29 01 2015 | Suy Gẫm & Thực Hành |
Cổ nhân nói “lão thật niệm” (lão thật có nghĩa là thật thà; thật thà niệm tức là niệm Phật mà không nghĩ ngợi chi cả, cứ niệm là niệm), lão thật niệm thì được rồi, chính là học trò ngoan của Phật rồi. Niệm cho hết vọng tưởng, phân biệt, chấp trước, niệm cho đến tâm thanh tịnh, cho đến trí tuệ khai mở. Niệm đến tâm thanh tịnh thì trí tuệ tự nhiên hiện tiền.
Thuốc tốt nhất để trị mọi bệnh khổ của thân và tâm chính là “lão thật niệm Phật”. Lão thật, tâm thanh tịnh. Tâm thanh tịnh, thân liền thanh tịnh, làm sao sanh bệnh được? đọc tiếp ➝
27 01 2015 | Suy Gẫm & Thực Hành |
Chánh kinh:
Hà đẳng vi tứ? Sở vị: Bất ưng thân cận giải đãi chi nhân.
(Những gì là bốn? Chính là: Chẳng nên thân cận kẻ biếng nhác).
Chúng ta thường thân cận hạng người ấy thì sự tu học của chúng ta sẽ bị ảnh hưởng. Chúng ta là phàm phu sơ học, chẳng có định lực, thiếu trí huệ, vì thế giao du phải chọn lựa người. Có khá nhiều bạn đồng tu chẳng hề để tâm cảnh giác điều này, bị hoàn cảnh xoay chuyển, đáng tiếc vô cùng! đọc tiếp ➝
25 01 2015 | Suy Gẫm & Thực Hành |
Ái bất trọng, bất sanh Ta Bà
Niệm bất nhất, bất sanh Tịnh Độ
(Ái không nặng, không sanh ra ở Ta Bà
Niệm Phật không chuyên nhất, không vãng sanh Tịnh Độ).
Con người sanh ra ở thế giới Ta Bà chính là vì ái dục quá nặng. Vãng sanh Tịnh Độ phải dựa vào A Di Đà Phật, then chốt ở ý niệm phải chuyên nhất. Chỉ có một câu “A Di Đà Phật”, nhất định không có tạp niệm thứ hai, thì chắc chắn sanh Tịnh Độ. Nếu khi niệm “A Di Đà Phật”, còn xen tạp vọng niệm khác, thì sẽ không có phần vãng sanh Tây Phương Tịnh Độ được rồi. Là do “ái dục” làm cản trở. đọc tiếp ➝
21 01 2015 | Suy Gẫm & Thực Hành |
Đại sư Vĩnh Minh dạy: “Phải một lòng quy mạng, trọn đời tinh tu, khi ngồi nằm thường hướng về Tây. Lúc lễ bái, niệm Phật, phát nguyện, phải khẩn khiết chí thành, không xen lẫn tạp niệm trạng như người bị hình lục, như kẻ đang ở lao tù, như gặp oán giặc rượt theo, như bị nước lửa bức bách, một lòng cầu cứu, nguyện thoát khổ luân, mau chứng vô sanh, để nối ngôi Tam Bảo, đền đáp bốn ơn, độ loài hàm thức. Chí thành như thế tất công phu không uổng. Trái lại, nếu lời và hạnh không hợp nhau, lòng tin không vững chắc, niệm lực thường gián đoạn không tương tục, đem sự biếng trễ ấy để mong vãng sanh thì e đọc tiếp ➝
17 01 2015 | Suy Gẫm & Thực Hành |
Khi cảnh giới hiện tiền, lúc chúng ta khởi tâm động niệm, một ý niệm khởi lên, ý niệm thứ hai phải là “A Di Đà Phật”… Cổ đức nói rất hay: “Không sợ niệm khởi, chỉ sợ giác ngộ chậm”… Ý niệm của người tu hành là phải chuyển đổi nhanh, ý niệm thứ hai phải chuyển thành “A Di Đà Phật”, thứ ba là “A Di Đà Phật”, thứ tư là “A Di Đà Phật”. Ý nghĩ A Di Đà Phật này niệm niệm tương tục, phải biết không để cho ý nghĩ phiền não niệm niệm tương tục.
Chỉ cần khởi tâm động niệm, bất kể là ý niệm gì, ý niệm vừa khởi dậy, lập tức chuyển thành “A Di Đà Phật”… đọc tiếp ➝
15 01 2015 | Suy Gẫm & Thực Hành |
Tôi hiện giờ (lúc kể lại câu chuyện) đã 33 tuổi, hiện ngụ tại huyện Bính Đông, xã Cửu Như, đang bán một tiệm mì chay nhỏ. Tôi kết hôn năm 1979, sau khi kết hôn sinh được hai con gái thì mang thai lần ba, lần tư. Do rất sợ sinh con gái nên tôi bàn cùng chồng là quyết định phá bỏ. Mặc dù lúc đó chưa tin Phật, nhưng trong lòng cũng cảm thấy rất hổ thẹn và khó chịu lắm.
Tháng 11 năm 1987, tôi có thai lần thứ 5. Mặc dù mẹ chồng và hai vợ chồng tôi rất mong mỏi có được con trai, nhưng cũng sợ sinh con gái. Với lại lúc này công việc bận rộn, lại càng không muốn sinh thêm con. đọc tiếp ➝
80/186Đầu«...10...798081...90...»Cuối
Các Phúc Đáp Gần Đây