Khi Có Bệnh Ngoài Niệm Phật Ra Đối Với Tất Cả Việc Ở Thế Gian Không Nên Nghĩ Nhớ Hay Tham Luyến

Khi Có Bệnh Ngoài Niệm Phật Ra Đối Với Tất Cả Việc Ở Thế Gian Không Nên Nghĩ Nhớ Hay Tham LuyếnNgười tu niệm Phật muốn sanh về Tịnh Độ, phải thường suy nghĩ thế gian tất cả đều vô thường, có thành tất có hoại, có sanh ắt cỏ tử.

Nếu không tận tai nghe pháp Phật thì bỏ thân, nhận thân xoay vần trong ba cõi, bốn loài, sáu đường, không biết bao giờ được giải thoát. Nay ta có nhân duyên được nghe chánh pháp, được tu Tịnh nghiệp, nếu chỉ chuyên niệm Phật thì lúc xả bỏ báo thân này sẽ được vãng sanh Tịnh Độ, vào trong thai sen cảm nhận sự vui thích, thoát hẳn sanh tử, chẳng còn thối chuyển nơi đạo Bồ đề. đọc tiếp ➝

Sớm Tối Hai Thời Niệm Phật Công Đức Rất Thù Thắng

Sớm Tối Hai Thời Niệm Phật Công Đức Rất Thù ThắngBồ tát tại gia thờ Phật giữ giới, vì mỗi ngày còn lo lắng việc nhà, chưa thể nhất tâm tu hành, thì cần phải dậy sớm thắp hương đảnh lễ Tam Bảo, tùy ý niệm Phật. Mỗi ngày, lúc hoàng hôn cũng lễ niệm như thế, lấy đó làm thời khóa thường ngày. Nếu như bỏ mất thời khóa, thì ngày kế tiếp tự đối trước Phật sám hối.

Pháp môn này không làm trở ngại mọi nghề nghiệp. Kẻ sĩ chẳng trở ngại việc tu tập học hành, nông dân chẳng trở ngại việc cày cấy, người thợ chẳng trở ngại việc làm, doanh nhân không trở ngại buôn bán. đọc tiếp ➝

Hành Giả Mới Tu Hãy Bắt Đầu Bằng Lòng Tin Để Vào Đạo

Hành Giả Mới Tu Hãy Bắt Đầu Bằng Lòng Tin Để Vào ĐạoTrong kinh nói: “Được làm người là khó, sáu căn toàn vẹn là khó, sinh nơi trung tâm đất nước là khó, gặp Phật đạo là khó, phát khởi lòng tin là khó”. Tôi từng luận bàn về sự khó khăn của việc phát khởi lòng tin: Có nghi ngờ mà không đoạn trừ, sao phát sinh lòng tin được? Cho nên, kinh Kim Cang nói: “Lòng tin chân chánh rất là hiếm có”. Kinh Pháp Hoa nói: “Do lòng tin mà được vào”. Long Thơ Tịnh Độ nói: “Đức Phật là bậc Đại Y Vương, có thể cứu tất cả bệnh nhưng không thể cứu người mạng tận. Đức Phật có thể độ tất cả mọi người nhưng không thể độ người không có lòng tin”. Bởi lòng tin là sự chân thành đọc tiếp ➝

Thường Nghĩ Vô Thường Tịnh Niệm Tiếp Nối Quyết Định Vãng Sanh

Thường Nghĩ Vô Thường Tịnh Niệm Tiếp Nối Quyết Định Vãng SanhPhàm người tu Tịnh Độ, rõ ràng muốn chống lại sinh tử, không phải chỉ nói liền xong. Nên nghĩ đến vô thường mau chóng, thời gian chẳng đợi người, cần phải làm cho được một việc này. Nửa tiến nửa lùi, lúc tin lúc nghi, rốt cuộc làm được việc gì? Sao có thể thoát khỏi luân hồi?

Nếu tin được thì từ hôm nay trở đi, nên phát khởi tâm đại dõng mãnh, đại tinh tấn. Đừng hỏi rằng thể hội hay không thể hội, thấy tánh hay không thấy tánh, chỉ cần nắm chặt một câu Nam mô A Di Đà Phật như dựa vào ngọn núi Tu Di(*) chẳng lay động. Phải chuyên tâm nhất ý đọc tiếp ➝

Thân Quang Của Phật A Di Đà Chiếu Khắp Nhưng Tâm Quang Của Phật Chỉ Nhiếp Thủ Người Niệm Phật

Thân Quang Của Phật A Di Đà Chiếu Khắp Nhưng Tâm Quang Của Phật Chỉ Nhiếp Thủ Người Niệm PhậtTuy mỗi chúng sanh đều được ánh sáng của Phật A-di-đà chiếu khắp, nhưng chỉ có chúng sanh niệm Phật mới có thể được ánh sáng nhiếp thủ không bỏ. Vì thế, ‘chiếu khắp’ và ‘nhiếp thủ’ có những điểm sai khác.

Điều này đều chẳng phải tâm của Phật A-di-đà có sai khác, không bình đẳng, không phải như vậy. Bi tâm của Phật A-di-đà trước sau đều bình đẳng, không sai khác gì cả, chẳng qua là căn cơ của chúng sanh không giống nhau. Cái gọi là không giống nhau, đó là có chúng sanh thiện căn đời trước tương đối sâu dày, nghe nói sự cứu độ đọc tiếp ➝

Người Tu Tịnh Nghiệp Phải Nên Làm Phước Trợ Duyên

Người Tu Tịnh Nghiệp Phải Nên Làm Phước Trợ DuyênCó đệ tử tu Tịnh nghiệp hỏi Đại sư Từ Chiếu rằng:

– Đệ tử chuyên tu Niệm Phật Tam muội, có thể thực hành thêm bố thí, trì giới, cúng dường, làm phước chăng?

Sư đáp:

– Ông có thể chuyên niệm Phật A Di Đà nhưng không trì giới thì có tội hủy phạm; nếu không bố thí thì tăng trưởng nghiệp tham lam keo kiệt; nếu không cúng dường Tam Bảo thì có nghiệp ngã mạn; nếu không cung kính tất cả mọi người thì có tội khinh thường kẻ khác. đọc tiếp ➝