Một Vị Sư Có Kiến Thức Cao Thâm Khi Bệnh Nặng Chẳng Biết Về Đâu Liền Quay Hướng Tịnh Độ Được Vãng Sanh Thượng Phẩm

Một Vị Sư Có Kiến Thức Cao Thâm Khi Bệnh Nặng Chẳng Biết Về Đâu Liền Quay Hướng Tịnh Độ Được Vãng Sanh Thượng PhẩmSư Tuệ Cung họ Cung, người Phong Thành, Dự Chương. Từ khi xuất gia, Sư kết bạn rất thân cùng với ba pháp sư là Tăng Quang, Tuệ Kham và Tuệ Lan. Sức học của các ngài không sánh bằng Sư, nhưng đối với Tịnh độ, thì các ngài huân tu, trưởng dưỡng, chuyên tâm phát nguyện, Sư không theo kịp. Ngài Tuệ Lan thường nói:

– Trình độ học rộng nghe nhiều của Sư đối với Phật pháp có lợi ích gì? Cũng như kẻ điếc tấu nhạc mà thôi. Đó là điều mà bậc thánh Vô Văn (chỉ cho bậc A-la-hán) quở trách. Sư chấp nhận sự chê bai đó sao? đọc tiếp ➝

Lâm Chung Thấy Phật Trùm Y Lên Thân Ngồi Đài Sen Vãng Sanh Thượng Phẩm

Lâm Chung Thấy Phật Trùm Y Lên Thân Ngồi Đài Sen Vãng Sanh Thượng PhẩmVào đời Đại Minh có người tên Cố Nguyên, quê ở Kim Lăng, tự lấy hiệu là Bảo Tràng cư sĩ. Lúc trẻ ông đã có tài thi phú, giỏi thảo thư. Đến tuổi trung niên ông một lòng chuyên tu tịnh nghiệp. Sau đó, ông bị bệnh nhẹ, liền cho mời tất cả bạn đạo tăng tục tổ chức hội “Thập niệm A-di-đà Phật” xướng niệm liên tục.

Một hôm, ông nói với mọi người:

– Tôi nhất định sẽ vãng sinh.

Mọi người hỏi: đọc tiếp ➝

Một Vị Sư Chuyên Lễ Niệm Đắc Niệm Phật Tam Muội

Một Vị Sư Chuyên Lễ Niệm Đắc Niệm Phật Tam MuộiÐại sư Trúc Phong Viên Dung đời Thanh, họ Diêu, người huyện Ðức Thanh. Năm mười ba tuổi, xuất gia thọ Cụ Túc Giới, trì giới không khiếm khuyết. Ngài đặc biệt thích lễ niệm, lập chí quyết định vãng sanh Tây Phương. Ngài chẳng nuôi đệ tử, chẳng tự trụ trì am viện, luôn ở nhờ người khác để tu tập hòng khỏi bị phân tâm. Ngài không ở chỗ nào nhất định, hợp thì lưu lại, chẳng hợp thì đi. Tánh tình phóng khoáng, chẳng câu chấp mà cũng chẳng thích làm theo mọi người. Ngài thường đóng cửa am ở yên tịnh, thực hành cả lễ lẫn niệm: Chẳng lễ thì niệm, không niệm thì lễ đọc tiếp ➝

Vị Sư 68 Tuổi Mới Xuất Gia Mỗi Khi Niệm Phật Niệm Lớn Tiếng Thường Bị Người Quở Mắng Mà Chẳng Hay [Video]

Vị Sư 68 Tuổi Mới Xuất Gia Mỗi Khi Niệm Phật Niệm Lớn Tiếng Thường Bị Người Quở Mắng Mà Chẳng HayÐại sư Chánh Thành thời Dân Quốc, họ Châu, người huyện Qua Dương, tỉnh Giang Tây. Nhà nghèo, sư thường niệm Phật cầu sanh Tây phương. Cho đến lúc không phải phụng dưỡng ai, chôn cất vợ xong xuôi, tuổi đã sáu mươi tám, ngài mới đem con đi xuất gia, tu trì cật lực. Ở trong núi suốt mười ba năm, sư chưa hề nằm xuống giường.

Hễ niệm Phật là ngài niệm lớn tiếng, thường niệm đến lúc toàn thân ướt đẫm mồ hôi rồi mới ngưng. Người khác ghét ngài niệm oang oang thường hay quở mắng. Bạn đồng tu thường khuyên ngài niệm nhỏ tiếng đọc tiếp ➝

Nhìn Thấy Đất Lưu Ly Hiện Ra Trước Ngày Vãng Sanh

Nhìn Thấy Đất Lưu Ly Hiện Ra Trước Ngày Vãng SanhChẳng rõ Sư Đại Hạnh họ là gì, niên hiệu Càn Phù đời Đường (874 – 879), giặc cướp quấy nhiễu làm cho dân chúng chẳng được an ổn. Sư bèn đến núi Thái kết cỏ làm áo, hái rau trái làm thức ăn, tu sám Pháp Hoa Phổ Hiền. Trọn ba năm, Sư rất mực tinh thành nên được cảm ứng đức Phổ Hiền hiện thân. Được chứng kiến, Sư càng thêm mừng cho túc duyên của mình, nhân đó càng cố gắng tu niệm pháp Như Lai. Sư cứ mãi canh cánh bên lòng việc tu hành chưa được chứng đắc nên sớm tối chí thành quên cả ăn uống.
đọc tiếp ➝

Thông Suốt Giáo Luật Vẫn Tinh Tấn Niệm Phật Cầu Sanh Tây Phương Cảm Bồ Tát Cõi Cực Lạc Đến Thăm

Thông Suốt Giáo Luật Vẫn Tinh Tấn Niệm Phật Cầu Sanh Tây Phương Cảm Bồ Tát Cõi Cực Lạc Đến ThămSư Thích Ngộ Ân tự là Tu Kỉ, người Thường Thục, Cô Tô, mẹ họ Trương. Một hôm, bà nằm mộng thấy có vị Phạm tăng bảo:

– Tôi muốn nhờ bà làm mẹ!

Sau đó, bà mang thai. Thuở bé, Sư không thích vui chơi đùa giỡn. Năm mười ba tuổi, Sư nghe chư tăng tụng kinh A-di-đà, liền phát tâm xuất gia.

Khoảng niên hiệu Trường Hưng (930-933) đời Hậu Đường, Sư được xuống tóc. Sau, đến trụ tại chùa Tuệ Tụ ở Côn Sơn nghiên cứu sâu rộng năm bộ luật[1]. đọc tiếp ➝