Ăn uống trong nhà Phật, tại sao lựa chọn ăn chay vậy? Phật Thích Ca Mâu Ni năm xưa còn tại thế khuyến khích chúng ta ăn chay, nhưng bản thân Ngài không có thực hành ăn chay, đó là do môi trường sống không cho phép. Đức Phật là người vô cùng từ bi, người từ bi không muốn phiền phức người khác. Đức Phật mỗi ngày ra ngoài đi trì bát, khi trì bát, người ta ăn cái gì thì cúng dường cái ấy, vậy là thuận tiện. Nếu như Phật muốn đề xướng ăn chay, vậy mỗi một nhà đều phải chuẩn bị một chút thức ăn chay để cung ứng cho người trì bát, vậy thì phiền phức biết bao. Ngài không muốn thêm phiền phức cho người, đây là tùy duyên.
Chư Phật Bồ Tát tùy duyên không sao cả, bởi vì tâm họ từ bi, họ không có phân biệt, không có chấp trước, tâm của họ thanh tịnh, không bị ô nhiễm. Chúng ta là phàm phu, tâm của chúng ta không thanh tịnh, tâm chúng ta sẽ bị ô nhiễm, cho nên ăn uống không thể không có lựa chọn.
Phật giáo chúng ta ngày xưa áp dụng ăn chay bắt đầu từ thời vua Lương Vũ Đế. Lương Vũ Đế đọc kinh Lăng Già, trong kinh Phật khuyến khích Bồ Tát không nên ăn thịt chúng sanh. Sau khi ông đọc xong, ông vô cùng cảm động. Bản thân ông áp dụng ăn chay và khuyến khích người xuất gia cũng áp dụng ăn chay. Vận động ăn chay là bắt nguồn từ đó.
Ăn chay vô cùng quan trọng. Ăn chay là dưỡng sinh, dưỡng tâm, dưỡng tánh. Tánh, dùng cách nói hiện nay là tinh thần, tức là trong ăn chay cũng có cái không tốt cho tính tình, Phật đều đem nó lựa ra. Mọi người biết, nhà Phật nói rau ngũ huân, “huân” có bộ thảo đầu, huân không phải thịt, cho nên rất nhiều người nói ăn huân là ăn thịt, đây là sai rồi! Huân không phải thịt, huân là rau. Thịt, nhà Phật gọi là “huân tanh”. Huân là năm loại rau, mọi người đều biết, đó là tỏi, kiệu (chúng ta gọi là kiều đầu), rau hẹ, hành, hưng cự (chúng ta gọi là hành tây), những thứ này ảnh hưởng sinh lý. Người không có công phu, người không có định công, nếu ăn sẽ gây ra hiệu quả không tốt, cho nên nhà Phật tránh nó. Năm loại này gọi là huân thái. Trong kinh Lăng Nghiêm, Phật nói rõ ràng, ăn sống rất dễ động can hỏa, nóng nảy bứt rứt. Cho nên Phật mới khuyên người sơ học, bạn muốn bảo vệ tâm trạng lương thiện của mình phải để ý, việc ăn uống sẽ ảnh hưởng tâm trạng. Ăn chay gìn giữ tâm từ bi, không ăn thịt chúng sanh, cho nên ăn chay là vệ sinh, vệ tánh, vệ tâm. Đây là sự lựa chọn tốt nhất, là đạo dưỡng sinh tốt nhất, nó dưỡng sinh, dưỡng tánh, dưỡng tâm. Đây là đại học vấn. Từ chỗ này sinh khởi tâm yêu thương, bảo vệ tất cả chúng sanh, hoan hỷ, vô điều kiện chăm lo tất cả chúng sanh, giúp đỡ tất cả chúng sanh. Tâm Bồ Đề là sinh ra từ đây.
…Bố thí vô úy rất đơn giản, rất thuận tiện chính là ăn chay. Ăn chay là từ nay về sau không hại tất cả chúng sanh. Tuy là trong Phật pháp không khuyên người ăn trường chay, Phật chỉ khuyên bạn không sát sanh, không hề khuyên bạn không ăn thịt. Nếu như muốn nói đến bố thí vô úy, thì việc ăn chay là rất quan trọng. Khoa học kỹ thuật hiện đại phát triển lò sát sanh, tôi chưa đi tham quan qua, thế nhưng khi tôi còn nhỏ, sanh ra lớn lên ở trong nông thôn, trong nông thôn giết heo bán thịt, khi nhà bán thịt giết heo, họ nắm tai của heo lên nói với nó: “Heo ơi, heo ơi! Ngươi đừng trách ta. Ngươi là một món ăn của nhân gian. Họ không ăn thì ta không giết. Ngươi đi tìm người ăn mà đòi mạng đi”. Các vị thấy, họ đem tất cả trách nhiệm đổ cho người ăn, các vị người nào ăn thịt thì tiêu rồi, vấn đề sẽ rất nghiêm trọng. Họ đem trách nhiệm đổ hết cho người ăn, họ không có tội, tội lỗi đều là ở người ăn thịt. Cho nên chúng ta có thể ăn chay, có thể không ăn thịt tất cả chúng sanh, đó chính là vô úy bố thí, bồi dưỡng tâm từ bi của chính mình. Đây là việc tốt, bồi dưỡng tâm từ bi của chính mình, quyết không tổn hại bất cứ một chúng sanh nào. Không những là không thể sát hại, mà ngay đến làm cho chúng sanh vì ta mà sanh phiền não thì chúng ta liền có tội, có lỗi lầm.
Trích: Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (tập 18) & Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (tập 13)
Tịnh Không chủ giảng
Phúc Bình xin kể với các quý đạo hữu đang ăn chay trường câu chuyện có thật thế này:
Ông A sau khi tìm hiểu Phật pháp đã ngộ ra được đời là vô thường, phát tâm tu tập niệm Phật cầu vãng sanh. Niệm Phật một thời gian ông quyết định phải ăn chay trường để thể hiện lòng từ bi với muôn loài cũng là không vì không còn ham thích mùi vị cá thịt nữa. Tuy nhiên từ đây bắt đầu phát khởi xung đột, gia đình luôn sùng sục như lò bát quái do bà vợ không chịu được cảnh trong nhà có ông chồng đã niệm Phật rồi còn ăn chay làm gương “xấu” cho các con, bà vợ sợ các con còn nhỏ bắt chước bố rồi suy dinh dưỡng, chồng không còn sức làm ăn gì, lại xấu hổ với bạn bè khi có ông chồng không giống ai như vậy. Không bắt ép chồng trở đũa ăn mặn được thì bà vợ rơi vào trạng thái trầm cảm, bà lăn lộn mòng mòng trong nhà, kêu gào thảm thiết … Bà vợ chỉ có thể chấp nhận cho chồng ăn lục trai và 3 tháng giêng, tháng 5 và tháng 9 chứ nhất quyết không chịu cảnh chồng trường trai.
Ví như quý đạo hữu nào rơi vào trường hợp ông A, xin hỏi hướng giải quyết thế nào?
Nam Mô A Di Đà Phật!
A Di Đà Phật, chào liên hữu Phúc Bình
Việc ông A tự giác ngộ và phát tâm trường chay niệm Phật là rất tốt, có căn thiện lành. Thế nhưng trong cuộc sống ông gặp phải nghịch duyên là người vợ. Nếu ai xem phim Nghịch Duyên cũng sẽ học được cách nhẫn nhịn của người vợ trong hoàn cảnh này. Chồng Thiên Quý ăn hiếp cô, ép Liên Hương ăn thịt, không muốn cô ăn chay….v.v….cô nhẫn nhịn vẫn ăn nhưng tâm thật sự không còn tâm niệm ăn thịt chúng sanh. Cô chỉ biết cố gắng đem tâm sám hối, niệm Phật cho những chúng sanh mà chồng cô đã giết và ép cô phụ giúp. Hàng ngày, tâm tâm vẫn cứ chân chân thật thật niệm Phật tha thiết cầu sanh Tây Phương. Kết quả cuối cùng là biết trước ngày giờ ra đi, và đem theo vô số chúng sanh về ngôi nhà Cực Lạc. Thậm chí những chúng sanh heo còn vãng sanh trước rồi cùng Phật đến tiếp dẫn cô. Do đây mới cảm hóa được người chồng bỏ ác tu hành niệm Phật.
Ở đây, theo TLPT, người chồng này cũng nên làm như vậy. Nếu như mình trường chay tạm thời không được mà người vợ yêu cầu như thế (lục trai và 3 tháng trong năm) cũng đã là tốt hơn cô Liên Hương rồi. Tuy ông ăn nhưng ông không ý niệm gì về chuyện ăn thịt cả, mà tùy duyên để dần dần cảm hóa vợ. Ông hãy niệm Phật nhiều hơn, tạo nhiều công đức hơn, hồi hướng cho tất cả oan gia trái chủ của ông, và hồi hướng cho người vợ đầu ấp tay gối được sớm chuyển tâm hướng về Phật pháp trở thành thiện duyên, thành hộ pháp cho ông. Hãy tha thiết ngày ngày cầu Tam Bảo, cầu Phật gia bị. Tâm chân thành ắt sớm có cảm ứng tốt đẹp thôi.
Vài chia sẻ cùng liên hữu.
Nam Mô A Di Đà Phật
TLPT
Giờ mình mới có duyên nhìn thấy bài viết này. Mình xin trả lời cho dù câu hỏi đặt ra cũng lâu rồi.
Ông A cần kiểm tra lại việc ăn chay truờng của bản thân. Mục đích tôi ăn chay là để làm gì ? Trên cơ sở nào tôi lại ăn chay ?
Nếu trả lời được các câu hỏi trên thì sự việc trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Mình ví dụ một chuyện thực “Anh A sau khi từ cõi chết trở về, bắt đầu tu hành, nhận thấy mình cần phải ăn chay trường theo đúng lời Phật dạy, liền phát thệ nguyện “thề từ giây phút này đến vô lượng kiếp về sau con thà hi sinh thân mạng này chứ không bao giờ giết hại chúng sinh để nuôi sống bản thân con, mong Chư Phật, chư Bồ Tát, Chư Hiền Thánh Tăng muời phuơng chứng giám lòng thành của Đệ Tử”. Và từ thời điểm ấy, anh A không còn ăn mặn nữa, và với quyết tâm dũng mãnh như vậy thì bà vợ của anh A cũng ăn chay trường theo luôn, và với ý chí sắt đá thì “cảm ứng đạo giao nan tư nghì” nghĩa là luôn nhận được sự gia hộ từ Tam Bảo. Tất nhiên anh A tập thêm thái cực quyền, …. các sự vụ thể thao trong công ty đều tham gia và đều có giải, khiến cho mọi nghi ngờ tan biến. Nếu bạn muốn thì phải thể hiện bằng hành động, chứ nói mồm thì không ăn thua.
Chúc tất cả can đảm trên con đuờng tu Bồ Tát Đạo
Xin chao.mình cũng như thế vợ buồn bực khi thấy trên măm cơm 1 bên mặn bên chay năm nay tôi 35t conf vợ 30t 2 vợ chồng chưa có bé nào do mình sợ mùi thịt cá dầu mỡ
Nam Mô A Di Đà Phật
A Di Đà Phật! Chào tất cả liên hữu,
HT xin hỏi người ăn chay trường niệm Phật so với người còn ăn mặn niệm Phật thì công đức có khác biệt không? Xin cảm ơn trước các đạo hữu sẽ giúp trả lời câu hỏi này.
Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật, chào huynh Huệ Tịnh
Đọc câu hỏi này của huynh khiến cho TLPT nhớ về câu hỏi của một vị tại gia tên Cát Đằng đã từng hỏi Ngài Pháp Nhiên Thượng Nhân (trong Niệm Phật Tông Yếu) thế này. Xin được trích nguyên văn:
“Hỏi: Người xuất gia niệm Phật với người tại gia niệm Phật hơn kém ra sao?
Đáp: Người xuất gia niệm Phật với người tại gia niệm Phật công đức bằng nhau không có hơn kém.
Hỏi: Chỗ này quả thật tôi không hiểu. Vì sao người xuất gia không gần đàn bà, ăn chay trường mà niệm Phật, do đó rất đáng quý. Người tại gia thường hay nghĩ đến sắc dục, ăn thịt uống rượu mà niệm Phật, hẳn nhiên là thấp kém. Làm sao mà bằng nhau được?
Đáp: Công đức bằng nhau không có hơn kém. Vì sao vậy? Người không biết BỔN NGUYỆN CỦA ĐỨC A DI ĐÀ mới có nghi vấn này!
Anh Cát Đằng (một đệ tử tại gia thuộc hạng hạ lưu của Ngài) cũng mong Phật cứu độ mà niệm NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT. Pháp Nhiên nầy cũng mong Phật cứu độ mà niệm NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT. Hai bên hoàn toàn không khác gì nhau.
Niệm Phật của Pháp Nhiên nầy với niệm Phật của anh Cát Đằng hoàn toàn như nhau. Nếu cho rằng không giống nhau, là hoàn toàn không biết ý nghĩa của niệm Phật vậy. Như lấy gấm vóc mà gói vàng ròng, hoặc lấy vải dơ mà gói vàng thì cũng là vàng ròng cả. ”
A Di Đà Phật. Ngài vô cùng từ bi, trả lời đáng tan mọi nghi vấn của người đệ tử về niềm tin vào Thánh hiệu.
Cho nên theo thiển ý của TLPT: “Việc ăn chay hay ăn mặn cũng có ý nghĩa trợ giúp thêm trên con đường về Tây Phương an toàn hơn một chút, ít gặp chướng ngại về oan gia trái chủ. Còn bất kỳ người nào niệm Phật với tâm mong cầu Phật A Di Đà cứu độ khẩn thiết cũng đều như nhau cả. Đức Từ phụ A Di Đà Phật Ngài sẽ không bỏ sót chúng sanh nào.
Vài dòng chia sẻ. Rất cảm ơn câu hỏi này của huynh Huệ Tịnh. TLPT đoán huynh hữu ý vì mọi người mà đưa ra câu hỏi này. Chúc huynh thường tinh tấn và an lạc.
Nam Mô A Di Đà Phật
TLPT
A Di Đà Phật!
Kính chào liên hữu TLPT,
Trước tiên HT xin tán thán công đức và lời chúc thanh tịnh của đạo hữu. HT tuy bệnh cảm sốt trong nguời nhưng khi thấy đạo hữu đem tâm từ bi hỉ xả để bố thí pháp, thân tâm của HT được giống như nước cam lồ rải vào khiến mình an lạc vô cùng.
Thật đúng y như TLPT trích ra bài của Ngài Pháp Nhiên Thượng Nhân mà HT cũng mới vừa đọc lại để đưa ra câu hỏi. Đạo hữu trả lời hay quá.
Theo kinh nghiệm của Huệ Tịnh đã từng chay trường khi mới sanh ra, rồi lại ăn mặn, rồi lại ăn chay trường, rồi lại ăn mặn và hiện tại thì lại chay trường. HT nghĩ ra một điều chủng tử của chúng ta vô số kiếp trước có tu hành từ bi công đức nhưng hầu như bị cái nghiệp lực ác duyên làm chủ nhiều hơn mà đôi khi cũng không biết. Cho nên cũng khó nói sao mới chính xác. Có lẻ chúng ta chỉ cần tập trung duyên nhất vào công đức bất khả tư nghị của danh hiệu A Di Đà Phật thì tuy còn duyên ăn mặn cũng đừng lo quá. Cứ chết sống với câu niệm Phật cho dù còn ăn mặn công đức cũng như nhau vì người nào chịu chấp trì danh hiệu A Di Đà Phật thì người đó đã tìm lại Phật tánh rồi. Khó là ở chổ chịu tin mà chấp trì danh hiệu bất kể hoàn cảnh thuận nghịch ra sao mới có công đức.
Vài lời chia sẻ, HT lại một lần nữa rất cảm ơn đạo hữu TLPT. Nguyện đạo hữu thường từ bi hoan hỉ giúp chúng sanh tìm lại Phật tánh qua câu A Di Đà Phật. Nếu HT có lỡ lời không thanh tịnh với đạo hữu thì HT này xin sám hối.
Nam Mô A Di Đà Phật
Nam mô A Di Đà Phật.
Con nghe nhiều người nói là khi trang điẻm hoặc xịt nước hoa trên người thì ma quỷ sẽ theo người đó phải không ạ??
Mong nhận được sự giải đáp từ các đạo hữu.
Nam mô A Di Đà Phật.
Phúc Bình không rõ là có ma quỷ theo người xịt nước hoa hay không, nhưng việc xịt nước hoa về bản chất cũng là hình thức trang điểm để phát khởi lòng ưa thích của kẻ khác giới với mình đúng không ạ. Về vấn đề này HT Tuyên Hóa đã dạy:
“ “Dã dung hối dâm” có nghĩa là chải chuốt hình dáng là khiến kẻ khác sanh lòng dâm. Ví dụ như người con gái bôi phấn thoa son, trang điểm thật lộng lẫy, đây chính là khêu gợi, khiến người khác trông thấy liền sanh lòng tà vạy. Thế nên người nữ tốt nhất là để dung mạo tự nhiên, không cần phải tô son điểm phấn. Nếu bôi son trét phấn vào môi vào má hồng hồng đỏ đỏ, cho rằng làm như vậy rất có ý nghĩa, song thật ra thì chẳng có ý nghĩa gì cả, mà chỉ là thể hiện sự điên đảo của chúng sanh—sự điên đảo của chúng sanh chính là ở điểm này vậy!” lại người nữ mà ưa đi giày cao gót thì kiếp sau làm ngựa chạy lộp cộp trên đường vậy.
Nam Mô A Di Đà Phật!
Phúc Bình cảm ơn câu trả lời của liên hữu TLPT, thiết nghĩ trong trường hợp đó ông B cũng chẳng còn cách nào khác. Nếu có trách thì trách chính bản thân mình tu tập chưa đủ công đức để có thể cảm hóa được người vợ, nhưng cái đích cuối cùng vẫn phải là ăn chay trường như Đại sư Ấn Quang đã chỉ dạy.
Theo ngu ý của Phúc Bình trường hợp cô Liên Hương mà liên hữu ví dụ, xa xưa có sư Oánh Kha … gần đây có chị Kim Thảo đều không phải là người trường chay mà vẫn được vãng sanh. Như vậy có thể thấy rằng chẳng phải ăn chay trường mới được vãng sanh nhưng không có ai đang ăn mặn mà được vãng sanh, tích người sáng gặm đùi gà trưa vãng sanh thiệt PB cũng chưa từng nghe thấy. Người ăn mặn được vãng sanh hoặc là người làm rất nhiều việc công đức trong đời, hoặc cuối đời phải chịu một trận phong ba bão táp, ung thư, bệnh tật, đau đớn kịch liệt hoặc tâm sám hối chí thành chí thiết mới được vãng sanh.
Những ai đã từng ăn chay trường mới có được cái cảm giác sung sướng hỷ lạc trào dâng trong người mà người ăn chay kỳ, ăn mặn rất hiếm khi được thọ nhận. Cho nên tất cả chúng ta không thể phủ nhận một điều đó là “Ăn chay chính là một phương pháp tu hành rất quan trọng, mà người Phật tử thực hành được nhiều chừng nào thì được nhiều kết quả tốt đẹp chừng ấy.”
Tuy nhiên PB vẫn cho rằng có một điều rất quan trọng mà người cư sĩ chúng ta vẫn thường coi nhẹ đó là ăn chay mà vẫn ngủ mặn, ăn chay tu đạo mà đêm vợ vẫn nằm ôm chồng, chồng ôm vợ thì sao tránh được phát khởi tâm dâm dục rồi hành dâm, chẳng tính được thế nào là vừa đủ không phải tội tà dâm. Chẳng phải “Vạn ác dâm đứng đầu” hay sao, “Lòng dâm không dứt, trần gian chẳng thoát”.
Đôi lời chia sẻ.
Nam Mô A Di Đà Phật!
A Di Đà Phật, huynh Phúc Bình thân mến
Hihihi…đây là trường hợp huynh đưa ra để chia sẻ theo phương án cách nào tốt nhất cho ông A, chứ không phải là Chuẩn mực tốt nhất cho niệm Phật vãng sanh. Nếu như đưa ra chuẩn để làm mẫu, làm gương cho các đồng tu niệm Phật thì ăn chay trường là ưu tiên số một, là tốt nhất. TLPT hoàn toàn nhất trí, không một ý kiến gì cả.
Còn đây là trường hợp bất khả kháng nên phải tùy duyên mà tiếp nhận, sau đó tìm cách trong Phật pháp dạy để mà hóa giải oan gia. Nếu trong trường hợp này mà ông A vẫn cương quyết ăn chay trường mặc tình cho người vợ cùng con cái lúc nào cũng càm ràm, cay đắng. Liệu ông có an tâm mà niệm Phật được hay không? Liệu ông có cảm hóa được vợ ông hay không? Hay là làm cho tình hình gia đình mỗi lúc một xấu đi? Không cảm hóa được gia đình mà tâm còn mang đầy phiền não, dễ làm cho tâm thoái chuyển. Ngược lại nếu tùy duyên mà ăn lục trai và 3 tháng trong năm – gia đình vui vẻ thì chọn cơ hội nói Phật pháp cho vợ con nghe, thành tâm niệm Phật hồi hướng cho gia đình chuyển tâm niệm Phật thì khả năng chuyển đổi có thể nói sẽ hiệu quả hơn.
Ăn chay trường là một trợ duyên rất tốt cho niệm Phật vãng sanh, giảm trừ chướng ngại lâm chung khá nhiều. TLPT cũng luôn đề xướng các bạn khác trường chay, nhưng không phan duyên nếu gia đình người ta chưa đủ duyên tiếp nhận. Gặp trường hợp này, TLPT chỉ khuyên họ cố gắng niệm Phật cho nhiều rồi từ từ chuyển hóa. Pháp vốn không có định pháp, tùy hoàn cảnh mà áp dụng.
Nếu như gặp trường hợp người ta không trường chay nhưng có niệm Phật cầu vãng sanh mà mình nói “Bạn ăn mặn như vầy khó được vãng sanh lắm!”. Há như vậy làm người sinh nản chí, bỏ luôn niệm Phật thì có phải đoạn mất thiện căn của người ta không? Nhân Quả này làm sao gánh nổi đây?
Hihihi….Cũng là chia sẻ ngu muội của TLPT thôi huynh ạ. Có gì nhờ sự hướng dẫn thêm. Chúc huynh thường tinh tấn an lạc.
Nam Mô A Di Đà Phật.
TLPT
Liên hữu Tìm Lại Phật Tánh thân mến! Đáp án mà liên hữu đưa ra Phúc Bình hoàn toàn nhất trí, rất hợp tình, PB không có ý nào khác ạ, chỉ là PB phân tích dài dòng thêm chút thôi. Câu chuyện ông A mà PB nêu ra để thấy rằng việc khuyên ai đó ăn chay trường hay không không phải là điều đơn giản mà còn phải xem phúc phận hay duyên người đó có đủ hay không, không khéo léo thì chính người khuyên nhủ bị tổn phước phải không ạ.
Về chuyện chuyển hóa ăn mặn thành ăn chay, Phúc Bình cũng xin kể thêm một câu chuyện có thật về cư sĩ Đ sinh hoạt cùng đạo tràng với PB như sau: cư sĩ Đ gần 40 tuổi làm cán bộ ở cảng, do tâm từ bi cư sĩ có tham gia ban hộ niệm đưa tiễn người vãng sanh. Có những hôm cư sĩ cộng tu niệm Phật trợ niệm suốt đêm, sáng đến cơ quan làm việc luôn. Cư sĩ phát tâm ăn chay trường nhưng bà vợ cũng phản đối rất dữ và cư sĩ đã có cách hóa giải hết sức đặc biệt như sau: Tết vừa rồi ban hộ niệm mà cư sĩ tham gia tổ chức đại lễ Tam thời hộ niệm ở Thái Bình, cư sĩ đưa cả vợ về cùng tham dự. Tối ngày thứ 3 khi đại chúng hóa sớ vong linh, cư sĩ Đ đã thành tâm cầu khấn chư Phật, Bồ tát khai mở huệ nhãn cho người vợ thấy được vong linh người đã khuất mà tin rằng luân hồi là có thật. Chuyện kỳ diệu đã xảy ra, người vợ ngay lập tức nhìn thấy vong linh già, trẻ, lớn, bé cuồn cuộn bay lên từ hố sớ trong mấy chục phút, ngoài người vợ của cư sĩ Đ thì không ai nhìn thấy vong linh. Đây nếu chẳng phải do công đức tu tập sâu dày của cư sĩ Đ, tâm chí thành chí thiết thì chẳng có cảm ứng như vậy đúng không ạ. Người vợ sau khi tận mắt thấy rồi thì tin rằng những gì chồng mình đã làm là đúng và từ đó tự giác ăn chay niệm Phật, mọi chuyện trong gia đình đều được hóa giải. Toàn thể đạo tràng dù hộ niệm vì câu chuyện này mà ai cũng phải bảo nhau tinh tấn niệm Phật cầu vãng sanh hơn nữa. Không vãng sanh được thì ngày nào đó mình lại cũng là những vong linh bay lượn kia mà thôi.
Nam Mô A Di Đà Phật!
A Di Đà Phật
Kính thưa các Liên hữu đồng tu.
Đệ xin được bổ sung một ý nhỏ vào các bài viết rất sâu sắc của quý vị. Đức Phật dạy chúng ta ăn chay để thể hiện lòng Từ bi và Bình đẳng. Nếu vì một hoàn cảnh nào đó mà chúng ta không giữ trường chay được (như ông A), vẫn phải ăn thịt để giữ hòa khí trong gia đình, nhưng tâm chúng ta không bị vướng mắc vào miếng ăn, và còn mang tâm chí thành hồi hướng cho con vật mà mình bắt buộc phải ăn đó, thì chúng ta không có phạm giới và Niệm Phật vẫn được công đức trọn vẹn. Nhưng chúng ta đều là phàm phu, liệu có giữ giới như vậy được hay không, mới là vấn đề. Chi bằng cứ để bà vợ làm mình làm mẩy một thời gian, rồi vì tâm chân thành của mình sẽ chuyển được nghiệp không lành ấy của mình. Cứ chiều theo bà ấy, e rằng một ngày kia không khéo chính ông A sẽ bị bà vợ kéo theo xuống bùn lầy thì uổng phí công phu tu hành. Chúng ta vì cứ đổ thừa cho hoàn cảnh nên bây giờ vẫn còn lăn lộn trong Lục đạo luôn hồi. Kính chúc quý vị một ngày an lạc. DÂ Phàm Phu
A Di Đà Phật!
Kính chào các liên hữu,
Hòa Thượng Tịnh-Không đã có trả lời chuyện này, Ngài nói trong ba bộ kinh, gọi là Tịnh-Độ tam kinh, Phật nói: “Tín-Nguyện-Hạnh” vãng sanh, chứ Phật không nói ăn chay trường để vãng sanh. Cho nên quý vị mà còn thèm thịt thì không sao hết, yên chí đi! Ngài dặn là tuyệt đối đừng có sát hại sinh vật. Như vậy bây giờ mình thèm thịt quá thì mình hãy ra ngoài shop, ngoài chợ… mua đem về ăn, để tránh đi cái tình trạng trực tiếp sát sanh. Mình dùng “Tam Tịnh Nhục” để ăn.
Trong pháp gọi là “Trai Chay”, có ba phẩm. Phẩm Hạ gọi là ăn tam tịnh nhục; Phẩm Trung là ăn chay trường; Còn Phẩm Thượng là thêm phần phóng sanh nữa, nó có ba đợt như vậy. Nếu ta ăn chay trường không được thì có thể ăn tam tịnh nhục. Nhưng nếu có nhiều người ăn chay không được thì mình khuyên nên ăn hai ngày một tháng… Hai ngày một tháng được, thì thôi bốn ngày có hơn là bao nhiêu đâu? Thêm hai ngày nữa đi. Tiến lần, tiến lần, tiến lần lên…
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2012/12/nguoi-niem-phat-co-bat-phuoc-phai-truong-chay-khong/
=============================================
Trích từ: Niệm Phật Tông Yếu – Pháp Nhiên Thượng Nhân
Hỏi: Niệm Phật mà không phát bồ đề tâm thì làm sao được vãng sinh? Niệm Phật mà không giữ giới thì làm sao được vãng sinh? Niệm Phật mà không có trí tuệ thì làm sao được vãng sinh? Niệm Phật mà vọng niệm không ngừng thì làm sao được vãng sinh?
Đáp: Hỏi như vậy là vì không biết và hiểu kinh PHẬT THUYẾT VÔ LƯỢNG THỌ.
38) Phật có đại nguyện tiếp dẫn, chúng ta có lòng muốn sinh sang đó, làm sao mà chẳng toại nguyện vãng sinh?
39) Nếu đi bằng thuyền thì người sáng mắt hay kẻ đui mù đều có thể đến bờ bên kia.
Tuy có con mắt trí tuệ mà không Niệm Phật thì không phù hợp với Nguyện Lực.
Tuy ngu si ám độn mà có thể Niệm Phật xin được nương vào Nguyện Lực của Phật để được vãng sinh.
40) Không để ý đến thiện ác của bản thân, chỉ một lòng cầu vãng sinh mà Niệm Phật. Đó gọi là Tha Lực Niệm Phật. Cho rằng bản thân bị tội chướng khó được vãng sinh là điều sai lầm rất lớn.
41) Chẳng cần để ý là tâm mình thiện hay ác, tội chướng nặng hay nhẹ, mà chỉ nên dùng miệng xưng NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT và phát khởi cái tâm quyết định! Nương Phật Thệ Nguyện chắc chắn vãng sinh!!!
====================================
Huệ Tịnh xin góp vài ý kiến nông cạn nhe. Nếu chúng ta đem tâm phàm phu phân biệt chay với mặn mới được Phật Di Đà tiếp dẫn về Cực Lạc thì đó là nghi ngờ khả năng Đại Nguyện Lực của ngài rồi. Cho nên nói pháp môn niệm Phật nguyện một đời vãng sanh khó ở chổ CHÁNH TÍN. Ba căn chín phẩm liên đài là một pháp môn hay phương tiện mà chư Phật do lòng Đại Bi để lại cho chúng ta tu tập lên thuyền Nguyện Lực của Phật A Di Đà thoát ra khỏi sanh tử luân hồi. Người nào tin, nguyện và chấp trì danh hiệu A Di Đà Phật một lòng hướng tâm về Cực Lạc thì lâm chung Phật sẽ lai nghinh đừng có nghi ngờ. Nếu bắt buộc phải chay trường phải này phải nọ là tạp niệm sai rồi. Nếu phải chấp các pháp trợ duyên đó mà khiến người ta mất lòng tin nguyện vãng sanh thì tai hại quá. Vì chủng tử nghiệp lực (riêng+cộng) của mỗi nguời khác biệt bất khả tư nghì làm sao trí thức phàm phu như mình có thể hiểu mà phải chấp đúng hay sai. Mục đích Đức Phật chỉ muốn chúng ta tin nguyện rồi chấp niệm Phật mà vãng sanh. Mọi duyên ăn chay ăn mặn giữ giới phá giới định tâm tán loạn v.v. thì cứ để câu A Di Đà Phật tự từ từ chuyển biến trong chủng tử của mọi người.
Chứ nói ông A chủng tử đạo lực chuyển được bà vợ A là nhất thiết phải đem chuyện đó ra để so sánh sẽ dễ khiến ông B mất lòng tin sao. Biết đâu do chủng tử bà vợ A chính mùi ăn chay cho nên ông chồng A cầu nguyện cái là thành tựu liền. Nếu muốn chắc ăn ông A có bản lảnh tu hành đạo lực thì tới gặp bà vợ B,C,D,E, v.v. của hàng sớm thử xem có chuyển luôn được hay không.
Huệ Tịnh này tuy đạo hạnh còn kém nhưng lúc nào cũng nhìn theo khía cạnh chủng tử nghiệp lực khó nói khó đoán đâu mới là đúng hay sai để tuỳ duyên suy nghĩ tìm phương tiện để cố gắng giúp khuyên họ có lòng tin vững vàng. Nếu ai cũng trường chay niệm Phật vãng sanh thì quá tuyệt vời nhưng thật tế không đơn giản vậy.
Vài lời chia sẻ xin các liên hữu hoan hỉ đừng vì chuyện chay mặn mà mất tình cảm vợ chồng trong gia đình. Tu tại gia khó lắm mỗi người tự biết phải thông cảm hoàn cảnh nghiệp chủng riêng biệt. Hoàn cảnh nhơn duyên bắt buộc vừa chay vừa mặn mà đạo tâm không thối thì chắc cũng không sao chứ. Nếu có duyên ăn chay trường thì ăn có thêm phước. Phật A Di Đà tâm Đại Bi lúc nào cũng thông cảm hoàn cảnh của chúng ta mà vẫn tiếp dẫn. Nếu ai niệm Phật công đức thành tựu hoa sen nở ra thì mình nghĩ ngài sẽ báo trước ngày giờ vãng sanh và khuyên phải trường chay trước 3 ngày cho thanh tịnh mới vãng sanh chắc cũng hợp lý niệm Phật cả đời chưa bỏ ăn mặn mà vẫn được Phật lai nghinh là vậy. Pháp môn niệm Phật nguyện vãng sanh quý là ở chổ đó. Nên TIN đừng nghi ngờ.
4 loại người:
1. Tâm xuất gia thân xuất gia
2. Tâm xuất gia thân chưa xuất gia
3. Tâm chưa xuất gia thân xuất gia
4. Tâm chưa xuất gia thân chưa xuất gia
Loại người 1-2 là đại trượng phu là thiện nhơn trong cõi ta bà. Người này mà nguyện vãng sanh thì chắc chắn sẽ thành tựu viên mãn.
Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật.
Kính gửi chư vị cư sĩ, con có đôi điều thắc mắc kính xin các vị giải đáp dùm con, vì con không co nhiều thời gian để xem các bài giảng giải về kinh Vô Lượng Thọ, trí huệ ngu muội không biết hỏi ai.
Con xem trong kinh Vô Lượng Thọ, phẩm thú 6, có 48 đại nguyện của Phật A Di Đà, trong đó có đoạn
” Khi con thành Phật, chúng sanh sanh vào nước con quyết chắc đến bậc Nhất Sanh Bổ Xứ. Trừ khi phát nguyện rộng lớn trở lại độ sanh, giáo hóa hữu tình, khuyến phát tín tâm, tu hạnh Bồ tát, hành nguyện Phổ Hiền, tuy sanh vào thế giới khác hằng lìa ác thú, hoặc thích thuyết pháp, nghe pháp, hay hiện thần túc, tùy ý tu tập thảy đều viên mãn. Nếu không được như vậy, thề không thành Chánh giác “.
Xin cho con hỏi ” hành nguyện Phổ Hiền ” ở đây là 10 hạnh nguyện của Phổ Hiền Bồ Tát, vậy lúc ngài Pháp Tạng phát nguyện, thì Bồ tát Phổ Hiền đã là Bồ tát rồi ạ ? Và sau này trong kinh Hoa Nghiêm có đề cập Bồ tát Phổ Hiền thực hành 10 hạnh nguyện này cũng quy hướng cầu sanh Tây Phương Cực Lạc, tức là khi ấy Phật A Di Đà đã thành Phật và trang nghiêm cõi Tây Phương Cực Lạc rồi. Con có chút thắc mắc theo trí ngu muội thế gian, xin chư vị hoan hỷ trả lời cho con được biết.
Ngoài ra, con có người cha chưa tin chịu niệm Phật, dù ông có hay bật nghe KNNP của cư sĩ Diệu Âm nhưng rồi lại dùng những lí lẽ thế gian để phản bác lại mẹ con tu. Con thấy thật đáng tiếc vì mình phàm phu chưa đủ năng lực để chuyển hóa ông, những tội lỗi như tà dâm ” phi địa, phi thời, phi khí” cha con không làm được nên không chịu tin, một mực cho rằng ” nếu vậy thì trên thế gian này ai mà chẳng bị đọa địa ngục như vậy, có tu cũng vẫn bị đọa, chi bằng ta làm người phàm, không biết không có tội”. … Thật làm con tức điên. Đến tối nay cha con nghe KNNP và lại tranh cãi với mẹ con, một mực đòi con đi tìm quyển kinh, câu văn mà Phật dạy ” người nào vãng sanh thế giới Tây Phương Cực Lạc thì cha mẹ bảy đời sinh thiên “. Khổ nỗi con còn ngu si, đọc kinh văn hay bài giảng chỉ nhớ được đôi điều quan trọng, mà không nhớ là trong kinh văn, bài giảng nào để mở (internet) cho ông xem, tìm hoài không nhớ được. Kính xin chư vị giúp con trích dẫn lời Phật dạy khi Bồ tát thưa hỏi, về ý chỉ cha mẹ bảy đời dù trong ba đường ác cũng lập tức được sanh thiên khi người đó được vãng sanh Tây Phương.
A Di Đà Phật, dù cha con là một người chưa tin Phật Pháp nhiệm màu nhưng con thầm nghĩ chắc ông cũng có duyên, vì dù là hay tỏ ve không tin nhưng khi nghe qua bài giảng nào ông cũng nhớ được những điều hay, quan trọng ( mặc dù chỉ là để quay ra hỏi móc người nhà). A Di Đà Phật,người đời thích làm ác, không chịu tin nhân quả, dù là khó khuyên bảo nhưng nhà con cũng hết sức để giúp ông hồi đầu mà thật khó. ( Đến giờ, con lấy lại chiếc điện thoại có KNNP ko cho cha con nghe nữa vì sợ ông càng nghe lại càng dựa vào đó mà phỉ báng)
Con kính xin tán thán công đức chư vị.
Nam mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật – Chào bạn Diệu Loan:
Tịnh Thái xin mạn phép chia sẻ với bạn vài ý sau:
1. Nói về sự thành tựu của A Di Đà Phật thì A Di Đà Phật tất nhiên là thành Phật trước Bồ Tát Phổ Hiền rất xa rồi, cho nên trong Kinh Hoa Nghiêm – Ngài Bồ Tát Phổ Hiền mới nguyện sanh về Cực Lạc để được thân cận A Di Đà Phật và sớm viên thành Phật quả. Cho nên khi Ngài Pháp Tạng tu hạnh Bồ Tát thì Phổ Hiền Ngài cũng là đang tu hạnh Bồ Tát, nhưng Ngài Pháp Tạng do phát 48 đại nguyện vô cùng rộng lớn, “…tu Bồ Tát đạo, đức hạnh cao siêu, trí huệ dũng mãnh, thâm tín lý giải đệ nhất. Lại có hạnh nguyện thù thắng cùng sức niệm huệ tăng thượng kỳ tâm, kiên cố bất động. Tu hành tinh tấn, khó ai sánh kịp…” – nên Ngài thành tựu sớm hơn…Chúng ta cũng thấy việc tương tự trong Kinh Điển: Lý ra vị Phật thứ tư trong hiền kiếp này phải là Di Lặc Bồ Tát, rồi sau đó mới đến Thích Ca Mâu Ni Phật…nhưng Thích Ca Mâu Ni Phật thành Phật sớm hơn Ngài Di Lặc Bồ Tát vì do Ngài thành tựu Nhẫn Nhục Ba La Mật viên mãn trước Ngài Di Lặc Bồ Tát. Chỗ này HT. Tịnh Không có giảng mấy lần trong khi Ngài giảng Kinh Vô Lượng Thọ.
2. Về phần cha thì bạn thử đổi “khẩu vị” nghe pháp của ông xem sao 🙂 Bạn thử bật vài đĩa của HT. Tịnh Không xem phản ứng của ông như thế nào? Cứ giả vờ ngồi nghe pháp HT. Tịnh Không giảng, ông đi qua đi lại liền có thể nghe được. HT. Tịnh Không giảng rất kỹ, dẫn chứng Kinh Điển rõ ràng, ý vị thâm sâu, chắc sẽ hợp với tính hay “phân tích” và “tư duy” của Cha.
3. Còn vụ bằng chứng “cha mẹ bảy đời sanh thiên” thì từ từ 🙂 không cần gấp. Trước tiên bạn phải liễu giải trước việc này thì mới có thể chia sẻ được với người hữu duyên. Bạn có thể đọc Kinh Địa Tạng – Thánh nữ Bà La Môn niệm Phật đến Nhất Tâm Bất Loạn thì Mẹ của Bà ở trong Địa Ngục liền sanh Thiên, ko chỉ Mẹ Ngài mà còn những chúng sanh khác trong Địa Ngục cũng đều được hưởng “phước lây” như vậy. Gọi là “một người làm quan, cả họ được nhờ”, là ý này. Người được vãng sanh Cực Lạc đồng nghĩa với thành Phật thì làm sao mà cửu huyền thất tổ của họ còn có thể đọa lạc được chứ? Họ sanh Thiên là việc hiển nhiên, nhưng chỉ sanh đến tối đa là trời Đao Lợi mà thôi, muốn đạt cảnh giới cao hơn thì phải chính mình tự tu tập chứ ko thể nhờ vào người khác được.
Bằng chứng thứ 2 là chính Mẹ của Đức Phật Thích Ca, khi Ngài ra đời thì Mẹ của Ngài cũng sanh Thiên, sau đó Ngài mới vì Mẹ báo hiếu mà lên cung trời Đao Lợi thuyết Kinh Địa Tạng. Cứ như vậy mà suy rộng ra, cửu huyền thất tổ đều được độ thoát, đều được hưởng phước là điều hợp tình, hợp lý, hợp pháp.
Điểm cuối cùng và quan trọng nhất: Bạn phải chuyển tâm bạn trước, thành tựu cho bạn trước thì mới có thể độ được người thân, hiện tại thì có lẽ bạn hơi nôn nóng…mà nôn nóng thì dễ sân giận khi ko được như ý, mỗi người đều cần đầy đủ nhân duyên mới có thể được độ. Phật dạy: “Mình chưa thể độ chính mình thì không thể độ người khác”. Chớ nên vì việc này mà mình lại sanh tâm bất bình hay đối nghịch lại với cha, việc này là không nên chút nào.
Hiện thực của Phật pháp chính là “Hiếu Thuận Cha Mẹ”, thành tựu hay ko chính là bắt đầu ngay trong 4 chữ này. 4 chữ này thật sự làm được thì chúng ta mới có thể thành Phật, mới có thể vãng sanh Cực Lạc.
Bạn cứ từ từ 🙂 , bao dung và hoan hỉ cho Cha mình bạn nhé 🙂 …
Nam Mô A Di Đà Phật.
tịnh minh xin chia sẻ một chút suy nghĩ về các bài pháp của Ngài Pháp Nhiên đc các đồng tu đưa lên, nếu các bạn đọc kỹ của Ngài các bạn sẽ thấy pháp Ngài dạy là khởi niềm tin tuyệt đối vào Đại nguyện của Phật, tin thì tin 1 đến 10 niệm đc vãng sang, nhưng hành thì phải là lão thật niệm Phật, trong pháp của Ngài có nói chẳng kể thiện ác đều vãng sanh nhưng các bạn phải hiểu là này vô tâm trong tâm không có niệm gì kể cả niệm thiện nói gì niệm ác k phải là cứ tuỳ thuận làm ác rồi mong 10 niệm vãn g sanh, thật là quá lầm.
Ngài Pháp Nhiên là hoá thân Đại Thế Chí, Ngài Ấn Quang cũng là hoá thân Đại Thế Chí Ngài nói rõ người niệm Phật mà không có tâm thiện thì dù có niệm phật cũng chẳng thể vãng sanh đc vì tâm không hợp với Phật , Phật có rủ lòng từ cũng không thể cứu vớt đc.
Do vậy ta thấy cái tâm ta là năng cảm, chúng ta phải cảm đc tâm Phật thì Phật mới ứng đc để tiếp dẫn ta vãng sanh.
Niệm phật tông yếu chính là chữ Tín, ng tu theo pháp của Pháp Nhiên tin tưởng tội chướng niêm phật vẫn đc vãng sanh và niệm là Lão thật niệm Phật, chúng ta chưa lão thật niệm Phật đc thì hãy cố gắng giữ giới niệm Phật như Đại sư Ấn Quang, hoà thượng Tịnh Không dạy
Nam mô A Di Đà Phật
—Thư Phúc Đáp Khắp Nơi Của Tổ Ấn Quang—
Người niệm Phật nên ăn chay trường, như chưa được thế, thì giữ lục trai hoặc thập trai, để lần lần bỏ hẳn các thứ thịt của chúng sanh, mới là hợp lý. Lục trai là các ngày: mùng 8, 14, 15, 23, 29, 30; nếu thêm vào đó mấy ngày: mùng 1, 18, 24, 28 thì thành ngày thập trai. Những tháng thiếu, nên ăn trước một ngày. Lại, tháng giêng, tháng năm, tháng chín là ba trai nguyệt, nên ăn chay trường và làm các việc công đức. Dù chưa ăn chay được, cũng nên mua thịt cá đã làm sẵn, chớ sát sanh trong nhà. Nếu mỗi ngày sát sanh thì cái nhà ấy đã thành lò sát sanh, là chỗ oan quỷ tụ hội, không được an lành. Cho nên sát sanh trong nhà là điều rất cấm kỵ.
Trích Lá Thư Tịnh Ðộ
Nguyên tác: Ấn Quang Ðại Sư
Việt dịch: Hòa Thượng Thích Thiền Tâm
===================================
Nam mô A Di Đà Phật!
Kính chào các liên hữu đồng tu,
Cho HT xin hỏi:
1. Làm sao biết người đó có căn lành hay thiện căn?
2. Làm sao gieo trồng thiện căn phuớc đức tăng trưởng cho tốt để được nắm phần chắc chắn vãng sanh Cực Lạc?
3. Nếu người tu niệm Phật không có nhơn duyên BHN thì lâm chung có Phật Di Đà cùng Thánh chúng tới hộ niệm hay không?
Vài điều thắc mắc xin các liên hữu hoan hỉ giúp giải nghi cho.
Nam Mô A Di Đà Phật!
Khuyên người từ bỏ sự giết hại, hẳn cũng có người tin theo, nhưng nói đến việc ăn chay, không khỏi sẽ có người cho rằng chỉ là chuyện viển vông. Đó là vì họ không hiểu rằng, bởi có người ăn thịt nên mới có người giết mổ loài vật để cung ứng, lại bởi có người giết mổ loài vật, nên mới có người ăn thịt. Cả hai hạng người ấy cùng tác động qua lại, dẫn dắt và thúc đẩy lẫn nhau.
Người đời ngày ngày đều giết hại, ăn thịt chúng sinh, chỗ thấy nghe như vậy đã huân tập thành thói quen, do đó mà không còn nhận hiểu được về sự giết hại một cách sáng suốt, chân thật. Giá như mỗi ngày vào lúc trời sắp sáng, mỗi người đều có được thần thông thiên nhãn, tự mình nhìn thấy vô số lò sát sinh ở khắp mọi nơi, mỗi nơi đều có đồ tể cầm dao sắc, mang tất cả những dê, lợn, trâu, chó… trói chặt trên nền đất, sau đó ra tay giết hại hành hình… Lúc bấy giờ, tất cả những sinh vật ấy đều cất tiếng kêu la thảm thiết, hồn xiêu phách lạc, run rẩy kinh hoàng, kêu với trời cũng chẳng thể lên trời, khóc với đất cũng không chui được vào đất. Chỉ trong một chớp mắt, dao sắc đã cắt ngang cổ họng; trong một chớp mắt, dao sắc đã đâm tận ruột gan. Trong một chớp mắt, máu nóng đã theo dao phun trào lênh láng; trong một chớp mắt, nước đun sôi đã theo vết dao tuôn sâu vào da thịt. Nước sôi vào mắt, như đinh sắt trui nóng đâm nơi nhãn cầu; nước sôi xối trên lưng, như sắt nấu chảy nung nóng khắp thân thể; nước sôi tràn đến lưỡi, như nước đồng nấu chảy ngập tràn trong khoang miệng; nước sôi vào đến ruột, như nước thiết nấu chảy ngập cả lưng…
Vào thời khắc ấy, hết thảy những con vật bị mang ra giết, vì quá đau đớn nên vội nhắm nghiền mắt lại; vì quá đau đớn nên tiếng kêu dần dần nhỏ lịm đi; vì quá đau đớn nên toàn thân bỗng chốc co rúm lại; vì quá đau đớn nên ruột gan như bị kéo bị rút.
Giá như người đời có thể được thần nhãn như thế, sẽ thấy rằng chỉ trong phút chốc thôi mà khắp cõi thế giới Diêm-phù-đề này có biết bao nhiêu muôn vạn sinh linh phải chịu cảnh đầu một nơi, tứ chi một nẻo, xương thịt nát tan phơi bày la liệt… Những con vật bị giết hại ấy, nếu gom thân xác lại ắt chất chồng hơn cả núi cao, máu huyết ắt nhuộm đỏ cả dòng sông đang chảy…
Nhìn thấy được thực trạng ấy rồi, quả thật thê thảm không khác nào toàn dân trong cả một thành vừa bị giết sạch; nghe được những âm thanh kinh hoàng bi thương ấy rồi, quả thật hãi hùng kinh khiếp như sấm sét bên tai.
Sở dĩ bao người nhúng tay vào vô số những tội lỗi hung bạo tàn ác như thế, chung quy cũng do từ những bữa ăn có thịt của chúng ta mà ra! Cho nên, vạch rõ ra thì quả báo ác nghiệt của việc ăn thịt không hề nhỏ nhặt. Lại nếu như những sinh mạng mà chúng ta giết hại để ăn thịt đó, trong đời trước đã từng là cha mẹ, anh em, vợ chồng của ta thì biết nói sao đây? Lại nếu như chúng đã từng là bà con quyến thuộc của ta thì biết nói sao đây? Cho dù không phải thế, thì nếu như trong đời vị lai chúng lại sinh ra làm cha mẹ, anh em, chồng vợ hay bà con quyến thuộc của ta thì biết nói sao đây? Ví bằng cũng không phải thế, thì nếu như trong đời vị lai ta cũng có thể sinh vào loài súc sinh như vậy, hoặc anh em, cha mẹ, vợ chồng, bà con quyến thuộc của ta cũng có thể sinh vào loài súc sinh như vậy thì biết nói sao đây?
Tục ngữ có câu: “Một ngày ăn chay, việc giết hại trong thiên hạ bớt đi phần của ta. Một ngày không ăn chay, việc giết hại trong thiên hạ ắt có sự góp phần của ta.” Như vậy há không phải là đáng sợ lắm sao?
Trong Kinh điển có nói rằng: “Trải qua sáu ngàn năm nữa, tuổi thọ trung bình của con người chỉ còn được 10 năm, sẽ có tai kiếp binh đao nổi lên, khi ấy hết thảy chúng sinh đều giết hại lẫn nhau. Cây cỏ mọc lên từ đất có cành lá sắc nhọn như dao bén, chạm vào là mất mạng. Qua bảy ngày bảy đêm như vậy, tai kiếp ấy mới chấm dứt.”
Đức Phật dạy: “Những ai chết vì nạn đói kém, binh đao, đều sinh vào các đường dữ. Những ai chết vì dịch bệnh, đa phần được sinh lên cõi trời. Vì sao vậy? Vì khi có dịch bệnh, người ta thường chỉ an ủi, thăm hỏi lẫn nhau, không khởi tâm ác độc giết hại hay tranh giành cướp đoạt.”
Luận Bà-sa nói rằng: “Nếu có người trong một ngày một đêm giữ theo giới không giết hại, trong đời vị lai người ấy chắc chắn sẽ không gặp phải tai kiếp binh đao.”
Trích trong “An sỹ toàn thư”
— Niệm Phật Tông Yếu – Pháp Nhiên Thượng Nhân —
Hỏi: Người xuất gia niệm Phật với người tại gia niệm Phật hơn kém ra sao?
Đáp: Người xuất gia niệm Phật với người tại gia niệm Phật công đức bằng nhau không có hơn kém.
Hỏi: Chỗ này quả thật tôi không hiểu. Vì sao người xuất gia không gần đàn bà, ăn chay trường mà niệm Phật, do đó rất đáng quý. Người tại gia thường hay nghĩ đến sắc dục, ăn thịt uống rượu mà niệm Phật, hẳn nhiên là thấp kém. Làm sao mà bằng nhau được?
Đáp: Công đức bằng nhau không có hơn kém. Vì sao vậy? Người không biết BỔN NGUYỆN CỦA ĐỨC A DI ĐÀ mới có nghi vấn này!
19) Anh Cát Đằng (một đệ tử tại gia thuộc hạng hạ lưu của Ngài) cũng mong Phật cứu độ mà niệm NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT. Pháp Nhiên nầy cũng mong Phật cứu độ mà niệm NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT. Hai bên hoàn toàn không khác gì nhau.
20) Niệm Phật của Pháp Nhiên nầy với niệm Phật của anh Cát Đằng hoàn toàn như nhau. Nếu cho rằng không giống nhau, là hoàn toàn không biết ý nghĩa của niệm Phật vậy. Như lấy gấm vóc mà gói vàng ròng, hoặc lấy vải dơ mà gói vàng thì cũng là vàng ròng cả.
http://www.khanhanh.fr/phathoc/baiviet/niemphat.htm
===================================
Nam Mô A Di Đà Phật!
A Di Đà Phật!
Con không biết xưng hô với các thầy cô như nào, nên xin phép được xưng con gọi bằng thầy cô.
Con là nữ, năm nay 24 tuổi, con có duyên đọc được chút chút về Phật Pháp và được tiếp xúc người theo Phật không ít lần, trước đây hai năm từng muốn Quy Y Tam Bảo làm người Phật Tử, song khi đó con đọc được một cuốn sách có nói điều cực tâm đắc, rằng hãy hiểu rồi tin, đó mới là Chánh Tín.
Bởi vậy con để cho mình đợi duyên và tìm hiểu dần dần, đến nay con thực lòng khao khát được làm lễ Quy Y, trong lòng hiện giờ hướng tâm về Phật A Di Đà và Quán Thế Âm Bồ Tát, nhưng con chẳng biết làm sao, chẳng lẽ đi vào đại một ngôi Chùa nào ấy, ghi tên xin Quy Y? Hay là tiếp tực chờ đợi một căn duyên, mỗi khi nhớ đến, con đều nguyện rằng sẽ được gặp một vị Thầy trên bước đường con đi, không biết lối đi như này của con có đúng chưa.
Mong các thầy cô hoan hỷ chỉ bảo con, giúp con có định hướng đúng đắn bước vào đường tu để học làm Phật Tử.
Con xin cảm ơn.
Nam Mô A Di Đà Phật!
Cứ tùy duyên bạn ak.Có thể bạn đến ngôi chùa nào mình hay đi để xin quí Thầy Quy Y . Bạn cứ tinh tấn tụng kinh , niệm phật khi duyên đến thì sẽ Quy Y thôi .
Tâm đã qui y rồi thì hình thức không quan trọng nữa đâu bạn ạ, như vậy đã là quay đầu đã là qui y. Đối với người tu hành pháp danh hay lễ qui y có cũng được không cũng chẳng sao, ráng giữ gìn đạo tâm, thường xuyên tu học. Tâm tin người học người hiểu người và làm theo lời người chỉ bảo vậy đã là chân tu.
A Di Đà Phật!
Mong các quý thầy cùng bạn hữu giải đáp thắc mắc này giúp tôi.
Tôi muốn phát nguyện đọc Kinh Địa Tạng sau 49 ngày đến ngày thứ 100 của cha tôi. Nhưng sau 49 ngày , tôi bắt đầu ăn mặn trở lại, như vậy thì việc đọc Kinh của tôi có bị phạm cấm kỵ gì không? Và người thân quá cố cũng như các chúng sanh trong pháp giới có nhận hưởng được công đức khi tôi hồi hướng không?
A Di Đà Phật!
Không có quy định tụng kinh thì phải ăn chay bạn nhé! Nhưng trước khi tụng Kinh thì phải vệ sinh răng miệng, thân thể sạch sẽ, dù ăn mặn nhưng không được sát sanh. Ăn chay hay mặn thì đều không được ăn ngũ vị tân bao gồm ăn hành, tỏi, kiệu …Kinh Phạm Võng, quyển hạ, Phật dạy: “Là Phật tử thì không được ăn ngũ vị tân, nếu ai cố ý ăn thì phạm khinh cấu tội”.Nói chung thức gì ăn vào khiến cho cơ thể bốc mùi tanh hôi thì bạn nên tránh, chẳng hạn kiêng ăn hành, tỏi…
Đôi lời chia sẻ
Nam Mô A Di Đà Phật
A Di Đà Phật!
Cảm ơn lời chia sẻ của bạn Phúc Bình
A Di Đà Phật
Thật sự có duyên nên hôm nay con vào trang này và đọc được bài cũng như các phúc đáp, con đã ngộ ra được nhiều điều, nhưng con vẫn muốn hỏi. Con chọn cách 1 tuần ăn chay vào thứ 7 và chủ nhật và con nghĩ những ngày con ăn chay thì niệm Phật như vậy là đúng ko ạ? bình thường những ngày trong tuần con đi làm nên không thể tránh được việc ăn mặn tại công ty, những ngày con ăn mặn mà vẫn niệm Phật thì có sai không ạ? vì trong tâm con lúc nào con cũng muốn niệm Phật chứ không phải chỉ thứ 7, chủ nhật ở nhà mới niệm ạ! Và nếu con ăn mặn vẫn niệm Phật thì trước khi ăn con nên làm như nào là đúng Phật Pháp ạ? Con mong được các Thầy chỉ bảo.
A Di Đà Phật
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Bế Tắc,
*Bạn không nên tạo áp lực cho việc tu học, cũng như áp lực cho việc ăn chay, ăn mặn. Chay-mặn chưa nói lên điều gì hết. Cho dù bạn ăn chay trường, cho dù bạn hàng ngày niệm Phật mọi nơi, mọi chốn, mọi thời khắc nhưng tâm tham, sân, si, mạn, nghi, phân biệt, chấp trước vẫn dấy khởi trùng trùng thì chuyện ăn chay trường và niệm Phật đó cũng chỉ là tạo thêm một chút phước duyên với chúng sanh chứ thực không mang lại lợi lạc trong việc chuyển hoá tâm của bạn.
*Trong KINH ĐỊA TẠNG BỒ TÁT BỔN NGUYỆN có dạy rất rõ về việc ăn chay, đặc biệt là trong mười ngày sau: “Lại nữa, này Phổ Quảng! Trong mỗi tháng, ngày mùng một, mùng tám, mười bốn, mười lăm, mười tám, hăm ba, hăm bốn, hăm tám, hăm chín và ba mươi là những ngày kết tập các nghiệp tội, thẩm định nặng nhẹ. Tất cả mọi cử chỉ, động niệm của chúng sanh trong cõi Nam Diêm Phù Ðề không chi là không nghiệp, không chi là không tội, huống hồ là buông lung giết hại, trộm cắp, tà dâm, vọng ngữ, trăm ngàn tội trạng.
Nếu sau này trong đời vị lai, có chúng sanh nào trong mười ngày trai này có thể đối trước hình tượng của Phật, Bồ Tát, cùng chư Hiền Thánh mà đọc tụng Kinh này một biến, thì chung quanh chỗ người đó ở, bốn hướng Ðông Tây Nam Bắc, trong khoảng một trăm do-tuần, sẽ không có các tai nạn. Còn ở chính nhà của người đó, hoặc già hoặc trẻ, về hiện tại và vị lai, trong trăm ngàn năm được vĩnh viễn xa lìa ác đạo.
Nếu trong mười ngày trai này có thể mỗi ngày đều tụng một biến thì ngay đời hiện tại, những người trong nhà không bị tai ương hoặc bệnh tật, đồ ăn đồ mặc lại được dư dật.”
Do vậy bạn nên khéo léo để thực hành việc ăn chay cho có lợi lạc.
*Việc bạn còn phải ăn mặn tại công ty bạn nên thực hành quán chiếu: không khởi ý niệm món này ngon, khoái khẩu, rồi khen, chê, hay tạo thêm nhân duyên để mang lại sự khoái khẩu cho bản thân; trái lại bạn ráng thực hành quán tưởng: những món đồ đó là những thứ rau đậu, mình ăn vào để nuôi dưỡng thân thể mà làm việc và tu đạo. Xa hơn bạn phải tránh khởi ý niệm giết thịt chúng sanh để thoả mãn nhu cầu ăn uống của mình. Niệm sát được hiểu: nghĩ tưởng đến giết thịt; tự mình giết thịt, sai, bảo, khuyến giải người khác giết thịt cho mình ăn; thấy người giết thịt sanh lòng vui thích, tán đồng sự giết thịt=trực tiếp và gián tiếp tạo nghiệp sát. Khi hàng ngày thường quán chiếu như vậy, dần dần bạn sẽ tự chuyển hoá chuyện ăn mặn lúc nào không hay biết.
*Muốn tu học có kết quả, có lợi lạc thiết thực, bạn phải phát tâm Quy Y Tam Bảo và Trì Ngũ Giới. Trì giới không phải là đoạn ly thế tục, trái lại giới là rào cản, ngăn ngừa chúng ta hành ác, hướng thiện. Do vậy TN thường khuyến các đạo hữu: ăn chay phải kèm trì giới thì mới thực có lợi lạc, bằng không chỉ là kết duyên Phật pháp.
*Khi ăn mặn cho dù nơi cơ quan hay công cộng, bạn nên khéo léo dành ra vài chục giây: quán tưởng đang thọ thực chay tịnh, thầm niệm hồng danh Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật 3 lần (ban ngày) hay niệm hồng danh A DI ĐÀ PHẬT 3 lần (buổi chiều) để cầu Ngài gia hộ. Ăn xong thì nên xúc miệng sạch sẽ rồi hãy niệm Phật. Niệm Phật trọng nơi tâm, không trọng nơi miệng hay số lượng. Vì thế mỗi tiếng niệm đều phải rõ ràng: miệng niệm-tai nghe-tâm nhớ rõ. Sự huân tập lâu ngày sẽ có lợi lạc.
Chúc bạn tinh tấn tu học.
TN
A Di Đà Phật
Con cảm ơn Thầy Thiện Nhân!
A DI ĐÀ PHẬT
Thưa Thầy con là phận nữ trong gia đình lại phải lo chu toàn bữa ăn cho mọi người, hàng ngày con phải đi chợ chứ đâu phải lúc nào con cũng có điều kiện để đi mua đồ siêu thị, ví như con mua con gà hay con cá nó còn đang sống mà con bảo người ta làm thịt hộ cho như vậy chẳng phải là con đang sai khiến người ta giết thịt cho mình ăn để thỏa mãn nhu cầu ăn uống sao? như vậy là con cũng mang tội sát sinh rồi, và còn nữa việc dạy dỗ bảo ban con cái cũng không tránh khỏi những lúc con bực dọc quá mà đánh đòn các cháu, rồi la mắng các con như vậy là tâm con chưa sáng chưa thực sự tu tâm dưỡng tính đúng không ạ? con cũng nhiều khi nghĩ mình phải bình tĩnh phải nhẹ nhàng con muốn lắm nhưng nóng giận quá lại mất khôn. nhiều khi con thực sự không hiểu nổi bản thân, rõ ràng là muốn một lòng hướng Phật nhưng những hành động của con như đang làm trái lời Phật dạy. Con cũng không biết nên làm như nào cho đúng nữa ạ!
A DI ĐÀ PHẬT
Nam mô A DI ĐÀ PHẬT.
Bạn Bế tắc !
Như tiền bối Thiện Nhân đã nói rồi : sai bảo người khác giết thịt cho mình ăn,là không được.
Ngoài chợ cũng có bán thịt gà đã làm sẵn rồi,bạn chỉ việc mua về nhà chế biến. Tuyệt đối không được chỉ vào con gà đang còn sống rồi bảo người bán sát sinh gà hộ mình.
Cá cũng vậy,ngoài chợ cũng có bán cá đông lạnh,không nên mua những con cá đang còn sống khác.
Dạy dỗ bảo ban con cái,có những lúc bực mình quá thì bạn hãy nhiếp tâm niệm Phật,không để ý đến những phiền não kia nữa. Cứ nhiếp tâm niệm Phật như vậy, sự bực mình trong bạn sẽ dần dịu lại.
Nam mô A DI ĐÀ PHẬT.
Dạ thưa mọi người,con là người miền bắc và con cũng là một phật tử ở một chùa con xin hỏi là:nếu niệm phật mà ăn mặn có làm sao không ạ?con xin mọi người trả lời giúp con với ạ
A Di Đà Phật
Niệm Phật ăn mặn không sao, chỉ cần sau khi ăn mặn nên sút miệng sạch sẽ hãy niệm Phật. Tuy vậy người tu học Phật rất nên ăn chay. Bạn hãy vào link http://thienphatvien.com/bvct/tu-vien/1114/su-loi-ich-cua-an-chay-tai-sao-phai-an-chay.html để tìm hiểu vì sao không chỉ riêng người tu hành mà tất cả mọi người nên ăn chay.
Nam Mô A Di Đà Phật
Chào bạn bích ngọc
Xin góp ý với bạn như sau:
Người tu cần phải ăn chay trường,thì mới đúng như lời phật dạy.nếu còn ăn thịt thì vẫn mắc nợ máu thịt với chúng sinh,nhân quả rõ ràng như vậy bạn ạ
Niệm phật mà chưa ăn chay trường thì chưa gọi là thật thà niệm phật.vì sao?
Ăn chay đâu có tách biệt gì với niệm phật,niệm phật là nhớ đến công hạnh tu hành gian khổ của đức phật,quyết tâm làm theo công hạnh của ngài.vô lượng kiếp về trước , ngài tu hành ra sao? Ngài thà chết đói chứ không bao giờ ăn thịt chúng sinh,chính thế mà mười phương chúng sinh quy y kính ngưỡng ngài.
Bây giờ chúng ta ăn thịt,lại nói rằng chỉ cần súc miệng sạch sẽ rồi có thể niệm phật,đúng là lầm lạc.
nếu mình có thể như đức phật,thà nhịn đói chứ không bao giờ ăn thịt chúng sinh,thì đây mới là chân chánh niệm phật,chân chánh đi trên con đường ngay thẳng tới đạo bồ đề mà chư phật đã đi.
chịu khổ là nền tảng tu đạo,không nên sợ khổ,chư phật 10 phương đều trải qua gian khổ mới chứng đạo bồ đề,chịu khổ sẽ hết khổ.
Chúc bạn tinh tấn
Người Học Phật Có Nhất Định Phải Ăn Chay Không?
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2015/09/nguoi-hoc-phat-co-nhat-dinh-phai-an-chay-khong/
A Di Đà Phật
Bạn Thanh Minh,
1. Ăn chay hay ăn mặn tuỳ thuộc nghiệp căn, phước đức mỗi người, do vậy bạn chớ nên dùng tính khẳng định để khuyên mọi người buộc phải ăn chay trường thì mới thực là người học Phật. Phật khuyên người tu đạo, đặc biệt là hàng Tu sĩ phải nên ăn chay trường, chứ hàng Cư sĩ Phật vốn không nói bắt buộc phải ăn chay trường. Nếu bạn khẳng định như vậy e rằng bạn đã khiến cho nhiều người chưa phát bồ đề tâm hoặc mới, hoặc đang muốn phát bồ đề tâm đến với đạo Phật sẽ sanh hoảng loạn mà xa rời đạo Phật.
2. Chuyện ăn chay, ăn mặn vốn không phải là vấn đề tiên quyết của việc học đạo và hành đạo, quan trọng là tâm họ giác ngộ. Một khi tâm đã khai ngộ, chẳng cần ai khuyên, người đó tự biết mình phải làm gì. Ăn chay mà tâm chẳng chay thì đó là giả chay. Vì thế khi chúng ta chia sẻ với các liên hữu, đặc biệt là những vị mới phát tâm tu đạo, chúng ta phải thật cẩn trọng trong từng câu chữ, kẻo sẽ khiến cho đại chúng sanh tâm hoảng loạn mà tìm cách xa lánh đạo Phật và như thế lợi đâu chưa thấy, nhưng hại đã cận kề.
3. Khuyên người tu đạo đã khó, giúp người giác ngộ để hành đạo càng khó bội phần. TĐ hy vọng các vị đồng tu phải thường quán xét căn cơ từng người mà khai đạo, được vậy mới mang lại lợi ích cho mọi người.
TĐ
GH xin phép được hỏi ý kiến của Huynh Trung Đạo ,
Cũng là về việc ăn uống. GH đã hiểu là việc chay trường là chẳng bắt buộc, ăn mặn vẫn vãng sanh, nên GH chỉ ăn 10 ngày 1 tháng. Tuy nhiên GH muốn biết ý kiến của Huynh TD về việc ngũ tân. GH chẳng quen ai tu hành cả, nên không biết có cư sĩ nào giữ đc viêc tránh ngũ tân như lời Phật dạy không? Nếu giữa việc phải ăn đồ chay có ngũ tân và ăn mặn KHÔNG ngũ tân thì Huynh Trung đạo nghĩ cái nào lợi ích hơn? vì Phật có dạy ”Là Phật tử thì không được ăn ngũ vị tân, nếu ai cố ý ăn thì phạm khinh cấu tội” vì thế nên GH cũng hơi hoang mang. Mong Huynh cho ý kiến. A di đà phật
Thức ăn, gia vị….dùng để phục vụ nhu cầu sống, người thích ăn uống thường tìm mọi cách để làm sao cho ngon cho thơm, cho hấp dẫn nhằm kích thích vị giác khiến cho ăn ngon hơn, nhiều hơn…chung quy cũng vì ko làm chủ được cái sự thèm ăn, bị lục căn, bị hương vị, thức ăn ngon kia đánh lừa, chúng ta khéo cảnh giác, bởi tâm đã thanh tịnh, đã thật sự mong muốn học Phật giải thoát thì cảm giác thèm ăn, ngon dở…dần lâu cũng chẳng còn, vì chúng nó đâu còn quan trọng với người học Phật nữa, ở họ làm sao chiến thắng được lục căn của chính mình là hơn hết. Ngày nay, xã hội tiến bộ, kinh tế khá hơn, con người lại càng bị phụ thuộc vào chính mình, càng làm nô lệ cho tam độc, họ tìm mọi cách để làm sao ăn ngon, mặc đẹp, làm sao cho hơn thiên hạ, có còn mấy ai chịu tu phạm hạnh, chịu thiểu dục tri túc, cái lũ giặc si mê, tham lam làm cho họ điên đảo, ăn uống, lặn ngụp trong cái biển khổ, đầy rẫy điều xấu ác, dơ bẩn mà lại tự cho mình hay, khi ko vừa lòng vừa ý lại nổi sân, rồi tạo nghiệp, thật đáng tiếc thay. Chiến thắng chính mình là chiến thắng vĩ đại nhất mà chỉ có người đệ tử Phật chân chính làm được, người đó xứng đáng được kính trọng, được cúng dường và là kim chỉ nam cho nhân loại.
NP xin được chép lại một bài kệ của Chư Phật:
Các hạnh vô thường
Là pháp sanh diệt
Sanh diệt diệt rồi
Tịch diệt là vui.
….Trường hợp của GH không phải vì sự thèm ăn hay vì ngon dở như bạn nghĩ. Nếu vì một đích muốn ăn ngon thì GH không cần suy nghĩ nhiều cũng chẳng cần lên đây hỏi ai cả. A di đà phật
Uhm, NP chỉ nhân đây mà chia sẻ chung thôi, chẳng có ý nói bạn gia hữu thèm hay ko thèm đâu. Như bạn gia hữu nói thì vấn đề ngũ tân đâu còn quan trọng nữa, có cũng như ko đấy thôi, vì chúng đâu nhằm phục vụ cho vấn đề ăn uống, NP chúc bạn luôn tinh tấn, giữ vững tâm nguyện này, thường vào đây chia sẻ cùng mọi người.
Đúng rồi, nhưng những câu trong kinh lăng nghiêm vẫn làm mình thường lo lắng, như ; ”chư thiên trong mười phương cũng chê là hôi hám, không muốn tới gần; thành ra người đó thường ở chung với quỉ, phước đức ngày càng hao tổn; chư vị Bồ-tát, thiên tiên, thiện thần trong mười phương không đến ủng hộ; Người tu đạo Bồ đề, hãy vĩnh viễn trừ bỏ năm loại rau cay nồng.” Những lời dạy ấy của Phật về ngũ tân khiến GH đem lòng sợ hãi không muốn ăn nó. Nhưng lại rất khó với GH 🙁 Thôi, cảm ơn bạn đã chia sẻ cùng GH. Chúc bạn thường an lạc.
A Di Đà Phật
Bạn GH,
Nếu giữa việc phải ăn đồ chay có ngũ tân và ăn mặn KHÔNG ngũ tân thì Huynh Trung đạo nghĩ cái nào lợi ích hơn?
Để trả lời câu hỏi của bạn, TĐ xin trích dẫn một đoạn kinh văn trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm Phật dặn Ngài A Nan và cũng là lời khuyến cáo chúng sanh thời nay: “Cho nên những chúng sinh cầu chánh định thì phải trừ bỏ năm loại rau cay nồng ở thế gian. Năm loại rau cay nồng này, ăn chín thì khởi lòng dâm, ăn sống thì tăng lòng giận. Ở thế giới này, những người ăn rau cay nồng ấy, dù có tài giảng thuyết mười hai bộ kinh, chư thiên trong mười phương cũng chê là hôi hám, không muốn tới gần; những loài quỉ đói thấy người ăn những thứ đó thì đến liếm môi liếm mép, thành ra người đó thường ở chung với quỉ, phước đức ngày càng hao tổn, lâu ngày không còn chút lợi ích gì. Người tu chánh định mà ăn năm thứ rau cay nồng ấy, chư vị Bồ-tát, thiên tiên, thiện thần trong mười phương không đến ủng hộ; thiên ma Ba-tuần lại được thế, hiện ra thân Phật đến thuyết pháp cho họ nghe, hủy báng sự chấp trì cấm giới, tán thán ba nghiệp độc dâm dục, sân hận, si mê, khi chết tự trở thành quyến thuộc của ma vương, hưởng hết phước ma thì đọa địa ngục vô gián. Này A Nan! Người tu đạo Bồ đề, hãy vĩnh viễn trừ bỏ năm loại rau cay nồng. Đó là bước tiệm thứ tu hành tăng tiến thứ nhất. (Trích Kinh Lăng Nghiêm Quyển 8 – Các Địa Vị Tu Chứng – Nguyên Nhân và Quả Báo của Chúng Sinh Ba Cõi)”
Đoạn kinh văn này có một câu vô cùng quan trọng: “Người tu đạo Bồ đề, hãy vĩnh viễn trừ bỏ năm loại rau cay nồng”.
Tâm Bồ đề Phật nói tức tâm Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, nói khác đi tâm tu đạo cho tới đắc quả vị Phật để quay lại độ thế. Câu hỏi cần đặt ra cho chúng ta: Chúng ta đã thực sự phát tâm Bồ đề chưa? Bồ đề là gì? Là giác ngộ và thanh tịnh. Giác ngộ điều gì? Nhân-quả, sanh tử luân hồi, vô thường trong từng hơi thở. Nhờ sự giác ngộ đó chúng ta mới phát tâm thanh tịnh mà tu đạo được. Tâm tịnh nghĩa chẳng nhơ. Ăn ngũ vị tân và ăn mặn tất tâm còn hôi nhơ, vì nhơ nên chưa được thanh tịnh. Vì thế nếu bạn đã thực phát tâm thanh tịnh để tu đạo Bồ đề, câu hỏi ngũ vị tân và ăn mặn không cần đặt ra nữa. Nhưng mỗi chúng ta khi phát tâm tu học đều phải trải qua từng giai đoạn chuyển hoá tâm: từ thô đến vi tế, vì vậy, nếu bữa ăn chay mà còn thấy ngũ vị tân là cần thiết (chưa thực bỏ được), TĐ nghĩ vẫn tốt hơn là ăn mặn. Nếu ăn mặn mà bỏ được ngũ vị tân vẫn còn tốt hơn là sát sanh để ăn mặn.
Muốn chuyển hoá tâm thức ngũ dục bản thân mỗi chúng ta, mỗi người tu đạo phải tự vấn, tự xác định con đường đi cho mỗi cá nhân: Tu để làm gì? tu rồi đi đến đâu? Khi đường chân chánh đã định, chúng ta cần gì phải lăng xăng với những ý niệm chay-mặn nữa?
TĐ nghĩ chúng ta hãy phát tâm dõng mãnh để niệm Phật chân chánh đã, khi tâm niệm Phật thường an trụ, tất tâm ngũ dục, lục trần tự sẽ giảm thiểu. Đây là điều tất yếu, các bạn có thể tin TĐ, ngoại trừ các bạn đến với đạo để cầu phước báu nhân thiên.
TĐ
Huynh Trung Đạo,
…Vậy là ý Huynh là thà ăn chay có ngũ tân còn hơn là ăn mặn có phải không..? GH nếu có ăn mặn cũng chỉ là những vật đã chết hoặc đã đông lạnh chứ chẳng sát để ăn.
”Tu để làm gì? tu rồi đi đến đâu? Khi đường chân chánh đã định, chúng ta cần gì phải lăng xăng với những ý niệm chay-mặn nữa?”
Tu để sửa sai, để hiểu nghiệp báo nhân quả. Tu để bỏ ác tòng thiện. Tu rồi cầu về An Dưỡng. Tuy nhiên con đường đến nước An Dưỡng không biết là ngày nào, có thể hơi thở kế tiếp hay ngày mai hay…năm nào GH không biết… nên vẫn phải dùng thực phẩm để giữ mạng sống để niệm Phật bởi mới sanh ra những ý niệm chay mặn đấu nhau.
GH Không phải muốn ăn ngũ tân hay chưa bỏ được ngũ tân đâu. Thật ra đối với GH có ăn là đc, ngũ tân hay không GH ăn vào cũng…thấy giống nhau thôi. Nhưng chỉ bởi vì GH không nấu đồ ăn đc, (GH 23t, vẫn chưa biết nấu, xấu hổ quá) nên chỉ ăn đồ ở ngoài bán, hoặc đồ đông lạnh.. cho tiện. Mà mua đồ chay hay mặn đều có ngũ tân. Nên tạm thời GH hoang mang không biết phải làm như nào là đúng. Hiện tại thì GH chỉ kiếm ra 6-7 loại đồ mặn không có ngũ tân để ăn, chỉ dám ăn mấy loại này mãi không dám đổi, bởi hầu như đa số đồ bán đều có ngũ tân. Còn đồ chay thì GH kiếm xung quanh không có loại bán sẳn mà không có ngũ tân, nên đến 10 ngày chay thì phải nhờ…mẹ nấu, mới có đồ chay ”thanh tịnh”. Cứ như vậy cũng hơn 1 năm rồi.
Đoạn kinh lăng nghiêm đó GH khi xưa đã đọc qua, thế nên mới cữ ngũ tân hơn năm nay. GH biết ngũ tân chẳng nên ăn, và chay trường cũng là đều rất tốt. nên dạo gần đây GH đột nhiên muốn chay trường. Nhưng khổ nổi nếu GH chay trường thì phải mua đồ chay có ngũ tân…chứ mẹ không thể nấu mỗi ngày đc. Còn nếu chọn cử ngũ tân tuyệt đối thì GH cứ như hiện tại, ăn 20 ngày mặn 10 ngày chay..đều KHÔNG có ngũ tân. Nhưng GH nghĩ muốn trường chay, nhưng khổ nổi việc ngũ tân nhảy vô cản trở, nên không biết làm sao mới tốt.
Giữa sự chay trường và ngũ tân GH không biết chọn cái nào, vì GH chỉ chọn đc 1 mà thôi, trong khi đó ngũ tân không nên ăn, chay trường thì nên ăn… Trường hợp của GH là như vậy.. Huynh có hiểu ý của GH không? Xin lỗi GH nói dài quá, bởi vì GH chẳng có quen ai tu hành để mà hỏi cả, GH lại đọc thấy những phúc đáp của Huynh cho những bạn khác, ngắn nhưng ý rất sâu, nên GH hỏi ý của Huynh Trung Đạo xin Huynh hoan hỷ. A di đà phật
A Di Đà Phật
Bạn GH,
1. Vậy là ý Huynh là thà ăn chay có ngũ tân còn hơn là ăn mặn có phải không..?
Đúng vậy! Tại sao bạn phải dồn mình đến chân tường mà không cho mình một cơ hội để dần thích nghi với cuộc sống của người tu đạo?
2. GH nếu có ăn mặn cũng chỉ là những vật đã chết hoặc đã đông lạnh chứ chẳng sát để ăn.
Vậy là tốt quá rồi. Tốt hơn nữa là khi ăn đồ mặn đừng khởi niệm ngon hay dở, mà hãy quán tưởng đó chỉ là đồ để nuôi thân khỏi héo gầy mà tu đạo giải thoát. Kế đến là hãy thường hồi hướng cho những chúng sanh vì mình mà phải bỏ mạng, nguyện cho chúng được thoát kiếp ngu si mà hướng tới đạo bồ đề, tu học để giải thoát.
3. Nhưng GH nghĩ muốn trường chay, nhưng khổ nổi việc ngũ tân nhảy vô cản trở, nên không biết làm sao mới tốt.
Nếu tâm bạn đã thấy việc trường chay là con đường mình nên đi, TĐ chỉ bạn cách: hãy cứ mua đồ ăn chay có ngũ vị tân. Việc mua đồ chay thường xuyên cũng là gieo duyên cho người bán. Hàng ngày nên khéo léo dặn họ đừng cho ngũ vị tân, giả như họ vẫn cho, về nhà bạn chỉ cần hoan hỉ loại bỏ sang một bên, ăn đồ mình muốn là tốt rồi. Ăn ngũ vị tân không hề phạm giới, phạm giới là nếu không ăn chúng bạn thấy dục tâm của mình không phát khởi, rồi sanh lo lắng và tìm cách để khiến dục tâm thêm mãnh liệt. Phạm giới là miệng ăn chay, nhưng ý luôn khởi tham, sân, si, luôn muốn sát người, hại vật, luôn nói chuyện thị phi, nhân ngã.
4. Giữa sự chay trường và ngũ tân GH không biết chọn cái nào, vì GH chỉ chọn đc 1 mà thôi, trong khi đó ngũ tân không nên ăn, chay trường thì nên ăn…
Bạn hãy chọn cho mình con đường tương xứng với điều kiện, hoàn cảnh hiện tại để có cơ hội dần chuyển hoá chúng. Tu không thể ép xác cũng không thể phóng dật, vì thế bạn hãy từng bước mà dũng mãnh tiến tu. TĐ xin nhắc lại: hãy thực hành công phu niệm Phật chân chánh đã, khi tâm đã dần an, tức thì cảnh sắc (ăn, uống, ngủ, nghỉ…v.v.) sẽ tự triệt tiêu theo. Đó là tất yếu.
TĐ
A di đà phật .
GH cũng không muốn tự ‘dồn mình vào chân tường’, nhưng chỉ vì lời Phật dạy về sự ngũ tân, như nó khiến phước báo suy hao, và Bồ tát thiện thần không đến ủng hộ, và tu đạo Bồ Đề thì phải nên trừ bỏ ngũ tân, cũng như huyh trích ở trên, những lời dạy của Phật như vậy nên khiến GH lâu nay không dám ăn ngũ tân, nên đến nay vẫn chưa thể trường chay. GH có biết ăn ngũ tân không gọi ‘phạm giới’, tuy nhiên những tác hại của chúng Thế Tôn đã nêu như trên, nên GH vẫn thường đắng đo. Cảm ơn Huynh TĐ nhắc nhở, GH vẫn thường niệm Phật theo cách dạy của Tổ Ấn Quang. Nhưng GH sẽ gắng tinh tấn hơn, cảm ơn Huynh đã cho những lời khuyên, Chúc Huynh thân tâm thường an lạc. A di đà Phật
Ăn chay là dễ nhất cứ cơm, rau luộc, nếu co them lọ muối vừng thi cang hay, Có gì phải chế biến đâu mà bạn phải tìm mua. Ăn chay càng đơn giản càng tốt cho sức khoẻ, các thứ chế biến ở quán chay thật sự chỉ là phương tiện lúc đầu ta tập ăn chay, giữ tâm thanh tịnh chẳng coi trọng ăn uống ngon hay dở nên theo lời Tổ dạy thức ăn chỉ là Thuốc chữa bệnh đói thôi, mà có ai uống thuốc mà còn xem thuộc co ngon, do đúng khong đạo hữu. Chúc đạo hữu GH tinh tấn. A Di Đà Phật!
A Di Đà Phật
Ăn chay nói khó là khó, nói dễ là dễ.
Bác của mình là cựu chiến binh cả đời ăn mặn, một bữa ăn không có cá thịt là không chịu ăn, phật pháp không bao giờ nhắc đến, thậm chí từng có ý phỉ báng. Thế mà nhân dịp làm được một việc tốt cứu người, thầy làm lễ tại nhà bác ấy. Ngay buổi chiều hôm đó, bác bảo vợ nấu đồ chay cho bác, từ nay bác ăn chay trường. Ban đầu vợ không tin, bảo ông mà ăn chay cái gì. Thật không ngờ bác ăn chay trường luôn, nhiều hôm vợ bận, bác ăn cơm với tương chao cả tuần. Mỗi đêm nghe phật pháp không màng thế sự. Quả là nhiệm màu.
Gần nhà mình còn có một bác gái, bác này xưa dữ nhất xóm, chồng rượu chè cờ bạc, con cái hư hỏng quậy phá dốt nát, học 3 năm vẫn ở lại lớp. Sau không biết sao ăn chay trường và đi đạo tràng suốt, chuyện trong ngoài không lo nghĩ. Ban đầu ai cũng phản đối, chồng chê trách. Giờ thì chồng cũng hoan hỉ rồi, con cái tu chí học hành, tự nhiên làm ăn giỏi giang, có cơ ngơi sự nghiệp lại rất có hiếu với mẹ. Thật nhiệm màu nhưng mọi người thấy mà mấy ai chịu tu như bác ấy.
A Di Đà Phật.
Phật pháp thật quá vĩ đại, chư Phật và Bồ Tát 10 phương thật quá từ bi, thương chúng sanh đồng như con một, nơi nào còn khổ, nơi nào có chúng sanh cầu nguyện các người luôn thị hiện, luôn bên cạnh, dẫn dắt chúng sanh về an trú nơi pháp lành.
Cuộc đời sắc sắc không không
Huyền ảo như sương mai buổi sáng
Mới nhìn thấy đây nay lại tan mất
Thân ta trải qua bao biển khổ cũng vì chúng
Cơn bão vô minh kia thật đáng sợ
Che lấp đi ánh sáng mặt trời trí tuệ lớn.
Tự tánh thanh tịnh chẳng nhiễm ô
Thong dong dạo bước khắp các cõi
Tam độc si mê là huyễn hoặc
Chẳng có chẳng thật cũng chẳng không
Sao lại đem nên bao đau khổ.
Cảm ơn NP. Hồi âm nào của NP cũng thật đáng quý. A Di Đà Phật
Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Nam mô A Đi Đà Phật
Nam mô Mười Phương Chư Phật
Nguyện cho những bạn lành nơi đây chí tâm tin ưa Phật pháp đại thừa, ngày đêm tu học, gìn giũ chẳng để mất, phát nguyện sâu rộng, xô ngã sinh tử, dõng mãnh cưỡi thuyền Pháp mặc pháp phục qua lại giúp chúng sanh về bờ giải thoát, nguyện thế giới an lạc, nguyện tất cả đồng thành Phật đạo.
tôi tên Diệu Thanh, tôi đến với Phật Pháp từ năm 2010, tôi thường đi phóng sanh làm phước và hàng ngày có trì chú niệm Phật. tại sao tôi vẫn bị người khác lừa gạt, mong quí vị giải đáp giúp do nhân duyên gì mà tôi gặp chuyện như vậy
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Diệu Thanh,
*Những gì bạn đang làm là gieo nhân cho tương lai. Những gì bạn đang gặp là trả quả cho quá khứ. Phật nói: chúng sanh vì vô minh, mê mờ mà trôi lăn trong lục đạo luân hồi. Trong những kiếp trôi lăn đó có nhân gì mà chúng ta chưa hề gây tạo? Quán chiếu được như vậy bạn hãy thành tâm mà sám hối cái ý niệm: tại sao tôi chỉ hành thiện mà lại gặp quả báo bất thiện. Tại sao phải sám hối? Vì mình còn mê mờ nhân quả nên chưa nhận rõ: Không nhân tất không quả. Có nhân tất có quả. Quả bị người lừa gạt là do nhân từng lừa gạt. Nay trổ quả bạn phải hoan hỉ mà trả? Có 3 lý do:
– Bạn từng làm vậy với họ, nay họ gặp lại cũng dùng cách đó để ứng xử với bạn. Họ là chủ nợ, bạn là kẻ nợ. Họ đòi mà bạn chối hay ứng phó= nợ cũ mới thêm chất chồng.
– Bạn phải cảm ơn họ vì họ tìm đến sớm, khi bạn còn trẻ, khoẻ, còn đủ sức để trả nợ.
– Họ là thiện tri thức chỉ cho bạn biết: đời có vay, có trả, có nhân, có quả, do vậy đừng phạm vào nhân quả.
Cổ Đức nói: Nếu đồ không phải của bạn, bạn muốn giữ cũng chẳng được, nhưng nếu thực là của bạn, người muốn cướp đoạt cũng chẳng thể.
Bạn thử suy ngẫm câu này thật kỹ nhé.
TN