Khuyên Cha Mẹ Tu Pháp Môn Niệm Phật Để Vãng Sanh Tịnh Ðộ Là Đại Hiếu Nhất Trong Những Sự Đại Hiếu

Khuyên Cha Mẹ Tu Pháp Môn Niệm Phật Để Vãng Sanh Tịnh Ðộ Là Đại Hiếu Nhất Trong Những Sự Đại HiếuCư sĩ Lưu Lý Cúc thời Dân Quốc là người ở thành phố Ðài Trung. Từ bé đã thông minh, dĩnh ngộ, khéo hiểu ý người khác. Ðến lớn, kết hôn với ông Lưu A Vượng, thờ cha mẹ chồng rất hiếu thuận, hòa mục đối với xóm giềng, sanh được năm trai, sáu gái. Bà giúp chồng dạy con, tánh tình ôn nhu, hiền thục, tâm địa thiện lương, tùy duyên giúp đỡ người nghèo, ai nấy đều kính trọng.

Năm Dân Quốc 68 (1979) chồng mất, bà thường sầu muộn vì nỗi khổ “ái biệt ly” (yêu thương mà phải xa lìa), may có cháu gái là cư sĩ Lưu Mạnh Chơn đọc tiếp ➝

Chưa Từng Quy Y Tam Bảo Nhờ Niệm Phật Thuần Thục Được Vãng Sanh

Chưa Từng Quy Y Tam Bảo Nhờ Niệm Phật Thuần Thục Được Vãng SanhÔng Lại Tường Lân thời Dân Quốc, người huyện Hưng Quốc, tỉnh Giang Tây, làm nghề nông, hay uống rượu. Năm ông ngoài sáu mươi tuổi, con trai chết sớm, ông phải lãnh nuôi vợ góa, con côi, cực nhọc cày cấy để kiếm sống. Ông chán nản thế gian phiền khổ sâu xa, nghĩ mong xuất ly, nghe cư sĩ Lại Thiền Dung giảng pháp môn Tịnh Ðộ liền trường trai niệm Phật, chuyên chí vãng sanh. Lâu sau, niệm càng ngày càng thuần thục, tuy suốt ngày phải làm lụng mà niệm Phật chẳng gián đoạn. Người làng đều dùng câu A Di Ðà Phật để gọi ông, ông cũng ứng tiếng đáp: “A Di Ðà Phật!” đọc tiếp ➝

Câu Chuyện Vãng Sanh Của Vị Sư Khi Về Già Mới Tu Tịnh Độ Được Phật Trao Hương Y [Video]

Câu Chuyện Vãng Sanh Của Vị Sư Khi Về Già Mới Tu Tịnh Độ Được Phật Trao Hương YSư Tăng Huyễn người Thọ Dương, Tịnh Châu, sống vào đời Đường. Lúc còn trẻ, Sư niệm danh hiệu bồ-tát Di-lặc, mong sinh vào nội viện (khu vực Tịnh độ của bồ-tát Di-lặc ở trời Đâu-suất). Đến năm chín mươi tuổi, được thiền sư Đạo Xước hướng dẫn pháp môn Tịnh độ, Sư chưa tỏ ngộ, chỉ mới bắt đầu hồi tâm. Biết mình tuổi đã xế chiều, công phu tích lũy chưa nhiều, từ đó Sư sớm hôm lễ Phật nghìn lạy, niệm Phật vạn lần, thức ngủ đều tinh tấn, không một mảy may giải đãi, suốt ba năm liền như thế. Vào niên hiệu Trinh Nguyên thứ chín (794), nhân lâm bệnh nặng, Sư bảo đệ tử: đọc tiếp ➝

Lúc Sống Chẳng Niệm Phật Khi Lâm Chung Nhờ Căn Lành Đời Trước Gặp Thiện Tri Thức Khuyên Niệm Phật Được Vãng Sanh

Lúc Sống Chẳng Niệm Phật Khi Lâm Chung Nhờ Căn Lành Đời Trước Gặp Thiện Tri Thức Khuyên Niệm Phật Được Vãng SanhÔng Thí Tịnh Nghiêm đời Thanh, người huyện Hoa Ðình, tánh đoan chánh, cẩn trọng, làm gì cũng chu đáo, cẩn mật. Ðược ai nhờ đều tận tâm, thân tộc nhiều người phải cậy vào ông. Chợt bị bịnh ngặt nghèo rất đau khổ, anh họ là ông Trịnh Huệ Am xót thương nói:

– Chú bịnh nặng quá, sao chẳng chịu niệm Phật? Kinh nói: “Lâm chung mười niệm cũng được vãng sanh”.

Ông Thí nói:

– Em hận lúc thường ngày chẳng biết niệm Phật, nay chẳng niệm nổi, biết làm sao đây? đọc tiếp ➝

Những Gương Vãng Sanh Cảm Hiện Điềm Lành

Những Gương Vãng Sanh Cảm Hiện Điềm LànhTựa: Chư Phật khởi lòng từ bi, mở bày nhiều phương tiện, nhưng chỉ một đường vãng sinh dễ dàng khế hợp cơ duyên. Xét lòng chí thành và chuyện cảm ứng của các bậc tiền bối trong các sách về điềm lành thì có sa-môn Văn Thẩm, tì-kheo Thiếu Khang ghi trong Cao tăng truyện[1], Luận vãng sinh[2].

Tất cả đều trình bày các việc thật, ghi chép theo thứ tự những điều hiếm thấy, minh chứng cho duyên chí thành cảm hóa, hiển bày Phật lực khó nghĩ bàn, khiến cho xưa nay không đoạn dứt, tăng tục đều hướng về, tiếp nối đạo phong, trùng hưng đại sự. đọc tiếp ➝

Hai Trường Hợp Người Ít Học Chắc Thật Niệm Phật Đứng Vãng Sanh

Hai Trường Hợp Người Ít Học Chắc Thật Niệm Phật Đứng Vãng SanhÐạo sĩ Vương Si Ðầu đời Thanh, người tỉnh Trực Lệ, tánh cực ngu. Cha mẹ mất, đói ăn, nằm mọp trong căn lều nát, không biết tính cách nào. Có ai cho tiền cũng chẳng biết dè xẻn. Trần đạo nhân bèn thâu gã làm đồ đệ, sai ngày ngày quét tước, hái củi, khóa chiều thì niệm Phật vài trăm câu, lễ bái, thắp hương làm lệ thường.

Vương tụng Phật hiệu chẳng thành câu, mỗi lúc hôn trầm sắp ngủ gục, ông Trần dùng gậy dài đập, quở:

– Mày đã ngu muội như vậy lại còn chẳng biết tinh tấn hay sao? đọc tiếp ➝