18 09 2022 | Suy Gẫm & Thực Hành |
Hỏi: Nay tôi quyết định phát tâm cầu vãng sinh Cực Lạc, nhưng chưa biết phải thực hành những công hạnh gì, phải phát khởi những tâm nguyện gì để được vãng sinh? Lại nữa, người thế tục thảy đều có vợ con, chưa dứt trừ chuyện dâm dục, không biết rằng như thế có được vãng sinh hay chăng?
Đáp: Người quyết định cầu vãng sinh Tây phương Cực Lạc, ngoài việc trì niệm danh hiệu Phật, nếu có đủ hai tâm niệm mạnh mẽ khác nữa thì chắc chắn sẽ được vãng sinh. Thứ nhất là tâm niệm chán lìa đối với cõi thế gian uế trược. Thứ hai là tâm niệm mến mộ, ưa thích đối với thế giới Cực Lạc. đọc tiếp ➝
11 09 2022 | Chuyện Nhân Quả, Suy Gẫm & Thực Hành |
Chị Huệ, pháp danh Diệu Ân, nhà ở Biên Hòa, Đồng Nai đã kể cho tôi nghe câu chuyện nhiệm mầu Phật pháp của bạn chị như thế này. Vợ chồng Liên là bạn thân của Diệu Ân, theo đạo Công giáo, họ đã có một bé trai. Ngày nọ, Liên thấy mình càng ngày mập ra, vòng bụng cứ to dần lên, đầu óc bần thần hay choáng. Liên đi khám bệnh thì bác sĩ cho uống thuốc tâm thần. Tình hình vẫn không thuyên giảm nên có một hôm không chịu nổi nữa cô lên bệnh viện tỉnh để kiểm tra tổng quát.
Vì Liên hay buồn nôn nên bác sĩ cho là bộ tiêu hóa cô có vấn đề. Ông cẩn thận kiểm tra, chẩn khám rất kỹ đọc tiếp ➝
04 09 2022 | Suy Gẫm & Thực Hành |
Phàm là người học Phật, ai cũng đều biết tu hành nào phải chuyện dễ dàng, lại đối với chuyện thành Phật thật là quá khó. Trong Kinh, Phật nói cho chúng ta biết, nếu chỉ nương vào các pháp môn khác thì phải mất đến 3 đại a-tăng-kỳ kiếp mới có thể thành Phật. Giả như Phật không dạy pháp môn Tịnh Độ, thì chúng ta đối với Phật pháp chỉ là sanh tâm ngưỡng mộ, chẳng qua là trồng 1 ít thiện căn mà thôi, rất khó đi đến mục đích cứu cánh thành Phật.
Phật vì thương xót tất cả chúng sanh thời mạt pháp nên mới đại từ đại bi khai thị cho chúng ta pháp môn Niệm Phật, có thể đới nghiệp vãng sanh đọc tiếp ➝
21 08 2022 | Suy Gẫm & Thực Hành |
Nằm ngủ niệm Phật dĩ nhiên là chẳng cung kính, hãy nên kê tay phải dưới đầu, tay trái đặt trên đùi trái, đấy gọi là thế nằm Cát Tường. Quán tưởng thân mình quỳ trước đức Phật, hai tay chắp lại, cung kính thầm niệm, chẳng nên niệm ra tiếng. Nếu đầu giường có để đồng hồ để giúp mình niệm thì càng hay. Niệm mãi đến khi ngủ thiếp đi mới thôi. Tỉnh giấc trong đêm cũng làm thế. Trong cả đời người, chuyện ngủ nghê hao hớt quang âm quá nửa. Nhiếp tâm niệm Phật như thế chính là lợi dụng thời gian bị bỏ phế, công hiệu rất lớn. Nếu như vận dụng tinh thần niệm lâu bị mất giấc ngủ thì có thể lắng lòng tu pháp Ngọa Thiền. đọc tiếp ➝
14 08 2022 | Chuyện Nhân Quả, Suy Gẫm & Thực Hành |
Lý Nghịch là con trai của Thị lang Lý Hạc Phong, làm tiến sĩ vào năm Càn Long thứ 6 đời nhà Thanh, ông là người được chọn vào Hàn Lâm Viện, am hiểu thi văn, lại yêu thích Chu dịch. Có một ngày, Lý Nghịch đang ngồi dưới đèn đọc sách, thì đột nhiên xuất hiện hai người phụ nữ rất xinh đẹp tới chọc ghẹo, nhưng ông không hề để ý tới.
Sau khi Lý Nghịch ăn cơm tối xong, bỗng nhiên trong bụng vang lên tiếng người, nói: “Hồn của ta đã bám lên quả cà, ngươi ăn cà chính là nuốt ta vào rồi, ta đã ở trong bụng ngươi, xem ngươi có thể trốn đi đường nào” – giọng nói này chính là của một trong hai cô gái mà ông vừa mới gặp đọc tiếp ➝
07 08 2022 | Suy Gẫm & Thực Hành |
Mã Thanh là một nam doanh nghiệp trẻ rất thành đạt. Gia đình anh vốn hạnh phúc mỹ mãn, thế nhưng do công việc phải giao tiếp nhiều, đã phát sinh ra những việc khiến họ bó tay. Mã Thanh từ nhỏ vốn rất ưa tĩnh tọa tu hành. Sau khi kết hôn, do bề bộn công việc nhà lẫn công ty nên dần dần anh tu hành giãi đãi và huân nhiễm những thói xấu thế tục. Trong thời gian này anh tạo vô số sát nghiệp: Sát, đạo, dâm, vọng… cái gì cũng phạm hết. Do vậy mà quan hệ vợ chồng đã dần chuyển xấu đi. Ban đầu thì phát sinh gây cãi, sau đó dẫn đến ẩu đả, hôn nhân đang ở bên bờ vực tan vỡ. Mã Thanh cũng muốn cứu vãn cuộc hôn nhân này đọc tiếp ➝
11/185Đầu«...101112...20...»Cuối
Các Phúc Đáp Gần Đây