Tôi có từng hỏi qua Sư Phụ: “Sư Phụ niệm Phật như thế nào?” Tôi rất ít khi thấy ngài cầm chuỗi, và miệng niệm “A Di Đà Phật, A Di Đà Phật” Tôi rất ít thấy ngài có cái biểu hiện như vậy, ngài thường khi rất yên lặng, không nói chuyện. Sư Phụ mới nói cùng tôi: ” Tôi niệm Phật như thế nào? Tôi thấy cái bàn này, cái bàn này là A Di Đà Phật; cái ghế này, cái ghế là A Di Đà Phật; có người đi tới, người đó cũng là A Di Đà Phật. Tất cả người, tất cả việc, tất cả vật đều toàn là A Di Đà Phật, không có gì mà không là A Di Đà Phật, thuận cảnh và nghịch cảnh toàn là A Di Đà Phật, do ngài biến hiện ra”.
Như trong Kinh A Di Đà có nói, tại Cực Lạc Thế Giới, bạn thấy lục căn tiếp xúc cảnh giới lục trần, toàn là Phật Pháp Tăng Tam Bảo, toàn là A Di Đà Phật. Pháp âm đó ở Cực Lạc Thế Giới tuyên dương lưu truyền không ngừng, ngay cả con chim nhỏ cũng là A Di Đà Phật, A Di Đà Phật biến hóa ra. Tại sao phải biến hoá? Để cho pháp âm thường được tuyên dương lưu truyền. Cảnh giới của Cực Lạc Thế Giới, bạn xem, không gì mà không phải là A Di Đà Phật. Cực Lạc Thế Giới đó thân độ bất nhị, độ tức là Tịnh độ, thuộc thế giới vật chất, thế giới vật chất cũng là A Di Đà Phật, thân và quốc độ không hai.
Nếu như chúng ta được nhập vào cái cảnh giới này, không cần đến Cực Lạc Thế Giới, mà ngay trước mặt, bạn thấy tất cả cảnh giới, đều toàn là A Di Đà Phật biến hiện ra. Chim ở Cực Lạc Thế Giới biết nói pháp, chim ở thế giới Ta bà này không biết nói pháp chăng? Chim đó không là A Di Đà Phật biến hiện sao? Có người đi tới bất kể người đó đối với bạn tạo thiện hay tạo ác, đều là A Di Đà Phật biến hiện. Tại sao ngài phải biến hiện? Để cho pháp âm tuyên dương lưu truyền, là A Di Đà Phật biến hóa mà ra.
Ngài biến một người tốt đến, nhắc nhở bạn phải học cho tốt; biến một người xấu đến, giúp đỡ bạn tiêu trừ nghiệp chướng, họ đến mắng bạn, họ đến hại bạn, họ đến chướng ngại bạn và hủy báng bạn, A Di Đà Phật đến giúp tôi tiêu trừ nghiệp chướng, để tôi đề thăng công phu của nhẫn nhục, để tôi thật sự nhìn thấu buông xuống, đây không phải là A Di Đà Phật vì pháp âm tuyên dương lưu truyền mà biến hoá ra sao? Cực Lạc Thế Giới lục trần giảng pháp chúng ta ở thế giới này há cũng không là lục trần giảng pháp sao? Cho nên “Tịnh độ tức nơi này, nơi này tức Tịnh độ “.
Tôi đã hiểu rõ, thì ra Sư phụ Thượng nhân của chúng ta là niệm Phật như thế. Đó tức là như trong Kinh Hoa Nghiêm, gọi là Hoa Nghiêm tam muội, Hoa Nghiêm niệm Phật tam muội, “Tình và vô tình, đồng viên chủng trí”, ngài hoàn toàn ở trong A Di Đà Phật, chưa từng rời bỏ A Di Đà Phật, vậy bạn nói ngài không vãng sanh thì ai được vãng sanh? Huống hồ chi niệm Phật thì thành Phật. Nếu chúng ta niệm Phật giống như vậy, tâm mình là tâm Phật, thấy được cảnh giới bên ngoài toàn là A Di Đà Phật, tâm cảnh không hai, cảnh tùy tâm chuyển, cảnh do tâm tạo. Tâm của bạn là tâm Phật, bạn tạo ra cảnh giới Phật, vậy bạn chắc chắn vãng sanh Tịnh độ, hiện giờ bạn đã không là người trong thế giới Ta bà mà bạn là người ở Cực Lạc Thế Giới rồi.
Trích từ “Bốn mươi tám đại nguyện của A Di Đà Phật” (Tập 2)
Pháp Sư Định Hoằng Chủ Giảng
A Di Đà Phật!
Tịnh Minh nghe một số bài pháp của Pháp sư Định Hoằng chủ giảng, thấy Ngài giảng rất hay, rất chân thật đơn giản dễ hiểu và chủ yếu của Ngài giảng về phương pháp tu học, niệm Phật trong cuộc sống, trong thời khóa hàng ngày.
Cho nên các đồng tu nếu có duyên muốn hiểu rõ các phương pháp Niệm Phật hơn, thì rất nên nghe thêm pháp của Pháp sư Định Hoằng.
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT!
Bớt chuyện thị phi
Giữ tâm thái bình
Niệm Phật nhiều lên
Buông bỏ tánh xấu
Mài đi bản ngã
Tự tại an nhàng
Thẳng đường về nhà
Tây Phương Cục Lạc.
Nam Mô A Di Đà Phật!
A Di Đà Phật!Xin chư vị đồng tu đi trước chỉ dẫn chỗ thực hành THẬP NIỆM PHÁP của Ấn Tổ cho con! Chuyện là con không biết khi áp dụng thập niệm pháp của Tổ Sư có phải là lúc niệm:
A Di Đà Phật rồi nhớ là 1,
A Di Đà Phật rồi nhớ là 2,
…
A Di Đà Phật rồi nhớ là 10 không ạh?
Nếu vừa niệm vừa nhớ như vậy có đúng với ý Tổ Sư không?
Mong được sự chỉ dạy từ chư vị hữu tâm đi trước! A Di Đà Phật.
Trong quyển Ấn Quang Đại Sư Gia Ngôn Lục tổ Ấn Quang dạy rằng:
Pháp Thập Niệm Ký Số vừa nói là như sau: Trong khi niệm Phật, từ một câu đến mười câu, phải niệm cho phân minh, nhớ số phân minh. Niệm hết mười câu, lại niệm từ một câu đến mười câu, chẳng được niệm hai mươi, ba mươi câu. Niệm câu nào, nhớ câu nấy, chẳng được lần chuỗi, chỉ dựa vào tâm để nhớ. Nếu thấy khó nhớ cả mười câu, thì chia ra làm hai hơi: Từ câu thứ nhất đến câu thứ năm, và từ câu thứ sáu đến câu thứ mười. Nếu vẫn chưa được, hãy niệm thành ba hơi: Từ câu thứ nhất đến câu thứ ba, từ câu thứ tư đến câu thứ sáu, và từ câu thứ bảy đến câu thứ mười. Niệm cho rõ ràng, nhớ cho phân minh, nghe cho rành rẽ, vọng niệm không chỗ chen chân, lâu ngày sẽ tự đạt được Nhất Tâm Bất Loạn.
Cho nên liên hữu cố gắng dùng tâm để nhớ. Qua kinh nghiệm bản thân thì khi HM niệm một hơi mười câu, xong lấy hơi khác niệm tiếp mười câu nữa, và cứ tiếp tục niệm như vậy. Để cho tâm dễ nhớ thì trong đầu tự động chia ra làm 2 cột, mỗi cột 5 câu A Di Đà Phật. Khi niệm hết cột thứ 2 là tự biết đã xong 10 câu Phật hiệu. Ban đầu vừa niệm Phật vừa dùng tâm để nhớ hơi khó, phải mất từ 6 tháng trở lên mới thuần thục. Bản thân HM 8 năm nay niệm theo cách này và thấy hiệu quả vô cùng thù thắng. Do phải dùng tâm để ghi nhớ từng câu Phật hiệu rõ ràng từng câu từng tiếng nên vọng tưởng rất ít có cơ hội chen vào. Niệm thầm theo lối Kim Cang trì hay niệm ra tiếng cũng đều dùng pháp thập niệm ký số này để niệm. Theo suy nghĩ riêng của HM thì tổ Ẩn Quang (cũng là hoá thân Đại Thế Chí bồ tát) thị hiện nơi thế gian này với mục đích chính là để chỉ bày chúng sanh thời nay pháp niệm Phật thập niệm ký số vì ngài biết căn cơ chúng sanh bây giờ thấp kém, dùng các pháp niệm Phật khác e khó thành tựu.
Bạn nên nghe các bài giảng của thầy Thích Chơn Hiều. Ngài chuyên giảng về tổ Ấn Quang đặc biệt là thầy giảng năm 2009-2010 nói về công phu niệm Phật ký số của tổ Ấn Quang rất hay. http://tinhthuy.net/
Đường Về Cõi Tịnh: Xin đạo hữu hoan hỉ tập gõ tiếng Việt có dấu để độc giả tiện bề theo dõi và tránh hiểu lầm. A Di Đà Phật.
Con xin chân thành cám ơn cư sĩ Hữu Minh đã chỉ dẫn, hiện con đang tập theo cách tổ sư dạy 10 niệm chia làm 3 phần, Từ 1 đến 3, 3 đến 6 và 6 đến 10, do 5 câu thì con bị hụt hơi.
Như cư sĩ đã trình bày thì lúc đầu khoảng sáu tháng là dụng tâm để nhớ từng câu cho rõ ràng 1,2,3 4,5,6 7,8,9,10. Sau khi thuần thục (vọng niệm bớt đi rõ rệt) thì do thói quen đã hình thành thì tự khắc đến mười câu sẽ biết đã xong không cần nhớ số nữa phải không ạh? Con cần phải xác minh rõ ràng để thực hành đúng lời Tổ đã dạy, mong nhận được sự chỉ bày của cư sĩ! A Di Đà Phật!
A Di Đà Phật
Bạn DA Huệ Hoài thân mến,
CS Hữu Minh đã có chia sẻ rất chính xác cùng bạn về phương pháp cũng như kinh nghiệm khi thực hành pháp Thập Niệm Ký Số của Tổ Ấn Quang. Nay Trung Đạo xin góp thêm đôi chút ý nhỏ về những chướng ngại khi chúng ta niệm Phật để bạn cùng các Đạo hữu khác cùng tham khảo.
1. Điều khí khi niệm Phật:
Thông thường hơi thở của chúng ta rất ngắn và gấp, đặc biệt là khi tập trung vào một việc gì đó nhiều khi chúng ta quên thở, kế đó là thở dồn dập (còn gọi là thở gấp). Khi niệm Phật theo Pháp thập niệm, như CS Hữu Minh đã nói: Nếu hơi bạn dài thì niệm liền một hơi 10 câu Phật hiệu; ngược lại thì 5 câu=hai hơi hoặc 3-3-4=3 hơi.
Khi lấy hơi để niệm, nếu chúng ta chỉ hít khí đến lồng ngực, sau quá trình niệm 5-15 phút sẽ rất dễ đuối sức, thậm chí nếu niệm nhanh quá sẽ dễ bị bốc hoả lên mắt, lên đỉnh đầu. Do vậy, bạn thử ráng thực hành cách lấy hơi thẳng xuống bụng dưới. Để xác định hơi của bạn chỉ vào lồng ngực hay đã xuống thẳng bụng dưới, bạn chỉ cần để ý bụng dưới bạn phồng hay xẹp. Nếu phồng căng là bạn lấy hơi đúng, ngược lại, hơi vẫn chỉ dừng lại nơi lồng ngực. Khi niệm theo pháp thập niệm, dứt một hơi=tương xứng 10 hay 5 câu Phật hiệu=bụng bạn xẹp xuống=khí đã ra hết bên ngoài; kế đó lại thong thả lấy hơi xuống bụng dưới rồi lại thong thả niệm. Lợi lạc của pháp điều khí này: các khí hư trong cơ thể, đặc biệt trong vòm bụng sẽ được thải hết ra ngoài.
2. Bị hôn trầm:
Đây là tình trạng chung, ai cũng bị cả, kể cả người tu đã lâu, nếu không để ý cũng dễ bị hôn trầm. Một là do chưa quen (hàng ngày ăn no, ngủ kỹ, thích hưởng thụ…). Hai là thân thể quá no, quá mỏi mệt. Nay gò mình vào kỷ luật, những thói quen, thân thể sẽ có sự đối kháng. Trường hợp bị hôn trầm (ngủ gật), bạn hãy mở bừng mắt, nhìn thẳng vào tôn tượng hay ảnh Phật, niệm nhanh hơn bình thường một phút, chỉ ít phút sau chứng hôn trầm sẽ được chế phục. Do vậy khi niệm Phật tốt nhất là nên khép hờ mắt, tầm nhìn khoảng 50-70cm.
3. Vọng tưởng khi niệm Phật:
Ai cũng gặp, đặc biệt là những bước khởi đầu tu học. Vọng tưởng nói cho đúng là những suy nghĩ, hành động, sinh hoạt… của chúng ta tích tụ từ vô lượng kiếp tới nay và chúng ta vốn quen sống với chúng. Nay tìm cách đi ngược lại, tất chúng sẽ ập tới nhiều khi dồn dập, mãnh liệt hơn bình thường. Đây là cảnh giới bình thường, bạn chớ quá lo ngại. Chỉ cần nhận biết rõ: Vọng tưởng đó đang tới và đã ập tới; nhưng không chú tâm đến chúng mà dùng pháp thập niệm để khắc chế. Thông thường khi ta quan tâm tới chúng, chúng sẽ vui đùa và khuấy đảo chúng ta; ngược lại chúng sẽ phải tự bỏ đi.
4. Thấy hỉ lạc khi niệm Phật:
Hiện tượng này chỉ xảy ra khi bạn niệm Phật đã có chút thành tựu. Đây không phải là sự chứng cảnh gì cả, mà thực tế chỉ là nhất thời chúng ta thấy lại được tự tánh của chính mình. Chỉ cần nhận biết có niệm đó xuất hiện, rồi quên ngay (tương tự những niệm vọng tưởng), và tiếp tục niệm Phật tức trong buổi niệm Phật bạn sẽ được an lạc; ngược lại nếu tham đắm trong cảnh đó sẽ dễ rơi vào vọng cảnh, bởi đó là cảnh giới biến hiện của tâm.
Hy vọng đôi dòng chia sẻ thêm này có thể giúp bạn thêm vững bước trong bước đầu thực hành niệm Phật. Chúc bạn tinh tấn, dũng mãnh và buông xả để niệm Phật.
TĐ
Xin cảm tạ sự quan tâm của chư vị liên hữu đồng tu đến vấn đề của con và nhất là sự nhắc nhở, chỉ dẫn của liên hữu Trung Đạo, thiết nghĩ những điều này sẽ rất hữu ích trên con đường niệm Phật cầu sanh Tây Phương của con! A Di Đà Phật!
Phúc Bình xin trích dẫn bài giảng về niệm Phật của Hòa thượng Tuyên Hóa để chúng ta thấy được sự giống nhau về hạnh niệm Phật của các bậc Thánh Tăng:
“Thật thà niệm Phật” tức miệng niệm tâm cũng niệm, đi đứng nằm ngồi đều niệm Phật A Di Ðà. Khẩu niệm danh hiệu Ðức Phật A Di Ðà, thân hành trì theo hạnh của Ðức Phật A Di Ðà. Hành hạnh gì? Giống như chúng ta hiện tại đang đả Phật Thất, bất luận bận thế nào cũng buông bỏ để tham gia Thất, phải niệm cho được nhất tâm bất loạn. Nhất tâm bất loạn tức là mỗi niệm đều niệm, niệm niệm tương tục, không phải niệm một lúc thấy mệt mỏi, bèn muốn bỏ đi nghĩ, giải đãi lười biếng, như thế không thể nào đắc được Niệm Phật Tam-muội. Ðó chính là không thật thà niệm Phật. Thật thà niệm Phật tức nhất tâm nhất ý lại niệm Phật. Lúc niệm Phật quên cả chuyện ăn uống, mặc áo, đi ngủ. Nguyên lai ăn uống, may mặc, ngủ nghỉ là chuyện thường tình người đời khó ai bỏ đặng, mỗi cá nhân ngày ngày không thể thiếu những điều đó. Nhưng khi niệm Phật mà quên cả ba chuyện đó, không biết là có ăn uống hay chưa, có mặc áo, đói lạnh, ngủ thức hay không? Ðó chính là thật thà niệm Phật. Nếu, còn biết lúc nào phải đi ăn cơm, đây không phải là thật thà niệm Phật. Hoặc nghĩ tưởng mặc thêm áo khi trời lạnh, đây không phải là thật thà niệm Phật. Hoặc muốn đi nghỉ khi thiếu ngủ, đây cũng không phải là thật thà niệm Phật. Thực thà niệm Phật là bất luận đi đứng nằm ngồi chỉ biết có sáu chữ hồng danh “Nam Mô A Di Ðà Phật”. Quý vị niệm thành một chuỗi liên tục không dứt, cho đến tiếng nước chảy đến cũng là “Nam Mô A Di Ðà Phật”, tiếng gió thổi cũng là “Nam Mô A Di Ðà Phật”, tiếng chim kêu cũng là “Nam Mô A Di Ðà Phật”. Phải niệm cho đến tiếng “Nam Mô A Di Ðà Phật” và bản thân mình tách không rời. Niệm cho đến ngoài “Nam Mô A Di Ðà Phật” không còn cái tôi nữa, ngoài cái tôi lại cũng không còn “Nam Mô A Di Ðà Phật” nữa. Cái tiếng niệm “Nam Mô A Di Ðà Phật” của tôi và tôi hợp thành một. Bấy giờ, gió có thổi cũng không xuyên qua, mưa rơi cũng không lọt vào, như thế là đạt đến Niệm Phật Tam Muội. Gió thổi, nước chảy đều là diễn nói Diệu Pháp, đều niệm “Nam Mô A Di Ðà Phật”, đây chính là “Thật Thà Niệm Phật”.
Giả như nước chảy biết có nước chảy, gió động biết tiếng gió động, hoặc ngó ngang nhìn dọc xem động tĩnh chung quanh, thế tức là không thật thà niệm Phật. Nếu vừa niệm Phật vừa nhìn trước ngó sau như muốn trộm đồ, đó chính là không thật thà niệm Phật. Thật thà niệm Phật là niệm niệm đều niệm (niệm tư tại tư), vọng tưởng gì cũng không có, cũng không nghĩ đến ăn món gì, hay uống trà, quên hết tất cả, đó chính là thật thà niệm Phật. Không có bí quyết gì cả, chỉ cần giữ tâm trụ ở chỗ niệm Phật, không nghĩ vớ vẫn thì đó là thật thà niệm Phật. Quý vị không khống chế được tâm, để nó quấy động thời đó chưa phải thật thà niệm Phật. Quý vị đề khởi chánh niệm, đó là thật thà niệm Phật. Quý vị cố nghĩ đông nghĩ tây không ngớt, khởi tà niệm, nghĩ đến điều xằng bậy, là không thật thà niệm Phật. Cho nên niệm Phật một cách thực thà thì vi diệu không thể nói, khi quý vị thật thà niệm Phật thời đạt Tự Tại, vô nhân, vô ngã, vô chúng sanh, vô thọ giả, chỉ có tiếng Nam Mô A Di Ðà Phật.
Nói là Pháp, mà hành mới là Ðạo. Chỉ nói mà không hành là như đếm tiền của người, không được chút nào lợi ích. Hôm nay tôi giảng đạo lý nầy để quý vị hiểu rõ, rồi thì phải thật thà niệm Phật, thực thà dự Thất, đây là thời gian quý báu nhất trong cuộc đời chúng ta, đừng để nó trôi qua luống uổng. Hy vọng quý vị nổ lực niệm Phật, đem tất cả ba tâm: kiên, thành, hằng để niệm Phật, đả Phật Thất.
Hòa Thượng Tuyên Hóa
Giảng ngày 16 tháng 12 năm 1985
Nam Mô A DI ĐÀ PHẬT!
Con nghe nói sắp tới HT. Tịnh Không sẽ qua Uc để tham gia hội nghị liên minh tôn giáo vì hòa bình thế giới, xin cho con biết thời gian cụ thể,vì con sắp qua Đài Loan tham dự pháp hội để được gặp HT…
Con xin cảm ơn.
Thật là may mắn quá hôm nay con đọc được bài viết của chư vị liên hữu Trung Đạo. Quả thật con đang gặp phải chướng ngại trong quá trình niệm Phật, con niệm theo cách của Tổ Ấn Quang (3-3-4) mà cảm thấy rất mệt do vì càng niệm càng thấy bị thở gấp, hết 1 ngày giống như bị đuối sức luôn, tình cờ hôm nay con đọc được bài viết này quả thật là 1 may mắn. Con xin chân thành cám ơn liên hữu Trung Đạo. Con xin phép được xin địa chỉ email của liên hữu được không ạ.
A Di Đà Phật
Bạn An Định,
Người niệm Phật giống như người gạn đục, khơi trong vậy. Đục để tượng trưng cho nghiệp và tâm phiền não của mỗi người; Trong để tượng trưng cho tự tánh thanh tịnh của mỗi chúng ta. Người có nghiệp chướng và tâm phiền não sâu dày, quá trình thanh lọc tâm – gạn đục-khơi trong sẽ phải trải qua một quá trình dài lâu tương xứng. Ví thử một cố nước đục, muốn trong lại, thời gian khoảng 5-10 phút; một chậu, một lu nước, sẽ cần phải 1-5-7 tiếng; nhưng một ao, một hồ nước đục tất phải kéo dài trong nhiều ngày, thậm chí nhiều tháng… Nói vậy để bạn hiểu, người niệm Phật phải có tính nhẫn nại, chẳng thể dụng sức để mong cho mau thành tựu được. Sở dĩ bạn gặp chướng ngại như vậy là do quá trình niệm Phật đã dụng sức quá mãnh liệt để niệm: tâm mong cầu thành tựu+phiền não (vọng tâm) dấy khởi trùng trùng, vì thế tuy miệng niệm Phật nhưng ý bất an, lấy hơi không đúng theo pháp thập niệm, lúc dài, lúc ngắn, hơi nọ dồn nén lên hơi kia, vì thế hơi 1 chưa dứt, hơi thứ hai, thứ ba đã dồn nén lên, từ đó dẫn đến tình trạng nghẹt thở. Nếu bạn niệm như vậy lâu ngày sẽ dẫn đến kiệt quệ về tinh thần và thể xác.
A Di Đà Phật là pháp thân và cũng là pháp tánh, vì vậy thân-tánh chúng ta và Phật A Di Đà vốn đồng một thể, nhưng sở dĩ thân-tánh chúng ta không đồng là do thân-ý chúng ta quá nhiễm ô, nên nhất thời chúng ta chưa nhận ra được; cũng vì lý do đó mà chúng ta phải dụng công, niệm Phật để đẩy lùi những ô trược đó, giúp cho tự tánh Phật được thắp sáng, thanh tịnh trở lại. Muốn thế, niệm niệm A Di Đà Phật khởi lên đều phải phát xuất từ sự thanh tịnh thân-khẩu-ý. Khi ngồi niệm Phật, thân không nghiêng ngả, không gà gật là lễ kính; ý không khởi vọng tưởng, điên đảo là thanh tịnh; khẩu niệm Phật tương ưng, nối nhau không đứt đoạn là không vọng ngữ. Đó là nói về lý, nhưng đi vào sự (thực hành) thì phải trải qua quá trình lâu dài mới khế hợp được tam tịnh nghiệp này.
Theo thiện ý của TĐ, để thực hành tốt pháp thập niệm ký số, bạn thực hành cách lấy hơi, xả hơi như sau:
1. Lấy hơi: hít một hơi dài qua lỗ mũi và dẫn khí đó xuống thẳng bụng dưới, giữ lượng khí đó 1-3 giây sau đó,
2. Xả khí: từ từ xả khí bằng cách thở phào thật nhẹ lượng khí trong bụng qua miệng cho tới kỳ hết, bụng xẹp xuống thì lại tiếp tục hít khí như bước một.
Bạn ráng thực hành phương pháp này cho thật nhuần nhuyễn, kế đó mới bắt tay vào thực hành thập niệm ký số.
Để tránh tổn khí khi phải lấy-xả theo công thức: 3-3-4, tức là lấy-xả hơi liên tục, nay bạn ráng rút ngắn lại là 5-5: 1 hơi=5 câu Phật hiệu. Quan trọng là không dùng sức để lấy khí và xả khí, bởi khi dùng sức, khí nạp và xả sẽ thô, ồn và sẽ làm tổn khí trong khi nạp-xả, từ đó khiến cho cơ thể bị mệt: nghẹt thở, đầu óc nóng, mắt bốc hoả, thân thể căng cứng, nhức nhối, khó chịu…
Niệm Phật tuy dễ nhưng khi đi vào thực hành cũng cần có sự tôi luyện và thử thách mới mong thành tựu. Điều tối quan trọng bạn không thể lãng quên: Niệm Phật là để thanh lọc tâm cấu uế (phiền não), mang lại sự thanh tịnh cho chính bản thân mình chứ không phải niệm để cho Phật nghe hay Phật thấy. Muốn tâm mình đồng thể thanh tịnh với tâm Phật, mình phải thực hành buông xả những phiền não trong tâm, huân tập lâu ngày, công đức niệm Phật sẽ tích thành phiến… rồi sẽ dần đạt sự tương ưng với bổn nguyện của Phật.
Hy vọng đôi dòng chia sẻ có thể giúp bạn phần nào phương cách khắc phục pháp thập niệm để mang lại sự an lạc trong cuộc sống đời thường cũng như tu đạo.
Bạn có thể liên lạc với TĐ theo email sau: [email protected]
TĐ
AdiđàPhật! Con xin chân thành cảm ơn liên hữu Trung Đạo đã chỉ dạy cho con trong quá trình thực hành pháp niệm Phật. Cầu mong mười phương Chư Phật luôn gia hộ cho Liên hữu pháp thể khinh an, Phật quang thường chiếu. AdiđàPhật!
Nam mô hoan hỉ tạng bồ tát ma ha tát
Nam mô A di đà phật
Nam Mô A Di Da Phật
Xin chư vị gần xa cho tôi hỏi :tôi thường niệm phật chung và niệm liên tục theo máy niệm phật không biết niệm như vậy có đúng không?
xin chư vị hoan hỷ cho tôi lời khuyên
A DI DA PHAT
Việc niệm Phật là tùy duyên và sở thích của mỗi người, miễn là khi niệm thì trong tâm có Phật, tâm ko nghĩ việc gì khác, chỉ chuyên chú nơi câu Phật hiệu, tai nghe Phật hiệu rõ ràng, miệng niệm câu Phật hiệu rõ ràng.
Chúng ta tu hành phương tiện thì nhiều nhưng phải có chút an lạc tự tại, phiền não mỗi năm mỗi ít đi, trí tuệ mỗi năm mỗi thêm lớn, tín nguyện cầu sanh Tây phương mỗi ngày mỗi vững vàng hơn. Vậy là tu đúng rồi!
A Di Đà Phật.
Xin chào quí vị đồng tu ,tôi phap danh la Thanh Chúng có vài điều thắc mắc xin quí vị giải đáp giúp tôi ,tôi đã phát niệm hơn một năm nay lúc đầu tôi niệm ra tiếng ,nhưng thời gian khoảng 5 tháng gần đây tôi niệm bằng ý trì ,tháng 7 al vừa rồi tôi có đi dự khóa tu niệm phật 7 ngày ,trong suốt khóa tu tôi đã bị vài hiện tượng mà mãi đến giờ vẫn chưa khỏi được ,ngày đầu tôi vào khóa tu tôi niệm phật theo máy ngực tôi bị căng như quả bóng sắp xì hơi ,còn từ ngực xuống bụng dưới giống như có sóng thần cuồng cuộn, như đang bị nhồi bột ,có lúc giống như đang đi trên sóng biển song cu đanh dập dồn,những ngày cuối khóa như có gió thổi bên tai hay có tiếng nói lao xao ,có lúc nghe 3 tiếng mõ ,tôi phải chiu đựng như thế suốt khóa ,tôi có hỏi thầy trụ trì nhưng thầy bão không ai có trường hợp giống tôi cả ,đến ngày thứ 5 thì thêm một hiện tượng nữa là miệng tôi như đang ngậm kẹo bạc hà ,qua ngày hôm sau thì càng nóng nhiều hơn tôi có cảm giác như sắp bị phỏng trong miệng tôi phải nhép môi đễ niệm phật và lúc nào cũng phải như thế không thể ngậm miệng được vài phút ban đêm ngủ không niệm phật nên có thể ngậm miệng lại được những ngày sau đó thì cơn sóng thần trong tôi đã dịu đi nhưng miệng thì vẫn nóng rát ,có người bão tôi niệm lớn tiếng xem sao thì suốt một ngày tôi niệm lớn tiếng vẫn như thế rồi có người khuyên tôi ngưng niệm phật ,tôi cũng làm theo thí có giảm đi một chút ,nhưng tôi chỉ ngưng niệm phật có 1 ngày thôi mà tôi buồn không thể chịu được ,tôi nghỉ nếu bảo tôi ngưng niệm phật thà cho tôi chết đi còn hơn ,có người baỏ tôi tập niệm phật mở thiên môn đễ cho khí nóng thoát ra ,tôi cũng đã tập và bây giờ nếu tôi khởi lên câu niệm phật thì trr6n đỉnh đầu tôi dường như có cái bông vụ đang chạy vòng tròn trên đó liên tục và lan tỏa xuống cả 2 bên đầu và thái dương giống như có con gì bò rất rỏ ràng liên tục nhưng nếu tôi niệm phật nhiều thì miệng tôi càng nóng ,ngậm miệng lại thì như có một luồng khí xoay vòng tròn trong vòm họng ,tôi không niệm phật thì nó dịu đi tôi thử bỏ mọt ngày thì bớt hẳn nhưng khởi lên niệm phật chừng 10 phút là miệng lại nóng và đầu như có hiện tượng hơi nhức ,bây giờ tôi không biết phải làm sao ,vì tôi không thể không niệm phật ,mà niệm thì bị như vậy ,xin quí vị đồng tu hãy hoan hỉ chỉ giúp tôi làm thế naò ,đễ tôi có thể niệm phật mà không bị những hiện tượng khó chịu này nữa ,xin chân thành cảm ơn quí vị .Chúc quí vị thân tâm an lạc tu tập luôn tin tấn ,để đồng sanh về tịnh độ
Nam Mô A Mi Đà Phật
Học Phật rất chú trọng đến cả 2 mặt: Hành & Giải. Có Hành tức trì danh câu A Di Đà Phật mà ko có Giải một cách tường tận thì đa phần đều mê tín A Di Đà Phật cả, đều đi lạc đường cả.
Bạn xem người ta niệm Phật thì pháp hỷ sung mãn, mỗi năm trí huệ tăng trưởng, phiền não lại ít đi. Còn theo bạn kể thì dường như là ngược lại? Như vậy chẳng phải là cách niệm Phật của mình có vấn đề rồi ko?
Vấn đề gì vậy? Bạn ko có học tập tường tận pháp môn Tịnh Độ mà đã vội vàng bỏ bước, đòi nhảy 1 bước là lên trời rồi!
Động lực, mục đích vào khóa tu 7 ngày niệm Phật là để cầu gì vậy? Là cầu Nhất Tâm Bất Loạn để nắm chắc phần vãng sanh? Nếu đúng vậy thì Khổ rồi đấy, vì căn duyên niệm Phật chưa thành thục mà muốn vội vàng thành tựu công phu Nhất Tâm Bất Loạn, đây là chướng ngại vô cùng rồi! Giống như trái cây còn xanh le mà muốn làm mọi cách cho nó chín ngay để ăn liền vậy, bạn nghĩ xem có được không?
Đây là Tham Si Nóng Vội Mà Niệm Phật thì hậu quả liền hiện tiền. Bây giờ phải xả cái ý niệm nôn nóng đó đi, nên lạy Phật sám hối, lại phải nên nghe đĩa giảng của Ân Sư Tịnh Không, nhất là bộ đĩa Tịnh Nghiệp Tam Phước:
https://www.youtube.com/watch?v=HyozuD9MW-U
Nghe một tập một ngày 8 lần rồi mới chuyển sang tập tiếp theo. Nghe liên tiếp trong vòng 3 tháng. Thời gian rảnh cũng có thể niệm Phật nhưng phải niệm thành tiếng, chậm rãi, tâm ko được mong cầu bất kỳ điều gì, buông xả vạn duyên, chỉ có miệng niệm rõ ràng, tai nghe rõ ràng, trong tâm chuyên chú nghe được rõ ràng, ko có 1 niệm nào khác xen tạp. Ban đầu niệm 5 phút thôi rồi nghỉ mệt, chia làm nhiều đợt, dần từ từ quen hơn thì tăng thời gian lên. Nên nhớ khi niệm Phật ko được cầu mong cái này cái khác, mọi thứ thấy nghe, cảm giác đều lờ đi, chẳng để ý đến, tâm chỉ chuyên chú lắng nghe câu A Di Đà Phật do chính mình niệm thành tiếng mà thôi.
Phần cuối hồi hướng cho chư vị oan gia của bản thân cũng rất là quan trọng. Không giữ lại cho mình bất kỳ điều gì, cũng ko mong cầu bất cứ điều gì. Nghiệp này là do bạn tạo thì bạn phải gánh nhận, mọi việc giao hết cho A Di Đà Phật, bản thân chỉ chân thành sám hối niệm A Di Đà Phật và nghe bộ đĩa kia thôi. Nghe bộ đĩa đó theo đúng cách trên thì tự khắc bạn sẽ hiểu từ giờ trở về sau thì cần phải tu tập như thế nào mới đúng với tông chỉ của pháp môn Tịnh Độ.
Hy vọng bạn đọc được điều này trước khi quá muộn.
Mong lắm thay.
A Mi Đà Phật.
A Di Đà Phật
Cầu mong chư liên hữu
Niệm Phật dứt muôn duyên
Công phu được đắc lực
Sau sanh Cực Lạc quốc!
A DI ĐÀ PHẬT. con có duyên được biết đến phật pháp từ năm 2013, con cũng không khẳng định được tín tâm của con đến mức nào nhưng thật sự hiện tại con rất sợ vô thường sẽ đến nhưng nếu không có nền móng của đệ tử quy thi sẽ không chắc. vậy cho con lơi khuyên
A Di Đà Phật
Bạn Trung Kiên,
Bạn nhắc đến ‘tín tâm’, ‘vô thường’, ‘đệ tử quy’. Nên mình xin trích một vài đoạn khai thị trong Ấn Quang ĐSGNL để bạn tiện theo dõi học tập nhé
—
* Phải biết rằng Phật pháp vốn chẳng lìa thế gian. Tất cả những bạn trong liên xã ai nấy đều phải trọn vẹn bổn phận của mình. Như cha hiền con hiếu, anh rộng lượng, em cung kính, chồng xướng vợ theo, chủ nhân từ, tớ trung thành v.v… Lại phải đừng làm các điều ác, vâng làm các điều lành, kiêng giết, phóng sanh, chẳng ăn mặn, uống rượu, ngăn điều tà, giữ lòng thành, khắc kỷ, giữ lễ, tự lợi, lợi tha; [lấy những việc như vậy] làm trách nhiệm của mình. Như thế thì nền tảng vững vàng, ngay ngắn, đáng thọ pháp nhuận. Nếu có đủ lòng tin chân thành, nguyện thiết tha, ắt sẽ vãng sanh thượng phẩm.
* Đã niệm Phật cầu sanh Tây Phương thì phải phát tâm từ bi, hành phương tiện sự, dứt tham – sân – si, tránh giết – trộm – dâm, tự lợi, lợi người mới hợp ý Phật. Nếu không, tâm trái với Phật, cảm ứng đạo giao bị gián cách, chỉ gieo nhân đời sau, khó được quả hiện đời. Nếu chí thành niệm Phật, hạnh hợp tâm Phật, tâm khẩu tương ứng thì người như thế đến lúc lâm chung, A Di Đà Phật và các thánh chúng tất nhiên hiện đến tiếp dẫn vãng sanh Tây Phương.
* Người học đạo an tâm lập hạnh ắt phải chất trực, trung chánh, chẳng được có mảy may thiên lệch, tư vị, cong vẹo nào. Nếu có chút thiên lệch, tư vị, cong vẹo nào sẽ giống như cái cân có mấu cân chẳng chuẩn, cân các vật nặng nhẹ đều sai! Như tấm gương thể chất chẳng sạch, chiếu các vật đẹp xấu chẳng đúng. Sai chỉ hào ly, mất cả ngàn dặm. Sai lầm lan truyền, không sao dứt được.
* Quang âm vùn vụt, thời thế đổi dời trong mỗi sát-na, một niệm chẳng trụ. Đấy chính là tạo vật vì hết thảy bọn chúng sanh ta hiện tướng lưỡi rộng dài giảng vô thượng diệu pháp: Mạng người vô thường, vinh hoa chẳng bền, gấp tìm nẻo về để khỏi phải chịu cái khổ trầm luân vậy.
* Việc lớn sanh tử phải dự bị trước. Nếu đợi đến lúc sắp ra đi mới tu, chỉ e sẽ bị nghiệp lực đoạt mất.
* Sanh tử là việc lớn. Vô thường nhanh chóng. Nghe đến kinh sợ, nhưng còn lâu mới bằng khi thân trải qua nỗi đớn đau kịch liệt.
* Cổ nhân nói: “Thông minh bất năng địch nghiệp. Phú quý khởi miễn luân hồi” (Thông minh chẳng cự nổi nghiệp. Phú quý chẳng tránh khỏi luân hồi). Sanh tử xảy đến, không có gì để nương dựa cả, chỉ có mỗi A Di Đà Phật là nương nhờ được thôi! Tiếc người đời quá ít ai biết. Kẻ biết đến, tin chân thật và thật sự niệm Phật lại càng ít hơn nữa!
* Ngày ba mươi tháng Chạp là ngày chấm dứt một năm. Nếu chẳng thu xếp trước cho khéo thì chủ nợ, oán gia sẽ xúm lại lôi kéo, chẳng dung cho lỗi lầm của mình. Lúc lâm chung chính là ngày ba mươi tháng Chạp của cả một đời. Nếu tư lương Tín – Nguyện – Hạnh chưa đủ, vẫn còn tham – sân – si, tập khí ác thì oán gia, chủ nợ từ vô lượng kiếp đến nay sẽ kéo đến bức bách, đòi nợ, chẳng dung cho mình.
Đừng nói những kẻ chẳng biết đến pháp môn Tịnh Độ đành không biết làm cách nào, phải theo nghiệp thọ sanh; dù là đã biết nhưng chẳng chăm chú tu hành thật sự thì cũng giống hệt như vậy: bị ác nghiệp lôi kéo vào trong tam đồ, lục đạo, vĩnh viễn luân hồi! Muốn cầu con đường thoát khổ, chỉ có cách niệm niệm lo nghĩ đến lúc chết, sợ rằng chết đi sẽ đọa lạc trong tam đồ ác đạo thì Phật niệm sẽ tự thuần, Tịnh nghiệp sẽ tự thành; hết thảy trần cảnh sẽ chẳng thể đoạt được chánh niệm nữa!
—
Chúc bạn hãy Thật vì Sanh Tử, dùng tâm Chân Tín – Thiết Nguyện này mà niệm Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật
chân thành cảm ơn bạn nhiều nhiều. A DI ĐÀ PHẬT
Xin giúp tôi,phật pháp vô biên ,quá nhiều đau khổ hiện hữu trong đơi sống của tôi lúc này.
Xin các liên hữu cho tôi hỏi cách niệm Phật này có đúng không ạ?
Tôi áp dụng cho lúc đi ngủ hoặc tạm nghỉ giải lao trong giờ làm việc.
Hít hơi vào tôi niệm Nam mô A, thở ra niệm Di Đà Phật, chỉ niệm bằng suy nghĩ thôi và hít thở bình thường, không sâu, cạn. Khi niệm cũng đánh số từ 1 đến 10 như pháp Thật niệm Ký số, tâm thi thoảng nghĩ đến ân đức của Tổ sư Ấn Quang đã chỉ dạy.
A Di Đà Phật