Người niệm Phật tối kỵ nhất chính là trong tâm tạp loạn, suy nghĩ đủ thứ. Niệm Phật như vậy có nhiều đi nữa, thì công phu cũng không đắc lực, công phu thật sự đắc lực chính là vọng tưởng, tạp niệm ít đi, trí tuệ thanh tịnh tăng nhiều, thì có được lợi ích niệm Phật rồi. Một mặt niệm Phật, còn một mặt suy nghĩ đủ thứ, thị phi nhân ngã, đấy là tự làm hại bản thân mình, hủy diệt bản thân mình. Tâm thái như vậy giống như suốt ngày làm bạn với ma. Người niệm Phật nhất tâm thanh tịnh, một câu Phật hiệu tiếp nối một câu Phật hiệu thì làm bạn với Phật.
Lúc niệm Phật, tâm giống Phật hay không? Thật sự niệm đến mức tâm giống như tâm Phật, nguyện giống nguyện Phật, hạnh giống hạnh Phật mới có thể vãng sanh. Trong miệng niệm Phật, trong tâm vẫn có thị phi nhân ngã, tham, sân, si, mạn thì người này không thể vãng sanh. Vì sanh đến Tây Phương Cực Lạc Thế Giới, ngày ngày còn cãi cọ với Chư Thượng Thiện Nhân, làm cho Tây Phương Cực Lạc Thế Giới cũng không yên ổn, tất nhiên là như vậy. Không sửa tập khí xấu thì niệm Phật không thể vãng sanh.
Phải niệm cho sạch hết vọng tưởng, phân biệt, chấp trước, tâm liền thanh tịnh, đấy là biết niệm. Một mặt niệm Phật, một mặt sanh vọng tưởng, đấy là không biết niệm, có niệm thì cũng không thể vãng sanh. Vì thế công phu niệm Phật là như trong kinh nói “nhất tâm bất loạn”, niệm đến nhất tâm bất loạn thì thành công.
Ta phải bỏ cho hết tất cả vọng tưởng, phân biệt, chấp trước, đều buông bỏ hết, chỉ cần một câu Phật hiệu này. Ðây là người thật sự tu Tịnh Ðộ, đây là đệ tử Phật chân chánh. Ðặt hết tâm ý vào trong câu Phật hiệu hoặc là vào việc tụng kinh, vọng niệm có sanh ra thì đừng để ý đến. Niệm như vậy lâu rồi, tập trung tâm ý thì chính là trong kinh nói “nhất tâm”, quyển kinh này nói “nhất hướng chuyên niệm”. Tâm của bạn chuyên nhất, vọng tưởng sẽ dần dần ít đi, đây chính là công phu đắc lực, công phu tiến bộ. Ðến khi công phu thật sự đắc lực, bạn sẽ cảm thấy bản thân hoàn toàn không giống trước đây, có thể thật sự cảm nhận được niềm vui hạnh phúc của đời người, được thân tâm tự tại; phiền não ít đi, vọng tưởng ít đi, tâm địa thanh tịnh, trí tuệ tăng trưởng.
Lục Tổ nói rất hay: “Tự Phật, tha Phật thị nhị pháp” (tự Phật, tha Phật là hai pháp). Hai pháp thì không phải là Phật Pháp. “Nhất niệm bất sanh” (không sanh một niệm) chính là Phật Pháp. Sanh một niệm là vọng niệm. Chúng ta một ngày từ sáng đến tối niệm câu “A Di Ðà Phật” này là chánh niệm. Ta nhớ A Di Ðà Phật, ta và Phật hòa vào nhau, hợp lại thành một thể. Nhớ và niệm A Di Ðà Phật, không phân biệt Phật cũng không phân biệt ta, chính là chánh niệm hiện tiền. Hễ sanh phân biệt chính là vọng tưởng, chính là chấp trước. Vì thế dùng câu Phật hiệu này niệm cho sạch vọng tưởng, chấp trước là đúng rồi.
Trích từ sách Niệm Phật Thành Phật
Pháp sư Tịnh Không
mình niệm phật tâm tán loạn, tham sân si vẫn nổi lên đầy dẫy nhưng mình vẫn niệm, bởi ở cõi ta bà này còn gì quý hơn được nghe pháp phật, nhất là biết pháp môn tịnh độ, còn hơn suốt ngày chỉ nghĩ đến tiền bạc chanh chấp, âm thầm hại nhau, bề ngoài thì tay bắt mặt mừng, bên trong thì đố kỵ thị phi nhau nhắc đến phật thì phủi tay bảo là mê tín dị đoan trong khi đi chùa cầu xin lung tung mà ở nhà thì sát sinh không một chút thương xót lại cho rằng mình duy tâm,còn nếu nói niệm như bài viết trên thì phàm phu thời mạt pháp ai làm nổi, số người tu tịnh độ đã hiếm lắm rồi, làm không nổi được như trên mới sinh ra cái tâm nghĩ không được vãng sanh vậy là rơi vào trạng thái hồ nghi rồi, mà hồ nghi là điều tối kỵ trong pháp môn tịnh độ, thế là mất phần vãng sanh thôi. cứ niệm phật theo khả năng có phải tốt hơn không
Liên tông Thập Tổ Triệu Lưu Đại Sư dạy:
Người tu tịnh nghiệp đời nay, trọn ngày niệm Phật, sám hối, phát nguyện, mà cõi tây Phương vẫn xa, sự vãng sanh không đảm bảo là sao? Ấy cũng bởi bề ngoài tuy lễ niệm, phát nguyện, mà trong tâm dây tình còn buộc chặt, gốc ái còn bám sâu đó! Vậy phải xem sự tình ái cõi Ta Bà là vô thường, giả dối, đồng như nhai sáp, dù ở trong cảnh hoãn, gấp, động hay tịnh, vui, khổ, lo, mừng cũng giữ chắc một câu hiệu Phật như dựa vào núi Tu Di, tất cả cảnh duyên đều không thể làm lay động. Nếu lúc nào tự cảm thấy mỏi mệt, biếng trễ, nghiệp hoặc hiện lên, phải một lòng phấn khởi mà niệm, như thanh trường kiếm chống trời, khiến cho quân ma phiền não trốn mất không còn, như lửa đỏ ở lò hồng đốt tan tình thức từ vô thỉ. Người nào giữ được như thế, tuy hiện đang ở cõi ngũ trược mà toàn thân đã ngồi nơi thế giới hoa sen, đợi chi Phật Di Đà đưa tay, đức Quán Âm dìu dắt, mới tin là mình vãng sanh hay sao?
Trong Ấn Quang Pháp sư Văn sao, Tổ Ấn Quang đã nêu tôn chỉ của Ngài là
” Đối với hết thảy mọi người đều dùng “tín nguyện niệm Phật cầu sanh Tây Phương” để khuyên nhủ, bất luận xuất gia hay tại gia, ai nấy đều phải chú trọng trọn hết bổn phận con người, gặp cha nói từ, gặp con nói hiếu, anh nhường, em kính, chồng hòa, vợ thuận, chủ nhân từ, tớ trung thành. Bất luận người sang hay kẻ hèn đều dùng những điều này để bảo ban, khiến cho hết thảy mọi người trước hết làm một người hiền, người lành trong thế gian, ngõ hầu cậy vào Phật từ lực siêu phàm nhập thánh, vãng sanh Tây Phương! Trọn chẳng nói với người khác những lời lẽ lớn lao khiến họ không thực hiện được, mặc cho người ta bảo mình là hạng Tăng chỉ biết cơm cháo, trăm sự không làm được điều gì. Đại lược là như vậy đó!”
Gần đây không hiểu sao lại có cư sĩ cho rằng tín nguyện niệm Phật chưa thể vãng sanh, vậy nên theo ngu ý của PB lựa chọn pháp tu Tịnh độ thì cũng phải biết lựa chọn pháp của một vị mà mình thấy phù hợp cho đỡ bị loạn. Phàm phu chúng ta lấy con mắt nhục nhãn khó mà thấu suốt được hết các pháp mà các Ngài đã dạy nên dễ khởi tâm phân biệt.
Riêng cá nhân PB chỉ một lòng hành theo pháp của Tổ Ấn Quang, tập làm người ngu mà niệm Phật mà còn thấy quá khó chứ đừng nói những gì cao siêu.
Đôi lời chia sẻ.
Nam Mô A Di Đà Phật!
A Di Đà Phật.
1. Phát Bồ Ðề tâm
Người tu Tịnh nghiệp trước hết phải phát Bồ Ðề tâm thì mới có thể tương xứng bổn nguyện của Phật. Vì thế, phải lấy phát Bồ Ðề tâm làm chánh nhân, dùng niệm Phật làm trợ duyên; sau đấy mới cầu sanh Tịnh Ðộ thì chỉ trong một đời ắt sẽ thành tựu. Nếu không phát Bồ Ðề tâm thì chỉ được hưởng quả báo nhỏ bé trong đường trời người!
Trích từ Liên Trì Đại Sư Tây Phương Phát Nguyện Văn Giảng Chú.
——————————————————————————————
BỒ ĐỀ TÂM: Bodhicitta (skt)
Ta cùng chúng sanh sanh đều sẳn đủ đức hạnh, tướng hảo trí huệ của Như Lai, mà vì mê chân tánh, khởi hoặc nghiệp nên phải bị luân hồi, chịu vô biên sự thống khổ. Nay đã rõ như thế, ta phải dứt tâm ghét thương phân biệt, khởi lòng cảm hối từ bi tìm phương tiện độ mình cứu người, để cùng nhau được an vui thoát khổ. Nên nhận rõ từ bi khác với ái kiến.
(A) Nghĩa của Bồ Đề Tâm :
1) Theo Kinh Hoa Nghiêm, Đức Phật đã dạy: “Nầy thiện nam tử! Bậc Bồ Tát phát lòng Vô Thượng Bồ Đề là ‘khởi lòng đại bi cứu độ tất cả chúng sanh. Khởi lòng cúng dường chư Phật, cứu cánh thừa sự. Khởi lòng khắp cầu chánh pháp, tất cả không sẻn tiếc. Khởi lòng thú hướng rộng lớn, cầu nhứt thiết trí. Khởi lòng đại bi vô lượng, khắp nhiếp tất cả chúng sanh. Khởi lòng không bỏ rơi các loài hữu tình, mặc áo giáp kiên thệ để cầu Bát Nhã Ba La Mật. Khởi lòng không siểm dối, vì cầu được trí như thật. Khởi lòng thực hành y như lời nói, để tu đạo Bồ Tát. Khởi lòng không dối với chư Phật, vì gìn giữ thệ nguyện lớn của tất cả Như Lai. Khởi lòng nguyện cầu nhứt thiết trí, cùng tận kiếp vị lai giáo hóa chúng sanh không dừng nghỉ. Bồ Tát dùng những công đức Bồ Đề Tâm nhiều như số bụi nhỏ của cõi Phật như thế, nên được sanh vào nhà Như Lai. Nầy thiện nam tử! Như người học bắn, trước phải tập thế đứng, sau mới học đến cách bắn. Cũng thế, Bồ Tát muốn học đạo nhứt thiết trí của Như Lai, trước phải an trụ nơi Bồ Đề Tâm, rồi sau mới tu hành tất cả Phật pháp. Thiện nam tử! Ví như vương tử tuy hãy còn thơ ấu, song tất cả đại thần đều phải kính lễ. Cũng thế, Bồ Tát tuy mới phát Bồ Đề tâm tu Bồ Tát hạnh, song tất cả bậc kỳ cựu hàng nhị thừa đều phải kính trọng nể vì. Thiện nam tử! Như thái tử tuy đối với quần thần chưa được tự tại, song đã đủ tướng trạng của vua, các bầy tôi không thể sánh bằng, bởi nhờ chỗ xuất sanh tôn quý.
Cũng thế Bồ Tát tuy đối với tất cả nghiệp phiền não chưa được tự tại, song đã đầy đủ tướng trạng Bồ Đề, hàng nhị thừa không thể sánh bằng, bởi nhờ chủng tánh đứng vào bậc nhứt. Thiện Nam Tử ! Như người máy bằng gỗ, nếu không có mấu chốt thì các thân phần rời rạc chẳng thể hoạt động. Cũng thế, Bồ Tát nếu thiếu Bồ Đề tâm, thì các hạnh đều phân tán, không thể thành tựu tất cả Phật pháp. Thiện nam tử ! Như chất kim cương tất cả vật không thể phá hoại, trái lại nó có thể phá hoại tất cả vật, song thể tánh của nó vẫn không tổn giảm. Bồ Đề tâm của Bồ Tát cũng thế, khắp ba đời trong vô số kiếp, giáo hóa chúng sanh, tu các khổ hạnh, việc mà hàng nhị thừa không thể muốn làm đều làm được, song kết cuộc vẫn chẳng chán mõi giảm hư.”.
4) Kinh Đại Tỳ Lô Giá Na nói: “Bồ Đề Tâm làm nhân, đại bi làm căn bản, phương tiện làm cứu cánh.” Ví như người đi xa, trước tiên phải nhận định mục tiêu sẽ đến, phải ý thức chủ đích cuộc hành trình bởi lý do nào, và sau dùng phương tiện hoặc xe, thuyền, hay phi cơ mà khởi tiến. Người tu cũng thế, trước tiên phải lấy quả vô thượng Bồ Đề làm mục tiêu cứu cánh; lấy lòng đại bi lợi mình lợi sanh làm chủ đích thực hành; và kế đó tùy sở thích căn cơ mà lựa chọn các pháp môn hoặc Thiền, hoặc Tịnh, hoặc Mật làm phương tiện tu tập. Phương tiện với nghĩa rộng hơn, còn là trí huệ quyền biến tùy cơ nghi, áp dụng tất cả hạnh thuận nghịch trong khi hành Bồ Tát đạo. Cho nên Bồ Đề Tâm là mục tiêu cần phải nhận định của hành giả, trước khi khởi công hạnh huân tu.
5) Kinh Hoa Nghiêm nói: “Nếu quên mất Bồ Đề Tâm mà tu các pháp lành, đó là ma nghiệp.” Lời nầy xét ra rất đúng. Ví như người cất bước khởi hành mà chẳng biết mình sẽ đến đâu, và đi với mục đích gì, thì cuộc hành trình chỉ là quanh quẩn, mỏi mệt và vô ích mà thôi. Người tu cũng thế, nếu dụng công khổ nhọc mà quên sót mục tiêu cầu thành Phật để lợi mình lợi sanh, thì bao nhiêu hạnh lành chỉ đem đến kết quả hưởng phước nhơn thiên, chung cuộc vẫn bị chìm mê quanh quẩn trong nẻo luân hồi, chịu vô biên nỗi khổ, nghiệp ma vẫn còn. Như vậy phát tâm Bồ Đề lợi mình lợi người là bước đi cấp thiết của người tu.
Trích từ PHẬT HỌC CĂN BẢN
Bồ đề tâm là gì? Phương pháp phát tâm Bồ Đề
http://www.chuahaiquang.com.vn/NewsDetails.aspx?_214=933
————————————————————————————
Huệ Tịnh lúc nào cũng thắc mắc tại sao biết bao nhiêu người tu pháp môn niệm Phật, rất dễ dàng và thù thắng lại có Đại Nguyện Lực của Phật A Di Đà tiếp dẫn khi lâm mạng chung thời mà kết quả thì lại thấy và nghe ít người được thành tựu như ý vãng sanh về Cực Lạc? Té ra bây giờ cá nhân bản thân mới tự hiểu rằng muốn phát Bồ Đề tâm chân thật tức là phải biết giữ lấy vững chắc đừng để mất thì không phải là chuyện đơn giản như lời của chư Phật và các vị Tổ đã khuyên dạy. Vì thiếu thiện căn cho nên rất là khó phát tâm Bồ Đề trong tất cả điều khó phát cho nên rất là quý trong tất cả điều quý. Nếu phát tâm Bồ Đề mà dễ thì chắc chắn vô lượng chúng sanh không còn đọa trong 6 nẽo sanh tử luân hồi mà đã được độ thoát cõi Ta Bà rồi. Cho nên có đoạn trong kinh A Di Đà rất là quan trọng mà bây giờ HT do nghiệp chướng nặng nệ bây giờ mới hiểu được đôi phần.
“Xá- Lợi- Phất! Chẳng có thể dùng chút ít thiện căn phước đức nhơn duyên mà được sanh về cõi đó.” (Trích từ Kinh A Di Đà)
1. Phát Bồ Đề tâm là đại “thiện căn”.
2. Niệm Phật là vô lượng “phước đức”.
3. Niệm Phật là đại “nhơn”, lâm chung gặp thiện tri thức hộ niệm vãng sanh là thù thắng “duyên”.
Nếu hành giả tu pháp môn Tịnh Độ mà thiếu sót điểm số 1 thì không thể vãng sanh là vậy. Làm sao phát và nuôi dưỡng Bồ Đề tâm cho thiệt vững chắc thì tự mỗi hành giả phải chú ý tự tham khảo và thực chứng nghiệm mới được. Tới đây thì không thể nói thêm được nữa vì tâm Bồ Đề thuộc về vô hình tướng, càng nói càng không chân thật.
Nam Mô A Di Đà Phật.
,
A Di Đà Phật…
Xin chào các vị đồng tu:
Chào Huệ Tịnh,
Câu “phát Bồ Đề tâm là gì?” Độ có nghe pháp sư Tịnh Không giảng là:” chân thật phát Bồ Đề tâm là ‘nguyện vảng sanh về Tây Phương Cực Lạc’. Nếu có gì sai sót xin các đồng tu bổ sung dùm , xin chân thành cảm ơn…
A Di Đà Phật…
thưa thầy
con thường nghe hoà thượng Tịnh Không giảng là chỉ cần niệm phật được đến công phu thành khối là có thể tự tại vãng sanh. Vậy niệm phật thành khối là gì? làm thế nào để đạt được như vậy ? Ai cũng có thể đạt được công phu đó hay sao ?. Mong thầy hoan hỉ cho con được rõ
A Di Đà Phật
A Di Đà Phật.
Giác Minh Diệu Hạnh Bồ Tát khai thị niệm Phật.
Ít nói một câu chuyện,
Nhiều niệm một câu Phật,
Ðánh chết được vọng niệm,
Pháp thân ngươi hiển lộ.
Có người bạch hỏi: “Niệm Phật mà không được nhứt tâm thời làm thế nào?”
Ngài dạy: Ông phải dứt tưởng đừng lo, rồi chầm chậm mà niệm. Phải làm sao cho tiếng hiệp với tâm, tâm duyên theo tiếng. Niệm như vậy lâu lâu thời các vọng niệm tự đứng lặng, tâm cảnh tuyệt chiếu chứng nhập “niệm Phật tam muội”. Nhưng hằng ngày cần phải niệm cho thường, từ nghìn đến muôn, tâm đừng gián đoạn thời rất dễ thuần thục. Nếu cố ép tâm cho nhứt, thời trọn không thể nhứt được.
Rồi ngài lại dạy: – Vọng niệm diệt dứt, đó là chơn tâm thường trụ của chư Phật. Vọng niệm mà còn đó là nghiệp tâm sanh tử của chúng sanh. Nếu các người có thể niêm mật gia công, tâm không một mảy hở trống thời mới đặng tương ưng đôi phần.
Phải dè dặt đừng có vừa thật hành đặng nửa năm nay hay mười tháng, rồi tự cho là mình đã có công tu hành. Phải biết rằng quan niệm tự đắc ấy, chính là chỗ chướng đạo. Rất phải cẩn thận! Mặc dầu có gắng sức công phu, nhưng nếu niệm lực chưa vững như núi đồng, chắc như vách sắt, xô không ngã, lay không động, thời vẫn chưa phải đã thành nhứt phiến đâu. Chớ có mới vừa được đôi chút đắc lực bèn dừng tay, mà thành lỗi “bán đồ nhi phế”, có khi rồi phải hỏng cả công phu trước, đây là chứng bịnh lớn của các nhà tu hành, cần phải biết. Nên hiểu rằng: Phật pháp như biển cả càng vào càng sâu, không phải đôi chút tri kiến mà thấu hết được. Phải gia công tu tập trọn đời, đi mãi đến nguồn đến đáy làm mục đích, không nên có quan niệm xem thường.
http://www.tinhdo.net/khaithi/56-khac/171-giacminhdieuhanhbotatkhaithiniemphat.html
Nam Mô A Di Đà Phật.
Con kính chào qúy thầy và các bạn đồng tu.con có điều muốn hỏi qúy thầy và các bạn.con được biết trông nhà phật có câu nói là chúng sanh đều có phật tính chúng sanh đều bình đẳng không sai.con là 1 người dân sống bằng nghề nông cho nên việc tiếp xúc với các chúng sanh thì rất nhiều.đôi lúc phải xịt thuốc trừ sâu và kiến có khi gặp chuột cóng với rắn vào nhà như thế con tự vệ và giết nó có phải sát sanh không.có tội và có bị xuống địa ngục không thưa thầy
Kinh Lăng Nghiêm dạy rằng ” Người chết làm dê, dê chết làm người, ăn nuốt lẫn nhau” để con người ta có thể thấy rằng luân hồi quả báo rất khốc liệt. Nay bạn phun thuốc sâu diệt côn trùng để có thực phẩm nuôi sống bản thân và gia đình, mai khi mất thân người bạn lại làm con sâu cái kiến để cho người phun thuốc. Vay trả, trả vay không khi nào dứt.
Bạn biết lo lắng về nhân quả, âu cũng là phước lành rất lớn mà ít người ở đời có được. Muốn thoát được hoàn cảnh này bạn hãy chịu khó tìm hiểu về pháp môn Tịnh độ, khai thị niệm Phật của các bậc Tổ sư để tìm lối đi đúng đắn cho mình, không ai cứu được mình nếu mình không chịu đưa tay ra.
Phật Pháp là bất khả tư nghì, là con đường duy nhất cứu chúng sanh thoát khỏi luân hồi lục đạo, mong bạn hãy cân nhắc.
Nam Mô A Di Đà Phật!
Chào bạn Chung Quỳ,
Theo HT nghĩ thì do nghiệp của bạn mà phải sống trong hoàn cảnh nghề nông dân, chỗ ở không có vệ sinh khó tránh gặp những chuyện sát sanh đó. Tuy rằng là vậy nhưng bạn cũng có thể bắt đầu niệm Phật thầm câu “A Di Đà Phật” khi rảnh nhớ đến, đem công đức niệm Phật hằng ngày đó mà hồi hướng nguyện vãng sanh về cõi Cực Lạc chấm dứt những sự sinh sống nghèo nàng khổ đau. Có như vậy tuy bạn còn sát sanh nhưng sẽ được Đức Phật Di Đà gia hộ sớm thoát nghiệp chướng trong kiếp luân hồi hay hơn không?
Mỗi lần lỡ sát sanh thì niệm Phật cầu nguyện cho chúng nó sớm được siêu thoát sanh về cõi an lành. HT nghĩ bạn mà phát tâm niệm Phật thành tâm thì nghiệp sát sanh sẽ từ từ chuyển và sẽ tăng trưởng lòng từ bi.
Cõi địa ngục chỉ có hai loại người đến được thôi.
1. Đại Bồ Tát do lòng đại bi mà xuất hiện ở nơi cõi địa ngục để cứu độ chúng sanh (Địa Tạng Bồ Tát, Quan Thế Âm Bồ Tát, v.v.).
2. Người cố tình ích kỷ phạm giới đại ác bị nghiệp lực chiêu cảm vào cảnh giới địa ngục.
Nam Mô A Di Đà Phật.
http://duongvecuclac.com/am-luat-vo-tinh/ sau khi đọc qua mẫu truyện này mình rất tin và hoan hỷ. Mình xin cảm ơn và chúc người viết ra truyện này và những người truyền bá được sống trong hào quang của chư phật, phước lộc tràn đầy, mãn báo thân này vãng sanh về TPCL.A di đà phật!
tùy duyên là gì
tùy duyên bất biến là j
Nam mô A DI ĐÀ PHẬT.
Bạn Lê Trọng Kiên !
“Tùy duyên ” là tùy theo nhân duyên,hoàn cảnh,thời đại,môi trường,con người…
“Bất biến” là ko thay đổi điều cốt lõi.
“Tùy duyên bất biến ” là tùy vào hoàn cảnh nhưng phải giữ đc điều cốt lõi.
Ví dụ,muốn giúp 1 ng từ vô minh biết đến Phật Pháp thì phải tùy theo căn cơ,hoàn cảnh của họ mà giúp (tùy duyên),nhưng phải theo đúng Chánh Pháp mà giúp(bất biến).
Nam mô A DI ĐÀ PHẬT.