11 06 2023 | Suy Gẫm & Thực Hành |
Mục đích học pháp của chúng ta là ở chỗ nào? Phật ở thế gian mục đích giáo hóa chúng sanh là dạy cho bạn phải ra khỏi lục đạo tam đồ, dạy bạn phải ra khỏi thập pháp giới. Đó là lợi ích chân thật. Cho nên ngày nay chúng ta dựa vào năng lực của chính mình để đoạn vọng tưởng, phân biệt, chấp trước. Những thứ này ở trong Phật pháp đều gọi là phiền não. Vọng tưởng là vô minh phiền não; phân biệt là trần sa phiền não; chấp trước là kiến tư phiền não. Đoạn phiền não chứng bồ đề khó. Quá khó! Quá khó!
Phàm phu chúng ta trong thời mạt pháp có ai làm được hay không? đọc tiếp ➝
21 05 2023 | Suy Gẫm & Thực Hành |
Gần đây tôi nghe nói có rất nhiều người đề sướng Nhân Gian Phật Pháp, Nhân Thừa Phật Pháp, nội dung bên trong là đề xướng không cần tu hành chi cả, cứ tuỳ thuận vào bản năng của mình mà sống, thấy ác thì tránh, thấy thiện thì làm, cũng không cần phải thiểu dục tri túc cứ tha hồ mà hưởng lấy phước báo của mình. Nói đơn giản hơn thì là trong đời này chúng ta hưởng phước và tu phước để kiếp sau không mất thân người, người tu theo Nhân Thừa Phật Pháp là lấy cái này làm mục tiêu.
Nói thật thì đây không phải là pháp cứu cánh. Vì sao vậy? Vì thoát không khỏi lục đạo luân hồi. Nhờ kiếp này tu thiện tích đức nên kiếp sau đọc tiếp ➝
07 05 2023 | Suy Gẫm & Thực Hành |
Xưa có một nhóm các nho sinh đến tham vấn hòa thượng Trung Phong, thưa hỏi rằng: “Nhà Phật đưa ra thuyết nhân quả báo ứng như bóng theo hình, nhưng nay thấy người kia làm việc thiện mà con cháu họ không được hưng thịnh, lại thấy người nọ làm việc ác mà con cháu họ sung túc thịnh vượng. Như vậy, thuyết của nhà Phật thật chẳng lấy gì để làm bằng cứ cả.”
Hòa thượng Trung Phong đáp: “Khi cảm xúc trần tục chưa dứt sạch thì con mắt chân chánh chưa thể khai mở. Đối với việc thiện mà xem là ác, đối với việc ác lại xem là thiện, những việc như thế rất thường gặp. đọc tiếp ➝
23 04 2023 | Suy Gẫm & Thực Hành |
Khi ngọc còn trong quặng đá, mang vất bừa bãi ắt chẳng có giá trị gì hơn viên ngói hòn sỏi, nhưng nếu được mài giũa đúng cách, ắt trở thành ngọc khuê, ngọc chương (khuê là một loại ngọc quý, được làm thành dạng phẳng. Dùng ngọc khuê xẻ đôi ra thành ngọc chương) quý giá. Vì thế, khi thấy người khác làm được một việc thiện, hoặc gặp người có chí hướng tốt đẹp, hoặc tư chất có thể hướng thiện, đều nên hết lòng dẫn dắt chỉ bày, giúp cho người ấy thành tựu được những điều tốt đẹp. Hoặc vì người ấy mà ngợi khen, trợ lực, hoặc giúp sức duy trì [những điều tốt đẹp]. Nếu có ai vu khống người ấy, nên vì họ mà làm rõ đọc tiếp ➝
10 04 2023 | Suy Gẫm & Thực Hành |
Chúng ta ngày nay khi tiếp xúc với Phật pháp có thể tin được, có thể hiểu được, có thể nương theo những lời dạy của Phật trong kinh điển mà tu hành, thì đều chẳng phải tầm thường. Đức Phật nói đó đều là do đã từng tu hành trong nhiều kiếp thuở quá khứ. Đặc biệt là những người trong đời này có thể tiếp nhận pháp môn Tịnh Độ, nghe được Kinh điển của Tịnh Độ cùng với danh hiệu A Di Đà Phật liền sanh lòng vui mừng mà phát nguyện cầu sanh Tịnh Độ, đây là do từ vô lượng kiếp quý vị đã từng cúng dường vô lượng chư Phật Như Lai. Quý vị thử nghĩ xem cái thiện căn này có sâu dày hay không? Rất sâu dày, chính vì thiện căn của quý vị đọc tiếp ➝
27 03 2023 | Suy Gẫm & Thực Hành |
Hiện tại rất nhiều người hiểu lầm. Cho rằng là gì? Niệm Phật là tu hành, lạy Phật là tu hành, tụng kinh là tu hành, niệm chú là tu hành. Có phải không? Chưa chắc. Miệng niệm A Di Đà Phật, trong tâm lại vọng tưởng, đó không phải gọi là tu hành. Như thế sao gọi là tu hành được? Cổ đại đức cho rằng: miệng niệm Di Đà tâm tán loạn, hét rách cổ họng cũng hoài công, đó chính là nói họ không phải là tu hành. Thực sự dùng A Di Đà Phật để tu hành, đó là sự việc gì? Trong tâm có Phật A Di Đà, trong miệng có Phật A Di Đà, đem tất cả những tạp niệm vọng tưởng đều buông bỏ hết, niệm cho hết nó, dùng một điều để đối phó tất cả vọng niệm, đây là tu hành, là thực sự tu hành. đọc tiếp ➝
9/186Đầu«...8910...20...»Cuối
Các Phúc Đáp Gần Đây