Đến Cực Lạc 3 Ngày Quay Trở Lại Ta Bà Thay Y Phục Liền Vãng Sanh

Đến Cực Lạc 3 Ngày Quay Trở Lại Ta Bà Thay Y Phục Liền Vãng SanhSư Hồng Cử họ Đường, người Vĩnh Gia, xuất gia ở chùa Long Hưng, quận Cối Kê. Sư đến học đạo ở chùa Bảo Hưng, thành Trường An. Người Trường An cho rằng trong số những danh tăng kiệt xuất không ai sánh bằng Sư. Nhưng Sư rất khiêm cung và chưa hề tự đắc. Sư đã từng cùng Trần Lưu, Thái Khuê đến chùa Hóa Độ. Chùa này có một văn bia, Sư đọc văn bia mà mắt chỉ xem vài hàng. Thái Khuê lấy làm lạ hỏi Sư:

– Ông có thể đọc thuộc văn bia này sao?

Sư trả lời: đọc tiếp ➝

Nhờ Con Đại Hiếu Cha Già 84 Tuổi Tin Phật Niệm Phật Vãng Sanh

Nhờ Con Đại Hiếu Cha Già 84 Tuổi Tin Phật Niệm Phật Vãng SanhTuyên nghĩa Hồ Nhân (đời Tống) làm quan đến chức Tuyên Nghĩa. Hằng ngày, tuy tin tưởng Phật pháp, nhưng chưa hiểu rõ về pháp môn Tịnh độ. Năm tám mươi bốn tuổi, ông bị bệnh nặng, người con đến mời thiền sư Thanh Chiếu đến chỉ dạy. Ngài Thanh Chiếu hỏi Hồ Nhân:

– Ông biết an thân lập mạng ở đâu không?

Hồ Nhân đáp:

– Tâm tịnh tức Phật độ tịnh.

Ngài Thanh Chiếu hỏi: đọc tiếp ➝

Hiếu Dưỡng Phụ Mẫu Niệm Phật Được Vãng Sanh

Hiếu Dưỡng Phụ Mẫu Niệm Phật Được Vãng SanhÔng Lưu Di Dân sống vào đời Tấn, người ở Bành Thành, là hậu duệ của Sở Nguyên Vương nhà Hán. Ông mồ côi cha từ thuở nhỏ, một lòng lo phụng dưỡng mẹ, nổi tiếng là người có hiếu. Ông tự phụ cho mình tài ba nên không giao du với bọn tầm thường. Ông làm Tham quân ở phủ, chẳng được bao lâu lại vội lui về ở ẩn. Tạ An, Lưu Dụ nhiều lần tiến cử ông, nhưng ông cự tuyệt không vào triều. Vì thế, ông được vua ban tấm biển hiệu là “Di Dân”.

Sau đó, ông vào Lô Sơn tham dự đạo tràng Bạch Liên xã của ngài Tuệ Viễn. Ông trứ tác đọc tiếp ➝

Cha Mẹ Quá Vãng Được Vãng Sanh Nhờ Công Đức Niệm Phật Hồi Hướng Của Con

Cha Mẹ Quá Vãng Được Vãng Sanh Nhờ Công Đức Niệm Phật Hồi Hướng Của ConBà Châu Uông thị[*] người Hoa Ðình, chồng là Châu Văn Vinh, nhà nghèo, phải đi làm ăn xa, chết nơi đất khách ở tỉnh Hồ Bắc, lâu ngày không đưa tin về, bà phải thêu thùa may vá tự kiếm sống. Bà trường trai niệm Phật, nuôi con khôn lớn, sai tìm hài cốt cha đưa về quê an táng, cả họ khen là có hiếu. Tuổi già, bà niệm Phật càng thêm cung kính, chơn thành, nguyện cha mẹ mình, bố mẹ chồng và chồng đều được sanh về Cực Lạc.

Sau bà mắc bịnh, đóng cửa niệm Phật, chẳng hỏi đến việc nhà. Lâm chung, bảo con rằng: đọc tiếp ➝

Bỏ Đạo Tiên Quay Về Tịnh Độ Được Vãng Sanh

Bỏ Đạo Tiên Quay Về Tịnh Độ Được Vãng SanhSư Thần Loan người ở Nhạn Môn. Thuở nhỏ, Sư dạo chơi ở núi Ngũ Đài cảm ứng được điều linh dị, liền phát tâm xuất gia. Sư hiểu thông suốt nghĩa đốn tiệm của tam thừa, thường đọc kinh Đại tập, khổ công nghiên tầm diệu nghĩa trong từng câu chữ. Những chỗ nào ý nghĩa sâu xa khó hiểu, Sư ghi lại để chú giải.

Sư thường hay bệnh hoạn, một lần Sư đến Phần Châu chợt thấy mây đen tan hết, cửa trời mở rộng, sáu tầng trời cõi Dục xếp chồng lên nhau, Sư chớp mắt nhìn, tự nhiên hết bệnh. Từ đó, Sư chuyên tâm nơi Phật đạo đọc tiếp ➝

Gặp Kinh Tịnh Độ Một Vị Sư Nổ Lực Quy Hướng Về Tây 9 Tháng Sau Được Vãng Sanh

Gặp Kinh Tịnh Độ Một Vị Sư Nổ Lực Quy Hướng Về Tây 9 Tháng Sau Được Vãng SanhSư Thích Tăng Hiển, họ Phó, ở quận Đại, hoặc có người nói ở Nam Thành, Lâm Châu. Nhiều đời tổ tiên của Sư làm quan ở quận Đại, do đó mà nhà cũng ở đây. Từ thuở nhỏ, Sư đã xa lìa thế tục, phẩm hạnh thanh khiết, cần khổ, không xen vào việc đời, những sự thay đổi của thịnh suy giả huyễn chẳng làm Sư động tâm, có lúc Sư thiền định trải qua nhiều ngày.

Vào cuối đời Tây Tấn, Lưu Diệu nổi loạn ở Lạc Dương, Sư phải ẩn cư ở Giang Đông. Lòng Sư thích chốn núi rừng, dù là hang sâu núi hiểm, không một bóng người đọc tiếp ➝