Đây là câu chuyện hoàn toàn có thật kể về 1 người tên là Viêm Liễu Phàm , tên thật là Viêm Hoàn, , tự là Khôn Nghi, hiệu là Liễu Phàm, sống vào đời nhà Minh, quê ở Gia Thiện thuộc Triết Giang. Ông sinh ra trong một gia đình có truyền thống về y thuật, cha mất sớm nên ông được chăm sóc bởi bàn tay người mẹ. Khi còn niên thiếu, ông đã được học ngành y để kế thừa gia nghiệp. Vào một ngày nọ có một thầy tướng số ghé thăm nhà, ông hướng về phía người mẹ, nói: “Có lẽ bà muốn cậu bé này trở thành thầy thuốc, nhưng cậu ấy sẽ không đi theo con đường đó. Khi trưởng thành câu ấy sẽ đi vào con đường khoa cử”. Sau đó ông lão còn dự đoán số phận của cậu bé, sẽ dự kỳ thi nào vào năm bao nhiêu tuổi, sau sẽ lập gia đình nhưng hiếm muộn về đường con cái và sẽ mất vào năm 53 tuổi…
Sau đó cuộc đời Liễu Phàm diễn ra đúng như những gì ông lão dự đoán. Một hôm Liễu Phàm tới thăm một ngôi chùa, gặp thiền sư Vân Cốc và cùng tọa thiền với thiền sư. Khâm phục tư thế tọa thiền của Liễu Phàm, thiền sư Vân Cốc đã cất tiếng khen ngợi: “Ngài tọa thiền rất đĩnh đạc không mảy may phân tâm. Hẳn là ngài đã từng tu luyện ở chùa nào rồi?” Liễu Phàm đáp: “Tôi chưa từng tu luyện ở đâu cả,” và kể lại câu chuyện về ông lão đã gặp thời niên thiếu. “Cuộc đời của tôi đúng như lời ông lão đã nói, việc tôi từ giã cõi đời ở tuổi 53 có lẽ là số phận của tôi. Vì thế mà bây giờ tôi chẳng mảy may suy nghĩ về điều gì”. Nghe Liễu Phàm giãi bày như vậy, thiền sư cười nói: “Ta cứ ngỡ ngươi là một bậc thông tuệ, một hiền nhân đã chứng ngộ. Hóa ra ngươi cũng chỉ là hạng tầm thường mà thôi”.
Rồi thiền sư Vân Cốc nói tiếp: “Thật ra, ông lão nói đúng. Mỗi người đều có số phận trời định. Nhưng chẳng có ai cam chịu số phận như thế. Vẫn có câu đức năng thắng số. Nếu luôn nghĩ điều thiện, luôn làm việc thiện thì cuộc đời sẽ trở nên tốt đẹp. Nếu chỉ nghĩ điều ác và làm điều ác thì cuộc đời sẽ chẳng ra gì. Luật nhân quả đó có ở muôn vật. Biết luật nhân quả thì con người sẽ thay đổi được số phận.” Liễu Phàm là người biết lắng nghe, từ đó ông nổ lực hành thiện tích đức. Kết quả là ông sanh được con trai và sống rất trường thọ.
Download sách Phương Pháp Tu Phúc Tích Đức Cải Tạo Vận Mệnh (Liễu Phàm Tứ Huấn)
Xem phim video Câu Chuyện Số Mệnh
Với câu cuối ” Kết quả ông sinh con năm 74 tuổi…” như trong bài viết, mình nghĩ là có sự nhầm lẫn khi typing chăng? Ngày xưa thường là “Thất thập cổ lai hy”, ông ta ở tuổi 74 thì vợ cũng cỡ 70 thì còn sức đâu mà sinh con nữa?! Đương nhiên là ông ta đang tích đức tu thiện là không có vợ bé vợ mọn rồi! Hơn nữa, trong video “Câu Chuyện Số Mệnh” khi ông giảng dạy cho con trai, ông nói:”…Bây giờ cha 69 tuổi rồi…”.
Đường Về Cõi Tịnh: Xin tri ân liên hữu đã đính chính giùm lỗi này. A Di Đà Phật.
Mình xin hỏi muốn có con thì mình phải cầu như thế nào cho đúng pháp?
A Di Đà Phật.
Muốn có con trai hay gái căn lành khỏe mạnh thì nên phát lòng từ bi đối với mọi người và chúng sanh ăn chay niệm Phật hoặc niệm danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát mỗi ngày càng nhiều càng tốt. Ai sống đạo đức sẽ chiêu cảm những đứa con ngoan hiếu thảo với cha mẹ.
Vì mạng do mình tạo, phước do mình cầu. Cầu con cái cũng là đạo lý như vậy. Bạn nên đọc qua cuốn Làm Chủ Vận Mệnh để biết rõ hơn về Vận Mạng và làm thế nào chúng ta có thể làm chủ được vận mạng của chính mình bạn nhé, Viên Liễu Phàm cũng cầu con trai rồi cũng có được con trai:
http://phapamgiaithoat.com/ebook/Lam-Chu-Van-Menh-TT-Thich-Minh-Quang-Dich.pdf
A Di Đà Phật.
TU HÀNH BẮT ĐẦU TỪ SỬA ĐỔI TÂM NIỆM.
Lão hòa thượng Tịnh Không chỉ rõ: phương pháp sửa đổi vận mạng phải dựa vào sự chuyển biến — chuyển ác thành thiện, chuyển mê thành ngộ, chuyển phàm thành thánh.
Các vị đồng tu đều biết ‘trồng nhân thiện thì được quả thiện’, nhưng nếu nghiệp báo chưa chuyển trở lại thì rất dễ than trời trách người, trách Phật, Bồ Tát không linh, trách thần không phù hộ, ắt phải kiểm thảo nguyên nhân của nó. Làm việc thiện không phải chỉ làm trên công phu bề ngoài, ngoài ‘khẩu thiện, thân thiện’ càng quan trọng hơn phải là ‘tâm thiện, ý thiện’.
Những đại đức thời xưa dạy ‘Tu hành phải bắt đầu từ căn bản’, căn bản là tâm, là ý niệm, chỉ cần tâm bạn thiện, ý niệm thiện thì không có nghiệp báo nào mà không thể chuyển đổi được, và cũng không có tai nạn gì không thể hóa giải được. Cũng giống như một cây cổ thụ, tâm là rễ, ý niệm là gốc, thân là cành, khẩu là lá, nếu bạn tu sửa trên cành lá mà gốc rễ đã mục nát thì không thể nào cứu được! Phải sửa đổi gốc rễ, căn bản trước, cành lá sẽ rất dễ chuyển biến.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Trích NIỆM PHẬT TẬM ĐỊA CÔNG PHU – PHÁP SƯ TỊNH KHÔNG.
———————-
Tham khảo thêm Du Tịnh Ý Công:
https://www.youtube.com/playlist?list=PLOynZc0cJJfDihK32wHEenwOrlieZe3ah
NHỮNG CHUYỆN VỀ LUÂN HỒI – NHÂN QUẢ – NGHIỆP BÁO
Trong một cuốn sách phong thủy do ông Man-Ho Kwok viết, ông có kể vài câu chuyện như sau :
“Vài thế kỷ trước ở bên Tàu, có một ông thầy Địa lý rất nổi tiếng, nhưng tính tình ông này thì rất hẹp hòi và nóng tính. Vào một ngày của mùa hè ông ta được lệnh của Vua đi tìm long mạch và Huyệt kết cho nhà vua dùng làm nơi xây mồ mả tổ tiên.
Thời kỳ đó phương tiện giao thông khó khăn nên phần đông người ta đi ngựa và đi bộ mà thôi. Sau nhiều ngày băng rừng vượt núi, ông thầy đã tìm được huyệt quý. Ông ta vui mừng trở về phúc trình với Hoàng đế. Trên đường về , ông ta đã cạn hết lương thực và nước uống, giữa vùng rừng núi hoang vu, ông ta không biết tìm đâu ra được mạch suối ngầm để lấy nước uống giữa mùa hè nóng bỏng.
Trong cơn tuyệt vọng, ông ta đến được một khu rẫy. Chủ nhân là một người đàn bà trung niên và 3 người con trai đang cuốc đất. Ông ta mừng quá chạy ngay vào xin nước uống. Người đàn bà vui vẻ đi lấy cho ông ta một bát nước đầy. nhưng trước khi đưa bát nước cho ông ta, bà hốt một nắm lá cây bỏ vào bát. Ông thầy rất giận nhưng vì đang khát, ông ta cũng ráng dằn xuống mà uống hết bát nước cho qua đi cơn khát. trong bụng ông ta đã có ý định trả thù người đàn bà vô lễ kia. Sau khi hỏi thăm ông ta biết được chồng của người đàn bà nghèo khổ kia đã chết vài năm trước, để lại cho bà một mảnh đất hoang và 3 đứa con nhỏ. Ông ta tự giới thiệu tên và cho biết ông ta là một nhà phong thuỷ nổi tiếng làm việc cho triều đình. Ông ta bảo muốn coi giúp về phong thuỷ của căn nhà của người đàn bà tội nghiệp kia.
Sau khi quan sát căn nhà và cấu trúc địa lý xung quanh , ông ta bảo căn nhà của bà không tốt, nếu sống ở đó thì suốt đời nghèo khổ vất vả. Rồi thì ông ta bảo cho người đàn bà biết rằng, ông ta biết được có một căn nhà bỏ hoang lâu đời với đất đai rộng rãi ở bên kia núi, ông ta khuyên người đàn bà nên dọn về đó ở sẽ tốt hơn. Ông ta nói xong thì vội vã bỏ đi, trong lòng vui sướng vì đã trả được thù, khu đất và căn nhà hoang không chủ mà ông ta chỉ cho người đàn bà là một khu đất chết phạm vào Ngũ Quỷ xung sát, là một khu đất cực xấu, ai sống ở đó đều chết yểu.
Sau một thời gian khá lâu, ông ta có dịp đi ngang qua vùng đất cũ, ông gặp lại người đàn bà và ông ta hết sức kinh ngạc vì người đàn bà nghèo khổ ngày xưa bây giờ là một người đàn bà giàu có, nhà cao cửa rộng. Người đàn bà đón tiếp ông rất ân cần vì biết ơn ông đã chỉ cho bà một khu đất tốt, từ khi dọn vào, bà luôn luôn trúng mùa, tiền bạc dư giả, con cái học hành tới nơi tới chốn, 2 trong 3 đứa con trai đang làm quan, đứa con thứ ba thì thông minh xuất chúng, đang dạy học và rất có tên tuổi. Ông ta kín đáo quan sát căn nhà, và vùng đất xung quanh, tuy có sang trọng hơn nhưng trên căn bản vẫn là vùng đất phạm Ngũ Quỹ xung sát (Five Ghosts Dead Place )
Lòng càng hoài nghi dữ dội, cuối cùng ông ta thú thiệt về việc trả thù của ông ta vì ngày xưa người đàn bà đã vô lễ bỏ lá rác vào bát nước trước khi trao cho ông uống. Người đàn bà giải thích rằng, sỡ dĩ bà ta làm như vậy là vì lúc đó trời đang nóng bức, ông ta lại đang khát sắp chết, nếu trao cho ông ta bát nước bình thường thì ông ta sẽ uống cạn ngay, sẽ khiến ông ta bị sốc mà bị nguy hiểm đến tính mạng , cho nên bà bỏ lá cây khô vào là để ông ta từ từ uống vì phải vừa uống vừa gạt bỏ lá qua một bên.
Đến lúc đó ông thầy mới chợt hiểu, vì những gì bà làm để cứu mạng của ông ta đã tạo nên công đức, đủ để hoá giải đi cái ảnh hưởng xấu của vùng đất chết. Cũng như chuyện anh học trò nghèo có tướng phải chết nhưng lòng hiếu thuận và can đảm vì người mà quên mình của anh đã thay đổi đi cái số mạng yểu tử bần hàn mà sau này đỗ đầu bảng vàng, trạng nguyên vinh quy bái tổ.
Có thể nói là Vận mạng của mỗi người không cố định mà có thể thay đổi tùy theo hành động. Sống thiện, tu tâm tích đức sẽ giúp thay đổi số mạng. Chúng ta tìm hiểu thêm câu chuyện dưới đây Đời vua Hán cảnh Đế có người bán dầu tên Bùi Độ nghèo khổ lang thang, được thầy tướng số cho biết sẽ chết đói vì coi tướng mặt có hai đường chỉ chạy xéo từ cằm lên mép miệng.
Ngày kia Bùi Độ gặp một thiếu nữ ngồi khóc bên giếng sâu. Hỏi ra sự tình mới biết thiếu nữ mang vàng đi để chuộc tội oan của cha, chẳng may bị đánh rơi xuống giếng. Ai cũng nói dưới giếng có con trăn to. Thiếu nữ đang tuyệt vọng muốn quyên sinh. Bùi Độ thương tình, nghĩ mình trước sau cũng chết đói nên liều mạng leo xuống tìm được vàng cho thiếu nữ. Nhờ đó gia đình thiếu nữ được phục hồi danh dự và quyền thế.
Một lần gặp lại, nhà tướng số kia kinh ngạc nói rằng tướng chết đói của Bùi Độ đã biến mất mà thay vào đó là tướng công khanh phú quý rực rỡ! .
Đúng vậy, sau này thiếu nữ tên Ngọc Hà đền ơn, đem Bùi Độ về dạy học và giao ước vợ chồng rồi mới thưa với phụ thân. Cha nàng gửi gắm Bùi Độ sang một người bạn khác để nhờ tiến cử. Thời gian xa cách Ngọc Hà, Bùi Độ đã lạc lòng với những hình bóng giai nhân khác.
Trên bước đường tiến quan, Bùi Độ ghé vào thăm nhà tướng số cũ để tạ ơn, nhưng ông bảo Bùi Độ đã hiện lại tướng chết đói. Bùi Độ tức giận bỏ đi.
Sau khi được làm quan, Bùi Độ đánh mất nhân cách, chỉ lục lạo, cưỡng bức các cô gái đẹp, bị triều đình hạ lệnh bắt về kinh trị tội. Bùi Độ sợ hãi trốn vào rừng rồi chết đói cạnh một mỏm đá!.
Cái phước của Bùi Độ xuất hiện do tâm niệm quên mình cứu giúp người. Phước đó quá lớn đến nỗi chuyển hẳn tướng mạo và số mệnh để cho Bùi Độ trở thành quan chức vinh hiển.
Nhưng rồi, tư cách tầm thường tham dục đã phá vỡ phước cũ để cho nghiệp chết đói đủ cơ duyên xuất hiện trở lại.
Như vậy, tướng mạo tùy thuộc vào nghiệp chứ không cố định. Nếu chúng ta thường xuyên biết cảm thông chia sẻ làm nhiều điều thiện cứu giúp mọi người, ắt hẳn tướng mạo và số mệnh chúng ta sẽ thay đổi một cách tốt đẹp lắm.
Lời bàn: Ngược lại, dù có chọn các thầy cao thủ, kiếm phong thủy cho nhà cửa thật tốt chăng nữa mà tâm xấu ác thì Phong thủy cũng chả giúp được gì. Tai họa vẫn trên trời rơi xuống.
Khổng tử có câu rất hay:
Tâm còn chưa thiện, phong thủy vô ích.
Thời vận không thông, mưu cầu vô ích.
Việc tốt hay xấu hay thời vận đến với ta không thể do phong thủy quyết định mà chính tư tưởng và hành vi thiện ác của mình mới là nguyên nhân quan trọng. Thế mới có câu “Đức năng thắng số”
“Việc hung ác người ta không tránh
Thì đời không có cảnh an vui
Nhiều kẻ ác nhiều cơ đói khổ
Nhiều người hiền nhiều chỗ ấm no
Ác không thể được phước cho
Chỉ hiền mới có thơm tho mang vào”
“Tướng Do Tâm Sanh
Cảnh Tùy Tâm Chuyển”.
Gởi các Đạo Hữu,
Bài giảng của Lão HT. Tịnh Không “Liễu Phàm Tứ Huấn” (trọn bộ 20 tập).
https://www.youtube.com/playlist?list=PLtgPvPfGoKfowuJI2y3Yu2SFrbAR-PJxA
Nam mô A DI ĐÀ PHẬT!
Cho xin hỏi tu thế nào mới được phước báo vô lậu??? Thế nào mới là phước báo hữu lậu???
Xin cám ơn. Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật
Vô lậu ,hữu lậu hiểu một cách đơn giản thì là như thế này
-Hữu lậu thì có hạn.Phải làm thì mới có,không làm thì không có.Ví như khi bạn đi bố thí 1 đồng cho người khác thì bạn sẽ được hưởng 10 đồng.Khi hưởng hết 10 đồng rồi thì muốn có tiếp thì lại phải đi bố thí cho người khác.Nói chung phước báo hữu lậu còn bị trói buộc phiền não chưa đạt sự giải thoát viên mãn.
-Vô lậu một khi đạt được rồi thì sẽ là vĩnh viễn không bị mất đi,và nó là sự giải thoát viên mãn.Ví như đi bố thí mà tham cầu phước báo tiền tài thì phước báo ấy là hữu lậu.Bố thí mà làm cho tâm đoạn được lòng tham.Đoạn được lòng tham thì dứt được cái nhân ngạ quỷ. Đoạn được lòng tham chính là vô lậu.Tóm lại vô lậu là tâm thanh tịnh, tâm thanh tịnh thì mới thoát khỏi tam giới,mới giải thoát khỏi sanh tử vĩnh viễn.Không thoát khỏi tam giới thì mọi phước báo đều chẳng có ý nghĩa gì cả
-Đối với người niệm Phật thì niệm Phật cầu sanh Cực Lạc thì là vô lậu, niệm Phật không cầu sanh Cực Lạc thì là hữu lậu.Không vãng sanh Cực Lạc thì chẳng có ý nghĩa gì cả.Vãng sanh Cực Lạc thì mới viên mãn.
A Di Đà Phật
Gửi Người Niệm Phật. Muốn tu phước báo vô lậu thì phải tu bố thí Ba-la-mật tức là không thấy mình bố thí, không thấy vật mình bố thí, không thấy người được mình bố thí. Tức xa lìa cái chấp ngã “mình” bố thí thì sẽ được phước báo vô lậu. Còn giải thích hữu lậu và vô lậu thì bạn Hãy Niệm A Di Đà Phật đã trả lời rồi.
A di đà phật!
Bài học hay và quý giá quá
Mình có gặp một ngườ, người ta nói mình khổ về tình duyên, mặc dù đã có chồng nhưng vẫn khổ về tình duyên (khi giàu có chồng sẽ phá bĩnh ngoại tình)
Hiện giờ vẫn hai bàn tay trắng chưa có gì trong tay nhưng mình cũng cảm nhận được sự thay đổi của chồng gần đây.
Xin hoan hỉ cho mình biết mình nên cầu như thế nào? Xin cám ơn!!
Xin chào mọi người,hãy làm theo gương tiền bối” Liễu Phàm” kết hợp niệm danh hiệu PHẬT thì các b sẽ thấy kết quả.nam mô a di đà phật.
A di đà phật . Con xin muốn hỏi truớc kia con đã u minh ngu muội không hiểu rõ về luật nhân quả hiện tiền con đã phá biết bao nhiêu thai nhi trong bụng con bây giờ nghĩ lại thật là xót xa và đau đớn con luôn dằn vặt bản thân không lúc nào được thanh thản con muốn biét bây giờ làm thế nào để những thai nhi đó tha cho tội lỗi của con đã gây ra . Con mong dược sự hồi đáp a di đà phật
A Di Đà Phật
Để cứu chuộc tội lỗi hãy nên niệm A Di Đà Phật, đem công đức niệm Phật một lòng cầu giải thoát, cầu cho các con cùng tất cả các vong nhi bị phá bỏ được siêu thoát. Nên thường xuyên ghé Trang duongvecoitinh để đọc các bài pháp bổ ích nuôi dưỡng từ bi, trí tuệ, hướng đến sự tu hành giải thoát cho chính mình và cứu khổ chúng sanh.
Nam mô A Di Đà Phật
Thay đổi vận mệnh chỉ vì làm việc chính nghĩa
Trước đây, vào năm Quang Tự, có một người đàn ông trung tuổi họ Cổ người Giang Tô, đến Thượng Hải làm thuê cho một cửa hiệu buôn bán đồ Tây. Mọi người thường gọi ông là Cổ tiên sinh. Cổ tiên sinh rất được ông chủ tín nhiệm. Trước tết đoan ngọ, ông chủ phái Cổ tiên sinh tới một vùng của Thành Nam để thu hồi nợ. Cổ tiên sinh nhận trách nhiệm to lớn, liền khoác chiếc túi da bên mình và xuất phát.
Công việc tiến triển tương đối thuận lợi, đến giữa trưa, Cổ tiên sinh thu được hơn 1800 đồng bạc nén. Bởi vì, đi cả ngày, nói cả ngày nên ông đã khát khô cả cổ liền vội vàng tìm đến quán trà 16 uống mấy chén trà. Sau đó ông trở về báo cáo kết quả với ông chủ.
Nhưng không hiểu sao, khi trở về đến cửa hàng rồi, Cổ tiên sinh mới phát hiện mình đã để thất lạc mất chiếc túi tiền. Ông như bị sét đánh trên đỉnh đầu, mồ hôi toát ra đầm đìa, trong lúc bối rối, ông lại càng không nói rõ được đầu đuôi sự tình. Ông chủ nhìn bộ dạng bối rối và lời nói lộn xộn của Cổ tiên sinh liền cho rằng, ông lừa rối mình. Ông chủ cũng lập tức trách mắng Cổ tiên sinh đã phụ bạc sự tín nhiệm của ông, đồng thời cũng nói rằng nếu Cổ tiên sinh không mau chóng trả lại chiếc túi tiền sẽ đưa ông tới báo quan.
Hơn 1800 đồng bạc nén, vào thời đó là một số tiền vô cùng lớn. Nếu không tiêu xài hoang phí, số tiền ấy đủ cho một người chi dùng cả đời. Cổ tiên sinh sao có thể bồi thường nổi, trách nhiệm to lớn lại không thể chối cãi được. Ông cảm thấy cuộc đời mình vậy là chấm dứt nên tuyệt vọng mà khóc lớn.
Cùng thời gian đó, có một người thanh niên tên là Tính Nghĩa, người Phổ Đông là một thương nhân. Vì không may mắn nên làm ăn thua lỗ, hết sạch cả vốn. Thế là đúng vào hôm Cổ tiên sinh đi đòi nợ, thì Tính Nghĩa cũng mua vé thuyền để trở về quê hương sinh sống. Bởi vì, đến bến thuyền quá sớm, nên anh ta cũng tới quán trà 16 uống trà. Tính Nghĩa đến uống trà là để vừa chờ cho thời gian qua đi, đồng thời suy nghĩ đến công việc làm ăn sau này.
Vừa lúc Cổ tiên sinh rời quán trà thì cũng là lúc Tính Nghĩa tới. Anh ta vừa ngồi xuống thì phát hiện một chiếc túi da đặt trên chiếc ghế bên cạnh mình. Dù vậy, Tính Nghĩa cũng không để ý mà chậm rãi uống trà. Một lúc lâu, Tính Nghĩa thấy không có người nào đến lấy cả, anh ta liền nghi ngờ, đưa tay nhấc thử chiếc túi lên thì thấy nặng nặng. Thế là, anh ta mở ra xem xét, anh kinh hãi khi nhìn thấy bên trong túi tất cả đều là bạc óng ánh.
Tính Nghĩa thầm nghĩ: “Đây thật đúng là một số tiền quá lớn! Nó không chỉ cải biến tình trạng nghèo khó trước mắt của mình, mà chuyện áo cơm quãng đời còn lại cũng không cần phải lo nghĩ!” Vừa nghĩ xong thì lại một ý nghĩ nữa xuất hiện: “Không được! Tiền bạc tất cả đều là có chủ của nó, số tiền này mình không thể nhận. Nếu vì mình lấy số tiền này mà người mất của phải đánh mất danh dự, thậm chí bỏ cả tính mạng thì tội lỗi của mình sẽ vô cùng to lớn!”
Vào thời đó, mọi người đều hiểu đạo lý: “Tiền tài bất nghĩa là không thể nhận”. Tính Nghĩa thầm nghĩ: “Hôm nay mình nhặt được số tiền này, mình nên làm đúng trách nhiệm, trả lại cho chủ của nó.”
Đến bữa trưa hôm đó, khách tại quán trà chỉ còn khoảng 8-9 người, nhưng xem ra không có ai là chủ nhân của số bạc này. Tính Nghĩa đành nhịn đói ngồi chờ đợi. Mãi đến khi trời đã bắt đầu tối, khách trong quán trà đều đã về hết, chỉ còn lại một mình Tính Nghĩa, anh ta vẫn ngồi chờ và chăm chú nhìn những người đi qua đi lại trên đường…
Đột nhiên, Tính Nghĩa phát hiện một người mặt trắng bệch đang loạng choạng chạy tới quán. Người này chính là Cổ tiên sinh, theo sau ông còn có hai người nữa. Vừa vào đến quán trà, Cổ tiên sinh chỉ tay về phía chiếc bàn và nói với hai người kia: “Chính là chỗ đó, ta lúc ấy là ngồi ở chỗ đó.” Nói rồi ba người họ tiến về phía chiếc bàn mà Tính Nghĩa đang ngồi.
Tính Nghĩa nhìn thấy ba người họ, anh ta nghĩ ngay chắc hẳn đây là ba người mất của. Thế là, anh bèn hướng về phía Cổ tiên sinh và nói: “Các anh thất lạc túi tiền phải không?” Cổ tiên sinh kinh ngạc, không thể tin vào tai mình mà gật đầu.
“Tôi chờ các anh đã lâu rồi!” Vừa nói, Tính Nghĩa vừa lấy ra chiếc túi của Cổ tiên sinh và đặt lên bàn.
Cổ Tiên sinh toàn thân run rẩy, đầy cảm kích và nói: “Ngài chính là đại ân nhân cứu mạng của tôi. Nếu không có ngài, đêm nay tôi phải thắt cổ tự tử rồi!”
Nguyên lai là Cổ tiên sinh khi phát hiện ra để quên tiền, cũng muốn tới lại quán trà để tìm nhưng trong lòng ông nghĩ việc tìm lại được số tiền lớn như vậy là một hy vọng xa vời. Nhưng mà cũng chỉ còn cách này là cách duy nhất. Tuy vậy, chủ nhân lại sợ ông trốn mất, nên không cho ông đi ra ngoài. Mãi đến khi Cổ tiên sinh đã nói hết lời, chủ nhân mới đồng ý cho ông đi và để hai người đi theo canh giữ.
Cổ tiên sinh và Tính Nghĩa trao đổi họ tên cho nhau. Sau đó, Cổ tiên sinh muốn đưa cho Tính Nghĩa 1/5 số tiền để tạ ơn, nhưng Tính Nghĩa không nhận. Cổ tiên sinh lại ngỏ ý gửi anh ta 1/10 số tiền,nhưng Tính Nghĩa vẫn không nhận và cuối cùng Cổ tiên sinh muốn để lại 1% số tiền để Tính Nghĩa đi đường, nhưng Tính Nghĩa nghiêm mặt cự tuyệt.
Cổ tiên sinh không biết phải tạ ơn như thế nào, bèn nói: “Vậy thì tôi mời ngài chén rượu, có được không?” Tính Nghĩa vẫn kiên quyết từ chối.
Cuối cùng Cổ tiên sinh đành nói: “Không cảm ơn ngài trong lòng tôi sao có thể bình an? Sáng sớm ngày mai, tôi sẽ ở quán rượu đợi, xin ân công hãy tới gặp mặt, không gặp không về!” Cổ tiên sinh nói xong, vái chào và ra về.
Sáng sớm ngày hôm sau, Cổ tiên sinh chờ sẵn trong quán rượu và Tính Nghĩa cũng tới. Cổ tiên sinh đang định hành lễ tạ ơn thì Tính Nghĩa lại tranh giành nói lời cảm ơn trước. Anh ta nói: “Hôm qua nhờ có ngài để thất lạc tiền khiến tôi giữ được cái mạng của mình!”
Cổ tiên sinh nghe xong còn chưa hiểu gì thì Tính Nghĩa lại nói tiếp: “Hôm qua, tôi vốn trên đường về quê, đã mua xong vé thuyền, vào giờ ngọ sẽ xuất phát. Nhưng bởi vì đợi ông tới lấy tiền nên tôi đã bị trễ thuyền. Khi trả xong tiền cho ông, tôi mới ra bến hỏi thì biết tin chiếc thuyền đó đi đến giữa đường đã bị sóng lớn lật đổ. 23 người ngồi trên thuyền đều bị chết hết. Nếu như hôm qua tôi lấy số tiền ấy mà lên chiếc thuyền đó thì chẳng phải tôi cũng chết rồi sao? Chính là ông đã cứu tôi một mạng rồi!” Vừa nói dứt lời, Tính Nghĩa lại cúi người bái lạy Cổ tiên sinh, hai người họ tranh giành mà cảm ơn nhau.
Những người khách ngồi uống trà trong quán nghe xong câu chuyện của họ đều thốt lên kỳ lạ, thay nhau đến chúc mừng và nói: “Đúng là một việc thiện của Tính Nghĩa đã cứu được tính mạng của cả hai người.”
Câu chuyện đến đây vẫn chưa kết thúc. Sau khi Cổ tiên sinh trở về nhà, ông liền đem sự việc trên kể lại cho ông chủ nghe. Ông chủ cũng hết sức kinh ngạc, cảm khái mà nói: “Người tốt như vậy thật sự rất khó tìm, không gặp Tính Nghĩa cũng không được.”
Thế là, ông chủ bèn cho người tìm Tính Nghĩa tới gặp mặt. Hai người gặp nhau đàm luận, cuối cùng ông chủ nhận Tính Nghĩa vào làm quản lý với mức lương rất cao. Mấy năm sau, Tính Nghĩa cũng trở thành con rể của ông chủ và được ông chủ trao lại toàn quyền quản lý cửa hàng.
Từ một người mất tất cả, nghèo khó, Tính Nghĩa nhặt được của rơi mà không tham, câu chuyện được người nọ truyền người kia, cứ như thế mà lan rộng ra. Lòng thành tín và nhân nghĩa của anh ta đã chiếm được sự cảm kích của mọi người. Thương nhân lớn nhỏ các nơi đều tìm đến cửa hàng của anh ta hợp tác làm ăn. Vì vậy, việc kinh doanh của Tính Nghĩa càng ngày càng phát đạt, chẳng mấy chốc anh ta đã trở thành một đại phú thương.
Thật là “Thiện ác báo ứng” một điểm cũng không giả, một điểm cũng không sai. Một niệm thiện ác vào thời khắc mấu chốt sẽ quyết định vận mệnh tương lai của một người.
Theo NTDT
Mai Trà biên dịch
Nam mô A Di Đà Phật.
Kết thúc có hậu !
Một bài học quý !
Xin cảm ơn đạo hữu Mén !
Nam mô A Di Đà Phật.
Rất hay, xin cho copy lại.
Cám ơn thiện hữu Mén.
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT