Cách Nhiếp Tâm Niệm Phật Không Loạn

Cách Nhiếp Tâm Niệm Phật Không LoạnNếu niệm Phật tâm khó quy nhất thì nên nhiếp tâm niệm khẩn thiết, tâm sẽ tự có thể quy nhất. Tâm chẳng chí thành, muốn nhiếp tâm cũng chẳng được. Nếu đã chí thành, nhưng vẫn chưa thuần nhất thì hãy nên lắng tai nghe kỹ; chẳng luận là niệm ra tiếng hay niệm thầm, mỗi niệm đều phải từ tâm khởi, tiếng từ miệng thoát ra, âm thanh lọt vào tai (khi niệm thầm, miệng chẳng động, nhưng trong ấy vẫn có thanh tướng). Tâm và miệng niệm được rõ ràng, tách bạch; tai nghe cho rõ ràng, phân minh. Nhiếp tâm như thế vọng niệm sẽ tự dứt. đọc tiếp ➝

Hành Giả Niệm Phật Phải Có 2 Tâm: Ưa Và Chán

Hành Giả Niệm Phật Phải Có 2 Tâm Ưa Và ChánNgười muốn quyết định sinh về Tây phương thì phải có đủ hai hạnh mới quyết chắc sinh về nước kia. Một là hạnh chán lìa, hai là hạnh ưa nguyện.

Hạnh chán lìa: Phàm phu từ vô thỉ đến nay bị năm dục trói buộc luân hồi trong sáu nẻo chịu đủ các khổ, nếu không khởi tâm chán lìa năm dục, không lúc nào thoát ra. Cho nên phải thường quán sát thân này với máu mủ, phẩn tiểu, tất cả nhơ xấu thải ra, bất tịnh hôi thối. Kinh Niết-Bàn nói: Cái thành thân như thế, La sát ngu si ở trong đó. Ai là người có trí mà ưa thích thân này. đọc tiếp ➝

Làm Thế Nào Để Thâu Nhiếp Lục Căn Tịnh Niệm Tiếp Nối?

Làm Thế Nào Để Thâu Nhiếp Lục Căn Tịnh Niệm Tiếp Nối?Đại sư Ấn Quang dạy rằng: Phương pháp hay nhất của việc dụng công niệm Phật là điều nhiếp sáu căn, tịnh niệm nối nhau. Điều nhiếp cả sáu căn, là ngay lúc niệm Phật tâm chuyên chú vào Phật, là nhiếp ý căn, miệng phải niệm cho rõ ràng mạch lạc tức là nhiếp thiệt căn, tai phải nghe đựơc rõ ràng mạch lạc tức là nhiếp nhĩ căn. Ba căn này nhiếp vào danh hiệu Phật thì mắt quyết không thấy cảnh loạn khác là nhiếp nhãn căn, mũi cũng không ngửi những mùi loạn khác là nhiếp tỵ căn, thân phải cung kính là nhiếp thân căn. Sáu căn đã được nhiếp phục mà đọc tiếp ➝

Phật Thích Ca Giảng Về Tịnh Độ Pháp Môn Trong 28 Bộ Kinh

Phật Thích Ca Giảng Về Tịnh Độ Pháp Môn Trong 28 Bộ Kinh50 năm thuyết giáo, Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật dạy cả vạn pháp môn. Trong đó, duy có pháp môn Tây phương Tịnh Độ, Đức Bổn Sư giảng dạy rất nhiều lần hơn cả và cặn kẽ hơn cả. Cứ đây mà xét, đủ thấy rằng pháp môn này rất thích hợp và rất lợi ích cho người nhứt. Dưới đây tôi sẽ tuần tự giới thiệu các Kinh dạy về pháp môn này mà tôi đã được đọc, đồng thời lược chép vài đoạn văn thiết yếu trong ấy, hầu giúp thêm tài liệu nghiên cứu và khải tín cho các bạn đồng tu. Ngoài ra, tôi tin rằng còn rất nhiều Kinh giảng về pháp môn này mà tôi chưa được đọc tới, mong nó sẽ được bổ túc ở các bậc đa văn. đọc tiếp ➝

Một Đề Thi Hay Cho Hành Giả Tu Tịnh Nghiệp

Một Đề Thi Hay Cho Hành Giả Tu Tịnh NghiệpThầy tôi kể lại lúc xây chùa Thừa Thiên, ai cũng góp sức [vào công tác này]. Một hôm, sau khi làm việc suốt ngày đến nửa đêm ai cũng mệt đừ, lão hòa thượng lấy một hộp đinh đã phân loại xong, rồi đem đinh trong đó [đổ ra và] trộn lẫn vào nhau, sau đó kêu mọi người đem đinh này phân loại lớn nhỏ trở lại. Thầy tôi kể lại lúc đó thầy khởi lên một tâm niệm:

‘Úi chà! Lão hòa thượng ơi, tại sao ngài lại chọn ngay đúng lúc tụi con đang mệt đừ như vầy mà kêu chúng con đi phân loại đinh?’ đọc tiếp ➝

Cõi Tây Phương Cực Lạc Có Thật Không?

Cõi Tây Phương Cực Lạc  Có Thật Không?Tịnh Độ là một cõi nước, nhờ nguyện lực và công đức tu tập nhiều đời của Phật A Di Đà mà có ra một thế giới thù thắng vào bậc nhất “mười phương cõi Phật cảnh nào cũng thua” – Sám Di Đà. Nhưng nhiều người cho rằng Tịnh Độ không có thật, nó chỉ là viễn tưởng hay một sự khéo léo của người truyền giáo, muốn mê hoặc quần chúng yếu vía, không có tinh thần tự lực. Có những người lý luận rằng: khoa học đã tiến bộ, người ta tìm đến sao Hoả, cung trăng… nhưng đâu thấy cõi nước nào là Tịnh Độ?

Đây là những lập luận hết sức nông nỗi của một số người đọc tiếp ➝