Gương Vãng Sanh Của Nữ Phật Tử Diệu Sơn Ở Kiên Giang

Gương Vãng Sanh Của Nữ Phật Tử Diệu Sơn Ở Kiên GiangKính gởi chú Diệu Âm và Cô Kim Ngọc (Úc Châu)

Chú Cô thương kính!

Sau lần Cô Chú ghé thăm, anh Húa (chồng con) tánh tình thay đổi hẳn ra, anh trở nên vui vẻ hoạt bát hơn lúc trước, anh bắt đầu để tâm nghe khi con mở máy loa khuyên người niệm Phật và những tọa đàm của Chú. Và sau những sự kiện vãng sanh liên tiếp (Má con, anh Phillipe, anh Bernard và Cô Pauline), anh càng tin sâu pháp môn niệm Phật hộ niệm vãng sanh. Con mừng lắm! đọc tiếp ➝

Bé Gái 10 Tuổi Niệm Phật 3 Năm Biết Trước Ngày Giờ Tự Tại Vãng Sanh [Video]

Bé Gái 10 Tuổi Niệm Phật 3 Năm Biết Trước Ngày Giờ Tự Tại Vãng SanhChúng ta xem thấy cái tin tức này, hai ba tháng về trước, một bé gái nhỏ mười tuổi niệm Phật vãng sanh, rất cừ khôi, không hề bị bệnh, giống như lão pháp sư Hải Hiền biết trước giờ ra đi, không hề bị bệnh. Đứa bé này cũng niệm Phật ba năm, chỉ một câu Nam Mô A Di Đà Phật, 7 tuổi cha mẹ bé đều học Phật, khi ba của bé đang đọc Kinh A Di Đà bé hiếu kỳ hỏi ba:

– Papa đang đọc cái gì?

– Đọc Kinh A Di Đà . Ông nói.

– Vì sao gọi là “Kinh A Di Đà”? đọc tiếp ➝

Cụ Bà 80 Tuổi Ung Thư Tử Cung Niệm Phật Vãng Sanh

Cụ Bà 80 Tuổi Ung Thư Tử Cung Niệm Phật Vãng SanhĐà Nẵng, ngày 31 tháng 03 năm 2014

Kính thưa Thầy Thích Hạnh Phú
Kính thưa Ban Hộ Niệm chú Thiện Đức

Con là Đặng Thị Mỹ Hạnh, sinh năm 1978, pháp danh Ngọc Lành. Hiện đang sống và làm việc tại Đà Nẵng. Gia đình con hiện sống tại Thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai. Bà ngoại con là Hồ Thị Sáu sinh năm 1934, pháp danh Ngọc Hưng, đã vãng sanh ngày Mồng Một tháng Giêng năm Giáp Ngọ nhờ sự hộ niệm của Thầy và Ban Hộ Niệm (BHN). đọc tiếp ➝

Học Rộng Nghe Nhiều Khi Lâm Chung Biết Về Nơi Đâu?

Học Rộng Nghe Nhiều Khi Lâm Chung Biết Về Nơi Đâu?Sư Tuệ Cung người Phong Thành, Dự Chương. Từ khi xuất gia, Sư kết bạn rất thân cùng với ba pháp sư là Tăng Quang, Tuệ Kham và Tuệ Lan. Sức học của các ngài không sánh bằng Sư, nhưng đối với Tịnh độ, thì các ngài huân tu, trưởng dưỡng, chuyên tâm phát nguyện, Sư không theo kịp. Ngài Tuệ Lan thường nói:

– Trình độ học rộng nghe nhiều của Sư đối với Phật pháp có lợi ích gì? Cũng như kẻ điếc tấu nhạc mà thôi. Đó là điều mà bậc thánh Vô Văn (chỉ cho bậc A-la-hán) quở trách. Sư chấp nhận sự chê bai đó sao? đọc tiếp ➝

Một Vị Sư Làm Ác Xuống Địa Ngục Bị Diêm Vương Cảnh Tỉnh Về Lại Dương Thế Sám Hối Niệm Phật Được Vãng Sanh

Một Vị Sư Làm Ác Xuống Địa Ngục Bị Diêm Vương Cảnh Tỉnh Về Lại Dương Thế Sám Hối Niệm Phật Được Vãng SanhVào đời Đường có người tên Hùng Tuấn, quê ở Thành Đô, ông can đảm, dũng cảm hơn người, nhưng không giữ giới luật. Ông từng bỏ đạo để gia nhập quân đội. Sau khi xuất ngũ, ông trở lại làm tăng. Một hôm, ông đọc kinh, thấy trong kinh ghi: “Niệm một tiếng danh hiệu Phật thì diệt được tội nặng sinh tử trong tám mươi ức kiếp”. Đọc đến đó, ông vô cùng mừng rỡ và thốt lên rằng: “Có điều này để ta nương nhờ rồi!”.

Từ đó, tuy vẫn làm ác nhưng ông thường niệm Phật không dứt. Đến tháng 2 năm Đinh Mùi, ông đột ngột qua đời. Nhưng trải qua một đêm ông bỗng sống lại và kể rằng: đọc tiếp ➝

Ban Đầu Mang Tâm Do Dự Nên Khi Vãng Sanh Không Được Đài Vàng

Ban Đầu Mang Tâm Do Dự Nên Khi Vãng Sanh Không Được Đài VàngVào niên hiệu Thiên Giám đời Lương (502-519), Sư Đạo Trân dừng chân ở Lô Sơn. Trước đó từng nghe các ngài Tuệ Viễn, Tuệ Trì, Đàm Thuận v.v… lập nguyện tu Tịnh độ, Sư cũng ngưỡng mộ, nhưng trong lòng còn do dự nên không chuyên tâm trì niệm.

Một hôm, Sư mộng thấy có vài mươi người chèo thuyền vượt biển. Sư hỏi, họ đáp:

– Chúng tôi đi đến nước của Phật A-di-đà!

Sư nói: đọc tiếp ➝