09 06 2016 | Suy Gẫm & Thực Hành |
Thái Thượng Cảm Ứng Thiên là một quyển sách khuyến thiện đệ nhất trong kho tàng kinh điển của Đạo gia, được Ấn Quang Đại Sư hết sức tán thán. Ấn Quang Đại Sư một đời cung kính ấn tống Thái Thượng Cảm Ứng Thiên, ước khoảng có hơn ba triệu bản. Hơn nữa Lý Bỉnh Nam cư sĩ, Tịnh Không Lão Pháp Sư cũng đều khích lệ thế nhân “khuyến đọc, khuyến hành, khuyến in, khuyến giảng”. Quyển sách này cùng với Đệ Tử Quy, Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh là ba căn bản của Nho-Thích-Đạo, bất luận là ai cũng phải từ ba căn bản này mà học tập vun bồi cội rễ, như thế mới có thể đạt được thành tựu đọc tiếp ➝
03 06 2016 | Suy Gẫm & Thực Hành |
Thời gian một trăm năm chẳng là bao, mà đời người sống đến bảy mươi tuổi thì xưa nay ít có. Nay ông đã ở vào tuổi xế chiều, đúng lúc cần nên buông bỏ hoài bão. Xem những việc ở thế gian giống như một màn hài kịch. Có chân thật gì đâu?
Chỉ lấy câu A-di-đà Phật tiêu khiển thời gian, chỉ lấy Cực Lạc phương tây làm nơi trú ngụ. Ta nay niệm Phật, ngày sau ắt vãng sinh. Còn gì may mắn hơn? Hãy mở lòng vui mừng, chớ sinh phiền não. Nếu gặp những việc không vừa ý, liền xoay chuyển tâm, mau chóng đề khởi đọc tiếp ➝
01 06 2016 | Suy Gẫm & Thực Hành |
Đệ Tử Quy là quyển sách quý giá trong việc tu dưỡng phẩm đức chân chính, giáo dục con em làm tròn bổn phận, trách nhiệm của mình và ngăn ngừa những hành vi, tư tưởng tà vạy, giữ lòng chân thành để xây dựng một nền gia phong trung hậu.
Quyển sách Đệ Tử Quy, là dựa theo lời dạy của thánh Khổng phu tử mà biên tập thành nguyên tắc sinh hoạt. Trước tiên trong sinh hoạt hàng ngày, phải hiếu thuận cha mẹ, yêu thương anh chị em. Kế đến lời nói, hành vi hằng ngày phải hết sức thận trọng và giữ chữ tín. đọc tiếp ➝
26 05 2016 | Suy Gẫm & Thực Hành |
Chúng ta hãy suy nghĩ: Trong cuộc sống thường ngày, phiền não, tập khí quá nặng, đoạn phiền não thì bắt đầu đoạn từ chỗ nào? Phiền não tập khí nào nặng nhất thì hãy khởi sự từ phiền não nặng nhất ấy. Trước hết, phải đoạn cái nặng nhất, rồi đoạn cái kém nặng hơn; giống như trị bệnh: Thầy thuốc trị bệnh, người ấy quá nhiều bệnh, trong số ấy, căn bệnh nào nguy hiểm đến tánh mạng thì phải trị căn bệnh ấy trước. Trước hết, phải giữ được cái mạng, rồi mới trị những bệnh ít nặng hơn. Trước hết, chữa trị căn bệnh nặng nhất, mà bệnh nặng nhất của mỗi người mỗi khác, mỗi chúng sanh đọc tiếp ➝
24 05 2016 | Suy Gẫm & Thực Hành |
Sư Trúc Đạo Sinh họ Ngụy, người Cự Lộc[1] thuở nhỏ rất thông minh tài trí, cha sư biết con mình là bậc phi phàm nên rất yêu thương và quí trọng. Sau đó, sư gặp sa-môn Trúc Pháp Thái bèn bỏ tục xuất gia. Năm mười lăm tuổi, sư thăng tòa thuyết pháp, lời lẽ đối đáp trong sáng như châu ngọc, những học tăng nổi tiếng, danh sĩ đương thời đều bị sư chiết phục, chẳng ai dám phản kháng. Sau khi thụ cụ túc giới hiểu biết Phật pháp càng sâu.
Sư vào ẩn tu ở Lô Sơn[2] bảy năm, thường cho huệ giải là căn bản vào đạo nên thường nghiên cứu các bộ kinh đọc tiếp ➝
20 05 2016 | Suy Gẫm & Thực Hành |
Trong Phật pháp, pháp môn vô lượng, bất luận Đại, Tiểu, Quyền, Thật, hết thảy pháp môn đều phải dùng Giới – Định – Huệ để đoạn tham – sân – si cho hết sạch không còn sót thì mới có thể liễu sanh thoát tử. Điều này khó như lên trời, chẳng phải là chuyện hàng phàm phu sát đất đầy dẫy triền phược như chúng ta mà hòng mong mỏi được. Nếu dùng lòng tin chân thành, nguyện thiết tha, cầu sanh Tây Phương, thì bất luận công phu cạn hay sâu, công đức lớn hay nhỏ, đều có thể cậy vào Phật từ lực vãng sanh Tây Phương. đọc tiếp ➝
48/186Đầu«...10...474849...60...»Cuối
Các Phúc Đáp Gần Đây