11 11 2015 | Suy Gẫm & Thực Hành |
Niệm Phật A Di Đà là do Bổn Sư Thích Ca dạy niệm, như cha mẹ sanh con phải đem giao cho thầy dạy, học vấn thành công là do thầy lập ra. Niệm Phật A Di Đà cũng vậy. Đức Bổn Sư nói kinh, ân cần khuyên niệm Phật A Di Đà để được sanh về Tịnh độ, mau chứng Bồ Đề. Đức Bổn Sư dạy niệm Phật A Di Đà như cha mẹ có nhiều con cái đang ở chỗ nguy hiểm, nhà lửa sắp cháy tan, con cái sắp bị chết thiêu, cần tìm cách cho con cái ra khỏi. Cũng vậy, Đức Bổn Sư vì Ta Bà trược ác không thể ở lâu, sợ e chúng sanh phải đắm chìm vào địa ngục, nên đem chúng sanh đồng về Tịnh độ, hưởng các điều vui, khỏi bị trầm luân đọc tiếp ➝
09 11 2015 | Suy Gẫm & Thực Hành |
Mùng 1 tháng 10 năm 2006, sư phụ Diệu Chân đi Dương Châu mở thiền thất, ngang qua chỗ tôi, Ngài đã ghé vào ban pháp nhũ và giảng nhiều điều hay về việc tu học Phật cho các cư sĩ đến bái kiến. Sau đó trước Phật đường, Ngài tha thiết nhắc nhở tôi:
– Cư sĩ học Phật đã chục năm rồi, còn phát tâm đi bố thí khắp nơi, nhưng về kinh văn chú ngữ lại không chịu đọc tụng cho làu thông! Hành thiện là điều quý khó làm, nhưng việc xem kinh tạng để thâm nhập, giúp tăng trưởng trí tuệ, phá vô minh…rất cần thiết và quan trọng hơn nhiều! đọc tiếp ➝
07 11 2015 | Suy Gẫm & Thực Hành |
Mùa thu năm đó tôi 12 tuổi, đây là khoảng thời gian thê thảm nhất của gia đình tôi: Phụ thân tôi bệnh nặng phải phẫu thuật, mất khả năng lao động. Anh Hai tôi thi rớt đại học, còn mẹ tôi thì dùng lầm nông dược khiến cho mười mẫu lúa đang trổ bị thất thu. Cũng ngay thời điểm đó tôi bị bệnh thiếu máu nghiêm trọng, thở thoi thóp, cần phải truyền máu gấp.
Trong nhà tôi lúc này nợ nần ngập đầu, mẫu thân bóp trán nghĩ suy đủ cách cũng không biết kiếm đâu ra tiền để cho tôi truyền máu. đọc tiếp ➝
05 11 2015 | Suy Gẫm & Thực Hành |
Chữ Phật có nghĩa là giác ngộ. Học Phật có nghĩa là học làm người giác ngộ, tức là “phá mê khai ngộ”. Tâm giác ngộ là tâm Bồ Tát, ngược lại, cái tâm mê hoặc điên đảo là cái tâm sinh tử luân hồi. Dùng cái tâm sinh tử luân hồi mà tu tất cả các pháp thiện thì cũng vô ích, cũng không thể thoát khỏi luân hồi. Tuy nhiên vẫn có được phước báo. Phước báo đó, theo như trong kinh nói, sẽ được sinh vào một trong sáu nẻo luân hồi nằm trong ba cõi, mà phước báo cao nhất là được sinh vào cõi Đại phạm thiên. Vua của cõi trời Đại phạm thiên vẫn là phàm phu, cũng không có cách gì để có thể thoát khỏi sự trôi lăn trong sáu nẻo. đọc tiếp ➝
30 10 2015 | Suy Gẫm & Thực Hành |
Có những sự việc mà hai mươi năm trước tôi hoàn toàn không phát hiện ra mình đã có lỗi lầm gì. Hai mươi năm sau, càng suy nghĩ tôi lại càng hổ thẹn, càng sám hối. Một hôm cha tôi rất cực nhọc vì phải khám bệnh nhiều bệnh nhân , bỗng nhiên ông rất bực bội nói với chúng tôi: “Tại sao ngày nào cũng không có ai nói với tôi một câu vui vẻ?”. Bấy giờ tôi tưởng rằng trong lòng cha tôi không vui nên có phần nóng giận, do đó, tôi chỉ biết im lặng không dám nói gì. Cha tôi thấy chúng tôi không phản ứng gì nên ông tự lắng dịu lại. Sau này chính tôi làm bác sĩ mới hiểu được cái mùi vị của sự việc ngày đêm cứ phải nghe đọc tiếp ➝
26 10 2015 | Suy Gẫm & Thực Hành |
Ân sư kể rằng, vào lúc đang xây dựng chùa Thừa thiên, mọi người đều hợp sức làm việc không ngừng. Một hôm, trong lúc mọi người rất mệt mỏi vì cả ngày phải làm việc hì hục trong đất bùn, lão Hòa Thượng Quảng Khâm bỗng đưa ra một cái hộp lớn đựng đủ các loại đinh sắt đã trộn lẫn với nhau và bảo mọi người đem hộp đinh này mà lựa riêng ra từng loại lớn nhỏ, theo kích cỡ khác nhau. Ân sư tôi kể rằng, bấy giờ bà chợt nghĩ: “Chà! Lão Hòa Thượng, sao mà Ngài lại chọn trong lúc mọi người quá mệt mỏi như thế này mà bảo người ta đi lựa đinh chứ?”. Thế nhưng Lão Hòa Thượng vẫn tỉnh bơ sắc mặt, nói: đọc tiếp ➝
59/186Đầu«...10...585960...70...»Cuối
Các Phúc Đáp Gần Đây