Cụ Bà 100 Tuổi Vãng Sanh Lưu Xá Lợi

Cụ Bà 100 Tuổi Vãng Sanh Lưu Xá LợiCụ Ngô Thị Y pháp danh Diệu Cẩn (tên chứng minh thư: Ngô Thị Ý), sinh năm 1913 vừa vãng sinh vào ngày 8/4 (nhuận) năm Nhâm Thìn. Hơn 60 năm tín hạnh nguyện sâu theo pháp môn niệm Phật, Cụ đã trở thành tấm gương niệm Phật không mệt mỏi cho biết bao thế hệ Phật tử chùa Giác Tâm, quận 5, TP.HCM.

Sau khi hay tin Cụ mất, Đại đức Thích Giác Đạo và đạo tràng Phật tử chùa Giác Tâm đã đến tư gia tại số 22/1/34B Nguyễn Văn Săng, Quận Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh cùng con cháu hộ niệm cho Cụ.

Kết quả sau hơn 4 tiếng Đại đức Thích Thanh Thắng khai thị, niệm Phật và cùng đại chúng nhất tâm quán tưởng Đức Phật A Di Đà phóng quang tiếp dẫn, với tiếng niệm Phật tha thiết không ngừng nghỉ, toàn thân cụ bà mềm trở lại, gương mặt tươi rạng, môi đỏ, hơi ấm tụ trên đỉnh đầu.

Niềm tin mách bảo cụ bà Ngô Thị Y pháp danh Diệu Cẩn sẽ được vãng sinh, Đại đức Thích Giác Đạo, Đại đức Thích Thanh Thắng và Phật tử chùa Giác Tâm cùng con cháu sau khi làm lễ hoả táng xong đã quyết định xin đem toàn bộ tro cốt của cụ từ Đài hỏa táng Bình Hưng Hoà về chùa Giác Tâm để nhặt cốt.

Cụ Ngô Thị Y dự lễ tắm Phật tại chùa Giác Tâm

Sau 2 tiếng sàng lọc tro cốt, quý Thầy, Phật tử chùa Giác Tâm và con cháu cụ đã nhặt được nhiều viên xá lợi trong như thuỷ tinh, đặc biệt có một viên như người đang quỳ chắp tay và một viên màu đen, một viên tròn màu trắng đục và 2 cục trắng như vôi bên trong chứa rất nhiều những hạt xá lợi nhỏ, một mảnh xương sọ có màu hồng và một số sợi xá lợi nổi màu ngọc bích.

Con cháu Cụ cho biết, khi mất, Cụ không mang theo bất cứ đồ trang sức nào, ngoài điệp quy y và chuỗi tràng bằng gỗ mà Cụ vẫn thường đeo.

Cụ Ngô Thị Y và Đại đức Thích Giác Đạo, trụ trì chùa Giác Tâm. Ảnh PhatTuVietNam.net

Việc Cụ bà kiên trì tu theo pháp môn niệm Phật không ngừng nghỉ sau khi vãng sinh để lại xá lợi đã tạo nên niềm hoan hỷ, cũng như sự phát tâm kiên cố của tất cả Phật tử chùa Giác Tâm.

Dưới đây là một số hình ảnh xá lợi của cụ bà Ngô Thị Y, pháp danh Diệu Cẩn:

Hộp đựng xá lợi cụ Y. tại chùa Giác Tâm (Ảnh: Ngọc Lài)








Văn Hiền

Tính Trọng Yếu Của Sự Phát Nguyện & Câu Chuyện Vãng Sanh Biết Trước Ngày Giờ Do Phát Nguyện

Tính Trọng Yếu Của Sự Phát Nguyện & Câu Chuyện Vãng Sanh Biết Trước Ngày Giờ Do Phát NguyệnNgài Ngẫu ích Đại sư nói: “Được vãng sanh hay không là do Tín Nguyện có hay không; còn phẩm vị vãng sanh cao hay thấp là tùy việc trì danh sâu hay cạn”

Ở đây, chưa bàn đến phẩm vị cao thấp sau khi vãng sanh. Vấn đề cấp thiết cần phải giải quyết là có được vãng sanh hay không đã. Vì vậy mà chưa bàn đến vấn đề hành trì sâu hay cạn, mà chỉ nên bàn đến tín nguyện có hay không mà thôi.

Tín, Nguyện, Hạnh là ba tư lương sanh về Tịnh độ. Nếu tư lương không đủ, quyết không được vãng sanh. Sở dĩ vì thế mà sự phát nguyện chiếm một địa vị tối quan trọng trong pháp môn tu Tịnh độ.

Đức Phật A Di Đà ngày xưa phát 48 lời nguyện làm duyên khởi tạo thành Thế giới Cực lạc. Từ đó về sau, chúng sanh trong mười phương đều lấy sự phát nguyện vãng sanh làm căn cứ tu hành của tông Tịnh độ. Một đằng Phật nguyện tiếp dẫn, một đằng chúng sanh nguyện vãng sanh, hai nguyện gặp nhau, hai lực lượng tự, tha, hỗ trợ nhau mới đủ sức kết thành quả vãng sanh. Vì thế, người tu tịnh nghiệp quyết phải phát nguyện dũng mãnh.

Trong 48 lời đại nguyện của đức A Di Đà, lời đại nguyện thứ 19 nói một cách rõ ràng, rằng nếu có người chí tâm phát nguyện muốn sanh về nước Ngài, lúc lâm chung nhất định Ngài sẽ đến tiếp dẫn. Cho nên, hễ có phát nguyện là quyết định phải được vãng sanh.

Lại nữa, trong kinh “Phật thuyết A Di Đà” đức Phật Thích Ca bảo ngài Xá Lợi Phất: “Nếu có người đã phát nguyện, đương phát nguyện, sắp phát nguyện, nguyện sanh về thế giới đức Phật A Di Đà, các người ấy tất đã sanh, hoặc đương sanh hoặc sắp sanh tại thế giới kia, và, hết thảy đều được quả bất thoái chuyển vô lượng Chánh đẳng Chánh giác.” Đoạn trích dẫn đây cũng thuyết minh rằng phàm hễ có nguyện tức có vãng sanh vậy.

Lại nữa, trong kinh Hoa nghiêm cũng từng dạy rằng: “Người ấy khi gần lâm chung, trong sát na tối hậu, tất cả các căn thảy đều bại hoại, tất cả thân thuộc thảy đều xa rời, tất cả uy thế đều tan rã … chỉ còn nguyện vương là hằng cùng theo dõi, hướng dẫn trước mắt; trong một khoảnh khắc, liền được vãng sanh thế giới Cực lạc.” Căn cứ vào các kinh văn trích dẫn trên đây, ta thấy công dụng của phát nguyện là như thế nào rồi vậy.

Bây giờ, trên thực tế, đây là câu chuyện mà thầy Bạch Sa ở Quy Nhơn đã kể cho tôi nghe:

Bà Thái Xương, vợ một Hoa kiều nguyên buôn bán ở Quy Nhơn, là một đàn việt chùa Bạch Sa và đã giúp thầy ấy kiến tạo ngôi chùa Bạch Sa hiện nay. Bà chuyên tu pháp môn niệm Phật và chỉ phát nguyện khi thọ chung được gặp ngày vía đức A Di Đà (tức là ngày 17 tháng 11 âm lịch) và được biết trước giờ phút thọ chung ấy. Năm bà mất, đã 80 tuổi mà vẫn khỏe mạnh. Đầu tháng 11 năm ấy, bà đến xin thầy Bạch Sa tụng cho một bộ kinh Thủy Sám và một bộ kinh Pháp Hoa để kịp đến ngày 17 tháng ấy bà về chầu Phật. Thầy Bạch Sa lấy làm kinh ngạc vô cùng, nhưng vì bà là bổn đạo thuần thành đã lâu năm nên thầy cũng phải chiều theo. Cái tin ấy đã làm cho bà con và đạo hữu kinh ngạc. Đến ngày 17, họ tu tập đến nhà bà rất đông để thỏa mãn tánh hiếu kỳ. Suốt buổi sáng hôm ấy, bà vẫn khỏe mạnh và bình tĩnh như thường ngày, khiến thầy Bạch Sa trong thâm tâm e sợ, không khéo phen này làm trò cười cho thiên hạ. Bỗng đâu đến khoảng quá 10 giờ sáng, bà bảo người giúp việc in một in cơm đem lên nhờ thầy cúng Phật rồi đem xuống cho bà, bà chắn in cơm làm hai phần, tự mình ăn một nửa, còn một nửa bảo người giúp việc ăn mà từ tạ rằng: “Gọi là đền đáp công ơn mụ giúp đỡ tôi trong mười mấy năm trường, nay đến ngày vĩnh biệt, xin biếu mụ ăn nữa phần cơm này để sau nhờ Phật tiếp dẫn mụ về Tây phương.” Nói xong, rửa mặt súc miệng và thay áo quần thì đúng 12 giờ trưa, bà chào tất cả mọi người, ngồi xếp bằng, hai tay chấp trước ngực mà hóa một cách vui vẻ trước sự kinh ngạc của tất cả mọi người trong nhà. Năm ấy ở Quy Nhơn, thiên hạ xôn xao bàn tán rất nhiều về cái chết của bà Thái Xương, tiếng đồn bà thành Phật lan ra khắp các tỉnh.

Xem đó đủ biết sự phát nguyện vãng sanh Cực lạc là một điều tối cần thiết cho người tu theo pháp môn Tịnh độ. Phát nguyện là một nhu kiện không thể không có, ta không nên suất lượt để phải mất công hiệu và lợi ích rất đồng, nhưng lớn về sau.

Từ xưa nay, người tu theo pháp môn Tịnh độ đã làm ra rất nhiều bài văn phát nguyện vãng sanh Cực lạc. Mỗi bài đều có một ý nghĩa hoặc sâu hoặc cạn nhưng mục đích chung vẫn là: “Nguyện khi thân mạng gần chung, biết trước giờ chết mà thân tâm vẫn được an vui, được thấy Phật và Bồ tát đến tiếp dẫn.”

Trong các bài phát nguyện, nổi tiếng nhất là bài “Khể thủ Tây phương” của ngài Liên Trì đại sư, bài “Nhứt tâm quy mạng” của ngài Từ Vân Sám chủ, bài “Thập phương tam thế Phật” của ngài Đại Từ Bồ Tát. Bài nào bài nấy, lời văn rất hay, ý nghĩa rất đầy đủ và hàm xúc. Trong quốc văn ta thì có bài “Đệ tử chúng con tư vô thủy” và bài “Đệ tử kinh lạy.” Sau một thời kinh và trì niệm danh hiệu Phật, ta nên vận hết thành tâm đọc một trong những bài ấy, hoặc đọc tiếp hai ba lần cũng được. Đọc như thế tức là mượn lời văn để tự mình phát lời nguyện rồi vậy. Lúc lâm chung, nhất định sẽ được nhờ Phật tiếp dẫn vãng sanh Thế giới Cực lạc

Nếu không muốn lắp theo khuôn cơ sẵn, ta có thể tự mình viết lấy bài phát nguyện riêng cho thích hợp cũng được. Đại cương lời phát nguyện không ngoài việc cầu vãng sanh, cầu Phật tiếp dẫn, cầu chứng quả, để trở lui tam giới cứu độ chúng sanh đồng sanh Lạc quốc. Còn nếu muốn thêm những chi tiết nào thâm thiết khác, ấy là tùy hoàn cảnh và sở nguyện riêng từng người.

Trong văn phát nguyện bao giờ cũng có câu cầu Phật và chúng Bồ tát đến tiếp dẫn là vì lẽ gì ? Xin thưa: Người tu Tịnh độ, nếu công phu chưa được thuần thục, thường hay bị hãm vào trong những trạng thái sau đây, nên khi lâm chung không niệm được, hoặc lắm khi cũng không kịp mời người khác hộ niệm giùm. Các trạng thái ấy có thể là: hoặc vì bệnh khổ bức bách nên sinh hôn mê, hoặc bị bà con thương tiếc khó bề xả bỏ nên sinh si luyến, hoặc vì sự nghiệp của tiền khó đứt lòng tham đắm nên sinh bi ai, hoặc vì thù hận đầy dẫy khó giải nỗi lòng nên sinh sân hận v.v… Đó là chưa kể cả trường hợp hoạnh tử, miệng chưa kịp niệm đã vong.

Nếu lúc gần lâm chung mà không được Phật hiện đến tiếp dẫn thì không được vãng sanh, lại còn vì các sự đau khổ tham sân luyến tiếc mà bị đọa lạc ba đường dữ nữa là khác. Vì các lý do ấy nên trong văn phát nguyện, bao giờ cũng phải cầu Phật đến rước để tiếp dẫn mới là chu đáo. Sự phát nguyện hằng ngày có thể ở tại chùa vào bất luận giờ nào cũng được, miễn là sau khi lễ Phật xong thì quỳ ngay trước điện Phật mà đọc lời phát nguyện. Nếu ở nhà có bàn thờ Phật thì hằng ngày nên đốt hương lạy Phật rồi phát nguyện. Hoặc giả, nếu không tiện thờ Phật thì viết câu: “Nam mô Thập phương Tam thế Phật Bồ tát” dán lên trên vách, hằng đêm trước khi đi ngủ, đối mặt vào vách mà đốt hương phát nguyện. Gặp khi đi đường, chưa kịp trở về thì nên xây mặt về hướng tây chắp tay niệm năm, mười hiệu Phật rồi lâm râm đọc lời phát nguyện. Ta lại có thể phát nguyện mỗi khi làm được một việc thiện nào, bất luận lớn nhỏ v.v…

Trong nghi lễ phát nguyện, điều tuyệt đối cấm hẳn là không được đối trước đền tháp thờ thần thánh ma quỷ mà phát nguyện.

Trích Pháp Môn Tịnh Độ
HT. Thích Trí Thủ

Ung Thư Gan Niệm Phật Biết Trước Ngày Vãng Sanh

Ung Thư Gan Niệm Phật Biết Trước Ngày Vãng SanhKính bạch thầy!

Con được sống an lành đến hôm nay cũng chính vì nhờ biết niệm Phật. Nên khi được nghe quý thầy giảng những lời Phật dạy, con luôn ghi nhớ và hành trì theo. Nhờ thế trong lòng con rất an lạc. Con hoàn toàn tin tưởng vào sự nhiệm mầu của Phật pháp.

Trước đây, chồng con bị chứng ung thư gan di căn lên phổi, định sẽ chết trong vòng một tháng nữa. Vì mong cha có nơi nương tựa tâm linh, các con của con đã chọn nơi chùa Hoằng Pháp, dù rất xa xôi để xin được quy y. Khi ấy, còn hơn một tháng nữa mới tới khóa quy y nên chúng con xin thầy cho quy y ngoại khóa. Với tâm tư lúc nào cũng nghĩ đến chúng sinh, thầy đã chấp thuận.

Từ ngày quy y, nhờ hồng ân của đức Phật gia hộ và đức độ thầy dắt dìu, và cũng nhờ vào sức niệm hồng danh A-di-đà mà chứng ung thư của chồng con không hề gây đau nhức, vẫn có thể đi lại và sinh hoạt bình thường. Hai ngày trước khi chết, chồng con vẫn vui vẻ, tỉnh táo nói rằng “Vài ngày nữa tôi sẽ ra đi. Bà ở lại gắng tu, niệm Phật và sống vui vẻ với con cháu”. Hai ngày sau, buổi sáng chồng con còn ăn hủ tiếu bình thường như mọi ngày, đến xế chiều ăn một chén cháo. Ăn xong, đi tắm rửa sạch sẽ và lên giường nằm nghỉ. Vì đã có lời trăng trối từ hai ngày trước nên con cháu đều về đủ. Các con đứng trang nghiêm chắp tay niệm Phật. Chồng con cũng niệm theo đến khi máy đo huyết áp chỉ còn 6, con của con hỏi: “Ba ơi! Có thấy Phật A-di-đà cầm bông sen về chưa ba?”. Chồng con nói “chưa”. Đến hơn hai giờ sáng hôm sau, mạch nhảy rồi ngưng, rồi nhảy lại. Con hỏi: “Ông ơi! Có thấy Phật A-di-đà cầm bông sen về tiếp dẫn chưa ông? Chồng con gật mạnh đầu và O tròn cái miệng nói “có”.

Thường người sắp chết thường mê man nhưng chồng con lại rất tỉnh táo. Trả lời xong thở nhẹ hai cái là nhắm mắt ra đi. Nhà có thờ Phật Quan Âm lộ thiên, khi con ra thắp hương thấy có chim sẻ từ đâu bay về. Lúc lịm trong quan tài có chim thật to đậu trên nóc nhà kêu thánh thoát. Cây mai ngay cửa sổ chồng con nằm chẳng biết ra hoa khi nào mà nở vàng rực, và lần lượt nguyên vườn mai cây nào cũng nở hoa. Cả xóm ai cũng bảo thật là lạ. Có sư cô ở Tịnh xá Ngọc Bát nghe tin đồn cũng cùng Phật tử vào thăm và cúng thất cho mỗi tuần.

Kính lạy thầy,

Giờ đây, trong lòng con tràn trề niềm an lạc vô biên, và một niềm tin vững chắc rằng chúng con sẽ về được thế giới Cực Lạc của đức Phật A-di-đà nếu biết tu tập tốt.

Phật tử Liên Nga

Không Có Ban Hộ Niệm Phật Tử Kim Tuyến Không Thể Vãng Sanh

Không Có Ban Hộ Niệm Phật Tử Kim Tuyến Không Thể Vãng SanhMặc dù đã quy y từ thời còn trẻ, là một Phật tử thuần thành, đã học qua giáo lý nhà Phật, biết ăn chay trường, tụng kinh, niệm Phật, tin sâu Pháp môn Tịnh Độ, nhưng đến giờ phút lâm chung không tránh được giây phút cận tử nghiệp của Phật tử Kim Tuyến do oan gia trái chủ, tứ đại phân ly, đau đớn hãi hùng, tinh thần tán loạn, quyến luyến người thân…

Phật tử Đào Thị Kim Tuyến quê ở Cát Tường , Phù Cát thuộc Tỉnh Bình Định. Lúc nhỏ cha mẹ thường xuyên dắt về chùa và được quy y với Hòa Thượng Tâm Đạt chùa Thiên Bình, Nhơn Phong, An Nhơn, Bình Định. Pháp danh là Thị Hoa. đọc tiếp ➝

Bà Lão Niệm Phật Chết 10 Hôm Vẫn Không Hôi

Bà Lão Niệm Phật Chết 10 Hôm Vẫn Không HôiĐời Nguyên bên Trung Hoa, vào năm Canh Ngọ niên hiệu Chí Thuận ở vùng Triết Tây bị thất mùa liên tiếp. Trong thành Hàng Châu, dân chúng đói chết nằm ngổn ngang đầy đường. Mỗi buổi sáng, quan phòng chánh mướn người khiêng tử thi chở đem bỏ xuống hang núi, sau tháp Thái Hòa. Trong số tử thi có thây một bà lão hơn mười hôm không hôi thúi, ngày nào cũng tự trồi lên nằm trên các thây chết khác. Chúng lấy làm lạ, giòng giây kéo đem lên, soát trong người thấy có túi vải đựng ba bức đồ niệm công cứ A Di Đà Phật. Việc này truyền đến quan Hữu Tư, Ngài cho mua quan quách tẩn liệm và đem ra thiêu hóa. Khi củi đốt lên, trong khói lửa hiện ra tượng Phật, Bồ Tát, ánh sáng rực rỡ. Do nhân duyên đó, rất nhiều người phát tâm niệm Phật (Trích Sơn Am Tạp Lục).

Xem truyện tích xưa, còn biết bao trường hợp như thế nữa! Qua các gương trên, ta thấy nếu tự lực tu hành, khi chưa được nghiệp sạch tình không, lúc tái sanh tất phải mê muội, mười người đã rớt hết tám chín. Còn như bà lão niệm Phật, tuy dốt đạo lý, chẳng hiểu chút chi về Tông, về Giáo, nhưng nhờ thành tâm niệm Di Đà mà sau khi chết diễn ra nhiều điều kỳ lạ, đã chứng minh bà lão vãng sanh về Cực Lạc không còn nghi ngờ. Cho nên tham thiền, tụng kinh cùng tu các môn khác là những điều quý báu nên làm, và đáng khuyến khích. Nhưng giữa thời mạt pháp này, cần phải tu thêm môn Niệm Phật, rồi đem tất cả công đức ấy hồi hướng về Tây Phương, mới bảo đảm khỏi luân hồi mà đọa. Nếu không lấy Tịnh Độ làm nơi quy hướng, thì công đức tu các môn khác chỉ gây căn lành phước báo, và nhân duyên đắc độ về sau mà thôi. Như thế, e cho khi chuyển sanh hôn mê tạo nghiệp phải bị trầm trệ lâu trong cảnh khổ luân hồi. Mấy ai thông minh như Ngộ Đạt quốc sư, mười kiếp làm cao tăng tu thiền định, kiếp sau rốt mới mười bốn tuổi đã giảng suốt Kinh Niết Bàn. Nhưng vì một niệm đam mê trước tòa trầm hương nên bị túc báo ghẻ mặt người, sau trở lại niệm Phật mới được vãng sanh giải thoát. Những vị ỷ mình cao minh, ngoài miệng nói suốt lý huyền, chỉ trọng tự lực khinh thường niệm Phật, cũng nên xem gương trên mà để tâm suy nghĩ.

Trích Niệm Phật Thập Yếu
Hòa Thượng Thích Thiền Tâm

Bài hát: Phát Bồ Đề Tâm
Thơ: Thích Thiền Tâm
Nhạc: La Tuấn Dzũng
Trình bày: Lan Phương/Xuân Trường

Nơi tam giới không an dường hoả trạch
Đâu chân lạc chỉ thấy cõi tang thương
Người vô thường, cảnh cũng vô thường
Hãy lo khuyên gọi cùng nhau tỉnh mộng

Hãy quay bước đến bên bờ giác thanh lương
Khởi lòng bi trí nguyện độ mười phương
Ba tăng kỳ kiếp tu muôn hạnh
Bền lòng không thối chuyển
Cầu ngôi vị pháp vương

Chuột Vãng Sanh

Chuột Vãng SanhTrong thế kỷ hai mươi vừa qua, Ngài Hạ-Liên-Cư là một cư sĩ, Ngài chỉ niệm A-di-đà Phật, khi vãng sanh Ngài mời bạn bè tới dự tiệc chia tay rồi đứng giữa chánh điện chắp tay mà thoát hóa, vui vẻ thoải mái. Người biết trước ngày ra đi, đứng cười mà thoát hóa như trò đùa vậy, đây chẳng phải là chuyện “Thần-kỳ” sao?

Chuyện này cũng chưa lạ, thường ngày Ngài có nuôi một con chuột, khi Ngài kinh hành niệm Phật con chuột lắc lẽo đẽo theo sau, giống như ở quê trẻ em nuôi chim se sẻ, khi khôn lớn nó cứ nhảy nhảy theo sau vậy đó. Đến khi Ngài đứng vãng sanh thì thấy nó đã vô chiếc giày của Ngài và đứng vãng sanh theo. Đây đúng thật là chuyện “Thần-kỳ” của thế kỷ!

Trong kinh Phật nói, tất cả chúng sanh nhứt tâm xưng niệm A-di-đà Phật thì được vãng sanh. Chuột là chúng sanh, nó niệm Phật thì nó được vãng sanh và nó cũng được bình đẳng thành Phật ở Tây-phương. Đây là chuyện có thực. Con chuột này, chắc chắn trong đời trước nó là con người có tu Phật, niệm Phật thành thục rồi, nhưng lúc lâm chung sơ ý nẩy lên một niệm ngu si, dại dột nào đó mà lọt vào đường súc sanh, may mắn là gặp được Ngài Hạ-Liên-Cư cứu độ, chứ giả sử như sinh ra rồi đi lang thang, gặp phải chú mèo thì tiêu đời rồi, biết kiếp nào nữa mới thoát đây?…

Hỏi: Hộ niệm cho súc sanh có được không?

Trả lời: Trong kinh Vô lượng thọ, Phật A-Di-Đà có phát lời thệ rằng:

“Tất cả chúng sanh, cho đến những kẻ ở trong cõi Diêm-ma-la (tức là điạ ngục), trong ba đường ác, sanh về nước Ta, thọ giáo pháp của Ta, ắt Thành Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, chẳng đọa vào tam ác đạo nữa. (Nguyện 1 và 2)”

Như vậy, súc sinh nếu biết niệm Phật cầu vãng sanh cũng được vãng sanh. Chỉ có vấn đề khó khăn là liệu chúng có cơ duyên ngộ ra được đạo lý, niệm Phật cầu vãng sanh hay không mà thôi.

Nuôi con vật trong nhà, nếu ta tập cho chúng niệm Phật, thường xuyên hồi hướng công đức cho chúng, thường đến vuốt ve, tâm sự, khuyên giải, tập cho chúng niệm Phật, cầu cho chúng được vãng sanh… nhiều con vật có linh ứng tốt, chúng cũng hiểu được ý của mình và niệm Phật theo. Nếu được vậy thì mình cũng có thể cứu độ được chúng nó. Kết quả này, xét cho cùng, cũng là nhân duyên của chúng đã đến lúc thoát nạn vậy.

Ví dụ, con chuột lắt của Ngaì Hạ Liên Cư đã vãng sanh cùng ngày với Ngài, nó được Ngài nuôi và mỗi ngày đều theo Ngài đi kinh hành niệm Phật. Khi Cụ đứng vãng sanh, thì trong ngày đó, nó cũng đứng vãng sanh luôn.

Cho nên, khi con vật chết, chúng ta nên niệm Phật cho chúng, khai thị cho chúng, cầu nguyện cho chúng được vãng sanh về Tây phương. Đây là điều nên làm. Thành tâm làm, rất tốt. Còn chúng được vãng sanh hay không thì không ai dám quả quyết.

Hễ nó có linh cảm tốt, chúng biết niệm theo, cầu vãng sanh thì cũng có thể vãng sanh. Còn tâm trí chúng vẫn mê muội, thì hộ niệm sẽ kết thêm chủng tử Phật cho chúng, cầu cho tương lai được duyên lành với Phật pháp, thế thôi.

Ngay cả việc hộ niệm cho một người, đâu phải ai đuợc hộ niệm cũng được vãng sanh đâu! Chỉ người nào tin tưởng, tha thiết phát nguyện, và niệm hồng danh A-di-đà Phật mới được, còn người không tin tưởng, không chịu niệm, hoặc có niệm mà không muốn về Cực lạc thì cũng đành chịu thua!

Phật không độ kẻ vô duyên! Vô lượng vô biên chúng sanh chết bị rơi vào các cảnh giới đọa lạc, chư Phật biết vậy nhưng cũng không thể cứu được, vì họ không có duyên với Phật. Họ chống báng, bài xích, làm điều ngược lại với Phật pháp… Họ là hạng chúng sanh vô duyên với Phật vậy.

Hải Sơn muốn cứu con chó thì hãy thành tâm hồi hướng công đức cho nó, thành tâm đem hết tình thương mà khuyên giải nhiều lần, cầu mong cho nó được thoát nạn súc sanh, sanh thẳng về cõi Tịnh-độ có lẽ hay hơn cầu sanh làm người. Cứ làm vậy, được hay không, sanh về đâu… thì còn phải tùy duyên của nó.

Phật dạy, tất cả chúng sanh đều có Linh tánh, Hữu Tình thì có Phật tánh, Vô Tình thì có Pháp tánh. Phật tánh hay Pháp tánh đều là tánh linh.

Có tánh linh thì có thể giác ngộ. Hữu tình thì có thể tự giác ngộ. Vô tình thì nương theo sự giác ngộ của hữu tình mà được giác ngộ theo.

Trong kinh Hoa Nghiêm Phật nói, Y Báo nương theo Chánh Báo mà chuyển. Cháu hàng ngày đem tâm thương yêu, cứu độ… mà nói chuyện, khuyên giải con chó, thì Hải Sơn là Chánh Báo, con chó là Y Báo. Tâm Hải Sơn phải thành khẩn thì mới mong được cảm ứng. Hãy cố gắng thử coi. Chắc chắn còn nhiều thử thách trong việc cứu độ này!

Trích Khuyên Người Niệm Phật
Diệu Âm Úc Châu