Tứ chúng đệ tử ở ngay trong đời này có cơ hội nghe được Phật pháp, đây là nhân duyên hy hữu khó gặp, trong kinh Phật cũng thường nói “thiện căn, phước đức, nhân duyên”, ba cái đầy đủ thì đời này mới có thể được độ.
Chúng ta có nhân duyên đầy đủ, vấn đề là có thiện căn, phước đức hay không? Có thiện căn phước đức, tức là tin sâu, nguyện thiết, y giáo phụng hành, cái này chính là thiện căn, phước đức. Nếu không tin, không có cái nguyện lực này, không chịu y giáo phụng hành, vẫn cứ tùy thuận tập khí phiền não của mình, thì trong ba điều kiện này, “nhân duyên” bạn có nhưng thiện căn, phước đức không đủ, tức là như trước đây lão cư sĩ Lý Bỉnh Nam đã nói, bạn vẫn tùy nghiệp thọ báo như xưa, bạn vẫn bị nghiệp lực dẫn dắt, bạn không ra khỏi luân hồi, không trốn thoát tam đồ. Tất yếu ba điều kiện phải đồng thời đầy đủ, thì người này trong một đời siêu thoát rồi.
Trước đây, rất nhiều năm về trước, khi tôi còn ở Đài Loan, giáo sư Lam Kiết Phú đến hỏi tôi về điều kiện vãng sanh, tôi bèn dựa theo một câu kinh văn trong kinh A Di Đà để trả lời ông. Kinh A Di Đà nói: “Không thể ít thiện căn, phước đức, nhân duyên mà được sanh nước kia”. Chúng ta ngày nay thông thường nói thiện căn, phước đức, nhân duyên đều có nhưng ít, đã ít thì không thể “được sanh nước kia”. Hay nói cách khác, phải nhiều thiện căn, nhiều phước đức, nhiều nhân duyên mới chắc chắn sanh Tịnh Độ. Phật ở trong kinh nói rõ ràng như vậy, nói minh bạch như vậy, chúng ta phải biết…
Học Phật, mấu chốt của thành bại là gì? Ngày đầu tiên tôi học Phật, nhờ có đại sư Chương Gia chỉ dạy tôi: “Nhìn thấu, buông xả”. Mấu chốt thành bại của bạn là quyết định ở bốn chữ này. Bạn không thể nhìn thấu, không thể buông xả, thì đời này cùng lắm là kết cái duyên ở trong Phật pháp mà thôi. “Kết duyên”, vô lượng kiếp quá khứ đến nay, chúng ta đã kết duyên không ít lần rồi, cho nên mới nói “có thiện căn sâu dày”. Thế Tôn ở trong Kinh Vô Lượng Thọ nói cho chúng ta biết về A Xà vương tử, ông trong đời quá khứ đã từng cúng dường 400 ức Phật. “Ức” là con số của Ấn Độ, con số này chênh lệch rất lớn, mười vạn cũng gọi là ức, trăm vạn cũng gọi là ức, ngàn vạn cũng gọi là ức. Chúng ta chỉ tính con số thấp nhất là mười vạn. Một ức là mười vạn, mà “400 ức” cũng là con số tương đối khá lớn rồi. Trong đời quá khứ đã từng gieo trồng thiện căn, tiếp xúc được Phật pháp nhiều lần như vậy, nhưng cái thiện căn này trong kinh A Di Đà nói là “ít thiện căn”, vẫn không phải nhiều. Từ đó cho thấy, tập khí chúng ta nghiêm trọng dường nào, tại sao vậy? Chúng ta xem thấy ở trong Kinh, A Xà Vương Tử nghe Thế Tôn giảng kinh Vô Lượng Thọ, ông vẫn chưa có phát tâm cầu sanh Tịnh Độ, cái tâm này vẫn chưa có phát ra được. Ông chỉ phát tâm là “chúng con tương lai làm Phật cũng muốn giống như Phật A Di Đà vậy”, ông chưa có phát tâm cầu sanh. Nếu như phát tâm cầu sanh Tịnh Độ, vậy mới gọi là nhiều thiện căn. Cho nên A Xà vương tử vẫn là thuộc về ít thiện căn, ít phước đức. Mặc dù có nhiều nhân duyên, nhưng ông có ít thiện căn, ít phước đức nên không thể thành tựu.
Chúng ta soi lại mình một chút, chúng ta có phải ít thiện căn, ít phước đức hay không? Điều này phải suy xét cho thật kỹ. Thật sự thiện căn phước đức ít, có cách gì cứu chữa hay không? Có! Bạn chân thật có thể nhìn thấu, chân thật có thể buông xả, chân thật có thể cầu học, thì chỉ trong thời gian mấy năm, bạn có thể đem ít thiện căn của bạn biến thành nhiều thiện căn. Đó chính là ngày đêm phải tăng cường huân tu Phật pháp.
Tại Singapore, điển hình rõ rệt nhất là ông Trần Quang Biệt, cựu trưởng Cư Sĩ Lâm. Tuy ông học Phật từ nhỏ, hộ trì Phật pháp 50-60 năm, nhân duyên của ông không ít, nhưng thiện căn, phước đức của ông đều ít. Khi về già, thời gian bốn năm cuối đời, ông bị bệnh. Nằm trên giường bệnh, mỗi ngày ông nghe đĩa giảng Kinh tám giờ, không gián đoạn ngày nào. Điều này đã bổ túc thêm nhiều thiện căn phước đức của ông. Trong cơn bệnh, ông thật sự buông xả vạn duyên, nhất tâm niệm A Di Đà Phật, cho nên ông thành công. Ông đã làm nên một tấm gương rất tốt cho chúng ta thấy.
Chúng ta không nên đợi lâm chung bị bệnh, nằm ở trên giường mới nghe Kinh, mà phải làm ngay bây giờ. Ông nằm trên giường bệnh đã nghe Kinh bốn năm là có thể biết trước ngày giờ ra đi. Chúng ta hiện nay không bị bệnh, nhân lúc tuổi còn trẻ hãy buông xả vạn duyên, cũng nghe giảng Kinh được mỗi ngày tám giờ, tôi tin bốn năm bạn có thể đứng vãng sanh, không có bị bệnh. Điều này có thể làm được nhưng chúng ta biến thành không thể, là nguyên nhân gì vậy? Do không chịu làm, không chịu buông xả! Buông xả gì vậy? Buông xả tập khí phiền não, buông xả tự tư tự lợi, buông xả tham sân si mạn, buông xả nhân ngã thị phi, buông xả ngũ dục lục trần, dạy bạn phải buông xả những thứ này. Chuyên tâm đọc Kinh, nghe giảng Kinh, niệm A Di Đà Phật, người ba năm thành tựu quá nhiều quá nhiều rồi. Các bạn hãy xem Tịnh Độ Thánh Hiền Lục, xem Vãng Sanh Truyện, bao nhiêu người tu hành chỉ ba năm là vãng sanh rồi…
Trích Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh – tập 44
Đại Lão Hòa Thượng Tịnh Không chủ giảng
Cẩn dịch: Viên Đạt cư sĩ, Vọng Tây cư sĩ
Biên tập: Phật tử Diệu Hương, Phật tử Diệu Hiền
“…Tín tâm tại vì sao có thể thoái, tại vì sao có thể thay đổi? Ở trong đây tóm lại không ngoài hai nguyên nhân. Nguyên nhân thứ nhất là chính mình từ vô lượng kiếp đến nay tu tích thiện căn phước đức nhân duyên mỏng, không sâu dày. Nguyên nhân thứ hai là nhận thức đối với giáo lý chưa đủ sâu, cho nên học Phật, giáo nghĩa của Phật không liễu giải một cách sâu sắc.
Thế Tôn ở trên hội Kim Cang Bát Nhã dạy chúng ta “thâm giải nghĩa thú”. Chúng ta đối với nghĩa thú của Phật pháp hiểu được không đủ sâu là do bởi hai loại nguyên nhân này, nên không ngăn nổi mê hoặc của năm dục sáu trần bên ngoài, phiền não tập khí theo đó mà thêm lớn, đạo tâm bị tiêu mất hết. Đây là từ xưa đến nay, bao nhiêu người tu hành không thể thành tựu, nhân tố chính ngay chỗ này. Cho nên nếu chúng ta muốn có thành tựu, thứ nhất tín tâm phải kiên định. Tín tâm kiên định thực tế là khó, không phải là một việc dễ dàng. Chính mình trước đây thiện căn phước đức nhân duyên mỏng một chút cũng vẫn không sợ, nếu như chúng ta ngay trong một đời này gặp được duyên thù thắng thì có thể bổ túc thiện căn phước đức nhân duyên không đủ.
Cho nên ở trong Quán Kinh Sớ, đại sư Thiện Đạo nói rất hay, Ngài nói: “Chín phẩm vãng sanh đều là ở duyên ngộ khác nhau”. Chúng ta biết được Thiện Đạo là A Di Đà Phật tái sanh, lời nói này chính là A Di Đà Phật đích thân vì chúng ta nói. Do gặp duyên khác nhau, cho dù gặp được nhân duyên thù thắng, nếu như thiện căn phước đức không có cũng không được, cho dù đã có mà không đủ thì có thể bù đắp vào, nếu như không có thì cũng không thể thành tựu…
Thời gian đầu học Phật pháp, đọc tụng nghe giảng quan trọng hơn bất cứ thứ gì, vì sao vậy? Giúp cho bạn kiên định tín tâm, giúp cho bạn kiên định nguyện tâm, thì bạn cầu chánh giác mới có thể tin cậy được. Nếu bạn không thể thâm giải nghĩa thú, bạn sẽ giải đãi, bạn sẽ thoái chuyển. Bạn phải nên biết, khi vừa giải đãi, vừa thoái chuyển, bạn liền phải giác ngộ chính mình thiện căn phước đức không đủ, không thể thấu triệt được đối với nghĩa kinh. Người thiện căn phước đức sâu dày thì sẽ không thoái chuyển, người thâm giải nghĩa thú cũng sẽ không thoái chuyển, hai loại người này quyết định thành tựu…”
[Trích lời dạy của HT. Tịnh Không từ “Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 83)”]
A Di Đà Phật Tịnh Thái.
Bạn có nghe qua câu nầy chưa mà HT không tìm thấy trong kinh điển.
“Ta suốt đời chưa thuộc lòng được 6 chữ Nam Mô A Di Đà Phật làm sao dám nghĩ đến thuộc lòng một bộ kinh hay tam tạng kinh điển”
Thế nào là thuộc lòng 6 chữ Nam Mô A Di Đà Phật?
Hay nói cho đơn giản mà thực tế nhất chúng ta tu là phải sống theo đức hạnh của các vị Đại Bồ Tát trước thì sẽ thuộc lòng 6 chữ Nam Mô A Di Đà Phật. Chúng ta không cần phải nói nhiều vì chúng sanh đa số nghiệp chướng nặng nề thiện căn quá thiếu nghe vô lỗ tai nầy lọt ra lỗ tai kia. Có thuyết pháp bao nhiêu đi nữa cũng không bằng cái gương hạnh Bồ Tát ở đời cho mọi người chứng kiến lời kinh Phật không hư dói thì kinh điển sẽ bất tận không bị diệt.
Niệm Phật tụng kinh nhưng khi gặp chướng duyên buồn phiền ở ngoài đời thực tế mà chưa thuộc lòng 2 chữ Nhân Quả chắc trong lòng bàn tay thì chúng ta sẽ ra sao?
Khi gặp nghịch cảnh bực tức sân hận liệu mình có thuộc lòng danh hiệu Nam Mô Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát để rộng lượng tha thứ hoan hỷ cho kẻ chưa biết đạo không?
Ai đã thật vì nguyện vãng sanh Tây Phương mà quyết tâm đại chí ăn chay trường chưa? Chúng ta vì miến thịt ngon miệng nhất thời khổ đau của mấy con vật mà ăn hay vì bồ đề tâm. Không tu thì thôi mà đã phát tâm bồ đề thì phải ăn chay ít nhất 80% trong tháng tới khi chay trường mợi được gọi là có lòng từ bi vì chúng sanh mà niệm Phật cầu vãng sanh.
Chúng ta chỉ khuyên mọi người ăn chay niệm Phật làm tròn bổn phận trong gia đình xã hội công ăn việc làm thì đó là không phụ lòng đại bi của ngài Đại Thế Chí Bồ Tát hoá thân độ sanh cho chúng ta mới đây.
Kinh Đại Thừa thâm sâu vi diệu nếu ai thượng căn liễu ngộ thì nên thật hành làm gương sáng soi cho mọi người độn căn nghiệp chướng nặng nề như HT thấy để nương theo thật tập tu hành. Đừng để lý thuyết hình thức văn tự làm chủ tâm mình thì hy vọng tiêu trừ nghiệp chướng. Nếu là thượng căn thì có thể lý sự viên thông nhưng hàng hạ căn khi nghe kinh pháp đa số bị trói buộc theo văn tự lý thuyết mà không hề hay biết. Từ đó là cái gương ai cũng thích đua theo bắt trước. Cái ngã vi tế đấy đa số đều chết với nó vì chúng ta không ở gần minh sư Tổ để gia hộ chỉ dạy.
Cho nên trong thời mạt pháp không chi hơn là phải quy y ngài Quán Thế Âm âm thầm chỉ đường tu pháp môn niệm Phật thì mới yên tâm cho đa số tại gia tu hành như chúng ta. Ngài có đại nhơn duyên cứu giúp chúng sanh ai có tâm bồ đề thì cầu nguyện sẽ thành tựu viên mãn.
Nam Mô Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát. Nguyện cho con và tất cả chúng sanh niệm Phật không bị chướng ngại tư tại vãng sanh Cực Lạc trong thời mạt pháp.
Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật – Huệ Tịnh kính mến:
Bạn có thể tham khảo thêm bài viết này cũng rất phù hợp với câu hỏi của bạn:
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2013/10/thay-day-toi-niem-phat/
Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật !
A Di Đà Phật liên hữu.
Cảm ơn TT. HT có đọc qua bài đó lâu rồi và cũng dùng để làm nam chỉ của sự tu hành để giải phóng cái ngã chấp hình thức bề ngoài của chính mình. Thành ra HT tu tập không thích ở nơi đám đông sợ bị chướng ngại do nhiều ngã chấp hội tụ lại một chổ thì dể chiêu cảm nghiệp lực không thanh tịnh. Càng cô tịch thì càng tốt. Trì chú Đại Bi 5-7 biến để dễ định tâm trước khi niệm Phật rất có lợi cho HT. Người khác thì mình không biết. Tuỳ duyên.
Kính HT!
A Di Đà Phật!
Huynh Huệ Tịnh thích ưu nơi cô tịnh tránh nơi đám đông phiền não là rất như pháp, như “Kinh A Nan vấn Phật sự cát hung” cũng nói rõ người tu hành đời mạt muốn thành tựu đều chọn chốn A Lan Nhã mà tu. Tu trong động là dành cho bậc Bồ tát ít nhất đã chứng quả vị sơ địa còn hàng phàm phu phiền não nghiệp chướng đẫy dẫy mà nói là tu phải trong động thì gay quá.
Thật sự tu hành sẽ rất không muốn nơi ồn ào, náo nhiệt kể cả bàn về Phật pháp cũng chẳng muốn, chỉ mong giữ tâm thanh tịnh niệm Phật!
Nên nghe pháp rất tốt là cách để tâm thanh tịnh, vì mình nghe pháp thời gian đó không để các phiền não khác tác động.
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT!
A Di Đà Phật liên hữu Tịnh Minh.
Đối với HT trước bàn thờ tụng kinh trì chú niệm Phật là đạo tràng. Đang lái xe nghe pháp hay niệm Phật là đạo tràng. Đẩy xe bé gái đi bộ ngoài đường niệm Phật là đạo tràng. Đang hút bụi lau nhà niệm Phật là đạo tràng. Nếu cho rằng phải lên núi tu trong động hay tới chùa mới là đạo tràng thì có lẽ người đó còn chấp hình tướng thích ngoại quên nội.
Bạn cũng thừa biết khi tới đám đông tâm bạn có liệu giữ được bình an vô sự không? Vì sao ở đạo tràng đông Phật tử lại cảm giác không thanh tịnh bằng ở nhà một mình tụng kinh niệm Phật trước bàn thờ? Đơn giản là Nghiệp lực ngã chấp chiêu cảm rung động tần số với nhau. Nếu bạn là Bồ Tát thì tần số trong tâm quá cao hơn tâm phàm phu bình thường nghiệp lực nào rung chuyển được các ngài. Cho nên đối với các ngài đạo lực làm chủ được nghiệp lực thì tất cả nơi nào cũng là đạo tràng.
Kẻ cả đời chưa biết hướng tâm đến Tam Bảo thì phải tới chùa tụng kinh nghe pháp để nắm vững căn bản. Cái gì gọi là người nắm vững căn bản trong đạo Phật? Phải tin sâu nhân quả như nắm trong lòng bàn tay. Nếu chưa tin chắc chắn thì đương nhiên khi mình gặp nghịch cảnh thì sẽ buồn giận tâm tán loạn lên tạo thêm nghiệp ác. Gặp thuận cảnh thì vui mùng chấp luyến tiếc lấy nó cột chặt kiếp nầy qua kiếp nọ.. Tu tập Nhân thiện nghiệp làm phước bố thí ai cũng có thể thực hành nhưng khi Quả đến đa số chúng ta bị nó làm chủ cái tâm. Cho nên nói tin sâu nhân quả nghe thấy đơn giản nhưng mấy ai giải phóng được tâm lý đó chưa? Chưa giải phóng được cái tâm lý đó không cần bàn tán đến sự niệm Phật được nhất tâm bất loạn. Có nghĩ đến chỉ là vọng tưởng lừa gạt chính mình và thiên hạ.
Bồ Tát sợ nhân chúng sanh sợ quả. Ai tin nhân quả thì tâm tự nhiên bình an lúc đó bắt đầu có khái niệm làm chủ được nghiệp nội ngoại. Làm chủ được nghiệp 50% thì 50% được tự tại là hay lắm rồi. Đa số chúng ta bị nghiệp lực làm chủ kiếp nầy sang kiếp nọ cho nên bị bệnh tâm lý phản ứng rất nặng khi gặp cảnh trần. Muốn giảm bớt bệnh sản vô minh thì tin nhân quả tức là chịu uống thuốc đắng dài hạn. Ban đầu thấy khó chịu không quen nhưng từ từ uống sẽ quen. Khi nào tự mình uống thuốc hết bệnh thì mới biết cách chữa hết bệnh cho người có duyên.
Cả đời HT đây cũng chưa nắm vững cái đạo lý nhân quả lấy gì dám nói mình thông ngộ kinh điển đại thừa. 2 chữ Nhân Quả 1/2 đời rồi mà HT nầy còn chưa thuộc lòng cảm thấy hổ thẹn. HT đây chỉ là kẻ phàm phu biết tự liệu sức mình cho nên thấy chỗ nào cô tịch là đạo tràng. Xin cho 6 chữ “Bình an uống thuốc niệm Phật”.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Xin các Cư sĩ hoan hỷ cho tôi hỏi cách niệm Phật của mình thế này đã được chưa:
– Khi niệm, lúc thì nhắm mắt (nhiều hơn), lúc thì mở
– Niệm theo cách thập niệm ký số, một hơi là 10 câu (A Di Đà Phật), sau đó nghỉ lấy hơi độ 1 giây rồi lại tiếp tục niệm. Âm thanh vừa đủ nghe, nếu bên ngoài có tiếng động lớn thì niệm to hơn
– Chỉ ngồi bán già được 20 phút đầu, còn 10 phút cuối thì ngồi bình thường
– Trong 30 phút niệm được 3.000 câu, có đếm và nhớ trong đầu (làm theo Nghi thức niệm Phật hàng ngày, bản Việt văn đăng ở ĐVCT)
A Di Đà Phật!
Mô Phật – Chào bạn Phạm Xuân Kiên.
PXK: – Trong 30 phút niệm được 3.000 câu, có đếm và nhớ trong đầu (làm theo Nghi thức niệm Phật hàng ngày, bản Việt văn đăng ở ĐVCT)
HT: Mình chỉ niệm được cao lắm 750 câu trong vòng 30 phút. Bạn niệm kiểu gì mà tới 3000 cầu trong 30 phút? Nhanh gì mà khủng kiếp vậy! Xin hỏi bài bản văn đăng ở ĐVCT nào dạy niệm Phật nhanh như thế?
Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật – Chào bạn Xuân Kiên:
Tịnh Thái xin góp vài ý nhỏ cho bạn tham khảo:
1. Niệm mắt nhắm hay mở không quan trọng, quan trọng hơn là tai nghe tiếng niệm rõ ràng.
2. TT cũng niệm theo cách thập niệm giống Xuân Kiên, đây là mình tuân thủ lời dạy của Tổ sư, cách niệm này được chính Đại Sư Ấn Quang hành trì và cũng được HT. Tịnh Không khuyên chúng ta làm theo. Nên giữ vững cách niệm này kiên trì theo thời gian sẽ được nhiều lợi ích. Bạn còn nghe “bên ngoài có tiếng động lớn thì niệm to hơn” thì tâm bạn chưa thật tập trung, bên ngoài âm thanh lớn hay nhỏ thì mình cũng chẳng nên để tâm, hãy lờ nó đi. Người niệm Phật ban đầu còn vọng tâm theo cảnh nhiều, sau này khi tâm niệm Phật thuần thục hơn thì tâm có thể chuyên nhất trên câu Phật hiệu, cảnh bên ngoài dường như có phần tan nhạt đi nhiều lắm…
3. Bạn ngồi bán già được 20 phút cũng là khá rồi đấy 🙂 khi nào chân quá tê thì có thể đổi tư thế, không sao hết, cứ tùy duyên mà niệm Phật, miễn sao trong nhất cử nhất động thì A Di Đà Phật chẳng lìa tâm bạn, tâm bạn cũng chẳng rời A Di Đà Phật, vậy là được. Nếu không gian phòng thờ rộng thì bạn cũng có thể kết hợp đi kinh hành niệm Phật 10 phút rồi sau ngồi bán già niệm Phật 20 phút cũng tốt. Cứ thong thả, tùy duyên bạn nhé. Tu hành không cần gấp, cứ kiên trì mỗi ngày, lâu dần tự nhiên công phu đắc lực, quý nhất là ở mỗi ngày Phật hiệu thường niệm là được, mỗi ngày đều có thể nghĩ đây có thể là ngày cuối đời của mình, niệm niệm buông xả, hết thảy tùy duyên, tận hết bổn phận, hằng thuận chúng sanh, xem như ngày mai ta phải đi về Tây phương rồi…chẳng còn gì phải quá lo nghĩ, tham đắm. Có 1 ngày thì niệm Phật, nghe Kinh, làm lành, lánh dữ, tùy duyên mà giúp đỡ chúng sanh, thật là tự tại.
4. Niệm được số lượng như vậy cũng là đáng quý, quan trọng là niệm từng chữ rõ ràng, tai nghe rõ ràng, tránh niệm nhanh quá mà câu chữ bị mờ đi, ko nghe rõ, vậy thì thiệt thòi rồi, người niệm 3000 câu quá nhanh, tâm chỉ nghe được 1 phần 3 thì chẳng bằng một người niệm với tốc độ vừa phải trong suốt 30 phút mỗi câu mỗi chữ đều nghe rõ ràng, đây là nói rõ trong 30 phút niệm Phật thì thọ dụng của 2 người trên là khác nhau quá xa vậy. Cho nên khi niệm Phật thì chú trọng ở tâm nghe rõ ràng, nghe rõ ràng chính là không gián đoạn, tâm chân tín thiết nguyện niệm A Di Đà Phật cầu sanh Cực Lạc chính là không hoài nghi, không xen tạp. Niệm Phật thật có công phu chính là làm đến được “không hoài nghi, không xen tạp, không gián đoạn” vậy.
Hi vọng với vài lời chia sẻ ở trên có thể giúp cho bạn được một chút.
Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật!
Đạo hữu Xuân Kiên thân mến,
Những gì bạn đang làm cho thấy bạn đã có niềm tin nơi chánh pháp, đặc biệt là pháp môn niệm Phật. Tuy nhiên có một vài điểm bạn ráng lưu ý để củng cố thêm cho hành trang niệm Phật của mình.
1. Chúng ta niệm Phật là để điều tâm. Tâm của chúng ta là tâm thị phi, nhân, ngã; tâm phân biệt chấp trước; tâm điên đảo, vọng tưởng – gộp chung lại là: tâm vô minh. Cũng vì thế chúng ta phải tìm cách khắc chế cái tâm vô minh đó và niệm Phật chính là pháp khắc chế.
Theo như bạn chia sẻ: Niệm Phật ký số (đếm từ 1-10 do Tổ Ấn Quang đề xuất) đây là lựa chọn rất thông minh, bởi đó là phương pháp tối thắng và đạt hiệu quả rất cao. Nếu bước đầu thực hành niệm Phật pháp này có thể khắc chế tán tâm (tâm tán loạn) trong vòng một vài phút. Tuy nhiên bạn phải khéo léo, bởi nếu kết hợp pháp này cùng việc đếm số lần niệm Phật, lâu ngày rất dễ dẫn đến suy nhược tâm-thể, vì một lúc bạn đã phải kiêm nhiệm cả hai việc.
2. Việc đề xuất số lần niệm Phật cho mỗi công khoá trên thực tế là rất tốt, bởi nó thể hiện quyết tâm của bản thân chúng ta. Tuy nhiên bạn phải sáng suốt một điều: Nếu chỉ quyết tâm để đạt số lần niệm Phật theo yêu cầu (giả sử 3000 câu Phật hiệu/30 phút) thì không chừng bạn sẽ dễ rơi vào tình trạng chấp lý (hiểu giản đơn là: niệm Phật càng nhiều, nhanh càng tốt) nhưng bỏ sự (hiểu giản đơn là: thanh lọc tâm), bởi như trên Trung Đạo đã chia sẻ: chúng ta học niệm Phật là để điều tâm nhằm chuyển hoá, thanh lọc cái tâm cấu nhiễm, vô minh (tham, sân, si, chấp trước, ngã mạn) sang tâm thanh tịnh, thuần khiết. Nói là chuyển hoá nhưng thực tế đó là hành trình chúng ta tìm lại chân tánh (còn gọi là chân tâm – tự tánh thanh thanh) bị che lấp, do vậy bạn cũng chớ nên lầm lẫn đó là hành trình để chúng ta đi đến sự chứng đắc như nhiều người ngộ nhận và lầm tưởng. Bởi cái đích tối thượng của chúng ta là hành trình về Cõi Tịnh Độ
3. Chúng ta học cách thực hành niệm Phật là có thể niệm mọi nơi chốn, mọi hoàn cảnh, không lệ thuộc vào không gian, thời gian. Sở dĩ chúng ta buộc phải ngồi xuống một nơi để niệm Phật là vì cái tâm của chúng ta vốn quá ô nhiễm và đầy vọng động. Phật ví cái tâm ấy giống như con khỉ, leo trèo, chạy nhảy không ngưng nghỉ, vì vậy nhất thời chúng ta phải ngồi xuống để chế ngự cái tâm “con khỉ” ấy, cũng vì thế bạn cũng chớ nên khởi chấp: phải ngồi xuống nơi chốn cụ thể hay nhất định nào đó, thậm chí nơi ấy phải thật tịnh lặng mới thích hợp cho việc niệm Phật. Người chủ trương đi tìm chốn tịnh lặng để tu hành nói chung và để niệm Phật nói riêng, hầu như khó đạt kết quả như mong muốn. Nguyên nhân chẳng phải nơi mình tu nó không tịnh lặng, trái lại vì tâm của mình bất tịnh. Phật nói: Tâm tịnh cõi Phật tịnh. Tâm tịnh Phật dụ cho tự tánh của chính chúng ta. Tâm ấy từ vô thỉ tới nay vốn là vậy, như vậy và sẽ mãi mãi là như vậy. Cõi Phật tịnh là Phật dụ cho chính mảnh đất nơi chúng ta đang sống. Nếu ngay nơi ấy chúng ta dụng cái tâm thanh tịnh-bình đẳng-giác khi đối người, tiếp vật thì chính nơi chúng ta đang sống đã là Tịnh Độ – Tịnh Độ ngay nơi cõi Ta Bà là vậy (nói như vậy không có nghĩa là không cầu sanh Cực Lạc nha bạn, vì niệm A Di Đà Phật cầu sanh Cực Lạc chính là mục tiêu của hành giả niệm Phật, ở đây muốn nhấn mạnh việc chuyển hóa nội tâm từ Nhiễm Ô trở về lại tánh Thanh Tịnh vốn sẵn có của tâm mình). Muốn thế thì mỗi chúng ta phải thường xuyên và thực hành chuyển hoá tâm vô minh của chính mình và dần biến chúng trở lại trạng thái thanh tịnh của thủa ban đầu – như nó thường hằng, thường có.
4. Chư Tổ dạy: Miệng tụng – Tâm hành! Khi bạn ngồi niệm Phật mà còn thấy “nếu bên ngoài có tiếng động lớn thì niệm to hơn” chứng tỏ miệng bạn tuy niệm Phật nhưng tâm đã hướng (vọng) theo cảnh bên ngoài, vì tâm vọng nên khẩu cũng chạy theo vọng cảnh đó. Việc bạn ráng niệm to, niệm nhanh với ý nghĩ có thể át tiếng ồn bên ngoài là bạn đã dụng tâm không đúng chỗ, bởi vọng cảnh (tiếng ồn) là do bạn khởi tâm phân biệt, chấp trước (có tiếng ồn). Nói cụ thể hơn: Tai bạn thay vì nghe tiếng miệng mình niệm Phật, nay bạn lại dùng tai để nghe rồi tìm cách đối phó tiếng ồn. Trong trường hợp này bạn hãy tiếp tục dùng pháp thập niệm để nhiếp tâm, tất chỉ giây phút sau tiếng ồn đó sẽ tự biến mất. Nói là biến mất chẳng phải nó không còn hiện hữu, trái lại mình không chấp, không chạy theo, không suy diễn… tất vọng động đó chính là thể tịnh lặng.
5. Tư thế ngồi niệm Phật cũng quan trọng, nhưng quan trọng hơn cả vẫn là quán chiếu tâm khi niệm Phật. Bạn nên ráng thực hành niệm Phật trong động, nghĩa là lấy những chốn ồn ào, huyên náo làm nơi thực hành niệm Phật, chẳng nên chấp chặt phải ngồi đúng nơi, đúng chỗ, đúng tư thế mới niệm được Phật. Làm như thế là mình đã tự gây khó cho chính mình, và đương nhiên sẽ chẳng mang lại lợi lạc thiết thực.
Thời khóa niệm Phật cũng nên tuỳ duyên, tuỳ hỉ, tuỳ theo điều kiện sống, điều kiện làm việc và sức khoẻ của mình mà sắp xếp sao cho lợi lạc là được. Điều tối kỵ là chúng ta cưỡng cầu lập ra những công cán quá sức và không phù hợp với điều kiện sống, sinh hoạt của bản thân và gia đình. Ví thử: có người lập ra một ngày phải niệm 5000-10000 hồng danh A Di Đà Phật. Những ngày đầu công việc, sinh hoạt, sức khoẻ ổn định nên công cán dễ bề thực hiện. Nhưng những ngày kế sau mọi chuyện thay đổi, nên công cán lúc này hoặc bị rút ngắn, hoặc bữa có, bữa không. Khi công cán nhiều ngày bị bê trễ thì người đó đã phát nguyện lại và “xin Phật cho con niệm Phật kiểu trả góp…”. Đây là điều thật chẳng nên. Bởi Phật vốn chẳng bắt hay yêu cầu chúng ta làm điều đó. Do vậy việc phát nguyện là tự tâm và hết sức quan trọng, nhưng khi đã nguyện rồi thì phải thực tinh tấn để thực hành – đó chính là bồ đề tâm không thoái chuyển.
6. Chúng ta niệm Phật cũng chẳng nên sanh tâm háo, khát vãng sanh hay mong mau chóng đốn ngộ (nhất tâm bất loạn, thành phiến, khối, niệm bất tự niệm, niệm tam muội, niệm Phật ý trì…), bởi nếu tâm ấy thường sanh khởi sẽ dẫn chúng ta đi vào ma cảnh. Tất cả những cảnh giới (đốn ngộ) nói trên nếu chúng ta biết dụng tâm: Tin sâu – Nguyện thiết – Thực tâm hành – thì tự nhiên nó sẽ tới, chẳng phải chúng ta mong cầu hay lập nguyện, phát nguyện mà chứng được.
Mong bạn cùng các đạo hữu đồng tu thật khéo léo khi chúng ta thực hành niệm Phật. Được vậy lợi lạc thật không thể nghĩ bàn.
A Di Đà Phật
Kính chào huynh Phạm Xuân Kiên!
Huynh niệm Phật theo phương pháp trên giống như TM thường niệm khi vào thời khóa nên TM xin chia sẻ chút kinh nghiệm thô thiển của mình:
1. Quan trọng nhất trong pháp thập niệm ký số là phải lắng nghe tiếng danh hiệu Phật rành rõ, nhớ đến 10 thì thôi, không nên nhớ hơn nếu đạo hữu muốn nhớ bao nhiêu câu thì dùng tràng hạt, mỗi niệm 10 tiếng thì lần một hạt (Vì nếu tâm nhớ số là chính thì mất trọng tâm là nhiếp tâm vào câu Phật hiệu nên Ấn Tổ đã nhắc nhở chỉ nên nhớ đến 10 không được nhớ hơn).
2. Niệm 3000 câu trong 30 phút là niệm nhanh, khi niệm nhanh ra tiếng không cẩn trọng thì Tâm dễ bị hỏa vượng gây nhức đầu sau thời khóa, vì sự tập trung lớn, không biết đạo hữu có mắc phải không, TM trước niệm trong 1h cũng khoẳng 6000 câu thấy Tâm vậy mới biết là sai sau đọc sách theo hướng dẫn Hòa Thượng Trí Tịnh trước khi niệm nên điều thân, điều tâm, điều tức rồi mới niệm, khi niệm khép hờ mắt, nhìn xuống, không đc mở mắt nhướng lên nhìn phía trước, tâm sẽ tán loạn, vì mắt quyết định rất nhiều Tâm có an không, ý ở đan điền thì niệm nhanh không bị hỏa bốc lên đầu, niệm hỏa vượng xong thời khóa người nóng nảy chẳng thấy đc an lạc, nên cẩn thận.
3. Khi niệm nếu không hôn trầm thì nhắm mắt tốt như Pháp sư Định Hoằng dạy nhưng nên quán tưởng ở trong Quang Minh của Phật A Di Đà, được Phật lực gia trì trong chánh niệm nếu không quán tưởng như vậy, nhắm mắt cảnh trí tối đen rất dễ hôn trầm hoặc bị ma chướng.
4. Việc nghỉ lấy hơi niệm Phật là đúng, để dưỡng hơi.
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT!
Xin cảm ơn Đạo hữu TM đã nhanh chóng trả lời. Xin có đôi lời nhờ TM chia sẻ thêm:
– Việc mình nhớ số câu Phật hiệu không dùng tràng hạt mà nhớ trong đầu thì có bị phân tán không?
– Mình mới ngồi niệm trong vòng 30′ nên cũng không thấy bị nhức đầu gì cả, hay vì chưa được chân thành, thanh tịnh như TM nên không nhức đầu; chỉ thấy bị tê chân sau khi ngồi bán già thôi.
– Mình mới bắt đầu niệm được gần 1 năm, lúc đầu chỉ một thời khoá tối, giờ thêm cả sáng nữa. Tổng thời gian niệm, hành lễ (đảnh lễ, tán Phật, sám hối…) được 40′ nên công phu còn kém. Trong quá trình niệm thì có bị ngáp dù không buồn ngủ, còn không bị đau đầu. Mình có nghe trên trang này nói thì đoán có lẽ mình chưa chân thành niệm hay sao mà không bị oan gia trái chủ đến phá như các Liên hữu khác.
Nam Mô A Di Đà Phật!
Các thầy cho em hỏi vài điều này với:
Gia đình em không phải Phật tử tại gia, không hiểu Phật pháp, riêng em thì hiểu. Em có niệm Phật hằng ngày nhưng niệm thầm vì sợ gia đình biết thì chửi em. Sau khi em lâm chung nhưng không có ban hộ niệm như thế em có thể vãng sanh được không?
Nếu như em lâm chung chưa tới 8 giờ mà người thân đụng vào nhưng em không sân tâm hận có vãng sanh không thầy?
Còn điểm này nữa: 1 người siêng nămg niệm Phật nếu luyến tiếc 1 vật ở thế gian thì có thể vãng sanh không? Nếu không được vãng sanh thì có hợp với nhân quả hay không? Có công bằng với anh ta hay không (vì anh ta cũng có niệm Phật)?
Và em muốn hỏi niệm Phật thành phiến là thế nào thưa thầy?
Nếu liên hữu niệm Phật đạt đến trình độ ít nhất là niệm Phật thành phiến thì không cần BHN để giúp khi lâm chung. Còn chưa được đến trình độ ấy thì rất cần. Chưa đủ 8 tiếng đồng hồ mà đã bị người thân đụng chạm, thay y phục, co duỗi tay chân sẽ khiến cho người lâm chung đau đớn sanh tâm sân hận, điều này sẽ dẫn đến đọa lạc vào 3 đường ác. Thật không nên. Còn luyến tiếc không chịu buông bỏ để vãng sanh thì không nắm chắc phần vãng sanh. Hoặc nếu có 1 chút nghi ngờ thì tuy vãng sanh cũng sẽ lọt vào biên địa (xin tham khảo kinh Vô Lượng Thọ để hiểu về biên địa).
Buông Bỏ Vạn Duyên Để Niệm Phật Thì Có Thể Tự Tại Vãng Sanh
Xin Chớ Xem Thường Chuyện Hộ Niệm
A Di Đà Phật – Chào bạn:
Đại sư Ngẫu Ích dạy: “…Được vãng sanh hay không là do Tín Nguyện…”, nếu bạn thật tin, thật nguyện thì bạn chẳng còn…lo nữa: Lúc lâm chung có hay ko có BHN thì mình để cho Phật A Di Đà lo, trong Kinh ko hề nói là phải có BHN mới được vãng sanh, mình phải tin Phật, tin chính mình nếu thật hành đúng theo lời Phật dạy trong Kinh Vô Lượng Thọ, tin thật sâu, thật chắc, nguyện thật tha thiết chứ ko hư dối, ko hề thay đổi, kiên trì niệm Phật thì chắc chắn vãng sanh. Giả như Phật Tổ có tái sanh phủ nhận pháp môn Tịnh Độ, chỉ dạy mình pháp khác thì mình cũng ko thay lòng đổi ý, cho đến tất cả mọi người đều quay lưng với pháp môn Tịnh Độ, chỉ còn mình ta lẻ loi, ta vẫn một lòng niệm Phật cầu sanh Cực Lạc, cho đến phải gặp tất cả các khổ nạn ghê gớm nhất của thế gian, thời ta vẫn an nhiên tiếp nhận tất cả, kiên định một lòng niệm A Di Đà Phật cầu sanh Cực Lạc – người như vậy mới thật gọi là “tin sâu-nguyện thiết”, công phu niệm Phật khi đó mới có thể gọi là thật thành phiến vậy.
Hi vọng vài lời chia sẻ trên sẽ giúp cho bạn được một chút.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Nếu như em lâm chung chưa tới 8 giờ mà người thân đụng vào nhưng em không sân tâm hận có vãng sanh không thầy?
Kinh Phật dạy rằng khi lâm chung là lúc thân thể tan rã để trở về tứ đại là đất, nước, gió, và lửa. Lúc này người lâm chung cảm thấy đau đớn tột cùng tựa cua bị ném vào nồi nước sôi, hay rùa bị lột ra khỏi mai. Nếu lúc đang bị đau đớn tột cùng như thế mà còn bị người khác đụng vào sẽ nổi sân, một niệm sân vào phút cuối sẽ dẫn thần thức đi ngay vào 3 đường ác.
Link tham khảo: Vì Sao Người Mới Mất Không Nên Đụng Vào Thân Họ?
Và em muốn hỏi niệm Phật thành phiến là thế nào thưa thầy?
Xin vui lòng xem bài Ba Bậc Công Phu Trong Pháp Môn Niệm Phật. HT. Tịnh Không có nói rõ niệm Phật thành phiến là gì.
A Di Đà Phật.
Rất cảm ơn sự chia sẻ của các Đạo hữu Tịnh Thái, Huệ Tịnh, Tịnh Minh và Trung Đạo. Mình có thêm một số ý cần trao đổi và mong nhận được góp ý của những Đạo hữu đã có thời gian tu tập lâu dài.
Trước hết, xin nói rõ thêm với Đạo hữu Huệ Tịnh, bạn chỉ cần gõ “Nghi thức niệm Phật hàng ngày” (đã được đăng ở trang ĐVCT), thì sẽ thấy cách thức tiến hành quy trình niệm Phật, chứ không phải dạy niệm Phật nhanh.
Thực ra việc niệm nhanh của mình có hai lý do sau:
Thứ nhất, trong cuốn Niệm Phật thập yếu của HT Thích Thiền Tâm, ở chương 8 – Niệm Phật phải bền lâu không gián đoạn, Mục B. Làm thế nào niệm được bền lâu, Tiết 56. Phải tuần tự tiến tu, đoạn 4 có nói: “…nếu y theo bốn điều kiện trên đây tập luyện cho tinh thuần, lâu ngày lâu tháng sức niệm càng mau chóng, nhưng vẫn không mất sự rành rẽ, rõ ràng. Như thế luyện cho đến khi nào niệm một ngàn câu chỉ mất năm phút làm mục đích”.
Thứ hai, chiều thứ bảy & sáng chủ nhật hàng tuần, mình có đến chùa Chân Tiên ở 171 Bà Triệu, Hà Nội để cộng tu. Việc niệm Phật là chủ yếu và có niệm theo nhịp điệu (lên bổng xuống trầm, chứ không phải niệm Phật nguyên chất) & cách thức niệm là càng về sau càng nhanh. Thậm chí có lúc mình đã phải nghỉ mất 1, 2 câu Phật hiệu “A Di Đà Phật” để lấy hơi rồi mới bắt kịp theo đại chúng.
Vì hai lý do trên nên mình đã kết hợp cả phương pháp Truy đảnh và Ký thập để tập trung hơn cho việc niệm Phật nguyên chất (không theo nhịp điệu), hạn chế việc tâm suy nghĩ lung tung và tai vẫn nghe rõ câu Phật hiệu. Điều này có gì sai về lý và sự hay không, mong các Đạo hữu hoan hỉ cho biết thêm.
Theo những góp ý từ các Đạo hữu, nên chăng mình thay đổi cách niệm, đó là vẫn dùng cách Truy đảnh và Ký thập để niệm trong vòng 30 phút nhưng không đếm & nhớ tổng số câu Phật hiệu nữa?
Cũng chia sẻ thêm với các Đạo hữu, từ khi bắt đầu niệm Phật, trong một số giấc mơ gặp cảnh tượng, con vật gì đó…gây hoảng sợ thì mình đã dùng ngay câu Phật hiệu và thấy cảnh đó biến mất. Nhưng đối với giấc mơ khiến vui vẻ, hạnh phúc thì mình không khởi được câu Phật hiệu chứng tỏ công phu còn yếu kém phải không? Gần đây nhất mình có một giấc mơ lạ thế này, mình mơ Mẹ mình mất (hiện nay Bà đã sang tuổi 73 và ở với mình), đã nằm cáng trên xe tang đang chạy, trong đó có một số người thân và 2 hoà thượng (một già, một trẻ), mình đã cầu xin mọi người cùng niệm A Di Đà Phật và sau đó thì Mẹ mình đã sống lại. Không hiểu đây là điềm báo trước gì không???
Xin hỏi lại một câu (từ hôm 2.9.2014) nhưng chưa được trả lời, đó là trong quá trình niệm, mình có bị ngáp dù không buồn ngủ và cũng không bị đau đầu trong và sau quá trình niệm. Liệu có phải Tâm chưa chân thành niệm nên không bị các oán gia trái chủ đến phá không?
Một lần nữa, xin cảm ơn các Đạo hữu Tịnh Thái, Huệ Tịnh, Tịnh Minh và Trung Đạo đã chia sẻ và rất mong nhận tiếp tục được sự giúp đỡ của các Đạo hữu!
Nam Mô A Di Đà Phật!!!
A Di Đà Phật,
Đạo hữu Xuân Kiên nếu đã định thời gian 30p thì ko cần nhớ số tổng và ngược lại. Về việc bị ngáp khi niệm Phật thì bạn nên mở mắt khép hơ’ như Đại Sư Â’n Quang dạy như sau: “..Khi niệm Phật, mí mắt nên sụp xuống một phần ba đôi mắt, nếu mở lớn thì tán loạn, nhắm mắt thì hôn trần ngủ gục, đừng nên quá dùng tinh thần, nếu dùng tinh thần quá hỏa khí sẽ bốc lên, làm cho nhức đầu choáng váng, hoặc mang các chứng bệnh : lên máu, đầu tê rần ngứa nhức, máu bầm tụ trên đỉnh đầu. Vậy phải điều hòa cho có chừng mực, vừa phải. Nếu thấy đầu óc nặng nề nóng bừng, bần thần dã dượi, phải trấn định tinh thần, lắng nghe, lắng tâm mà niệm Phật, hoặc chú tưởng nơi lòng bàn chân, thì hỏa khí sẽ hạ xuống…”
Cũng đừng quá lo nghĩ đến oan gia hay các giấc mơ, cứ thật tu thật niệm Phật thì chẳng phải lo gì, thời gian rảnh bạn cũng nên nghe pháp của HT. Tịnh Không thêm thì công phu niệm Phật sẽ có lực hơn.
A Di Đà Phật.
@Phạm Xuân Kiên: Thì ra là vậy. Chắc cả đời HT không theo kịp với bạn rồi. Công phu niệm Phật của bạn rất chuyên nghiệp HT chưa bao giờ tập luyện theo cách đó qua cho nên không có ý kiến thêm vào. Ai tu tập ra sao cũng được miễn sao đem lại thân tâm an lạc cho mình và mọi người là tốt rồi.
HT chỉ là hành giả niệm Phật qua ngày vì mục đích duy nhất đó là hướng tâm tới Cực Lạc và phuỗi tay tạm biệt cõi Ta Bà nầy. Càng hướng tâm bao nhiêu tới TPCL thì ra đi niệm Phật càng nhẹ bay theo Phật Di Đà bấy nhiêu. Cách tu niệm Phật nầy HT học từ ĐĐ Thích Trí Huệ giảng trên youtube.
https://www.youtube.com/watch?v=NNivdFbXiV0
Còn về vấn đề bạn bị buồn ngủ và đau đầu có thể do thiếu ngủ suy nghĩ quá nhiều trong ngày trước khi niệm Phật không? HT cũng không biết phải góp ý kiến sao cho mới 9 xác. Nếu buồn ngủ thì đứng lên vừa niệm vừa lạy có thể giúp bớt buồn ngủ. Đau đầu thì làm viên tylenol vô rồi niệm Phật xem sao. Chúc bạn tu tập được an lạc và hạnh phúc.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Xin cảm ơn Đạo hữu Tịnh Thái!
Nam Mô A Di Đà Phật!
A Di Đà Phật!
Tịnh Minh xin chia sẻ thêm với đạo hữu Phạm Trung Kiên
Về việc niệm Phật nhanh hay chậm thì tuỳ căn cơ mỗi người, mình dễ nhiếp tâm với phương pháp nào thì niệm theo phương pháp ấy (như Liên Trì Đại sư thì hướng chúng niệm chậm, rõ ràng từng chữ) như Tm khi kinh hành thì niệm rất chậm còn vào ngồi niệm hay niệm ý trì thì niệm nhanh nếu mà niệm chậm thì hôn trầm, vọng tưởng đến ngay.
Về việc nhớ số thì như TM đã nói đạo hữu chỉ nên nhớ đến 10 thôi, nhớ cả 30 phút là lúc đầu mình niệm ước lượng được số như vậy thì thôi, đây là lời nhắc nhở của Ngài Đại sư Ấn Quang nên chúng ta cứ cung kính hành theo đừng nên bận tâm suy nghĩ là gì.
Còn thời khóa 30 phút như Đạo hữu thì hơi ít nên chưa thể thấy được hết các chướng ngại nếu mình niệm sai phương pháp, cái mà TM nếu ra nếu đạo hữu tăng thời khóa trên 2h thì mới dễ vấp phải, TM chỉ chia sẻ các chướng ngại mình gặp phải để mong các đạo hữu không bị vấp phải thôi.
Công phu niệm Phật như Tổ dạy hàng sơ phát tâm lấy số lượng làm chính ngày trên 1 vạn tiếng là tạm được, 2-3 vạn tiếng là tốt.
Phương pháp niệm Truy đảnh 50 phút niệm 1 vạn câu như trong Thập yếu, pháp sư Đạo Nguyên dạy là niệm nhép môi, không phải niệm ra tiếng niệm ra tiếng trong 1h, TM niệm cật lực chỉ được 7500 câu chắc do tâm lực Tm quá yếu kém. Mà Tm cũng chỉ niệm được 1h không đủ sức niệm được 2h nên sau này TM rút xuống niệm khoảng 6000 – 6500 câu trong một h là vừa sức.
Còn bị ngáp ngủ thì kệ nó chúng ta cứ chuyên tâm vào Phật hiệu, cái hành giả cần là tiếng niệm rõ ràng, âm thanh nghe rõ các thứ khác không cần để ý.
Còn việc bị các oan gia đến phá là không có, chỉ có nội ma là nó phá mình thôi, hàng sơ tâm như mình thì ma nào nó để ý chỉ do chính hành giả Tâm lực yếu kém, giải đãi tu niệm Phật nhưng không giữ giới thì trong thời khóa chướng ngại ắt nó nổi lên, mình không vượt đc bản thân mình thì chẳng ai vượt được.
Đôi dòng mạo muội chia sẻ!
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT!
Hoan hỷ về sự phúc đáp của Đạo hữu TT, HT, TM. Mình muốn có thêm sự chia sẻ của các Đạo hữu về vấn đề sau.
Hàng ngày ai cũng đều phải tham gia giao thông nên chắc có lúc gặp phải những người đi sai Luật (Giao thông đường bộ) như: vượt đèn đỏ, đi vào đường ngược chiều, lấn đường…gây nguy hiểm cho người khác. Vậy theo các Liên hữu ta nên xử lý thế nào:
1. Mặc kệ, coi đó là Bồ tát thử mình, và nếu vậy có thể khiến những phụ nữ, người già, trẻ nhỏ khác…bị ngã hoặc tai nạn (và cũng có thể đó là nghiệp mà họ phải trả). Hay
2. Chặn lại hoặc nhắc nhở để tránh những những điều đáng tiếc có thể xảy ra.
A Di Đà Phật!
A Di Đà Phật!
@Đạo hữu Phạm Xuân Kiên: Nhớ lại hồi xưa HT lái xe rất nóng tánh chấp đúng sai hơn thua chửi lộn với người ta như là gì. Từ khi niệm Phật lái xe hiền như con nai nhường nhịn cho bất cứ ai và không dám vượt đèn đỏ sợ bị cảnh sát giao thông xử phạt. Ai lái ẩu nguy hiểm thì kệ không khởi tâm bực tức chi. Để tâm niệm Phật + nghe các thầy giảng pháp qua mp3 an lạc sướng hơn. Cái gì cũng thành thói quen. Còn về tai nạn giao thông hay không thì đạo hữu có cách gì để tránh? Cứ niệm Phật lái tới đâu đem lại bình an tới đó tuỳ duyên nhân quả thôi chứ sao giờ. Đang lái xe hơi làm sao chặn lại người ta để nhắc nhở? Nhiều khi họ cho mình là đồ thứ nhiều chuyện chửi phiền phức thêm.
Lái xe niệm Phật chỉ xin 2 chữ bình an là hay nhất. Ai muốn lái sao cũng được. Ai muốn chen vô thì cứ nhường cho họ vui lòng là tu tâm rồi.
Nam Mô A Di Đà Phật!
Đúng như lời cư sĩ Bành Tế Thanh nói: “Vô lượng kiếp đến nay, một ngày hy hữu khó gặp”. Bạn gặp được rồi, duyên đầy đủ rồi, thế nhưng bạn có thể thành tựu hay không thì phải xem thiện căn, phước đức của bạn. Thiện căn là gì? Sau khi bạn tiếp xúc rồi sinh tâm hoan hỷ, bạn có thể tin, có thể hiểu, đây là thiện căn của bạn. Phước đức là bạn có thể thực hiện, bạn đem tin hiểu của bạn thực hiện vào trong đời sống, thực hiện vào trong công việc, thực hiện vào trong đối nhân xử thế tiếp vật; bạn có thể giống chư Phật Bồ Tát, giống cổ thánh tiên hiền, nhân từ ái vật, đây là bạn có phước đức. Thiện căn – phước đức – nhân duyên, ba cái đều đầy đủ rồi thì bạn đời này sẽ có thành tựu rất lớn. Thành tựu rất lớn là gì vậy? Vĩnh viễn thoát khỏi luân hồi, đi làm Phật, làm Bồ Tát.
(HT. Tịnh Không – Thái Thượng Cảm Ứng Thiên – tập 33)
Đạo hữu Tịnh Thái hoan hỷ cho hỏi phần trả lời ngày 8.9 của TT có phải dành cho câu hỏi của mình vào ngày 7.9 không? Nếu đúng vậy thì thực sự mình cũng chưa hiểu TT định nói gì???
A Di Đà Phật!