Sư tỷ Khoan Kim từ sau khi thoát khỏi nạn hỏa tai, càng cung kính tin Phật niệm Phật hơn, và gặp ai cũng tuyên dương sự linh cảm của Phật, Bồ Tát. Nhưng người con thứ ba đã đến tuổi đi lính phải phục vụ trong quân đội ba năm, cuộc sống của bà liền trở thành vấn đề khó xử. Không biết như thế nào mới tốt đây? Sư tỷ liền khẩn thiết van cầu Quán Thế Âm Bồ Tát một cách rất là cung kính rằng: “Tín nữ Khoan Kim xưa kia ngu si không biết về nhân quả báo ứng, đã tạo ra rất nhiều ác nghiệp, cho nên tai nạn, khổ nguy trùng trùng, hiện nay được nghe chánh pháp, rất cảm tạ Phật, Bồ Tát đã phò hộ con được sống bình an qua ngày. Nhưng giờ đây cầu xin Phật, Bồ Tát giúp cho con một việc: Xin giúp con tìm được một việc làm có tiền lương cao một chút do vì hiện nay tiền lương ở nhà máy giày dép cao su một ngày chỉ có 5 đồng, con trai của con sắp vào lính ba năm, cuộc sống ngày ba bữa trong ba năm này của con sẽ phải khó khăn. Đệ tử tự biết đây là một yêu cầu gần như vô lý với Phật, Bồ Tát nhưng vì tín nữ đã hơn năm mươi tuổi, lại không biết chữ, tự mình đi tìm việc rất khó, dám xin Quán Thế Âm Bồ Tát đại từ đại bi, cứu khổ cứu nạn tìm cách giúp con giải quyết vấn đề sinh sống trong ba năm này”. Sư tỷ sớm tối đều cầu xin như thế. Quán Thế Âm Bồ Tát thật là linh nghiệm vô cùng, không phụ sự cầu xin của người chí thành. Có một đêm, sư tỷ bỗng nhiên nằm mộng thấy một cô gái khoảng mười lăm, mười sáu tuổi nói với bà: “Khoan Kim! Bà muốn có một công việc tốt, sáng mai lúc cầm hộp cơm đi làm, phải đi đường nhỏ không được đi đường lớn, sẽ có quý nhơn giúp đỡ cho bà”. Nói xong thì biến mất. Sáng hôm sau, lúc sư tỷ mang hộp cơm ra cửa, nhớ lại cảnh trong mộng đêm trước, nửa tin nửa ngờ. Nguyên là mỗi ngày đi ra khỏi nhà đều đi theo đường lớn, nhưng hôm nay đổi hướng đi đường nhỏ thử xem. Đi được nửa đường thì ở bên bờ tường của một ngôi nhà cao cấp có một cô gái cười cười đến hỏi bà: “Bà tên là Khoan Kim muốn đi đến hãng giày dép cao su làm phải không? Bà vội vàng đáp phải, nhưng trong lòng lại rất lấy làm lạ: cô gái làm sao lại biết rõ thế? Cô gái lại nói: “Chủ tịch Hội đồng Quản trị của chúng tôi sáng sớm kêu tôi đợi bà ở đây, ông ta mời bà vào trong có chuyện muốn nói với bà”.
Sư tỷ Khoan Kim lúc đó trong lòng vô cùng ngạc nhiên đi theo cô gái vào trong. Ông Chủ tịch Hội đồng Quản trị hỏi bà một cách rất thân tình: “Bà tên là Khoan Kim, con trai bà sắp vào lính ba năm, cho nên bà muốn tìm một chỗ làm có lương tương đối khá phải không?”. Bà liền đáp phải. Ông Chủ tịch lại nói: “Nhà máy của chúng tôi có một cô nhân viên làm tạp vụ, chuyên lo về công việc nấu nước pha trà, nhưng cô này lại để móng tay quá dài, lại sơn đỏ chót, cho nên bình trà, chung trà, mâm đều rất dơ, tại cô ta sợ gãy móng tay, cho nên rửa cái gì cũng không sạch. Bây giờ cần đổi người khác, chỉ cần hàng ngày rửa sạch những dụng cụ uống trà là được rồi, mời bà đến đảm nhiệm công việc. Thế nào? Lương mỗi tháng là 450 đồng, cuối năm lại thưởng một tháng lương nữa”. Sư tỷ nghe ông Chủ tịch nói thao thao một hồi, vui mừng vô cùng nói: “Cám ơn ông Chủ tịch rất nhiều có lòng tốt giúp đỡ”
Sư tỷ Khoan Kim từ lúc bỏ nơi làm việc mỗi ngày 5 đồng chuyển vào nơi tiền lương mỗi tháng 450 đồng, bà làm việc rất chăm chỉ. Nhưng trào lưu của thời thế những hãng xưởng lớn mà mướn mấy bà già làm nhân viên tạp vụ như thế rất là ít có, cho nên trong xưởng có một số viên chức mắt nhìn thấy một bà già bưng trà đi ra đi vô ở văn phòng có hơi ngứa mắt, liền nửa đùa nửa thật kiến nghị với ông Chủ tịch rằng: “Thưa ông Chủ tịch! Ông mướn bà già này bưng trà, thật không hay chút nào!”. Có người còn nói xen vào: “Thưa ông Chủ tịch! Nếu như không tìm được người trẻ tuổi, tôi ngày mai lập tức dẫn đến một cô vừa thông minh vừa lanh lợi đến thay thế cho”.
Ông Chủ tịch vội vàng nói: “Không được! Không được! Việc này xin các anh tha cho, do vì tôi đã hứa với Quán Thế Âm Bồ Tát rồi, Bồ Tát kêu tôi giúp bà ta ba năm”. Lúc đó mọi người trong văn phòng đều cười rộ lên, cho là ông Chủ tịch nói chuyện thần thoại, liền hỏi ông ta: “Bồ Tát làm thế nào ước hẹn với ông bảo ông giúp cho bà già này ba năm chớ?”.
Ông Chủ tịch liền nói với mọi người rằng: “Bà Khoan Kim này không phải là bà con của tôi, tôi lại cũng không có quen biết bà, không tin thì các người hỏi bà ta xem lập tức có thể chứng minh. Do vì cái đêm trước mời bà ta lại làm, tôi chiêm bao mơ mơ màng màng, nhìn thấy một cô gái khoảng mười sáu tuổi, cô ta nói với tôi cô là Quán Thế Âm Bồ Tát hóa thân đến nhờ tôi, do vì có một tín nữ lớn tuổi rất thành khẩn với Phật pháp, con trai của bà ta sắp đi lính ba năm, cho nên cuộc sống gặp khó khăn, yêu cầu tôi thuê dùng ba năm, trong thời gian đó, nếu như có người phản đối, ông cũng không được nản lòng, giúp ba năm đến nơi đến chốn. Lúc bấy giờ tôi liền hỏi cô gái đó rằng: “Vị lão tín nữ đó tôi lại không quen biết bà ta, làm sao đây?”. Cô gái đó lại nói: “Lão tín nữ tên là Khoan Kim, hơn 7 giờ sáng mai, trong tay cầm hộp cơm đi đến làm ở nhà máy giày dép cao su, sẽ đi ngang qua cửa nhà của ông, ông chỉ cần phái người theo giờ đó đứng đón ngoài cửa là được rồi”. Nói đến đây thì cô gái biến mất.
Lúc đó sư tỷ Khoan Kim nói với mọi người: “Thì ra là lòng từ bi của Quán Thế Âm Bồ Tát, chẳng những báo mộng cho ông Chủ tịch, đồng thời cũng chỉ điểm cho tôi, kêu tôi lúc đi làm buổi sáng, không được đi đường lớn mà đi theo đường nhỏ sẽ có quý nhơn giúp đỡ, không ngờ thật sự gặp được nhân duyên đặc biệt này. Hồi lúc trước ông Chủ tịch kêu vào làm một cách thân tình như thế, trong bụng tôi hết sức hoang mang: ông Chủ tịch làm sao biết tôi rõ như thế?… Qua lần giải thích đó mới biết là lòng đại từ đại bi cứu khổ cứu nạn của Quán Thế Âm Bồ Tát đã giải quyết dùm cho tôi. Thật là Phật pháp vô biên không thể nghĩ bàn!”. Sư tỷ cảm động nói: “Từ hôm đó, sau khi ông Chủ tịch giải thích chuyện kỳ diệu không thể nghĩ bàn, trong ba năm trời, không còn người nào nói ra nói vào gì nữa”. Chuyện kể tới đây, tôi liền hỏi sư tỷ: “Ông Chủ tịch đó là ai, tên họ là gì?”, sư tỷ nói: “Ông ta họ Trương tên Kiết, ông là Chủ tịch Hội đồng Quản trị của nhà máy bột mì Quảng Nguyên. Trên đây hoàn toàn là sự thật. Đây là chuyện cảm ứng chuyển nghiệp thứ hai của sư tỷ Khoan Kim do niệm Phật mà được.
Trích Những Chuyện Niệm Phật Cảm Ứng Mắt Thấy Tai Nghe
Tác giả: Lâm Khán Trị
Dịch giả: Thích Hoằng Chí
Kính gửi quý tăng ni,
Con niệm phật là Amitabha, thay vì A Di Đà Phật để con dể độ cho chồng (người Anh)và những người dân Anh mà con quen biết vì khi con nói Amitabha thì họ biết ngay là ai và bắt đầu tìm hiểu tại sao mình niệm Amitabha. Con có điều lo lắng là Amitabha được phát âm như thế nào mới là chính xác? Vì trên trang web http://en.wikipedia.org/wiki/Amit%C4%81bha
Amitābha được phát âm là ơ – mi – ta – bhơ, trong khi tất cả các nhạc niệm phật Amitabha con tải trên mạng đều phát âm là a – mi – ta – ba . Nếu mình lỡ nhập tâm cách phát âm sai thì có được vãng sanh không? Kính mong hồi âm của quý tăng ni. Con xin chân thành cám ơn.
AMITABHA
Vãng sanh được hay không là do Tín Nguyện của bạn có vững chắc hay không. Phật A Di Đà không có chấp trước, bạn niệm danh hiệu của Ngài theo thổ ngữ của nước nào thì cũng được Ngài đến đón nếu bạn đầy đủ Tín Nguyện Hạnh.
Cách phát âm thì bạn cũng không nên chấp trước, như trong tiếng Anh cùng 1 từ mà có 2 cách phát âm khác nhau là chuyện bình thường: Từ “often” Người Anh phát âm khác với người Mỹ và người Úc. Tùy vào vùng miền mà trên cùng 1 từ cách phát âm có thể có sự khác biệt.
Do vậy bạn niệm a-mi-ta-ba cũng là đúng, quan trọng khi niệm Phật thì mình cần phải thành tâm, không hoài nghi, không xen tạp, không gián đoạn thì là đúng rồi.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Chào bạn Thảo,
Liên hữu Tịnh Thái đã nói Tín Nguyện rõ rồi, nên mình chỉ xin góp thêm chút xíu để bạn có tín tâm.
Phật pháp vay mượn ngôn từ thế gian nên nó chỉ là phương tiện, là giả tạm, nên bạn chẳng nên “chấp tự” (chấp vào văn tự, chữ nghĩa). Miễn sao khi bạn niệm bạn nhớ nghĩ đến đức Phật A Di Đà ở thế giới Cực Lạc là được.
Bạn có đọc câu chuyện 1 bà lão đọc sai câu thần chú “Om Mani Padme Hum” mà nhờ đã quen và nhất tâm nên hạt đậu tự nhảy từ lọ này sang lọ kia, và ngôi nhà phát hào quang. Khi có người chỉ cho bà đọc đúng nhưng bà đọc không quen, không nhất tâm nên chẳng có sự cảm ứng. Vậy cảm ứng hay không hoàn toàn do Tâm.
Bạn đọc Amitabha mà dễ đọc, dễ nhớ, dễ nhất tâm và độ được những người khác, như vậy là bạn đọc đúng rồi, cố gắng cứ hành trì như vậy bạn nhé.
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
NAMO AMITABHA
Dạ con chân thành cám ơn lời chia sẻ của Tịnh Thái. Bây giờ trong lòng con cảm thấy khuây khỏa hơn và yên tâm niệm Phật. Con nguyện đem công đức này hồi hướng cho tất cả các chúng sanh khi hết báo thân này đồng sanh Cực Lạc quốc.
a di đà phật…con là phật tử ở cần thơ…con buồn lắm có nhiều lúc con niệm phật ma trong đầu con cứ nghĩ tùm lum..có khi con lại quên không niệm phật nửa chứ..con phải làm sao để khi niệm phật luôn nghỉ và nhớ tới phật? và không quên niệm phật? con mong sự hồj am của quí tăng ni..con chân thành cám ơn
A Di Đà Phật, con năm nay 47 tuổi, biết đi chùa và niệm Phật khoảng 6 năm nay. Một năm rưỡi nay con ăn trường chay và niệm kinh Quan Âm Cứu Khổ, trì chú Đại bi nhưng con có cảm giác càng niệm càng khổ. Ra làm ăn con bị giật nợ còn làm liên lụy đến người thân. Mỗi ngày trôi qua con sợ nghe điện thoại, sợ ánh sáng ban mai con phải đối diện với thực tế không cách nào giải thoát. Mỗi ngày quỳ trước mẹ Quan Âm niệm kinh mà lòng bấn loạn, trong đầu cứ nghĩ tới cái chết. Có phải con là người không có duyên? Hiện nay con rất đau khổ. Con mong nhận được lời khuyên của Quý Tăng Ni, con chân thành cảm ơn.
A Di Đà Phật – Xin chào chị Nhung
Nếu muốn tìm Tăng Ni thì chắc là phải đến chùa rồi, ở đây phần đông đa số đều là hàng cư sỉ. Tuy nhiên nếu như chị không chê bai thì có thể tham khảo thêm trong câu hỏi của Chúc Thuần, cũng tương tự như chị, hôm trước em đã có trả lời ở đây.
Ngoài ra thì theo em nghĩ chớ bao giờ có ý định tự tử, bởi vì không phải chết là hết mà người tự tử sẽ mang tội sát sanh (giết bản thân mình) và sẽ phải gánh chịu hậu quả khôn lường, khi đó có ăn năn thì cũng đã muộn. Tại sao lại phải tìm đến cái chết? Có biết là sau Khi Chết Ta Sẽ Đi Về Đâu? Nên biết rằng thân người khó được (Phật ví như con rùa mù ở giữa biển mà tình cờ bám được bọng cây). Khi mất thân người rồi cũng sẽ khó gặp lại giống như vậy (vạn kiếp bất phục). Pháp Phật thì lại càng khó gặp hơn.
Chị đã có duyên lành đến với nơi đây là đạo tràng tu Tịnh Độ thì cũng hãy nên biết rằng Người Niệm Phật Không Mong Cầu Phước Báu Thế Gian mà Người Niệm Phật Chỉ Cầu Sanh Tây Phương Cực Lạc để cuối cùng được Vãng Sanh Tây Phương mà thôi.
Trong cái biển khổ sanh tử luân hồi này đây, khổ nhất chính là địa ngục (hàng triệu năm trong dầu sôi lửa bỏng), kế đến là ngạ quỷ (hàng vạn năm đói lạnh cơ hàn) và sau đó là súc sanh (phải kéo xe, kéo cày, chở nặng, bị đánh đập…rồi chưa kể đến cuối cùng khi già yếu không làm việc nổi bị chủ mang đi làm thịt để bán). Cõi người mình đây cũng tùy theo nhân quả đã tạo từ tiền kiếp mà kiếp này mới phải chịu những cảnh đói nghèo, tật nguyền, đui mù, câm điếc, bệnh tật…Muốn thoát khổ thì phải nương nhờ vào Phật Pháp vậy bởi vì:
Phật Pháp Tăng ngôi nhà tế độ
Để chúng sanh làm chỗ dựa nương
Những ai phỉ báng khinh thường
Ấy là cắt đứt con đường vãng sanh
Giống như khi xưa ở thời Dân Quốc, một người phụ nữ nghèo ở huyện Từ Khê tỉnh Triết Giang, không biết họ, nhà nghèo, con ngỗ nghịch. Một ngày nọ bị con mắng nhiếc, tâm đau đớn, khó nhẫn, đến than thở với vị Tăng ở gần nhà. Vị Tăng bảo: “Bà đã biết khổ sao chẳng đem cái khổ ấy bán đi? …trong câu chuyện Bán Khổ Để Vãng Sanh.
Chắc có lẻ chị cũng đang thắc mắc Vì Sao Ở Ác Gặp Lành Ở Hiền Gặp Dữ?. Bởi vì “làm lành hưởng phước, làm ác phải tội, nếu như chưa thấy báo ứng là vì thời cơ chưa tới”. Nhân quả thông ba đời, tơ hào chẳng sai.
Hi vọng vài lời chia sẻ trên sẽ giúp được cho chị một chút.
Nam Mô A Di Đà Phật