Là Người Hiểu Đạo Phải Khuyên Bảo Mọi Người Cùng Tiến Tu

Là Người Hiểu Đạo Phải Khuyên Bảo Mọi Người Cùng Tiến TuTừ bi rộng lớn là môn học Phật đầu tiên, là con đường chính của Bồ tát. Khuyên bảo tiến tu là hạnh chủ yếu làm lợi ích mọi người, là nhân thù thắng của Tịnh nghiệp.

Các bậc Hiền trong Liên Xã thời Tấn, đều nguyện sinh về An Dưỡng. Hải chúng khắp mười phương, đều ưa thích ra khỏi Ta bà. Than ôi! Sinh tử khó thoát ra, vô thường thật mau chóng. Như thế, có thể không noi theo các bậc Hiền triết, vui thích thực hành và dẫn dắt lớp người đi sau chăng?

Khuyên một người, hai người, cho đến nhiều người, đó là sự bố thí pháp trong nhà Phật. đọc tiếp ➝

Sát Sanh Trong Nhà Sẽ Biến Nơi Ở Thành Nơi Oán Quỷ Tụ Hội

Sát Sanh Trong Nhà Sẽ Biến Nơi Ở Thành Nơi Oán Quỷ Tụ HộiHết thảy chúng sanh từ vô thủy đến nay luân hồi sáu nẻo, lần lượt làm cha mẹ, anh em, vợ con, quyến thuộc, sanh ra lẫn nhau, trở thành oan gia đối đầu của nhau, tuần hoàn báo thù, đền đáp, giết hại lẫn nhau. Trong các kinh Đại Thừa, đức Phật đã nhiều lượt khuyên răn nhưng ít kẻ thấy nghe. Dẫu được thấy nghe, nhưng kẻ tin nhận, vâng làm, lại càng ít hơn nữa! Do vậy, Phật dùng lòng Đại Bi, hiện trong dị loại để con người giết ăn. Đã giết xong, bèn hiện các tướng lạ ngõ hầu hết thảy mọi người biết [con vật ấy] là do Phật thị hiện, mong dứt sát kiếp để chúng sanh được yên. Như vỏ sò nghêu đọc tiếp ➝

Luận Bàn So Sánh Hai Phương Pháp Tu Trì Thiền Và Tịnh

Luận Bàn So Sánh Hai Phương Pháp Tu Trì Thiền Và TịnhTrộm nghĩ: Pháp môn tu trì có hai thứ bất đồng. Nếu cậy vào tự lực tu Giới – Định – Huệ để đoạn Hoặc chứng Chân liễu sanh thoát tử thì gọi là “pháp môn theo đường lối thông thường”. Nếu đầy đủ lòng tin chân thật, nguyện thiết tha, trì danh hiệu Phật để cậy vào Phật từ lực vãng sanh Tây Phương thì gọi là “pháp môn đặc biệt”. Đường lối thông thường thì hoàn toàn cậy tự lực, còn đường lối đặc biệt thì tự lực lẫn Phật lực đều có. Nếu có công tu Định – Huệ đoạn Hoặc sâu xa nhưng không chân tín, nguyện thiết, niệm Phật cầu vãng sanh, thì vẫn thuộc về tự lực. đọc tiếp ➝

Trong Các Khóa Lễ Cầu An Hay Cầu Siêu Nên Niệm Phật

Trong Các Khóa Lễ Cầu An Hay Cầu Siêu Nên Niệm PhậtĐối với việc cầu an cho người bệnh, tiến vong(1), người đời nay hay chú trọng tụng kinh, bái sám, làm đàn Thủy Lục(2) v.v… Quang đều bảo những bạn bè quen biết nên niệm Phật, bởi niệm Phật lợi ích hơn tụng kinh, bái sám, làm đàn Thủy Lục nhiều lắm. Vì sao vậy? Tụng kinh thì người không biết chữ chẳng thể đọc theo. Dù biết chữ nhưng tụng nhanh như nước chảy thì người miệng lưỡi hơi chậm chạp cũng không tụng được. Người biếng nhác tuy tụng được nhưng cũng không chịu tụng, thành ra hữu danh vô thực. Bái sám, làm đàn Thủy Lục cũng cứ theo đó mà suy! đọc tiếp ➝

Thập Niệm Ký Số Là Vua Trong Các Pháp Niệm Phật

Thập Niệm Ký Số Là Vua Trong Các Pháp Niệm PhậtNiệm Phật, âm khó quy nhất hãy nên nhiếp tâm khẩn thiết niệm, sẽ tự có thể quy nhất. Không pháp nhiếp tâm nào chẳng trước hết phải chí thành khẩn thiết. Tâm không chí thành mà muốn nhiếp tâm thì chẳng có cách nào cả! Nếu đã chí thành mà vẫn chưa thuần nhất, hãy nên lắng tai nghe kỹ, bất luận niệm ra tiếng hay niệm thầm, đều phải niệm từ tâm khởi, tiếng từ miệng lọt ra, âm thanh lọt vào tai (niệm thầm dẫu miệng không động, nhưng trong ý vẫn có tướng miệng niệm), tâm – miệng niệm cho rõ ràng, rành mạch, tai nghe cho rõ ràng, rành mạch. Nhiếp tâm như thế, vọng niệm tự dứt. đọc tiếp ➝

Niệm Phật Hồi Hướng Cho Hương Linh Là Một Trong Những Cách Thức Siêu Độ Vi Diệu Nhất

Niệm Phật Hồi Hướng Cho Hương Linh Là Một Trong Những Cách Thức Siêu Độ Vi Diệu NhấtNiệm Phật chân thành hồi hướng cho những hương linh là một trong những cách thức ‘siêu độ’ vi diệu nhất, đây là một trong nhiều công đức thù thắng của Thánh hiệu NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT, như Pháp Nhiên Thượng Nhân trong quyển “Niệm Phật Tông Yếu’ thuyết, “Vì người chết mà niệm Phật hồi hướng cho họ thì Phật A DI ĐÀ phóng quang minh soi chiếu địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh. Kẻ bị chìm trong ba đường dữ chịu khổ sẽ hết khổ, người chết sau khi lâm chung được giải thoát.” (Trang 34)

Ngài Pháp Nhiên thuyết rất có căn cứ vì y theo đọc tiếp ➝