08 08 2014 | Suy Gẫm & Thực Hành |
Tham dục chính là cội rễ của những nỗi khổ, nên Phật thường luôn khuyên phải đoạn trừ ái dục. Ác nghiệp chính là căn cội của các đường ác, nên Phật khuyên phải đóng lấp nó. Phiền não là nguồn cội của vô minh, nên Phật dạy phải dứt sạch hết cả phiền não, chẳng để cho nó thừa sót lại.
Đứng về phía Phật để bàn luận thì Phật thần thông biến hóa, làm việc gì cũng chẳng cần phải suy tính, không chỗ ngăn ngại. Phật thường thể hội tánh “Không” nên pháp thân Phật hiện hữu trên khắp cả quốc độ. Trên trời dưới thế chỉ có mình Phật là tôn quý nhất nên ngài có thể dạo khắp tam giới, biến hóa tùy ý chẳng bị ngăn ngại, chẳng bị kềm giữ. đọc tiếp ➝
07 08 2014 | Suy Gẫm & Thực Hành |
Đại sư Cầu Na Bạt Ma, tức Công Đức Khải. Sau khi xuất gia, ngài tinh tấn tu trì, nghiên cứu kinh điển, do sự thông minh dĩnh ngộ, thiên tư hơn người lại thêm nỗ lực nghiên cứu học hỏi. Nhân đó, trí tuệ mở sáng, tinh thông mọi sách vở. Hơn nữa đạo hạnh cao thâm, có thể nói là một vị Đại sư hành trì gồm đủ, rất được mọi người từ triều đình đến dân dã đều kính trọng.
Đại sư Cầu Na Bạt Ma vốn dòng Sát lợi, mẹ ngài chẳng hề tin tưởng Phật pháp mà lại ưa ăn thịt. Cầu Na Bạt Ma khuyên mẹ ăn chay, nhưng luôn luôn bị cự tuyệt. Có một lần, người mẹ đòi đọc tiếp ➝
05 08 2014 | Suy Gẫm & Thực Hành |
Tôn kính Phật là nhận lãnh, đảm đương, gánh vác Phật ân. Như Lai vạn kiếp huân tu, nhập Phật tri kiến, rồi dùng tri kiến ấy khai thị chúng sanh để tất cả đều được ngộ nhập Phật tri kiến. “Người tôn kính Phật” là người biết tiếp nhận Phật ân, dùng Quả Giác của Phật để làm cái nhân tâm của chính mình với một tấm lòng chân thật, chẳng sanh nghi.
Người theo đúng lời Phật khai thị, nương vào văn tự Bát Nhã mà quán chiếu, hòng chứng nhập Trung Đạo Thật Tướng. Ðấy mới gọi là kính trọng, gánh vác Phật ân. Tuân theo những điều Phật dạy răn trong kinh Vô Lượng Thọ, hầu đoan tâm chánh hạnh, dứt ác tu thiện, phát Bồ Ðề tâm, một bề đọc tiếp ➝
04 08 2014 | Suy Gẫm & Thực Hành |
Người nào từng tụng kinh, thọ trì, biên chép mười lời đại nguyện của Bồ tát Phổ Hiền, thì có thể thấy mình sanh về thế giới Tây phương Cực lạc trong hoa sen.
Thế giới Tây phương Tịnh độ chỉ có người nam không có người nữ. Người sanh về đó đều hóa sanh trong hoa sen, hoa nở thấy Phật, tức liền được Phật A Di Đà thọ ký, cho đến khi thành Phật. Sau khi thọ ký, trải qua vô lượng na do tha trong trăm ngàn vạn kiếp, đến mười phương thế giới chẳng tính được thì tự mình thành tựu trí huệ, tâm tùy thuận chúng sanh làm lợi ích vô số chúng sanh. Người này ngồi ở tòa Bồ đề đạo tràng hàng phục Thiên ma và ma đọc tiếp ➝
02 08 2014 | Suy Gẫm & Thực Hành |
Trong Phật pháp, Bồ-tát tốt nghiệp rồi là minh tâm kiến tánh. Chưa minh tâm kiến tánh thì họ chưa tốt nghiệp, thế thì chỉ có đi theo thầy thì bạn mới không đi sai đường. Nếu như không đi theo thầy, cũng muốn học Bồ-tát đi giáo hóa chúng sanh, đó là con đường vô cùng nguy hiểm. Tại sao vậy?
Bạn tự mình tạo nghiệp thọ báo, thế thì không còn gì để nói nữa, bạn tự làm tự chịu! Nếu như bạn đem người khác cũng hướng dẫn đi vào con đường sai lầm, tạo tác tội nghiệp, tội lỗi này không thể nói hết. đọc tiếp ➝
01 08 2014 | Suy Gẫm & Thực Hành |
Đức Như Lai khuyên tất cả chúng sanh phải thường tư duy và y theo lời kinh Phật dạy mà chuyên ròng, siêng năng tu thiện, bỏ ác làm lành, xả bỏ trần cảnh, hướng đến giác ngộ giải thoát. Phật dạy, đối với thiện pháp, dù là pháp thế gian hay xuất thế gian, cũng đều là của báu vô thượng nên phải kính trọng, không được bài xích hủy báng; lại phải nhân ái, từ bi cứu giúp tất cả mọi người, thì năm sự thiêu đốt, năm sự đau khổ mới hòng có lúc dứt tận.
Phật khuyên chúng sanh nên đoan chánh thân tâm cho tương ứng với điều thiện mình làm. Trong kinh Vô Lượng Thọ, đọc tiếp ➝
92/186Đầu«...10...919293...100...»Cuối
Các Phúc Đáp Gần Đây