoảng một thước (thước Tàu), có rất nhiều chân”. Tôi hỏi cô ta màu gì? Cô ta nói màu đỏ nhạt. Tôi nói: “Đó chẳng phải là con rít sao? Cô thật là có căn lành, gặp lúc nguy cấp còn biết nhứt tâm niệm Phật, nếu không thì bị rít cắn rất là nguy, còn nguy hơn là rắn độc nữa, thường hay gây ra cho người ta đến chết!”.
Hai chuyện cảm ứng kỳ dị trên đây là chính miệng liên hữu Tôn Phụng Anh nói với tôi.
Trích Những Chuyện Niệm Phật Cảm Ứng Mắt Thấy Tai Nghe
Tác giả: Lâm Khán Trị
Dịch giả: Thích Hoằng Chí
Cho con hỏi nếu con niệm phật hồi hướng cho ba mẹ con sau nay được vãng sanh có được không thầy?
A di đà phật.
Thật là kì diệu. Adiđa phật luôn ở bên cạnh chúng ta, chỉ có những người có tâm phật mới nhận ra được. Cầu cho tất cả mọi người trên thế gian này đều nhận thấy luôn có phật DiĐà bên cạnh. ADiĐà Phật, ADiĐà Phật, ADiĐà Phật..
MÔ PHẬT.Phật pháp kì diệu kg thể dùng từ thế gian mà diễn nói hết dc,các bạn đạo ạ.xin kể ra 1 việc tôi đã may mắn thoát tai nạn liên tiếp trong 5 phút:tôi và chồng đi côn việc hôm mùng 8 tháng 1 âl nẳm 2013,lúc lên cầu mỹ thuận về nhà thì do xe lúc đó đổ về thành phố rất n,nhưng lúc lên dốc thì phải chạy nhanh mới dc,gần tới dốc thì có 1 chiếc xe bất ngờ chết máy ngay giữa cầu,chỉ còn khoảng 2m là đụng nó rồi,may mắn thay bẻ lái wa 1 bên mà có thể tránh dc kg đụng nó và kg đụng trúng những xe khác đang chạy sát một bên,thật hên wa,tôi thấy rất lo lắng nên niệm Phật thầm trong lòng,mong có thể về nhà an toàn,nhưng kg ,chạy khoảng 3 phút thì xuống tới chỗ thu phí(trạm đã nghỉ rồi)vì muốn đi tắt cho nhanh nên quẹo qua lộ bên kia thì vừa quẹo có một chiếc xe máy chạy bên lằn dường của xe tải chạy đến với tốc độ khá nhanh,lao đến chúng tôi,trong lúc nguy hiểm đó tôi chỉ kịp nghĩ”thôi chết rồi”thật sự kg thể niện Phật trong tic tắc nguy hiểm đó,nhưng thật sự rất may anh ta thắng xe lết bánh,xe quay 360 độ rồi đụng nhẹ vào chân tôi.trong sát na đó tôi kg ngờ lại nhẹ nhàng kg sao hết,trong lòng còn sợ lắm.
Nhờ thường ngày tôi có ăn chay niệm Phật nên chuyện lớn hoá nhỏ,nhỏ hoá kg.thật sự kg thể nghĩ bàn..Phật pháp mới có thể cứu ta khỏi hiểm nguy,chứ thật sự tiền lúc đó chẳng thể cứu nổi ta đâu.Trong thâm tâm tôi rất biết ơn chư Phật đã từ bi cứu giúp tôi wa cơn hoạn nạn,nên tôi càng tin và tinh tấn n hơn nữa.
Mong rằng các bạn đạo ngày càng tinh tấn trên con đường Phật Pháp để có n lợi lạc nhiệm màu nhé .Nam Mô A Di Dà Phật.
Nam mô A Di Đà Phật. Nam mô Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát
nam mô a di đà phật. con chào thầy ,chào tất cả mọi người. con tên.hưng sinh năm 92.
thầy ơi cho con hỏi là. con muốn niệm phật cầu bình an mọi tốt đẹp đến với mọi người trong gia đình con có được không ạ. hay chỉ là con niệm phật thì phật ứng với con thôi ạ. trong đầu và trong lòng con lúc nào cũng nghĩ và thầm mong mọi điều ác, chuyện xấu, tội lỗi của mọi nguời trong gia đình con đã tạo thì xin hay để 1 mình con gánh chịu con xin chấp nhận để đổi lấy bình an may mắn cho mọi người trong gia đình. dù có đi chùa chiền thắp hương hay đơn giản chỉ là đi ngoài đường thì con cũng luôn suy nghĩ và cầu mong như vậy. vì con chưa đi học đạo hay nghe thầy giảng nhưng có lại rất muốn đi học nghe thầy giảng. con cũng biết lòng con chưa rũ bỏ được bụi trần nhưng nhiều lúc con lại rất muốn bỏ tất cả vương vấn để theo thầy học. mà không biết học ở đâu và học như thế nào trong khi điều kiện thời gian và công việc nhiều khi không được. với lại trước đây nhà con đi xem bói nhiều nơi bảo con đi tu hay phải hầu thầy đồng bóng..con không biết thế nào. nhà con thì có chị gái hay bị ốm nặng. hôm qua nhà con đi xem thì cô bảo anh trai con năm nay chết vì cô nhìn rõ là anh con bị tai nạn về rượu bị xe cán. cô bảo anh con hay đi chùa chiền cầu xem cha mẹ có cứu được không. nên con rất lo con không biết làm thế nào để có thể giúp anh con tai qua nạn khỏi ,bình an vô sự mong thầy chỉ bảo giúp con xem có cách nào giúp mong muốn của con thành hiện thực. con muốn tất cả mọi tội lỗi do người nhà trong gia đình con gây ra hãy để mình con gánh chịu. cầu cho mọi người trong gia đình con được bình an vô sự và con muốn được rũ bỏ hồng trần tịnh tâm tu hành ạ. con xin cảm ơn thầy, cảm ơn tất cả mọi người ạ.!
A Di Đà Phật,
Cái tâm muốn cầu bình an cho gia đình là rất đáng quý. Nhưng mình phải hiện thực cái nguyện đó mới được, chứ Phật Bồ Tát ko làm thay dùm mình được việc này. Các Ngài chỉ dạy chúng ta phương pháp làm sao sống được bình an, được hạnh phúc, cho đến được giàu có, mạnh khỏe,v.v…
Phật còn dạy thêm là trong gia đình thì có cái nghiệp chung, gọi là cộng nghiệp, nghĩa là ảnh hưởng lên toàn bộ người trong gia đình. TD: Cả gia đình đều có xuất phát từ trong hoàn cảnh nghèo khó, hoặc cả gia đình ai cũng có truyền thống hiếu học, làm thầy giáo, cô giáo,v.v…Đây gọi là cộng nghiệp.
Và Phật lại dạy là có cái biệt nghiệp: Là tự mỗi thành viên trong gia đình đều có cái nghiệp riêng, có cái sướng khổ riêng, không ai thế cho ai được…Con nhìn trong nhà thì sẽ thấy rõ, cùng là 1 mẹ sanh ra mà anh chị em trong nhà có người thông minh hơn, lanh lẹ hơn những người khác, hoặc có người sanh ra lại phải bệnh tật suốt thôi, còn anh chị em khác thì rất khỏe mạnh…Đây gọi là biệt nghiệp.
Trong biệt nghiệp có cộng nghiệp và trong cộng nghiệp lại có biệt nghiệp. Chỗ này con phải ngẫm kỹ thì mới hiểu được.
Cho nên cái tâm con muốn gánh cái khổ của gia đình lên chính con thôi là rất đáng quý nhưng nó cũng chỉ giải quyết 1 phần trong cái cộng nghiệp thôi, còn cái nghiệp riêng của mỗi người thì mỗi người phải tự mình tiếp nhận chứ ko ai gánh dùm ai hết. Chư Phật Bồ Tát cũng ko gánh được đâu. Vì sao? Vì các Ngài nếu gánh dùm thì chẳng phải đạp đổ định luật Nhân Quả rồi hay sao? Nhân Quả của ai thì người đó tự làm tự chịu, dẫu có thương ơi là thương nhưng cũng ko chịu thay được.
Giải thích đến đây thì hi vọng con đã hiểu được chút phần về Nghiệp và Nhân Quả. Nhưng nếu thật sự con chịu khó ráng tu tập, đoạn ác, tu thiện thì cũng có thể sẽ góp phần cho gia đình của con được chuyển biến tốt hơn đó, gọi là “1 người làm quan thì cả họ được nhờ”, vẫn khiến cho mọi người hưởng được phần thơm lây từ con. Muốn như vậy thì con phải đọc cuốn “Làm Chủ Vận Mệnh” thiệt là kỹ, và đọc nhiều lần:
http://phapamgiaithoat.com/ebook/Lam-Chu-Van-Menh-TT-Thich-Minh-Quang-Dich.pdf
Đọc đến khi thuộc lòng thì là tốt nhất, vì có thuộc lòng thì những đạo lý trong đó mới thấm sâu vào trong tư tưởng mà chuyển hóa thành hành động một cách dễ dàng được, còn ko thì “quên bài” hoài, vậy thì làm sao có thể chuyển được vận mệnh?
Cuốn sách này chính là điểm xuất phát trọng yếu trên con đường học đạo của con. Phải nghiêm túc học tập và thực hành theo thì sau này tương lai là 1 mảng tươi sáng.
Con xem quyển sách này rồi thì sẽ bỏ cái vụ xem bói thôi, vì thầy bói chỉ đoán được mạng của người phàm tục mê muội, còn kẻ đã lập chí làm chủ vận mạng thì lời thầy bói chẳng còn hiệu nghiệm nữa. Gọi là “Mạng do mình tạo, phước do mình tìm”.
Còn chuyện nói anh trai con sẽ chết năm nay thì cũng cùng 1 lý: Chỉ cần anh trai con chịu tu sửa học tập thành 1 con người mới, lập chí muốn làm chủ vận mạng thì dẫu lời “phán” kia có đúng thì cũng sẽ chẳng còn đúng nữa. Vì người đó đã chuyển nghiệp rồi.
Cho nên cuốn sách này rất quan trọng với con đó. Cũng nên chia sẻ cho anh trai con cùng đọc và học theo.
Nhà con năm nay mọi người hãy phát tâm ăn chay nhiều hơn đi, ai ăn chay trường được thì lại càng hay, nhất là con và anh con. Chỉ có mình tự bản thân thành tựu được thì mới có thể giúp người khác thành tựu.
Rủ bỏ hồng trần là rủ bỏ những thói hư tập khí ô nhiễm ở bên trong nội tâm của con, chứ ko phải rủ bỏ trách nhiệm của con đối với Cha Mẹ và gia đình. Gọi là “Trong tâm thanh tịnh không nhiễm bụi trần”.
Tâm con phải an thì con mới có thể mang lại bình an cho người khác. Mà tâm muốn an thì không có cách nào khác hơn là bắt đầu từ Đoạn Ác Tu Thiện.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Thưa thầy rất rất mong thầy hoan hỷ giải đáp cặn kẽ cho con vấn đề này,con từng nghe rất nhiều câu chuyện về niệm phật cảm ứng và bản thân con cũng không ít lần chứng nhận được sự cảm ứng này nên con rất tin tưởng vào đức phật a di đà,nhưng con không hiểu đó là đức phật vốn là 1 vị thầy,là người chỉ đường cho ta tu học,ko thể ban phước giáng họa,mọi sự buồn vui đều là do nhân quả ta gieo gặt vậy tại sao khi nguy hiểm tới hay chuyện khó khăn xảy tới nếu thành tâm niệm phật lại nhận được sự cảm ứng ko thể nghĩ bàn.Điều này có mâu thuẫn ko thưa thầy?có người giải thích vấn đề này rằng giữa nhân quả có chữ duyên nên khi nhân ác sắp trổ quả nếu chí thành niệm phật thì đó là cái duyên để làm giảm nhẹ ác nhân này nhưng cái duyên này phải hiểu như thế nào ạ?có phải do phật tạo ra cái duyên này ko ạ?chính sự khúc mắc này làm con gặp khi niệm phật khá nhiều.Con mong thầy giải đáp cho con
A di đà phật
A Di Đà Phật – Xin chào vanhoang
Pháp môn niệm Phật có công đức bất khả tư nghì. Như bạn đã từng biết Những Chuyện Niệm Phật Cảm Ứng Mắt Thấy Tai Nghe đã có rất nhiều. Do vậy Người Niệm Phật Không Mong Cầu Phước Báu Thế Gian mà Người Niệm Phật Chỉ Cầu Sanh Tây Phương Cực Lạc. Tuy nhiên trong quá trình niệm Phật thì tội diệt phước sanh và ngay trong hiện đời vẫn có được sự “gia trì” bao gồm tha lực và tự lực.
Về tự lực thì ví như bạn thiếu nợ một người nào đó và họ đang đến để đòi. Nếu như bạn từ chối và cải lại là bạn không có thiếu nợ họ thì họ sẽ nỗi sân rồi làm tổn thương đến bạn. Nếu như họ đến đòi nợ mà thấy bạn quỳ trước bàn Phật với áo choàng trang nghiêm, hương trầm nghi ngút, lời kinh tiếng mỏ ngân nga…thì cảnh tượng ấy đã khiến cho người đòi nợ (oan gia trái chủ) cảm động và tâm thiện nơi họ đã nảy sinh. Sau đó họ lại nghe câu kệ hồi hướng:” …Nếu có ai thấy nghe cùng phát lòng bồ đề, hết một báo thân này đồng sanh cõi Cực Lạc” khiến cho thiện căn của họ đã trỗi dậy và tâm họ trở nên hiền lành, biết khoan dung, tha thứ độ lượng…Có thể nói là họ đã được cảm hóa cho nên sẽ không muốn đòi nợ hay trả thù nữa mà biết buông xả. Do vậy trong kinh Pháp Cú có nói:” Hận thù diệt hận thù, là điều không thể có. Từ bi diệt hận thù, là định luật thiên thu“. Như vậy thì hận thù của oan gia trái chủ đã được cảm hóa bởi tấm lòng từ bi của người tu đạo, có phải không? Chính vì thế cho nên kinh Pháp Hoa nói:” Người nào có tâm từ bi thương yêu hết thảy chúng sanh chính là đã vào nhà Như Lai. Áo Như Lai chính là hạnh nhu hòa nhẫn nhục”.
Về tha lực thì bạn phải vững niềm tin thì mới cảm nhận được. Do vậy phần lớn câu trả lời có lẻ đã nằm trong bài Vì Sao Niệm Phật 10 Niệm Có Thể Diệt Tội Nhiều Kiếp?. Nếu có sơ sót gì, rất mong nhận được ý kiến đóng góp, bổ sung từ các liên hữu nhé.
Nam Mô A Di Đà Phật
A Di Đà Phật
Chào bạn Vanhoang.Đức Phật Thích Ca là thầy của tam giới nhưng danh hiệu mà bạn niệm là đức Phật A Di Đà. Danh hiệu A Di Đà Phật không những là bổn sư mà còn là tự tánh của hết thảy của chúng sanh.Phải biết tự tánh của chúng sanh vốn là trong sáng tròn khắp chiếu soi khắp pháp giới.Trong cái tự tánh ấy chỉ toàn là những tánh công đức bất khả tư nghị,nơi ấy không hề có cái gọi là tội lỗi.Tội lỗi chỉ là do tâm mê vọng mà có,nó chỉ là những hạt bụi trần giả lập vốn không thể làm cho tự tánh A Di Đà Phật vẩn đục.Tự tánh từ trước đến nay lúc nào cũng thế cũng trong sáng tròn khắp chiếu soi khắp pháp giới.Khi bạn niệm Danh hiệu A Di Đà Phật thì tâm của bạn đang duyên với Danh hiệu A Di Đà Phật vào trong tự tánh của mình,lìa xa tất cả những hạt bụi trần giả lập để đi đến chỗ vắng lặng sáng suốt trong tự tánh,an lạc, cảm ứng với nguyện lực của đức Phật A Di Đà,thấy mình sanh vào cõi nước Cực Lạc,thân mình ngồi trên tòa sen báu.Còn nếu bạn không niệm Danh hiệu A Di Đà Phật thì tâm sẽ duyên với những hạt bụi trần giả lập để đi vào những cõi giả lập trong tam giới mà thọ qủa báo.
Bạn nên biết Danh hiệu A Di Đà Phật có chứa luật nhân qủa,bao trùm cả nhân qủa.Nhân qủa thì bao trùm pháp giới chúng sanh nhưng không bao trùm được Danh hiệu A Di Đà Phật.Cho nên không thể lấy luật nhân qủa để mà giải thích cùng tận sự kỳ diệu của Danh hiệu A Di Đà Phật,thậm chí sẽ còn hoài nghi Danh hiệu A Di Đà Phật. Danh hiệu A Di Đà Phật chỉ có Phật với Phật mới thấu hiểu cùng tận.Chỉ có tín,nguyện,niệm thì sẽ thọ thọ dụng được sự kỳ diệu Danh hiệu A Di Đà Phật,còn cứ lý luận hoài nghi thì sẽ duyên với những hạt bụi trần giả lập.
Bạn hãy niệm Danh hiệu A Di Đà Phật trong sự vô nghi đi.
A Di Đà Phật
Điều này có lẽ là Trí Không Thể Nghĩ Bàn.
A Di Đà Phật _()_
A Di Đà Phật. Xin share cho bạn VanHoang,
Sống trong bổn nguyện của Phật A Di Đà
(Nguyễn Thế Đăng)
Khi đức tin đã phát khởi, chúng ta có sự tương thông với Phật A Di Đà và sự tượng thông đó trở nên liên tục, tương tục và luôn luôn mở rộng cả bề sâu lẫn bề rộng bằng niệm danh hiệu Phật. Sự chuyển hóa liên tục xảy ra từ mối nối kết này, biến đổi con người tội lỗi, bất toàn, tự mâu thuẫn xung đột và phải chết của chúng ta thành một con người của Tịnh độ. Sự chuyển hóa này ngày xưa các tổ Tịnh độ ví như “gạch ngói vụn được biến thành vàng ròng” vì “trong Tịnh độ tất cả trời người sắc tướng đều một màu vàng ròng” (lời nguyện thứ 3). Chúng ta cần nhắc lại một lần nữa, sự chuyển hóa không chỉ xảy ra ở nơi cõi Tịnh độ mà đã và đang xảy ra ngay tại đây và lúc này. Sự chuyển hóa “gạch ngói vụn thành vàng ròng”, “sắc tướng con người đồng thành một màu vàng ròng” phải được thiết lập ở đây và lúc này, nghĩa là kinh nghiệm về Tịnh độ và Phật A Di Đà phải được cảm nhận nơi mình ở đây và lúc này.
Để minh họa cho đời sống của đức tin hiện sinh này, chúng ta đọc một vài mẩu chuyện của Shoma (1799-1871) trích từ The Essence of Buddhism của D.T. Suzuki :
Có lần Shoma viếng một ngôi chùa quê. Vừa vào chánh điện, anh thõng chân nằm dài tượng A Di Đà. Một người trách anh thất kính, anh trả lời :
“Tôi vào đây là trở về nhà cha mẹ tôi, còn anh bắt bẻ tôi như vậy chẳng qua anh chỉ là người ngoài gia đình này thôi”.
Có lẽ sống trong lòng đại bi bổn nguyện của Phật A Di Đà là như vậy.
Có lần Shoma cùng các bạn đi trên một chiếc thuyền buồm, gặp lúc gió lớn sóng to như muốn nhận chìm thuyền. Mọi người quên hết việc niệm Phật mà chỉ biết van vái lung tung. Trong khi ấy, Shoma nằm ngủ cho đến lúc người ta đập anh dậy, anh dụi mắt hỏi :
“Tôi có còn trong thế giới Ta bà không?”
Có lần anh làm việc ngoài đồng, mệt bèn về nhà nghỉ. Gió mát khiến anh nhớ đến Phật A Di Đà. Anh liền mang tượng ra đặt bên cạnh nói : “Ngài ngồi đây hóng mát nhé !”.
Một hôm giữa đường mắc bệnh, bạn bè mướn người võng anh về nhà, rồi dặn dò :
“Nay anh đã về quê rồi, hãy nghỉ yên và tạ ơn A Di Đà”, Shoma đáp :”Cám ơn, nhưng tôi bệnh ở đâu thì chỗ đó là Tịnh Độ của tôi, sát ngay bên cạnh tôi”.
Có lần nghe người nói về hoạt động truyền giáo của một tôn giáo khác, Shoma nói :
“Không gì tốt hơn là phàm phu thành Phật”. Khi có người hỏi làm sao giữ tròn được cuộc sống sau khi chết, Shoma đáp : “Việc ấy để A Di Đà lo liệu, đó không phải là chuyện của tôi”.
Chúng ta thấy một con người, bằng đức tin và niệm danh hiệu, đã gắn được cuộc đời mình với bổn nguyện của A Di Đà, và như thế, dù thân còn ở đây chưa về đến Tịnh độ nhưng tâm đã có phần dự vào trong Tịnh độ, trong Pháp thân, Báo thân và Hóa thân của Phật A Di Đà để xóa tan khoảng cách giữa Ta bà và Tịnh độ, giữa sinh tử và Niết bàn.
Có thể tóm lại, sống trong bổn nguyện là giao phó, đưa hết thẩy thân tâm tùy thuận với công việc đại bi bao la vô tận của Phật A Di Đà, một thân tâm quy y vào Phật A Di Đà như vậy thì thanh tịnh để có thể phát khởi đức tin trông cậy vào A Di Đà và công việc của Ngài. Thân tâm hữu hạn và khuyết điểm đó chìm ngập trong thực tại của A Di Đà là Trí tuệ và Đại bi phổ trong 48 lời nguyện, đây là tiền đề để sinh về Tịnh độ. Nhưng trước khi thân tâm đi về trung tâm điểm đích đến của nó là Tịnh độ, thì ngay ở đây và lúc này, nơi thế giới này, chúng ta đã hưởng được những phần công đức của Tịnh Độ.
——————————————–
TIN thì – tự tại an lạc (hoa sen đang bắt đầu nở trong ao thất bảo)
NGHI thì lo lắng phiền não (hoa sen còn nằm trong bùn chưa nở)
Nam Mô A Di Đà Phật.
Xin cho con hỏi : con đang đi chùa tụng kinh hàng tuần , nay vì nhiều lý do ; con muốn thay đổi chùa khác để tụng kinh : như vậy con có sai hay không ? Xin vui lòng hướng dẩn và phúc đáp . Cám ơn .
Chào bạn Tuệ Trung,
Không sao cả, bạn cứ tụng kinh ở chùa nào mà bạn thấy thuận tiện và thoải mái.
Bên cạnh việc tụng kinh, bạn cần hiểu rõ và áp dụng lời Phật dạy trong kinh vào cuộc sống, điều phục tâm mình ngày càng bớt tham, sân, si nhé, như vậy sẽ giúp bạn có được cuộc sống ngày càng an lạc.
Chúc bạn thường tinh tấn.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Tôi, Hạnh đi tìm trên online download kinh tụng mỗi ngày cho Quốc Thái Dân An, vì tệ nạn người người giết nhau, bắt cóc để bán nội tạng xảy ra hàng ngày, đau xót thay. Chuyện ngoài tầm tay, chỉ còn cách Cầu Nguyện. Ai biết hoặc có chỉ cho Hạnh, làm ơn!
Đường Về Cõi Tịnh: A Di Đà Phật! Mong bạn hoan hỉ viết tiếng Việt đủ dấu để mọi người tiện chia sẻ.
Nam mô a di đà phật.
Đứa con của con đang gặp nguy hiểm trong bệnh tật và ko bác sĩ nào cứu được. Con muốn tụng kinh cầu nguyện cho con tai qua nạn khỏi thi làm thế nào ah. Rất mong được phật Pháp giúp con.
Nam mô a di đà phật.
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Nam Mô A Di Đà Phật,
*Bệnh mà bác sĩ chê, bạn nên hiểu đó là nghiệp bệnh. Nghiệp này không phải riêng kiếp này mà là vô lượng vô biên kiếp đã gây tạo, tích tụ, nay nhân duyên chín mùi, con bạn phải trả quả. Giản đơn hơn: con bạn nợ quá nhiều, nợ nọ chồng lên nợ kia mà không chịu trả, nay vốn, lãi đều đã ở mức khủng, cùng ập đến buộc con bạn phải cùng một lúc trả nợ.
– Nợ khủng: để dụ cho những nghiệp ác gây tạo từ vô thỉ cho tới nay mà nhiều hơn cả là nghiệp sát sanh, hại vật;
– Vốn-lãi: dụ cho những nghiệp báo con bạn chưa trả.
Nếu con bạn đã lớn, đủ khả năng để nhận biết, bạn nên phân tích tường tận chuyện này cho con bạn hiểu để cháu hiểu được nhân quả báo ứng. Điều này hết sức hệ trọng, bạn phải chọn thời điểm thích hợp để giúp cho con bạn hiểu. Khi cháu thông được điều này thì bước kế tiếp là khuyên cháu phải thành tâm sám hối mọi tội lỗi đã gây tạo, và phát tâm niệm Phật, buông bỏ mạng sống hiện tại để niệm Phật cầu sanh về Tịnh Độ.
Tại sao nên phát tâm sám hối và nguyện buông mạng sống hiện tại?
*Sám hối: là nhận lại những tội lỗi gây ra từ vô thỉ kiếp tới nay và nguyện từ nay về sau quyết không gây tạo.
*Buông bỏ thân mạng: nghĩa là thân mạng này trước hay sau, sớm hay muộn, khoẻ hay bệnh, già hay trẻ…đều phải chết. Nay nhân lúc bệnh nghiệp nặng như vậy, hãy dũng cảm buông bỏ cái thân nghiệp nặng này, cầu sám hối và giải thoát, nghĩa là cầu Phật A Di Đà gia hộ, giúp mình tịnh tâm để sám hối mà được sanh về Tịnh Độ.
Khi tâm thành sám hối khởi, tâm thành buông bỏ mạng tội lỗi để cầu sanh tịnh độ, các oan gia trái chủ sẽ cùng thức tỉnh, tiến tới họ sẽ giác ngộ, thông cảm, buông tha, cùng niệm Phật cầu sanh tịnh độ, lúc này bệnh sẽ tự hoá giải, không chữa mà thành khỏi.
Đó là pháp cầu tử để sống, mong bạn phải hiểu rõ điều này để không lầm lẫn về tư tưởng.
*Bản thân bạn nên phát tâm tụng KINH ĐỊA TẠNG BỒ TÁT BỔN NGUYỆN, thực hành phóng sanh, gây tạo mọi phước thiện cho con. Nếu con bạn có thể cùng tu học, làm phước thì rất tốt, còn không thì bạn phải vì con mà phát tâm làm thật thanh tịnh rồi hồi hướng cho các oan gia trái chủ nhiều đời nhiều kiếp của con bạn và con bạn, nguyện cho cả hai đều sanh về tịnh độ.
*Bản thân con bạn quyết không được khởi nghĩ hay sanh tâm oán thù với những nghiệp bệnh mà sẽ khiến oan gia trái chủ thêm thù oán sâu nặng hơn, trái lại phải coi họ là bạn, là thầy, là bồ tát đang đến giúp mình thức tỉnh để trả nghiệp. Chính vì vậy, con bạn và bạn phải khởi tâm từ bi, thương họ như chính mình vậy. Được vậy, sự tu học, hồi hướng mới có kết quả.
Chúc bạn vững tin nơi chánh pháp và giúp con thanh tịnh trả nghiệp.
TN
Con cảm ơn những lời của phật Pháp.con sẽ ghi nhớ và thành tâm niệm Phật. Thật buồn thay con của con mới tròn 4tháng tuổi, cái tuổi này có tội gì ko ah. Mong Phật Pháp chỉ giúp con phải đọc kinh nào để cầu nguyện cho con của con ah.
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Nam Mô A Di Đà Phật,
*Con cái đến với chúng ta có 4 nhân duyên: báo ân, báo oán, trả nợ, đòi nợ.
– Báo ân, trả nợ: kể từ khi thụ thai cho đến lúc ra đời và trưởng thành chúng luôn đem lại an lạc và hạnh phúc cho cha mẹ.
– Báo oán, đòi nợ: từ khi mang thai, ra đời, trưởng thành luôn đem lại những lo âu, đau đớn, phiền não cho cha mẹ.
Con của bạn mới bốn tháng tuổi đã mắc phải bệnh nan y như vậy, cho thấy nghiệp của cháu rất nặng (biệt nghiệp); kết hợp nghiệp của hai bạn (cộng nghiệp) – những nghiệp này rất có thể trong đời quá khứ vì sát sanh, hại vật (tự mình làm, hoặc chung làm), làm tổn hại lẫn nhau, từ đó những oán thù đã kết lại mà chưa được hoá giải. Nay duyên hội đủ, cháu đến thọ thai vào nhà bạn, và tìm cách khiến cho hai bạn phải đau khổ. Hai bạn chớ khởi nghĩ cháu bé mới 4 tháng tuổi chưa thể làm gì, sao có thể tạo nghiệp? Nghiệp là sự tích tụ, hun đúc từ vô thỉ kiếp tới nay, khi duyên đủ thì nghiệp chín và quả sẽ thành. TN sơ lược về nghiệp và nhân quả để bạn hiểu phần nào, từ đó không sanh tâm hoảng loạn, chán chường hay oán trời, trách đất…tạo thêm những nghiệp bất thiện cho bản thân và gia đình.
*Điều bạn nên làm hiện nay và cấp bách là phát tâm thỉnh KINH ĐỊA TẠNG BỒ TÁT BỔN NGUYỆN, và tụng liên tục trong một năm không gián đoạn. Hàng ngày nếu có thể, thay phiên nhau liên tục trong ngày, tụng mỗi ngày một quyển KINH ĐỊA TẠNG BỒ TÁT BỔN NGUYỆN, nếu không thì mỗi ngày một quyển nhỏ; kết hợp niệm Phật mọi thời, mọi nơi cùng cháu bé. Khi tụng kinh, niệm Phật nên cho cháu bé ở gần để cháu có thể cảm nhận được Phật pháp, từ đó giúp cháu cùng có sự chuyển hoá về tâm thức. Sau mỗi thời tụng kinh, hai bạn thành tâm hồi hướng cho những oan gia trái chủ nhiều đời nhiều kiếp của cháu bé và cho cháu bé, nguyện cho họ và cháu bé đồng buông bỏ oán thù, đồng phát tâm thanh tịnh cùng hai bạn tu đạo để hoá giải nghiệp chướng mà vãng sanh Tịnh Độ.
*Chớ nghĩ cháu bé còn quá nhỏ nên không thể cảm nhận được, bởi về tâm linh, tâm hai bạn nghĩ sao, cháu bé đều cảm nhận đủ cả, vì thế hai bạn phải khởi tâm từ bi để thương yêu con và nguyện cho con chuyển hoá nghiệp hiện tiền để (giả như) cháu không đủ thọ mạng dài lâu, khi xả báo thân này, cháu sẽ đủ duyên để sanh về Tịnh Độ. Muốn vậy hai bạn phải có đủ niềm tin nơi đạo Phật, quyết không thối chuyển, quyết không đến những nơi đền, phủ, miếu (nơi thờ đồng cốt, quỷ thần hay xem bói, bẻ, yểm bùa chú…) để cầu xin, van vái; trái lại phải tận tâm, tận sức làm tất thảy mọi phước thiện như TN đã trao đổi trong thư trước để hồi hướng cho cháu bé.
Quan trọng: không được nguyện cho cháu bé mau khỏi bệnh mà gặp chướng ngại, lý do như trao đổi trước TN đã chia sẻ, mà phải nhất tâm, nhất nguyện hồi hướng cho cháu mau sanh về Tịnh Độ. Được vậy, nếu cháu bé có oán thù quá sâu nặng với hai bạn, cháu sẽ cảm động mà buông bỏ oán thù=tự thân cháu sẽ khỏi bệnh; hoặc các oan gia trái chủ của cháu bé và hai bạn tự cảm động, rồi chuyển hoá tâm oán thù mà giác ngộ rồi cùng tu đạo để giải thoát=bệnh cũng tự khỏi. Chuyển hoá nhanh hay chậm phụ thuộc tâm chân thành, thanh tịnh của hai bạn và nghiệp sâu hay cạn của hai bạn và con.
*Hai bạn nên phát tâm ăn chay trường, đặc biệt khi tụng KINH ĐỊA TẠNG BỒ TÁT BỔN NGUYỆN; tuyệt đối đừng bao giờ sát sanh cho dù con vật nhỏ. Phải nên phát tâm cả nhà quy y Tam Bảo và hai bạn nên phát tâm thọ Ngũ Giới; riêng cháu bé chỉ cần quy Y Tam Bảo (Phật-pháp-Tăng là đủ). Bởi khi cả nhà quy y Tam Bảo, chư Phật, chư hộ pháp sẽ cùng gia hộ, giúp cho các bạn tĩnh tâm tu đạo để chuyển hoá nghiệp lực. Bằng không nếu tự thân, không đủ niềm tin, nghiệp quá sâu nặng sẽ vô cùng khó.
Cầu mong Phật lực và Quán Thế Âm Bồ Tát gia trì giúp cho cháu bé sớm ngày vượt qua khổ nạn.
TN
Bài tham khảo:
1. Kinh A Nan Vấn Phật Chuyện Cát Hung
2. Kinh Nhân Quả 3 Đời
3. Kinh Tội Phúc Báo Ứng
4. Kinh Nghiệp Báo Sai Biệt
5. Liễu Phàm Tứ Huấn
6. Cảm Ứng Thiên