02 11 2016 | Suy Gẫm & Thực Hành |
Buông xuống rất khó. Tại sao chúng ta không thể buông xuống? Nguyên nhân là vì không nhìn thấu. Nhìn thấu là như thế nào? Chúng ta không thật sự hiểu rõ chân tướng sự thật của nhân sinh. Chân tướng là gì? Kinh Kim Cang dạy rằng: “Phàm những gì có tướng đều là hư vọng”, “Tất cả pháp hữu vi như mộng, huyễn, bọt, bóng”. Phật dạy chúng ta phải thường quán tưởng như vậy. Nói đơn giản, quán tưởng nghĩa là nghĩ tưởng. Chúng ta phải thường nghĩ những gì? Tất cả hết thảy các pháp đều là không, đều là giả. Chúng ta hãy nghĩ về ngày hôm qua, hôm qua đã trôi qua chẳng bao giờ trở lại. Nói tới ngày hôm nay đọc tiếp ➝
27 10 2016 | Suy Gẫm & Thực Hành |
Pháp môn Tịnh Độ lấy tín nguyện niệm Phật cầu sanh Tây Phương làm tông chỉ. Người đời thường nghĩ điều này là chuyện tầm thường, không có chi kỳ lạ, bèn coi pháp tham cứu trong nhà Thiền mới là thù thắng, chú trọng nơi khai ngộ, chẳng chú trọng tín nguyện cầu sanh. Đặt tên hoa mỹ là Thiền Tịnh Song Tu, nhưng xét tới thực chất thì hoàn toàn là không Thiền, không Tịnh Độ! Vì sao nói vậy? Do chẳng đạt đến đại triệt đại ngộ thì chẳng gọi là “có Thiền”. Người tham Thiền bây giờ ai thật sự đạt đến địa vị đại triệt đại ngộ? Do chú trọng tham cứu nên đem sự trang nghiêm của y báo, chánh báo Tây Phương đọc tiếp ➝
21 10 2016 | Suy Gẫm & Thực Hành |
Ông chưa biết tông chỉ Tịnh Độ. Hãy nên y theo những gì đã nói trong Một Lá Thư Gởi Khắp mà sanh lòng tin thật sự, phát nguyện thiết tha, chí thành khẩn thiết, niệm danh hiệu Phật. Đừng dùng cách niệm quán tâm, hãy nên dùng cách niệm nhiếp tâm. Trong kinh Lăng Nghiêm, Đại Thế Chí Bồ Tát nói: “Nhiếp trọn sáu căn, tịnh niệm tiếp nối, đắc Tam Ma Địa, ấy là bậc nhất”. Khi niệm Phật trong tâm (ý căn) phải niệm cho rõ ràng, rành rẽ, nơi miệng (thiệt căn) phải niệm cho rõ ràng, rành rẽ, nơi tai (nhĩ căn) phải nghe cho rõ ràng, rành rẽ. Ý, thiệt, nhĩ, ba căn mỗi mỗi đều nhiếp thủ Phật hiệu thì mắt cũng chẳng ngó Đông, dòm Tây đọc tiếp ➝
15 10 2016 | Suy Gẫm & Thực Hành |
Cổ đức thường dạy chúng ta: “Ít nói một câu chuyện, niệm nhiều một câu Phật”. Đây là lời chân thật, không dư thừa chút nào. Chúng ta ngày nay tu hành tại sao công phu chẳng thể thành tựu? Đều do mãi lo, mãi bàn chuyện của thế gian. Mỗi ngày, miệng chúng ta tuy niệm Phật đó, nhưng tâm thì luôn chạy đuổi ra bên ngoài theo sắc trần. Niệm Phật như vậy, dù có niệm đến bể cả cổ họng cũng là uổng công. Vì tâm không thể quy nhất trên câu Phật hiệu đó mà.
Quý vị nên biết rằng tất cả những chuyện đọc tiếp ➝
11 10 2016 | Suy Gẫm & Thực Hành |
Nữ nhân khi sanh nở thường đau đớn chẳng kham nổi, [nếu] mấy ngày chưa sanh rất có thể bị mất mạng. Lại có người sanh xong bị băng huyết, đủ mọi nỗi nguy hiểm, và con cái mắc chứng kinh phong chậm hay gấp, đủ mọi nỗi nguy hiểm. Nếu nhằm lúc sắp sanh, hãy chí thành khẩn thiết niệm ra tiếng rõ ràng “nam-mô Quán Thế Âm Bồ Tát”, chớ nên niệm thầm trong tâm, bởi niệm thầm tâm lực nhỏ, nên cảm ứng cũng nhỏ. Lại do lúc ấy dùng sức đẩy đứa con ra, nếu thầm niệm thì rất có thể do bế khí mà thành bệnh.
Nếu chí thành khẩn thiết niệm, chắc chắn đọc tiếp ➝
09 10 2016 | Suy Gẫm & Thực Hành |
Đối với những người sơ phát tâm niệm Phật thường thường hay khởi hoài nghi: “Vì sao ta phải niệm Phật? Niệm Phật thì có gì tốt đẹp nhỉ? Nếu ta chẳng niệm Phật mà niệm 1, 2, 3, 4, 5 thì có gì khác nhau chăng? Vì sao nhất định phải là niệm Phật?”. Đây đều là do họ đối với lý luận của việc niệm Phật chẳng hiểu rõ, nên mới sanh ra tồn nghi. Tồn nghi có thể giúp cho người học Phật vì muốn phá nghi nên không ngừng tìm tòi tiếp xúc với giáo lý trong nhà Phật. Tuy nhiên, tồn nghi có mặt trái của nó chính là phiền não vọng tưởng, nếu người niệm Phật thường thường khởi dậy những nghi ngờ trong tâm thì sẽ gây chướng ngại rất lớn đọc tiếp ➝
42/186Đầu«...10...414243...50...»Cuối
Các Phúc Đáp Gần Đây