Nhìn Thấy Đất Lưu Ly Hiện Ra Trước Ngày Vãng Sanh

Nhìn Thấy Đất Lưu Ly Hiện Ra Trước Ngày Vãng SanhChẳng rõ Sư Đại Hạnh họ là gì, niên hiệu Càn Phù đời Đường (874 – 879), giặc cướp quấy nhiễu làm cho dân chúng chẳng được an ổn. Sư bèn đến núi Thái kết cỏ làm áo, hái rau trái làm thức ăn, tu sám Pháp Hoa Phổ Hiền. Trọn ba năm, Sư rất mực tinh thành nên được cảm ứng đức Phổ Hiền hiện thân. Được chứng kiến, Sư càng thêm mừng cho túc duyên của mình, nhân đó càng cố gắng tu niệm pháp Như Lai. Sư cứ mãi canh cánh bên lòng việc tu hành chưa được chứng đắc nên sớm tối chí thành quên cả ăn uống.
đọc tiếp ➝

Thông Suốt Giáo Luật Vẫn Tinh Tấn Niệm Phật Cầu Sanh Tây Phương Cảm Bồ Tát Cõi Cực Lạc Đến Thăm

Thông Suốt Giáo Luật Vẫn Tinh Tấn Niệm Phật Cầu Sanh Tây Phương Cảm Bồ Tát Cõi Cực Lạc Đến ThămSư Thích Ngộ Ân tự là Tu Kỉ, người Thường Thục, Cô Tô, mẹ họ Trương. Một hôm, bà nằm mộng thấy có vị Phạm tăng bảo:

– Tôi muốn nhờ bà làm mẹ!

Sau đó, bà mang thai. Thuở bé, Sư không thích vui chơi đùa giỡn. Năm mười ba tuổi, Sư nghe chư tăng tụng kinh A-di-đà, liền phát tâm xuất gia.

Khoảng niên hiệu Trường Hưng (930-933) đời Hậu Đường, Sư được xuống tóc. Sau, đến trụ tại chùa Tuệ Tụ ở Côn Sơn nghiên cứu sâu rộng năm bộ luật[1]. đọc tiếp ➝

Bế Quan Niệm Phật Sau 3 Năm Chắc Chắn Vãng Sanh

Bế Quan Niệm Phật Sau 3 Năm Chắc Chắn Vãng SanhTrong cuộc đời này, tôi đã gặp mấy người niệm Phật vãng sanh, biểu diễn, thị hiện cho chúng ta thấy: Chẳng ngã bệnh, biết trước lúc mất, đứng vãng sanh, ngồi vãng sanh. Khoảng bốn mươi năm trước đây, Phật Quang Sơn thành lập học viện Đông Phương Phật Giáo, pháp sư Tinh Vân mời tôi làm chủ nhiệm giáo vụ, tôi ở trên núi ấy mười tháng. Trong thời gian ấy, nghe một công nhân dài hạn [kể chuyện]. Phật Quang Sơn công trình rất nhiều, suốt năm chẳng nghỉ ngơi, không ngừng xây cất, cho nên công nhân ở đó cũng làm việc cho Phật Quang Sơn nhiều năm. Buổi tối, tôi hướng dẫn một vài người học trò thảo luận Phật pháp đọc tiếp ➝

Từ Địa Ngục Trở Về Nhờ Tụng Kinh Niệm Phật Vãng Sanh Thượng Phẩm

Từ Địa Ngục Trở Về Nhờ Tụng Kinh Niệm Phật Vãng Sanh Thượng PhẩmVào đời Đại Minh có người tên Dương Gia Y, tự là Bang Hoa, quê ở Thái Hòa, là con của một gia đình danh giá. Năm mười ba tuổi, ông đã biết giữ giới không sát sinh, dù đó là chấy rận cũng không hề làm tổn thương. Năm hai mươi ba tuổi, đến Nam Ung học tập không được bao lâu sau, ông bị bệnh. Vào ngày mùng 9 tháng 10 năm Ất Tị, niên hiệu Vạn Lịch (1605), ông qua đời. Trước khi qua đời, ông nằm mộng thấy mình đi đến địa ngục, gặp Địa Tạng đại sĩ ở điện Minh Dương. Khi tỉnh dậy, ông lo phóng sinh và mời chư tăng về nhà tụng kinh, niệm Phật. đọc tiếp ➝

Một Vị Sư Ban Đầu Do Dự Chưa Tin Pháp Môn Tịnh Độ Nên Chỉ Được Đài Bạc Lúc Vãng Sinh

Một Vị Sư Ban Đầu Do Dự Chưa Tin Pháp Môn Tịnh Độ Nên Chỉ Được Đài Bạc Lúc Vãng SinhVào niên hiệu Thiên Giám đời Lương (502-519), Sư Đạo Trân dừng chân ở Lô Sơn. Trước đó từng nghe các ngài Tuệ Viễn, Tuệ Trì, Đàm Thuận v.v… lập nguyện tu Tịnh độ, Sư cũng ngưỡng mộ, nhưng trong lòng còn do dự nên không chuyên tâm trì niệm.

Một hôm, Sư mộng thấy có vài mươi người chèo thuyền vượt biển. Sư hỏi, họ đáp:

– Chúng tôi đi đến nước của Phật A-di-đà!

Sư nói: đọc tiếp ➝

Không Bệnh Ngồi Niệm Phật Vãng Sanh Như Nhập Thiền Định

Không Bệnh Ngồi Niệm Phật Vãng Sanh Như Nhập Thiền ĐịnhVào đời Đại Minh có người tên Đường Diên Nhậm, quê ở Lan Khê thuộc tỉnh Chiết Giang, hiệu là Thể Như cư sĩ, bản tính hiếu thảo, thuần hậu, chất trực. Thuở nhỏ ông được vào học ở các trường và rất có tiếng tăm. Một hôm, ông nhận ra cái học thế gian cũng chỉ là vô thường. Từ đó, ông dốc lòng đến với đạo. Ông đến tham học với ngài Vân Thê và được ngài chỉ cho pháp môn Niệm Phật tam-muội. Kể từ đó, ông nỗ lực tu hành. Ông hành trì suốt mười ba năm không một ngày xao lãng và chỉ dốc lòng cầu sinh Tây phương.

Đến niên hiệu Vạn Lịch, nhằm năm Quý Mão (1603) đọc tiếp ➝