28 06 2013 | Suy Gẫm & Thực Hành |
Chúng sanh sống trong cõi đời này là do tình ái dục nhiễm mà sanh. Lục thân quyến thuộc: cha mẹ, anh em, vợ chồng, con cháu; những sợi dây tình cảm này luôn luôn cột chặt chúng sanh lại với nhau mà đền trả vay mượn. Do tình ái lục dục vay mượn từ nhiều đời nhiều kiếp liên tục nên khó bề mà vượt thoát. Càng yêu thương nhiều thì càng thù hận cao, tình cha (mẹ) con, tình vợ chồng, thương yêu thì bao bọc che chở lo lắng cho nhau, nhưng khi thù hận thì thanh toán giết hại lẫn nhau. Vì tâm yêu hận chưa dứt nên khi chết chúng sanh mang theo những thứ nghiệp lực tình cảm yêu hận ấy đọc tiếp ➝
14 06 2013 | Suy Gẫm & Thực Hành |
Dựa trên lý mà nói pháp môn Tịnh Độ là nhờ Phật lực của Phật A Di Đà cứu giúp, thì bảo đảm vãng sanh một trăm phần trăm, nhưng vì sao thấy người niệm Phật hiện nay rất nhiều, nhưng người chân thật có thể vãng sanh thì lại rất là ít vậy?
Đây là một vấn đề rất quan trọng , mổi một người niệm Phật phải nghiêm túc đối với việc này, nhất định không được xem thường ! Ngày nay chúng ta niệm Phật không cách gì vãng sanh, then chốt là ở “ không có Tín Nguyện, hoài nghi bất an, sợ chết, vốn không cầu vãng sanh”. đọc tiếp ➝
14 06 2013 | Suy Gẫm & Thực Hành |
Trong buổi thuyết giảng nhân khóa tu Phật thất lần thứ 6 tại chùa Pháp Thường, đại đức Thích Giác Nhàn đã có 1 buổi chia sẻ giáo lý rất hay về pháp môn niệm Phật. Đại đức đã chia sẻ những kinh nghiệm và cảm ứng của chính bản thân mình khi niệm hồng danh bồ tát. Với lối giảng vui nhộn làm cho bài pháp thêm sinh động thầy đã khéo léo giảng giải về lý do vì sao chúng ta nên niệm Phật và chỉ nên đọc tụng Kinh Vô Lượng Thọ. Thầy cũng không ngại trả lời những thắc mắc của các Phật tử về những khúc mắc về pháp môn Tịnh Độ và pháp hộ niệm. Xin chia sẻ cùng quý liên hữu khắp nơi. đọc tiếp ➝
06 06 2013 | Suy Gẫm & Thực Hành |
Phật nhắc nhở chúng ta “ác đạo đáng sợ”. Đó là ba đường ác mà kinh đã nói, đường ác dễ bước vào, khó bước ra. Ba đường ác do nguyên nhân nào mà hình thành? Phật nói với chúng ta, đường ngạ quỷ do lòng tham, tâm tham nặng đọa vào đường ngạ quỷ; đường địa ngục do tâm sân hận; đường súc sanh do tâm ngu si. Tâm ngu si là đối với tà chánh, thật giả, thiện ác, lợi hại đều không rõ ràng, mơ mơ hồ hồ, đó là ngu si. Thế gian này người tốt người xấu đều không phân rõ ràng, việc tốt việc xấu cũng không tường tận, luôn làm những việc điên đảo, quả báo sẽ ở đường súc sanh. Một số vị cho rằng, đường súc sanh dường như đọc tiếp ➝
02 06 2013 | Suy Gẫm & Thực Hành |
Trong các Tông về Đại Thừa Thiền Tông xưng là “Trực chỉ chơn tâm, kiến tánh thành Phật” cũng tự gọi là “giáo ngoại biệt truyền”. Trong 13 vị Tổ Sư của Tịnh Độ Tông, hết 6 vị nguyên là Thiền Sư chánh truyền: tam Tổ Thừa Viễn Thiền Sư, lục Tổ Vĩnh Minh Thọ Thiền Sư, bát tổ Phật Huệ Thiền Sư, cửu tổ Ngẫu Ích Thiền Sư, thập tổ Tỉnh Am Thiền Sư, Thập nhất tổ Triệt Ngộ Thiền Sư. Các ngài ấy từ thiền qua tu tịnh, hoằng dương pháp môn Tịnh độ. Tại sao các ngài không hoằng thiền mà trở lại hoằng tịnh? Có hai nguyên nhân: đọc tiếp ➝
24 05 2013 | Suy Gẫm & Thực Hành |
Ðời Ðường, thời vua Trung Tôn, ngài Thích Huệ Nhựt thấy Pháp Sư Nghĩa Tịnh sang Tây Vức cầu Pháp, lòng mộ lắm. Ngài bèn ngồi thuyền vượt biển, ba năm sau mới đến Thiên Trúc (Ấn Ðộ), rồi lần lượt đi lễ ở các nơi di tích của đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, và thỉnh kinh chữ Phạn.
Ngài Huệ Nhựt từ lúc ở xứ nhà đến khi sang Thiên Trúc mục kích nhiều cảnh đau khổ của loài người, mà chính ngài cũng tự trải lắm sự gian lao. Vì thế, ngài mới suy nghĩ: “Nước nào, cõi nào chỉ thuần vui mà không khổ? Pháp nào hạnh nào đặng mau thành Phật?” Rồi ngài đem vấn đề ấy thỉnh hỏi gần khắp các bực danh đức ở Thiên Trúc. đọc tiếp ➝
109/186Đầu«...10...108109110...120...»Cuối
Các Phúc Đáp Gần Đây