05 06 2014 | Suy Gẫm & Thực Hành |
Trong các kinh điển Phật giáo Đại thừa thường đề cập đến hạnh nguyện của các Bồ-tát. Như Bồ-tát Phổ Hiền phát nguyện mười hạnh nguyện chỉ dẫn chúng sanh về Cực Lạc. Bồ-tát Địa Tạng ở trước Đức Phật phát nguyện: “Khi nào trong địa ngục không còn chúng sanh thì con mới thành Phật”.
Bồ-tát Quán Thế Âm phát mười hai đại nguyện cứu độ chúng sinh ở thế giới Ta-bà nhiều đau khổ. Hình ảnh Bồ-tát, tay trái cầm bình cam lồ, tay trái cầm nhành dương liễu mềm mại, được các nhà văn, nhà thơ ca ngợi: đọc tiếp ➝
02 06 2014 | Suy Gẫm & Thực Hành |
Không nhìn người khác, chỉ nhìn bản thân mình, tâm sẽ định lại. Định thì mới có thể sanh ra trí tuệ. Nói chuyện lỗi lầm của người khác thì vĩnh viễn không định được, vậy là bạn tổn thất quá lớn rồi. Bạn niệm Phật, nhìn thấy lỗi lầm của người khác, bạn nhất định không thể được nhất tâm bất loạn. Không những không đạt được nhất tâm bất loạn mà tiêu chuẩn thấp một chút là công phu thành phiến cũng đều không đạt được. Công phu thành phiến không đạt được thì không có hy vọng vãng sanh, tổn thất quá lớn rồi. Lục Tổ nói “người thật sự tu đạo thì không thấy lỗi thế gian” thật là lời dạy quý báu đọc tiếp ➝
28 05 2014 | Suy Gẫm & Thực Hành |
Ngày 4 tháng 4 năm 2014 Đại Đức Thích Giác Nhàn cùng toàn thể quý Tăng Ni, Phật Tử tại Tịnh Thất Quan Âm, Lâm Đồng đã lên đường viếng thăm HT Tịnh Không. Khi Đại Đức Thích Giác Nhàn đáp máy bay xuống HongKong thì đã được quý Phật Tử Việt Kiều nơi đây rất nhiệt tình tiếp đón niềm nở. Sau đó Phái Đoàn đã được mời đến tham dự Trung Phong Tam Thời Hệ Niệm trong một hội trường rất lớn, trang nghiêm thanh tịnh với hơn 10000 Phật Tử gần xa nô nức tham dự.
Có lẽ chuyến viếng thăm HT Tịnh Không của Đại Đức Thích Giác Nhàn còn là một biểu pháp, Ngài đã đại diện cho đọc tiếp ➝
25 05 2014 | Suy Gẫm & Thực Hành |
Quý vị đây không đủ phước báu suốt ngày vọng tưởng, suy nghĩ lung tung. Vậy thì ai là người có đủ phước báu? Là những người thật thà, chất phác, suốt ngày chỉ ôm giữ một câu A Di Đà Phật, việc gì cũng không nghĩ tưởng. Do đó, công phu niệm Phật của quý vị khi đã đến mức không còn mảy may vọng niệm, chỉ còn một câu A Di Đà Phật, thì lúc đó Tam tạng mười hai bộ Kinh điển, mà Thế Tôn suốt 49 năm thuyết pháp đều là dư thừa. Quý vị cũng không cần đến nghe tôi giảng giải nữa.
Cho nên Phật độ chúng sanh, có hai hạng người dễ độ nhất. đọc tiếp ➝
21 05 2014 | Suy Gẫm & Thực Hành |
Người thật sự biết tu là tự mình tu, không nhìn người khác. Nhìn người khác trong tâm sanh phiền não, sẽ có ý kiến; có ý kiến thì tâm liền bất bình, liền không thanh tịnh. Đến khi nào sáu căn của chúng ta tiếp xúc với cảnh giới sáu trần mà thấy như không thấy, nghe như không nghe thì tâm thanh tịnh rồi. Đối với tất cả các pháp thì rất rõ ràng, minh bạch. Tuy đã rõ rồi nhưng trong tâm không chấp trước. Nói dễ hiểu hơn chút là tuyệt đối không để trong tâm mấy chuyện này, trong tâm cái gì cũng đều không có. “Vốn không có một vật” mà Lục Tổ nói là tâm không có gì cả. Đến lúc đó liền được tâm thanh tịnh đọc tiếp ➝
18 05 2014 | Suy Gẫm & Thực Hành |
Kinh Kim Cang dạy “hết thảy pháp hữu vi như mộng, huyễn, bọt bóng”, hết thảy các pháp thế gian và xuất thế gian chẳng có thứ nào chân thật. Lão hòa thượng nói lúc còn trẻ Ngài đã có một chút trí huệ, trí huệ từ đâu đến? Lúc lão hòa thượng còn chưa học Phật, mỗi ngày coi báo, trước hết là coi các mục cáo phó, coi hôm nay có người nào qua đời, trong số đó có người già, có người rất trẻ, thật đúng là “trên đường đến suối vàng, già cũng có mà trẻ cũng không ít”. Coi họ đã qua đời, lúc đến thế gian này họ đem theo cái gì, lúc ra đi họ mang theo được gì? Lúc tới trắng tay, lúc đi cũng tay trắng, một chút gì cũng không đọc tiếp ➝
Các Phúc Đáp Gần Đây