30 01 2016 | Gương Vãng Sanh |
Một trường hợp vãng sanh hy hữu xảy ra tại Việt Nam khi một cụ ông ngụ tại tỉnh Kiên Giang đã niệm Phật tự tại vãng sanh. Suốt hơn 30 năm chỉ một câu Phật hiệu không hề gián đoạn, lòng buông bỏ mọi thị phi, cụ đã thành tựu pháp Niệm Phật khi báo trước cho con cháu biết trước ngày giờ vãng sanh của mình. Thấy cụ vào ngày vãng sanh vẫn khỏe mạnh, sinh hoạt bình thường nên mọi người sinh tâm nghi ngờ cho đến khi cụ đến trước bàn thờ lễ Phật…
Video trích từ bài pháp Tu Đến Đâu Rồi đọc tiếp ➝
26 01 2016 | Gương Vãng Sanh |
Anh Nguyễn Thành Tâm sinh năm 1969, cư ngụ tại Thới Lai. Sau, di chuyển về xã Thuận Hưng, huyện Thốt Nốt, tỉnh Cần Thơ. Kế lại, qua Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang. Cha tên Nguyễn Văn Bé, mẹ là Nguyễn Thị Diệu. Anh có tất cả bốn anh em và đứng thứ Út trong gia đình.
Năm 31 tuổi, anh kết hôn với cô Nhan Thị Lệ Thủy, sinh được hai người con. Hai vợ chồng sinh sống bằng nghề buôn bán nhỏ. Tính tình anh hiền hòa và nhân hậu. Thuở ấu thơ (11 tuổi) đã phát tâm trường chay, thờ kính Tam Bảo, niệm Phật làm lành. Anh rất thích đọc học kinh sách. Dần dần, sự tu tập cũng tiến triển theo thời gian đọc tiếp ➝
22 01 2016 | Gương Vãng Sanh |
Cư sĩ Vương Nhựt Hưu, tự Hư Trung, người ở Lư Châu. Triều vua Cao Tôn đời Tống, ông thi đỗ quốc học tiến sĩ, nhưng khước từ quan chức, về ở ẩn nơi quê nhà mà dạy học trò. Kế đó lại xếp bỏ việc giáo huấn, ăn chay trường, mặc áo vải, chuyên tu tịnh nghiệp. Mỗi ngày cư sĩ khóa lễ Phật một ngàn lạy rồi niệm hồng danh. Ông có trứ tác tập Long Thơ Tịnh Độ Văn, được lưu hành rộng nơi đời. Trong ấy lời lẽ giản dị, bao gồm nhiều thí dụ, khuyến hóa từ bậc vương công, quan liêu, sĩ tử, cho đến hàng thứ dân, đồ tể, nô tỳ, xướng kỹ, đều quy y niệm Phật. Cách lập luận của cư sĩ rất rõ ràng, tâm ý rất thành khẩn đọc tiếp ➝
29 12 2015 | Gương Vãng Sanh |
Khi tôi còn làm bác sĩ tại khoa ung bướu, mỗi khi tôi phải khám chẩn bệnh suốt ngày, tôi thường dặn cô trực ban đừng chuyển điện thoại đường dây bên ngoài cho tôi, trừ phi người gọi là bệnh nhân rất khẩn cấp, còn bạn bè có gọi đến thì xin lỗi họ, và yêu cầu họ để số điện thoại lại, đến khi hết giờ làm việc tôi sẽ gọi họ lại. Sỡ dĩ như thế là vì trong thời gian làm việc, tôi phải săn sóc những bệnh nhân có bệnh rất nặng, lại ưu sầu, yếu đuối. Có lúc tôi đang vạch quần áo người bệnh để khám, nếu như có điện thoại người bệnh nhiễm lạnh mà bị hắt hơi. Tôi nghĩ đến người bệnh mang cái thân yếu đuối đọc tiếp ➝
25 12 2015 | Gương Vãng Sanh |
Khi còn làm tại khoa ung bướu, tôi gặp một bệnh nhân, cậu ấy là sinh viên của lớp cao đẳng công nghiệp, dáng người thanh tú. Nhưng khi mười bảy tuổi thì bị bướu hạch, đó là một loại ung bướu phát triển trong cơ thịt, gọi là “bướu cơ thịt vằn”, trên bàn tay, bàn chân, da đầu đều có. Trên da đầu bướu hạch nổi lên to bằng cái bánh bao, trên mí mắt cũng nổi hạch lớn, có thể vừa một chiếc chum úp vào. Khi cậu đến viện thì một y viện lớn đã mổ cho cậu mấy lần, nhưng hạch bướu vẫn phát sanh trở lại. Cha mẹ cậu làm nghề kinh doanh việc bán gà, giết gà. Họ cực khổ hai mươi mấy năm mới cất được một tòa nhà cao vút đọc tiếp ➝
21 12 2015 | Gương Vãng Sanh |
Lão pháp sư Đế Nhàn thường kể với mọi người: Lão hòa thượng Đế Nhàn có một người đồ đệ làm thợ vá nồi. Người này là bạn cùng chơi đùa thuở bé của pháp sư Đế Nhàn, tuổi tác chẳng chênh lệch cho mấy, ở trong thôn trang. Sau khi trưởng thành, gia cảnh nghèo hèn, chẳng có cơ hội đi học, bèn học một nghề thủ công là vá nồi, vá chén, dùng nghề mọn ấy để kiếm sống hết sức khổ sở. Thuở bé tôi thường thấy thợ vá nồi gánh một gánh nhỏ đi rảo trong làng vá nồi, vá chén. Vì thế, khi Ngài (pháp sư Đàm Hư) nói chữ ấy, tôi hiểu ngay, ông ta sống bằng nghề đó. Ông ta cảm thấy cuộc đời quá khổ, thấy bạn xuất đọc tiếp ➝
20/44Đầu«...10...192021...30...»Cuối
Các Phúc Đáp Gần Đây