16 01 2017 | Suy Gẫm & Thực Hành |
Những người lục đạo phàm phu chúng ta không nghe lời, nghe rồi không chịu làm, gọi là trước vâng lời nhưng sau không làm. Vẻ bên ngoài, giả bộ giống như một người đệ tử Phật, bên trong vẫn khởi tâm, động niệm, hoàn toàn trái ngược với lời dạy của Phật, vẫn còn tự tư, tự lợi, theo danh văn, lợi dưỡng, vẫn cứ tham, sân, si, mạn, nghi, chưa chuyển đổi trở lại, đây là Lục đạo chúng sinh. Tuy đã học Phật nhưng cứ tạo nghiệp, vẫn chịu quả báo, không ra khỏi Lục đạo.
Thực sự muốn vượt khỏi Lục đạo, Phật Di Đà từ bi. đọc tiếp ➝
12 01 2017 | Suy Gẫm & Thực Hành |
Người sống trong thế gian có đủ tám khổ, dẫu sanh lên trời chưa khỏi ngũ suy(1). Kinh dạy: “Ba cõi không yên, khác nào nhà lửa, các khổ dẫy đầy, thật đáng kinh sợ” hay sao? Mạng người vô thường, nhanh như ánh chớp, đại hạn xảy tới, ai lo phận nấy. Hết thảy pháp hữu vi, như mộng, huyễn, bọt, bóng. Với điều này còn không tỉnh ngộ, dốc sức tu tịnh nghiệp thì khác gì gỗ đá vô tình cùng sanh trưởng trong vòng trời đất. Là trang nam tử có huyết tánh, há chịu sống làm thây đi, thịt chạy, chết mục nát cùng cỏ cây, đề cao thánh cảnh nhưng tự mình lại chịu phận phàm ngu, gặp lời cảnh sách lớn lao chẳng phát phẫn đọc tiếp ➝
09 01 2017 | Suy Gẫm & Thực Hành |
Lão Hòa thượng truyền giới – sư phụ của Hòa thượng Hải Hiền – sau khi thế độ cho Ngài xong, nói với Ngài một câu: “‘Nam Mô A Di Đà Phật’, phải luôn niệm như vậy.” Sau đó lại bổ sung một câu: “Hiểu rõ rồi thì không được nói lung tung, không được khua tay múa chân.” Câu “hiểu rõ rồi” này của lão Hòa thượng Truyền Giới là có ý gì? Là chỉ khai ngộ. Khai ngộ rồi thì cái gì cũng biết, nhưng mà không được nói. Hòa thượng Hải hiền nghe lời, Ngài thật làm, thật sự có trí tuệ, thật sự có thần thông, mà lại không để lộ chút gì, vết tích cũng không có. đọc tiếp ➝
06 01 2017 | Suy Gẫm & Thực Hành |
Vua A Kỳ Ðạt lúc lâm chung bị người hầu [chuyên giữ việc] đuổi ruồi dùng phất trần phất qua mặt, vì khởi lên một niệm sân hận nên bị đọa làm rắn độc. Một người đàn bà vượt sông, xẩy tay, đứa con rơi xuống nước; do cứu con nên cùng bị chìm. Vì bà từ tâm nên được sanh lên trời.
Chỉ do một niệm Từ hay Sân mà phân ra trời và súc sanh. Như vậy, há đâu chẳng dè dặt một niệm duyên sanh lúc lâm chung sao? Nếu như đem tâm này duyên niệm đức Phật Di Ðà, cầu sanh Tịnh Ðộ thì lẽ đâu chẳng được thấy Phật vãng sanh? Nhưng nhất niệm ấy chẳng thể đọc tiếp ➝
04 01 2017 | Suy Gẫm & Thực Hành |
Tôi suốt đời tôn trọng thầy, lúc gặp mặt thầy trong ngày đầu tiên, thầy đã dạy tôi “thấy thấu suốt, buông xuống”. Tôi mới biết người tu hành từ Sơ Phát Tâm cho đến địa vị Như Lai tu gì. Thấy thấu suốt, buông xuống! Buông xuống giúp cho thấy thấu suốt, thấy thấu suốt lại giúp buông xuống, hai phương pháp này giúp đỡ thành tựu lẫn nhau từ Sơ Phát Tâm cho đến địa vị Như Lai. Đẳng Giác Bồ Tát nếu buông một phẩm tập khí sanh tướng vô minh cuối cùng xuống sẽ viên mãn, vẫn là buông xuống! Chỉ có buông xuống mới có thể tiến lên cao, chỉ có hiểu rõ mới thật sự chịu buông xuống. Do quý vị chẳng hiểu rõ đọc tiếp ➝
02 01 2017 | Suy Gẫm & Thực Hành |
Tôi thuở nhỏ đã sớm mất cha. Mẹ tôi bảo tôi từ bỏ đường công danh khoa cử để theo học nghề thuốc, vì cho rằng như thế có thể vừa tự nuôi sống lại cũng có thể cứu giúp người khác. Hơn nữa, việc tôi theo học thành tựu một nghề để có thể lưu danh ở đời cũng là tâm nguyện từ trước đây của cha tôi.
Sau đó, có lần tôi đến chùa Từ Vân tình cờ gặp một cụ già cốt cách phương phi, râu dài tóc bạc, tướng mạo dường như tiên ông. Khi tôi đến lễ chào cung kính, cụ già bảo tôi: “Con là người trong đường quan tước đọc tiếp ➝
38/186Đầu«...10...373839...50...»Cuối
Các Phúc Đáp Gần Đây