Phải Chăng Niệm Phật Sẽ Được Thành Phật Trong Một Đời?

Phải Chăng Niệm Phật Sẽ Được Thành Phật Trong Một Đời?Hỏi: “Niệm Phật vốn là việc rất dễ, thành Phật là điều khó, Phật đạo cao xa, trong kinh nói phải trải qua ba đại a tăng kỳ kiếp, siêng tu lục độ vạn hạnh mới được thành tựu, sao niệm Phật mà được thành Phật?” Ðáp rằng: “Pháp môn tu hành có nhanh chậm khác nhau. Chậm thì phải trải qua ba đại a tăng kỳ kiếp tu nhân luyện hạnh mới thành Phật đạo, nhanh thì không cần phải trải qua ba đại a tăng kỳ vẫn được pháp thân, không thể khái luận chung chung được.”

Niệm Phật chính là hoành siêu sinh tử, thành tựu Bồ đề nhanh chóng, là pháp môn viên đốn. Chỉ sợ mọi người không chịu niệm Phật đọc tiếp ➝

Duy Tâm Tịnh Độ Có Phải Là Cõi Tây Phương Cực Lạc Không Thật Có?

Duy Tâm Tịnh Độ Có Phải Là Cõi Tây Phương Cực Lạc Không Thật Có?Duy tâm Tịnh độ, không phải không có thế giới Tây phương Cực lạc trang nghiêm thanh tịnh mà là chỉ chân tâm, thể thì biến khắp mười phương; lượng thì đầy hư không giới. Tức cõi Tây phương Cực lạc cũng không ngoài tự tâm nên nói duy tâm Tịnh độ. Người niệm Phật cẩn thận chớ hiểu sai chữ duy tâm. Nếu lấy hai chữ “duy tâm”, tức bảo không có Tây phương Tịnh độ, vậy thì Kinh A Di Ðà, Ðức Thích Ca bảo Xá Lợi Phất: “Từ cõi Ta bà hướng về phía Tây, vượt qua 10 vạn ức cõi Phật, có thế giới gọi là Cực lạc, nước ấy có Phật hiệu là A Di Ðà, hiện đang thuyết pháp”. Ðây há là lời dối người sao? Phật là bậc toàn giác, tuyệt không đọc tiếp ➝

Muốn Nhiếp Tâm Niệm Phật Tai Phải Nghe Tiếng Niệm Rành Rẽ Rõ Ràng

Muốn Nhiếp Tâm Niệm Phật Tai Phải Nghe Tiếng Niệm Rành Rẽ Rõ RàngNếu niệm Phật mà tâm khó quy nhất thì nên nhiếp tâm niệm khẩn thiết sẽ tự có thể quy nhất. Cách để nhiếp tâm không có gì hơn được chí thành, khẩn thiết; tâm chẳng chí thành thì không cách chi nhiếp nổi!

Nếu đã chí thành mà chưa thuần nhất thì nên thường lắng tai nghe, chẳng luận là niệm ra tiếng hay niệm thầm đều phải là niệm phát xuất từ tâm, tiếng phát xuất từ miệng, âm nhập vào tai; tâm và miệng niệm sao cho rành rẽ rõ ràng, tai nghe sao cho rành rẽ, rõ ràng. Nhiếp tâm như thế thì vọng niệm tự dứt. đọc tiếp ➝

Niệm Phật Nếu Nhiếp Được 3 Căn Tai-Miệng-Ý Thì Nhiếp Được 6 Căn

Niệm Phật Nếu Nhiếp Được 3 Căn Tai-Miệng-Ý Thì Nhiếp Được 6 CănNiệm Phật thì đừng nên dùng pháp quán tâm mà hãy dùng pháp nhiếp tâm. Trong kinh Lăng Nghiêm, Bồ Tát Ðại Thế Chí dạy: “Nhiếp cả sáu căn, tịnh niệm tiếp nối, đắc tam ma địa; ấy là bậc nhất”.

Lúc niệm Phật, cái niệm trong tâm (ý căn) cần phải rõ ràng, phân minh, câu niệm nơi miệng (thiệt căn) phải phân minh, rõ ràng; tai (nhĩ căn) phải nghe sao cho rõ ràng, phân minh. Ba căn: tai, miệng, lưỡi, căn nào cũng dốc hết vào câu Phật hiệu thì mắt chẳng thể lườm Ðông, nguýt Tây, mũi chẳng thể ngửi các mùi hương khác đọc tiếp ➝

Muốn Tâm Chuyên Nhất Niệm Phật Hãy Dán Chữ “Chết” Ngay Trên Trán

Muốn Tâm Chuyên Nhất Niệm Phật Hãy Dán Chữ Niệm Phật cốt yếu là để thoát sanh tử, mà đã vì sanh tử thì nên tự sanh tâm nhàm chán nỗi khổ sanh tử, tự sanh tâm ưa thích sự vui nơi Tây Phương. Có như thế thì hai pháp Tín và Nguyện thường được trọn vẹn.

Lại thêm chí thành, khẩn thiết như con nhớ mẹ thì ba pháp: Phật lực, Pháp lực, tự tâm tín nguyện công đức lực hiển hiện trọn vẹn như mặt trời rực rỡ trên không, dù có sương dày, băng đóng tầng tầng thì cũng chẳng bao lâu sẽ biến mất ngay!

Muốn tâm chẳng tham sự việc bên ngoài chỉ chuyên niệm Phật đọc tiếp ➝

Người Thường Sanh Lòng Đố Kỵ Quyết Bị Giảm Phước Tổn Thọ

Người Thường Sanh Lòng Đố Kỵ Quyết Bị Giảm Phước Tổn ThọNiệm Phật cần nhất phải tận hết sức mình giữ đạo đức, ngăn tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng làm các điều thiện, giữ tấm lòng lành, nói lời lành, làm việc tốt: việc gì mình làm được thì nhận biết đúng đắn mà làm; việc gì làm không nổi thì cũng nên phát thiện tâm hoặc khuyên người có khả năng hãy làm. Hoặc là thấy ai làm được thì sanh lòng hoan hỷ, thốt lời khen ngợi thì cũng thuộc về công đức nơi tâm và miệng.

Nếu tự mình chẳng làm nổi, thấy người khác làm được lại sanh lòng đố kỵ thì thành ra tâm hạnh của kẻ tiểu nhân gian ác đọc tiếp ➝