Niệm Phật Nên Kèm Theo Các Trợ Pháp Thế Gian Để Mau Thành Tựu Chánh Hạnh

Niệm Phật Nên Kèm Theo Các Trợ Pháp Thế Gian Để Mau Thành Tựu Chánh HạnhNiệm Phật tam muội tuy mang tên là Nhất Hạnh, nhưng cũng nên lấy hết thảy vô lượng pháp môn thế gian, xuất thế gian, các hạnh công đức để làm trợ đạo thì chánh hạnh vãng sanh sẽ mau. Vì vậy, hết thảy các hạnh đều là vì Tịnh Ðộ mà tu, [đem công đức ấy] hồi hướng Cực Lạc thì đều được vãng sanh.

Hơn nữa, tam muội này thể tánh tuy viên, nhưng kiến giải nên rộng lớn, về hạnh nên thực hành trọn hết các điều khoản vi tế, vứt bỏ các điều bỉ ổi, tệ hại, thậm chí đối với tội nhỏ cũng đem lòng sợ hãi lớn lao. đọc tiếp ➝

Người Niệm Phật Dụng Công Như Thế Nào Trong Cuộc Sống Hàng Ngày?

Người Niệm Phật Dụng Công Như Thế Nào Trong Cuộc Sống Hàng Ngày?Nếu đang đi trên đất khách hay không ở cố định một nơi thì bất tất phải trang nghiêm đạo tràng, chỉ một bề thanh tịnh thân tâm. Áo mặc thì tùy phận mặc lấy áo sạch đẹp nhất, hương đèn dù có hay không cũng chẳng sao. Nếu là chỗ có tượng hay đem tượng theo bên mình thì nên miệng tụng, thân lễ, đối trước tượng mà tu. Nếu không có tượng Phật thì hoặc là đối trước quyển kinh, hoặc chỉ hướng về Tây lễ vọng, hoặc chỉ trừ hướng Ðông ra, lễ về phương nào cũng được.

Nếu đang đi đường hay ngồi thuyền đọc tiếp ➝

Người Quân Tử Sống Vì Đức Hạnh Không Vì Địa Vị

Người Quân Tử Sống Vì Đức Hạnh Không Vì Địa VịĐặng-Thông làm quan dưới triều Hán, được Hán Văn-Đế sủng ái. Có một lần Đặng-Thông nhờ thầy tướng số xem tướng,thầy tướng nói rằng sau này Đặng-Thông sẽ bị chết đói. Hán Văn-Đế biết được chuyện này bèn nói với Đặng-Thông:

– Trẩm đem cả núi đồng ở đất Thục ban cho khanh, và cho khanh được phép đúc tiền, như thế khanh sẽ giàu sang mãi mãi, làm sao có thể chết đói được?

Đặng-Thông từ đó trở nên cự phú, nhưng chỉ ỷ vào thế lực và sự che chở của vua mà không biết tu thân tích đức đọc tiếp ➝

Niệm Phật Có Tâm Như Mẹ Chôn Con Như Rồng Mất Châu Thì Chẳng Mong Nhất Tâm Mà Tâm Tự Nhất

Niệm Phật Có Tâm Như Mẹ Chôn Con Như Rồng Mất Châu Thì Chẳng Mong Nhất Tâm Mà Tâm Tự NhấtNếu như trong lúc niệm Phật, tuy vận dụng cả thân lẫn miệng mà tâm niệm rối bời chẳng thể tự chế thì nên dụng tâm như thế nào để khỏi tán loạn?

Ðáp: Nên vận dụng thân khẩu mà niệm, chẳng cần luận đến tán loạn, cứ chẳng gián đoạn, tự có thể một lòng mà niệm thì cũng gọi là Nhất Tâm. Chỉ lấy việc thực hành chẳng ngơi làm chừng, bất tất phải lo đến tán loạn! [Nghĩ đến Phật hiệu] như mẹ chôn con yêu, như rồng mất mạng châu[*] thì chẳng mong nhất tâm mà tâm tự nhất, cần gì phải chế ngự tâm cho nó quy nhất? Tâm này vốn chẳng thể đọc tiếp ➝

Niệm Phật Chớ Quên Phần Hồi Hướng

Niệm Phật Chớ Quên Phần Hồi HướngNgay trong sanh hoạt thường ngày, với tất cả những điều thiện nhỏ nhặt và các thiện căn như tụng kinh, lễ bái… đều đem những công đức ấy hồi hướng vãng sanh. Như thế thì hết thảy hạnh môn đều thành trợ hạnh cho Tịnh Độ, như gom các hạt vi trần thành đất, tụ các dòng nước thành biển, rộng lớn sâu thẳm, ai có thể cùng tột được! Nhưng phải phát Bồ Đề tâm, thệ nguyện độ sanh, hồi hướng tất cả công đức tu trì cho khắp pháp giới chúng sanh, bốn ân, ba cõi. Giống như đổ dầu vào lửa, như mạ gặp mưa; đã kết pháp duyên sâu xa cùng hết thảy chúng sanh đọc tiếp ➝

Người Tu Đạo Phải Thường Xuyên Quán Chiếu Các Tướng Đều Là Hư Vọng

Người Tu Đạo Phải Thường Xuyên Quán Chiếu Các Tướng Đều Là Hư VọngGiờ phút lâm chung, có rất nhiều cảnh hiện lên, mình phải nhớ những cảnh này là nghiệp báo của mình. Mà tướng của những cảnh này là nghiệp báo của mình, mà thể của nó là tánh Phật của mình. Nếu mình quên cái đó một chút thôi, là mình bị đoạ.

Khi gặp những cảnh trái ý mình, thì mình liền có phản ứng, và thâm tâm không có ưa mà ghét. Mà cái lúc lâm chung ấy, chỉ nổi một niệm không ưa hay ghét một cái, thì chưa thấy người làm mình không ưa đó người ta làm sao, mà bản thân mình không vào địa ngục, thì cũng vào hang rắn, hang cọp, bởi vì cái sân nổi lên. Chỉ cần một cái bất mãn đọc tiếp ➝