Người học Phật ban đêm đừng ngủ trần truồng, phải mặc áo, quần đùi, tâm thường như đối trước Phật. Ăn cơm chớ nên quá mức. Cơm ngon đến đâu đi nữa chỉ ăn đến mức tám chín phần [là tối đa]. Ăn mười phần đã chẳng có ích cho người; ăn mười mấy phần ắt tạng phủ bị thương tổn. Thường ăn như thế nhất định bị đoản thọ. Hễ ăn quá nhiều, tâm hôn trầm, thân mỏi mệt, tiêu hóa chẳng kịp, ắt phải trung tiện. Chuyện trung tiện là chuyện tệ nhất, là chuyện gây nên tội lỗi lớn nhất. Nơi Phật điện, tăng đường, đều phải cung kính; như thắp hương chẳng qua để biểu lộ tấm lòng, chứ xét rốt ráo ra, chẳng có loại nào đáng xem là hương cả! Nếu ăn nhiều, vãi trung tiện hết sức hôi thối, khiến cho hơi thối ấy xông sực Tam Bảo, tương lai ắt sanh làm loài giòi trong hầm phân. Chẳng ăn quá mức sẽ chẳng phóng trung tiện!
Nếu như dùng chất lạnh, cảm thấy không ổn, hễ vô sự bèn đi ra chỗ trống xả ra, đợi đến khi tan mùi lại quay vào trong thất. Nếu có việc chẳng ra ngoài được, hãy nên dùng sức kềm lại, chưa đầy một khắc nó sẽ tan mất trong bụng. Có người nói chẳng phóng ra sẽ thành bệnh; lời lẽ này còn nặng tội hơn chuyện phóng trung tiện, vạn phần chớ nghe theo… Chúng ta là nghiệp lực phàm phu ở trong Phật điện của bậc Thánh Trung Thánh, Thiên Trung Thiên (thánh của các thánh, trời của các trời), nơi có đủ Tam Bảo, sao dám chẳng kiềm chế, mặc tình trung tiện ư? Tội lỗi ấy lớn nhất không gì sánh bằng! Có lắm kẻ do chẳng xem nhiều trước thuật của cổ đức, nên tưởng là cổ đức không nói đến. Chẳng biết cổ đức nói rất khéo, gọi đó là “tiết hạ khí” (hơi rỉ ra từ bên dưới). Họ cũng chẳng hiểu câu đó có nghĩa là gì, chẳng thèm để ý.
Ba mươi, bốn mươi năm trước, Quang thường nói đến chuyện này, sau thử hỏi lại, người ta chẳng biết là chuyện gì! Do vậy, tốt nhất cứ nói thẳng là “trung tiện”. Trong tuồng hát, hễ chửi người khác nói năng buông tuồng, bèn nói: “Lời ngươi nói như thả rắm”. Phàm có chuyện gì kinh sợ, đều chẳng dám thở mạnh, làm sao còn đánh trung tiện được? Do buông tuồng không kiêng dè, nên mới trung tiện! Chớ có nói “nhắc đến chuyện trung tiện nghe không nhã”, thật ra, tôi vì muốn tạo cách cứu người khỏi bị làm giòi trong hầm phân! (Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao Tục Biên, quyển Thượng, Thư răn nhắc người mới phát tâm học Phật ở quê tôi)
Sáng dậy và lúc đại tiểu tiện xong, phải rửa tay. Phàm sờ lên thân, mò xuống chân đều phải rửa tay. Những tháng mùa Hạ ống quần chớ buông thùng thình, phải bó lại. Tùy tiện khạc đàm hỉ mũi là chuyện tổn phước lớn lắm! Đất Phật thanh tịnh, chẳng những trong điện đường chẳng được khạc nhổ, hỉ mũi, mà ngay cả trên cuộc đất sạch phía ngoài điện đường cũng chẳng nên khạc nhổ, xỉ mũi. Nhổ trên đất sạch sẽ tạo thành vẻ dơ bẩn! Có kẻ luông tuồng chẳng kiêng dè, khạc bừa ra đất hay khạc lên vách trong phòng! Một gian phòng đẹp đẽ mà khắp đất, đầy tường toàn là đàm. Kẻ ấy khạc đàm để ra vẻ hống hách, lâu ngày thành bệnh, hằng ngày thường khạc; tinh hoa của đồ ăn thức uống đều biến thành đàm hết! (Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao Tục Biên, quyển Thượng, Thư răn nhắc người mới phát tâm học Phật ở quê tôi)
Xem kinh luận và các loại sách vở chớ nên vội vã. Phải xem nhiều lần, xem gấp rút sẽ chẳng thể ngưng lặng được, khó lòng thấu đạt ý chỉ. Kẻ hậu sinh hơi thông minh, được một bộ kinh sách bèn quên ăn bỏ ngủ để xem, coi một lần là xong liền. Lần thứ hai không còn hứng thú xem nữa. Dù có xem, cũng giống như vẻ mất hồn ngơ ngẩn. Những loại người này đều chẳng thể thành tựu, hãy nên tận lực ngăn ngừa! Tô Đông Pha nói: “Cựu thư bất yếm bách hồi độc. Thục độc thâm tư tử tự tri” (Sách cũ trăm lần xem chẳng chán; đọc kỹ, nghĩ sâu ắt tự biết).
Trích Ấn Quang Đại Sư Gia Ngôn Lục
A di đà phật, con chào các thầy ạ
Con năm nay 19 tuổi ạ, con từ nhỏ hay theo bà nội đi chùa nhưng hồi đó còn nhỏ quá cũng chưa biết gì, lớn lên vì học hành nên con không hay đi chùa nữa. Cách đây mấy tháng bà nội con mới mất con hàng tuần vào chủ nhật 7 tuần liền đi lên chùa đọc kinh, con cảm thấy tâm rất vui vẻ, hoan hỷ khi đọc kinh. Đến giờ có đoạn kinh con vẫn nhớ mặc dù kể cả bài vở con quên rất nhanh. Ở nhà bây giờ thỉnh thoảng con cũng có niệm phật, trì chú đại bi nhưng con muốn xin các thầy lời khuyên là con nên trì tụng kinh gì, tụng như thế nào?
Con sợ thấy người ta bảo con dở vì như có lần anh họ con thấy con xem 1 trang về phật pháp trên mạng thì bảo sao mày k đi tu luôn đi, con thì ngại bảo xem thì k được à? Con rất ngại khi gặp phải những câu hỏi như vậy, chả nhẽ ít tuổi thì k được tụng kinh, niệm phật ạ?
Tuổi con còn ít nên nếu có gì k phải mong thầy và mn bỏ qua và cho con lời khuyên. Con cảm ơn
A Di Đà Phật,
Bạn có thể nhớ Kinh được là rất đáng quý, thiện căn của bạn với Phật pháp cũng rất sâu dày đó. Nếu bây giờ bạn muốn phát tâm học Kinh Phật thì trước tiên bạn nên nghe lời Phật dạy trong Kinh Quán Vô Lượng Thọ mà cắm cái gốc thật sâu chắc tại Hiếu Dưỡng Cha Mẹ, Phụng Sự Sư Trưởng (Kính Trọng & Nghe Lời Thầy Cô), Từ Tâm Không Sát Sanh, Tu 10 điều Thiện.
Còn về Kinh thì bạn có thể bắt đầu đọc cuốn “Đệ Tử Quy” (hay còn dịch là “Đạo Làm Con”).
http://hoasenvanno.files.wordpress.com/2013/11/02_dao-lam-con-1.pdf
và cuốn “Làm Chủ Vận Mệnh”:
http://phapamgiaithoat.com/ebook/Lam-Chu-Van-Menh-TT-Thich-Minh-Quang-Dich.pdf
Mỗi ngày thường đọc 2 bộ “Kinh” này, đây là cái gốc tu hành của người Phật tử, lợi ích là không thể nghĩ bàn được, cắm thật sâu, thật chắc vào 2 cuốn sách này thì đường tu hành của mình sau này mới có được thành tựu chân thật.
Ngoài ra bạn cũng nên phát tâm ăn chay thì lại càng hay, có thể bắt đầu một tháng chọn ra 1 vài ngày ăn chay là rất tốt.
Người ta bảo mình dở thì lại càng tốt, mình phải nên cảm ơn người đó mà lại càng ráng học chăm hơn, người ta khen mình hay giỏi thì mình lại càng phải nên e dè, xấu hổ mà phản tỉnh xem mình có bị “mê hoặc” bởi lời khen đó ko, có sanh tâm khoái chí, tự mãn ko? Nếu Có thì phải bỏ ngay lập tức. Mình cũng chớ nên vì lời chê bai của người khác mà sanh tâm tự ti hay thối chí, hoặc sân hận bực dọc với người ta, mấy cái tâm trạng tiêu cực này cũng phải bỏ đi. Như vậy, ngay trong lời khen tiếng chê của thiên hạ thì mình cũng đã tu rồi.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Chào bạn Thúy Vân mình cũng là kẻ kém cỏi trong đạo Phật, mình cũng chưa hiểu bíêt gì về Phật Pháp nhưng khi đọc những lời của bạn mình thấy bạn hơn mình vì bạn có nhiều thiện căn và có duyên với Phật pháp sớm hơn mình. Chính vì lẽ đó mình muốn tán thán bạn và hy vọng bạn sẽ tu tiến bộ hơn nữa đừng vì ai nói gì mà mình phải ái ngại học Phật. Mình không dám khuyên bạn nhưng mình xin nói theo thiển ý của mình là bạn hãy thử nghiên cứu Pháp môn Niệm Phật xem, không cần xen tạp bất kỳ pháp nào khác nữa vì đây là tổng pháp môn rồi (lời này là mình dựa theo các thiện tri thức nói chứ mình không dám tự ý nói ra ạ). Bạn hãy cố lên A DI ĐÀ PHẬT.
Mình xin bổ sung là ý mình mong muốn bạn cố gắng tu hành đúng chánh pháp môn niệm Phật nhưng phải tùy duyên nhé, đừng phan duyên không tốt vì mình đã từng rất tệ như thế rồi ạ.
Cám ơn những chia sẻ của mọi người ạ
Thưa thầy và các bạn con có điều này chưa hiểu lắm.con xin lấy vídụ thế này.con không phải người xuất gia cũng không ăn chay nhưng nếu như con diệt trừ được 5 kiết sử trên của đạo thanh văn.và con cũng niệm phật được thành tựu.như thế khi con lâm chung con sẽ được tái sanh lên trời 1 lần để tu lên thành alahán.hay là con sẽ được phật adiđà tiếp dẫn về cảnh giới tây phương cực lạc.nam mô adiđà phật
Xin chia sẻ với các quý liên hữu những lưu ý đối với ngưòi học Phật mà mình hay dễ phạm với Kinh sách như sau:
Khi đặt để Kinh sách, chúng ta phải lưu ý những điều sau đây:
+ Kinh Phật là Pháp bảo, là kim chỉ nam dẫn đường cho chúng sanh thoát khổ, nên phải cung kính tôn trọng, nếu có hư rách phải kịp thời tu bổ, không được đốt bỏ hoặc vứt đi. Nơi nào có Kinh điển, nơi đó có long thần hộ pháp bảo hộ, nếu vì Kinh điển hư rách mà chúng ta bỏ mặc, vứt vào một xó thì tội lỗi cũng sẽ vô lượng.
+ Kinh Phật phải được đặt lên trên tất cả sách vở khác. Những kinh, luật, luận của thế gian đặt ở tầng kế. Kinh sách đặt từ trên xuống dưới theo thứ tự như sau: Bản gốc Kinh điển, sách chú thích Kinh điển, những sách vở Phật học thông dụng, sách ngôn luận của các bậc Thánh hiền, những sách vở có tính cách giáo hóa, cuối cùng là những sách vở thông thường.
+ Không được vẽ, viết lung tung trên Kinh sách; không được vừa nói chuyện, ăn uống vừa xem Kinh.
+ Phải cung kính đặt kinh sách lên chỗ cao ráo sạch sẽ, không được tùy ý vứt trên giường, trên ghế và những chỗ không thanh tịnh.
+ Khi dùng tay cầm hoặc đặt Kinh sách vào trong túi mang đi không được để thấp hơn thắt lưng, không được cặp nách.
+ Không được bày biện lung tung trên bàn đọc Kinh, hoặc nằm dài xem Kinh, càng không được tay dơ đụng vào Kinh.
+ Không được dùng miệng thổi bụi trên Kinh, phải dùng khăn sạch chuyên dụng để lau bụi.
+ Nếu phòng học và phòng ngủ chung với nhau (ở đây chỉ cho phòng đơn) thì khi ngủ phải dùng khăn sạch đậy lên trên Kinh và phải đặt ở phía trên đầu của mình.
+ Không được ở nơi có Kinh điển có những hành vi nhơ uế.
+ Khi xem Kinh đến đâu nên dùng mảnh giấy nhỏ ngăn ra làm dấu. Không được xếp trang, xếp góc hoặc lật úp mặt Kinh xuống theo kiểu hình chữ “人”。
+ Khi xem Kinh phải chuyên tâm, nếu khởi tạp niệm phải đóng Kinh lại, đợi có chánh niệm mới tiếp tục xem.
+ Nếu không có thời gian rảnh để đọc nên cúng dường quyển Kinh lại cho người khác, đó cũng là một cách làm cho Phật pháp được lưu thông.
+ Không được xem Kinh trong phòng vệ sinh.
+ Không được dùng tay thấm nước miếng lật Kinh.
Nam Mô A Di Đà Phật