04 04 2021 | Suy Gẫm & Thực Hành |
Phật có đại trí, biết cơ, biết căn. Chết lòng niệm Phật thì trong bảy ngày là không có ai chẳng đạt Nhất Tâm Bất Loạn. Chẳng chịu chết lòng niệm Phật thì chẳng thể thành tựu được. Tâm vốn hoạt bát, linh thông sao lại bảo là “chết?” Là vì đem cái tâm nghĩ tưởng nhân tình ân ái, thị phi, danh lợi đổi lấy tâm niệm Phật. Cổ nhân từng bảo:
“Ðánh chết được vọng tưởng,
Cứu được Pháp Thân sống”.
Ví như kẻ làm giặc, cái tâm làm giặc đã chết rồi, một dạ làm người đọc tiếp ➝
21 03 2021 | Suy Gẫm & Thực Hành |
Ngày xưa Trương Thiện Hòa sống bằng nghề giết mổ trâu bò. Một ngày, Hòa lâm bệnh, khi sắp mạng chung, thấy bầy trâu bò đến đòi nợ, con thì lấy sừng móc mắt, con thì dẫm đạp lên thân, con thì húc vào bụng, Trương sợ quá gọi vợ thỉnh chư Tăng cứu độ. Một cao Tăng được thỉnh tới bảo với Thiện Hòa rằng: “Ðừng sợ! Ông đời này nghiệp sát quá nặng, không có pháp nào khác cứu được ông, chỉ có xưng niệm “Nam mô A Di Ðà Phật” mới có thể giải oan cho ông, mới có thể làm cho ông thoát khổ, hãy niệm theo tôi!”. Tăng nhân niệm lớn “Nam mô A Di Ðà Phật”, Trương Thiện Hòa cầm hương niệm theo “Nam mô A Di Ðà Phật”. Niệm được mấy tiếng đọc tiếp ➝
07 03 2021 | Suy Gẫm & Thực Hành |
Ðại sư Quang Minh Thiện Ðạo, Tổ thứ hai Liên Tông nói: “Tu các pháp môn khác, quanh co rất khó thành; duy chỉ pháp môn này, rất nhanh siêu ba cõi”. Chúng sinh ở cõi Ta bà này, căn cơ ám độn, chướng nạn sâu dầy, người phát tâm tu hành rất ít, và những người phát tâm mà kiên cố bất thoái lại càng ít hơn. Hoặc vì quá trọng tấm thân năm ấm này, sợ khó khổ, trước tinh tấn về sau biếng nhác, nên công phu không đủ để tiến tới; hoặc vì hoàn cảnh xấu ác, duyên trợ đạo ít, duyên chướng đạo nhiều, vừa mới phát tâm tu hành thì gặp ngay những điều chướng ngại, không đủ sức đả phá bèn thoái sơ tâm; hoặc do tứ đại bất hòa, bệnh hoạn đọc tiếp ➝
21 02 2021 | Suy Gẫm & Thực Hành |
Hết thảy chúng sinh, vì vọng động từ vô thỉ kiếp mà có vô minh, mê lầm đã trải qua số kiếp nhiều như cát bụi. Khởi tâm động niệm tạo biết bao ác nghiệp nên che mất Phật tánh của mình. Nghiệp chướng không trừ thì Phật tánh không thể hiện tiền. Vì thế Ðức Thích Ca Mâu Ni đã tuyên dương pháp môn niệm Phật này, dạy người tiêu trừ nghiệp chướng. Kinh rằng: “Một câu niệm Phật có thể tiêu trừ trọng tội của 80 ức kiếp”. Sao niệm một câu Phật hiệu mà diệt được tội nặng nhiều đời đến thế? Ðã phát tâm niệm Phật tức đại trí huệ hiện tiền vậy. Thí như ánh sáng của một ngọn đèn, xua tan được bóng tối đã nghìn năm, niệm Phật diệt tội cũng lại như thế. đọc tiếp ➝
07 02 2021 | Suy Gẫm & Thực Hành |
Người đời phần nhiều niệm Phật nhưng không hiểu ý nghĩa, hoặc hỏi: “Anh niệm Phật tinh tấn thế là để cầu gì?”. Ðáp rằng: “Ðể cầu phước báo đời sau”. Những người như thế là nguyện lực đã sai rồi. Ðức Thích Ca sở dĩ lập pháp môn niệm Phật, là vì chúng sinh ở cõi Ta bà này bị các thứ khổ não bức bách thân tâm, nên dạy niệm Phật cầu sinh Tây phương để thoát ly Ta bà khổ, được niềm vui Cực lạc. Nay niệm Phật không nguyện vãng sinh Tây phương mà lại cầu đời sau làm người để hưởng phước lạc thế gian thì thật là đáng tiếc. Không biết rằng ở thế gian, hết thảy đều là khổ, không, vô thường, nào có niềm vui chân thật? đọc tiếp ➝
24 01 2021 | Suy Gẫm & Thực Hành |
Niệm Phật, được ly khổ đắc lạc. Nếu không cầu ra khỏi Ta bà, cầu sinh Tịnh độ thì trong biển khổ Ta bà chịu khổ muôn đời kiếp. Ta bà là thế giới cực khổ, khổ ấy vô lượng nói không cùng tận, nay chỉ lược nói tám khổ mà người đời không thể tránh khỏi.
1/ Sinh khổ: Người đời đều theo nghiệp chuyển mà thọ báo, do ba duyên hòa hợp: nghiệp duyên đời trước, duyên cha và duyên mẹ, thân trung ấm mới được đầu thai. Thấy cha mẹ giao cấu bỗng động dục niệm, do đó kết tưởng thành thai, bên dưới là Sinh tạng, trên là đọc tiếp ➝
19/186Đầu«...10...181920...30...»Cuối
Các Phúc Đáp Gần Đây