04 01 2016 | Suy Gẫm & Thực Hành |
Mở mắt niệm Phật tâm dễ tán loạn, có thể nhắm mắt mà niệm. Ngay khi niệm Phật, buông bỏ tất cả để lòng rỗng không, rồi đề khởi danh hiệu Phật, vừa nghe vừa niệm, vừa niệm vừa nghe, nối nhau không dứt, hành trì lâu dần tất có lúc tương ưng. Chỉ cần mỗi chữ từ thâm tâm phát ra, mỗi câu tha thiết nhớ mong Tịnh độ. Có phương pháp buộc niệm là khi không niệm Phật đem tâm niệm mình nhớ nghĩ Phật A-di-đà. Tâm thường thanh tịnh không lay động, chính là chỗ dụng công đắc lực.
Hỏi: Tạp niệm từ đâu sinh? đọc tiếp ➝
02 01 2016 | Suy Gẫm & Thực Hành |
Trên bước đường hành nghề bác sĩ, tôi đã gặp một vị Bồ Tát bệnh nhân. Tuy ông ấy là một đồ tể, nhưng bình thường ông đối với mọi người rất thành khẩn, khoan hậu. Giết heo là nghề mà cha mẹ truyền lại cho ông. Ông nói với tôi: “Chúng tôi cũng không tiện đổi nghề, cũng không biết phải nên thế nào để đổi nghề” Ông bảo rằng hồi ông còn nhỏ, có người bảo ông niệm A Di Đà Phật, cho nên từ nhỏ mỗi khi thấy tượng phật, ông liền chắp tay niệm ba lần A Di Đà Phật. Quí nhất là từ nhỏ ông không cầu xin gì cho riêng mình, mà cầu mong Đức Phật hộ trì cho mọi người. Ông nói: “Phật làm sao mà hộ trì đọc tiếp ➝
31 12 2015 | Suy Gẫm & Thực Hành |
Chúng ta tu tập Tịnh nghiệp, lòng tin quý ở nơi sâu, chí nguyện quý ở nơi tha thiết. Do tin sâu, nguyện tha thiết, nên tất cả tà thuyết không thể lay động mê hoặc, tất cả cảnh duyên không thể kéo lôi. Giả sử khi ta đang niệm Phật, bỗng Tổ Đạt-ma hiện ra bảo rằng: “Ta có pháp Thiền chỉ thẳng tâm người, thấy tánh thành Phật. Ông hãy bỏ niệm Phật, ta sẽ trao cho ông pháp Thiền ấy!”. Lúc ấy, chỉ nên lễ bái Tổ sư mà thưa: “Trước kia con đã thọ giáo pháp môn niệm Phật của Thích-ca Như Lai, phát nguyện thọ trì trọn đời chẳng đổi. Tổ sư tuy có truyền đạo vi diệu, nhưng con không dám trái với thệ nguyện của chính mình!”. đọc tiếp ➝
27 12 2015 | Suy Gẫm & Thực Hành |
Nếu như người bệnh đã chết thì việc niệm Phật sẽ giúp được gì cho họ? Thật ra, tuy người vừa mới tắt thở, nhưng thần thức vẫn chưa hồn tồn lìa khỏi thân xác, nơi họ sẽ được sanh về chỗ thiện ác chưa được quyết định. Ngay lúc này, giúp họ niệm Phật thì tác dụng sẽ vô cùng to lớn, phải biết rằng khi người lúc gần chết cũng chính là lúc đến ngã rẽ của hai đường thiện, ác. Chúng ta làm người, từ nhiều đời kiếp đến nay đã tạo vô lương vô biên những thiện nghiệp, ác nghiệp, ngay giờ phút này, chúng xuất hiện liên tục trong đầu óc. Nếu người lúc lâm tử (gần chết) niệm sau cùng là ác, liền lúc đó đọc tiếp ➝
23 12 2015 | Suy Gẫm & Thực Hành |
Ðại sư Quang Minh Thiện Ðạo, Tổ thứ hai Liên Tông nói: “Tu các pháp môn khác, quanh co rất khó thành; duy chỉ pháp môn này, rất nhanh siêu ba cõi”. Chúng sinh ở cõi Ta bà này, căn cơ ám độn, chướng nạn sâu dầy, người phát tâm tu hành rất ít, và những người phát tâm mà kiên cố bất thoái lại càng ít hơn. Hoặc vì quá trọng tấm thân năm ấm này, sợ khó khổ, trước tinh tấn về sau biếng nhác, nên công phu không đủ để tiến tới; hoặc vì hoàn cảnh xấu ác, duyên trợ đạo ít, duyên chướng đạo nhiều, vừa mới phát tâm tu hành thì gặp ngay những điều chướng ngại, không đủ sức đả phá bèn thoái sơ tâm đọc tiếp ➝
19 12 2015 | Suy Gẫm & Thực Hành |
Niệm Phật cầu sinh Tây phương, tham cầu cái vui của thế giới Cực lạc thì đây cũng là tâm tham. Tham là căn bản trong phiền não, là phiền não thứ nhất, tâm tham không trừ, sao được gọi là niệm Phật đoạn trừ được phiền não? Ðáp rằng: Tuy cùng gọi là tham nhưng cái thật của tham thì khác nhau trời vực. Người đời tham trước cái vui của trần lao, vui này là nhân của khổ thì tham này là gốc sinh tử. Nay niệm Phật tham cầu cái lạc của thế giới Cực lạc, cái lạc này là cái lạc ly khổ nên tham này là pháp giải thoát. Ðức Phật dạy người niệm Phật chính là soi thấu căn cơ, quán thấy chúng sinh tham luyến đọc tiếp ➝
56/186Đầu«...10...555657...60...»Cuối
Các Phúc Đáp Gần Đây