10 03 2024 | Suy Gẫm & Thực Hành |
Mọi người chúng ta cùng nhau học tập cũng được không ít năm, tại vì sao vẫn cứ không thể quay đầu? Vì thời gian học quá ít. Mỗi ngày đến nơi đây để nghe Kinh, một tuần lễ bạn mới học mười mấy giờ đồng hồ. Khi nào không nghe Kinh thì bạn tùy thuận phiền não tập khí vọng tưởng. Chúng ta tỉ mỉ mà nghĩ tưởng, thời gian tùy thuận vọng tưởng, phân biệt, chấp trước thì dài, thời gian tùy theo giáo huấn của Phật Đà thì quá ít, cho nên không cách gì quay đầu. Chúng ta lại nghĩ đến người xưa, đem sự việc này dễ dàng nghĩ được thông, nghĩ thấu suốt.
Người xưa, thời gian tiếp nhận huân tập Phật pháp dài. đọc tiếp ➝
25 02 2024 | Suy Gẫm & Thực Hành |
Tôi ngay đời này có thể nói là rất may mắn, nhận được giáo huấn của Đại sư Chương Gia, vào lúc đó tôi 26 tuổi. Tôi tin tưởng lời nói của Ngài, nghe lời Ngài dạy. Ngài dạy tôi tất cả nhìn thấu, buông xả, đem đời này phụng hiến cho Phật pháp, ngay đời này tự nhiên có Phật Bồ Tát chăm sóc. Tôi nghe rồi rất hoan hỉ, cảm thấy tôi có thể làm được như vậy, đáng nên làm như vậy, cả đời tôi không có lo lắng. Có đồng tu đến tính toán sổ cho tôi, tôi nói cả đời tôi không hề tính sổ qua, cả đời không biết số mục của tiền. Cái thứ này thật là bận lòng, thật phiền não, sanh không mang đến, chết không mang đi, quan tâm thứ này thật là mệt chết người. đọc tiếp ➝
11 02 2024 | Suy Gẫm & Thực Hành |
Trong xã hội ngày nay, chúng ta dễ dàng thấy được đồng là mở quán ăn như nhau, chất lượng cũng chẳng có khác nhau, nhưng có quán thì rất đông khách đến ủng hộ, còn quán thì rất ít người đến ủng hộ. Vậy nguyên nhân là do đâu?
Đối với quán ăn đông khách là vì trong đời quá khứ hoặc đời này người chủ đã rộng kết thiện duyên với những người khách này. Nên giờ đây họ đến để ủng hộ, cũng tức là những người khách này vì có duyên mà đến. Còn đối với quán ít khách là vì trong đời quá khứ hoặc đời này người chủ đã không rộng kết thiện duyên với mọi người. Nên giờ đây không có được mấy người đến để ủng hộ đọc tiếp ➝
28 01 2024 | Suy Gẫm & Thực Hành |
Nhà nhà đều có cửa, cửa đóng hay mở đều do ý của ta, mở cửa để đón khách vào, đóng cửa để không cho người lạ và trộm cắp vào. Nhưng họa và phúc thì không có cửa, mà do lòng người tự gây. Làm ác thì chuốc lấy họa, muốn tránh cũng không được. Hành thiện thì gặp phúc, dù không cầu nhưng phúc vẫn đến. Người xưa nói : “Hành thiện như cây cỏ mọc trong vườn xuân, tuy không thấy cây cao, nhưng mỗi ngày đều có sự tăng trưởng. Hành ác như đá mài dao, dù không thấy đá mòn trong một lúc nhưng càng mài càng giảm”.
Có người cho rằng nhiều kẻ làm ác mà vẫn giàu sang, không bị báo ứng. đọc tiếp ➝
14 01 2024 | Suy Gẫm & Thực Hành |
Pháp sư Hải Khánh, họ Lý , húy Phú Quý . Tổ tiên ngụ tại huyện Tất Dương của Đông Nam tỉnh Hà Nam. Sinh vào năm Tuyên thống cuối triều Thanh (năm 1909). Vì sinh ra trong gia đình nghèo khó, chưa từng được đi học, nhưng thiên tánh nhân hậu, sống hiền hiếu biết lễ nghĩa. 11 tuổi pháp sư Truyền Đông thế độ xuất gia ở chùa Thanh Lương núi La Hán Nam Dương. 42 tuổi vào thường trụ ở chùa Lai Phật, chuyên tu Tịnh độ, lão thật niệm Phật. Năm 1989 thọ cụ túc giới tại chùa Bạch Mã. Ngày 11 tháng Chạp năm 1991 âm lịch, tự tại sanh Tây. Hưởng thọ 82 tuổi, tăng lạp 71 năm.
Y theo quy tắc của nhà Phật, sau khi vãng sanh đọc tiếp ➝
31 12 2023 | Suy Gẫm & Thực Hành |
Lúc còn trẻ, Liên Trì Đại sư đã viết bốn chữ “Sanh Tử Sự Đại” (sanh tử là chuyện lớn) để trên bàn hòng tự sách tấn và khích lệ chính mình tinh tấn dụng công. Nếu quý vị cho rằng bốn chữ này chẳng liên quan gì tới mình, vậy thì xin lỗi, quý vị còn là người ở ngoài cuộc. Khi tâm thật sự vì sanh tử chưa khởi lên, tu hành còn chưa bước vào cửa, niệm Phật cũng chưa bước vào cửa!
Ấn Quang Đại sư dạy: “Người ta sanh ở trên đời, chẳng có chuyện nào không sắp đặt kế hoạch sẵn, chỉ có một chuyện sanh tử lại ngược ngạo không chịu để ý. Đợi đến khi báo hết, mạng sống chấm dứt, thì tùy theo nghiệp mà chịu quả báo. đọc tiếp ➝
4/185Đầu«...345...10...»Cuối
Các Phúc Đáp Gần Đây